Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 15

Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 15

I- MỤC TIÊU:

1. Biết đọc lưu loát toàn bài, phát âm chính xác tên người dân tộc (Y Hoa, Già Rok), giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng; vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ.

 2. Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1036Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 	 Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
Tập đọc
Buôn chư lênh đón cô giáo
I- Mục tiêu:
1. Biết đọc lưu loát toàn bài, phát âm chính xác tên người dân tộc (Y Hoa, Già Rok), giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng; vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ.
 2. Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
II - đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 Củng cố cách đọc bài 	 
 HS đọc thuộc lòng những khổ thơ yêu thích trong bài thơ Hạt gạo làng ta , trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Giới thiệu bài
 GV giúp HS hiểu rõ: Bài đọc Buôn Chư Lênh đón cô giáo phản ánh một khía cạnh quan trọng của cuộc đấu tranh vì hạnh phúc của con người - đấu tranh chống lạc hậu. Qua bài này, ta sẽ thấy được nguyện vọng tha thiết của già làng và người dân buôn Chư Lênh đối với việc học tập như thế nào.
Hoạt động 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- Một hoặc hai HS khá giỏi (nối tiếp nhau) đọc toàn bài.
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn:
Đoạn 1: từ đầu đến dành cho khách quý.
Đoạn 2: từ Y Hoa đến bên đến sau khi chém nhát daol
Đoạn 3: Từ Già Rok đến xem cái chữ nào!
Đoạn 4: phần còn lại.
- HS luyện đọc theo cặp
- Một HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn (theo gợi ý mục I.1) 
b) Tìm hiểu bài
- GV đọc lướt bài văn và cho biết :
- Cô giáoY Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?
(Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học)
- Người dân chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
(Mọi người đến rất đông khiếncăn nhà sàn chật ních. Họ mặc quần áo như đi hội. Họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn)
- Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”?
(Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phắng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viét xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.)
- Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
(VD: Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết./ Người Tây Nguyên muốn cho con em mình biết chữ, học hỏi được nhiều điều lạ, điều hay./ Người Tây Nguyên hiểu: chữ viết mang lại sự hiểu biết, mang lại hạnh phúc, ấm no)
GV chốt lại: Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với “cái chữ” thể hiện nguyện vọng thiết tha của người Tây Nguyên cho con em mình được học hành, thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- HS nêu ND, ý nghĩa bài văn.
c). Đọc diễn cảm
- HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với từng đoạn (theo gợi ý ở mục I.1)
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn trong bài. Có thể chọn đoạn 3 (GV treo bảng, lưu ý HS đánh dấu nhấn giọng, ngắt giọng trong đoạn văn.)
Hoạt động nối tiếp 
- Một HS nhắc lại ý nghĩa của bài.
- GV nhận xét tiết học
chính tả
I- Mục tiêu:
1. Nghe – viết đúng chính tả một đoạn trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo
2.Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu tr / ch hoặc có thanh hỏi / thanh ngã.
II - đồ dùng dạy – học - Vở BT.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 : Củng cố luật chính tả	
Hai HS làm lại bài tập 2a (hoặc 2b) trong tiết Chính tả trước.
- Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nghe- viết	
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Buôn CHư Lênh đón cô giáo. HS đọc thầm lại đoạn văn.
- GV đọc mỗi câu 2 lượt cho HS viết. Chấm chữa bài. Nêu nhận xét.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả	
Bài tập 2 
- HS đọc BT 2a
- GV nhắc HS chỉ tìm những tiếng có nghĩa. Nêu ví dụ:trội – chội. Tiếng trội có nghĩa(Anh ấy trội hơn hẳn chúng tôi). Tiếng chội tự nó không có nghĩa, phải đi với tiếng khác mới tạo thành từ có nghĩa. VD: chật chội (từ láy) ; tìm từ tiếng chội là sai
- HS làm việc theo nhóm: trình bày kết quả theo hình thức thi tiếp sức.
- HS khác NX – GV chốt ý đúng.
Bài tập 3
- HS đọc BT3a.
- HS làm việc theo nhóm ; trình bày kết quả theo hình thức thi tiếp sức.
- Một HS đọc lại câu chuyện sau khi đã điền đầy đủ các tiếng thích hợp:
a) cho, truyện, chẳng, chê, trả, trở
- GV giúp HS hiểu tính khôi hài của 2 câu chuyện:
+ Nhà phê bình và truyện của vua: Câu nói của nhà phê bình ở cuối câu chuyện cho thấy ông đánh giá sai sáng tác mới của nhà vua thế nào?
(Câu nói của nhà phê bình ngụ ý: sáng tác mới của nhà vua rất dở)
+Lịch sử bấy gìp ngắn hơn: Em hãy tưởng tượng xem ông sẽ nói gì sau lời bào chữa của cháu ( Thằng bé này lém quá! / Vậy, sao các cháu vẫn được điểm cao?)
Hoạt động nối tiếp	
GV nhận xét tiết học. Dặn HS kể lại mẩu chuyện cười ở BT3 cho người thân.
Toán:
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS: Củng cố quy tắc và thực hành thành thạo phép chia số thập phân cho số thập phân
Vận dụng để giải các bài toán có liên quan
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Rèn kỹ năng chia số thập phân cho số thập phân.
Bài 1: (a,b,c) GV viết 2 phép tính lên bảng và gọi 2 HS thực hiện phép chia. 
- GV quan sát cả lớp làm các phép tính còn lại. GV nhận xét và chữa bài trên bảng, chẳng hạn. 
17,55: 3,9 = 4,5	98, 156 : 4,63 = 21,2
Hoạt động 2: Ôn cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính
Bài 2a : HS tự làm
Hoạt động 3 : Ôn giải toán
Bài 3: HS đọc đề , tóm tắt : 5,2 l dầu : 3,952 kg 
 ? lít dầu : 5,32 kg 
 HS tự làm bài :
( 1 lít dầu cân nặng : 3,952 : 5,2 = 0,76 ( kg ). 
 Sốlít dầu là: 5,32 : 0,76 = 7 ( l )
 Đổi vở dể kiểm tra lẫn nhau
Bài 4:( Không bắt buộc) 
Tìm số dư của số 218 : 3,7 nếu lấy hai chữ số ở phần thập phân của thương 
HS lên bảng làm – HS khác nhận xét 
Hoạt động 4 : Củng cố – dặn dò
 Về làm bài tập trong VBT 
 Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: hạnh phúc
I- Mục tiêu:
1. Hiểu nghĩa của từ Hạnh phúc
2. Biết trao đổi, tranh luận cùng các bạn để có nhận thức đúngvề hạnh phúc.
II - đồ dùng dạy –Bảng phụ 
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 Củng cố về từ loại 
HS đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa (BT3, tiết Tổng kết về từ loại tuần trước)
- Giới thiệu bài GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1 Nắm được nghĩa của từ theo chủ đề
- HS đọc BT
- Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập : Trong 3 ý đã cho, có thể có ít nhất 2 ý thích hợp; các em phải chọn 1 ý thích hợp nhất.
- HS làm việc độc lập. GV chốt lại lời giải đúng: ý thích hợp nhất để giải nghĩa từ hạnh phúc là ý b.
Bài tập 2: Củng cố cách tìm từ đồng nghĩa theo,trái nghĩa theo chủ đề
- HS đọc BT.
- HS làm việc theo nhóm; đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận:
+Những từ đồng nghĩa với hạnh phúc: sung sướng, may mắn,
+ Những từ trái nghĩa với hạnh phúc: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực,
Bài tập 3: Mở rộng vốn từ theo chủ đề
- GV khuyến khích HS sử dụng từ điển; nhắc các em chú ý: chỉ tìm từ ngữ chưa tiếng phúc với nghĩa là điều may mắn, tốt lành.
- HS trao đổi nhóm, làm bài trên phiếu. Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV có thể yêu cầu HS tìm những từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc đặt câu với từ ngữ các em tìm được để hiểu nghĩa của từ ngữ mà không phải giải thích dài.
+Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa
phúc hậu là nhân từ; phúc hậu trái nghĩa với độc ác.
 + Đặt câu với từ ngữ tìm được:
Gia đình ta gặp may thế là nhờ phúc ấm (phúc trạch) của tổ tiên để lại./ Bác ấy ăn ở rất phúc đức./ Bà tôi trông rất phúc hậu./ Nhà nước cố gắng nâng cao phúc lợi của nhân dân./ Gia đình ấy phúc lộc dồi dào./ Mỗi người có phúc phận của mình./ Ông ấy là phúc thần (phúc tinh) của chúng tôi.
Bài tập 4: Mở rộng vốn từ trong giao tiếp
- HS đọc BT.
- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài tập: Có nhiều yếu tố tạo nên hạnh phúc, bài tập đề nghị các em cho biết yếu tố nào là quan trọng nhất. Mỗi em có thể có suy nghĩ riêng, cần trao đổi để hiểu nhau, trao đổi với thái độ tôn trọng lẫn nhau.
- HS có thể trao đổi nhóm, sau đó tham gia tranh luận trước lớp.
- GV lưu ý: Trừ một vài HS có nhận xét khách quan, thông thường, đa số HS sẽ dựa vào hoàn cảnh riêng của gia đình mà phát biểu. Có thể có hai khả năng:
+ Các em xem yếu tố quan trọng nhất là yếu tố mà gia đình mình đang có. VD: HS gia đình khá giả cho giàu có là quan trọng nhất. HS gia đình nghèo nhưng hoà thuận sẽ cho hoà thuận là quan trọng nhất.
+ Ngược lại, có thể có những em đánh giá yếu tố quan trọng nhất là yếu tố mà gia đình mình đang thiếu. VD: HS gia đình khá giả nhưng lục đục sẽ cho hoà thuận là yếu tố quan trọng nhất.; HS gia đình khó khăn, bố mẹ thường khổ sở vì thiếu tiền sẽ cho giàu có là quan trọng nhất;
GV tôn trọng ý kiến riêng của mỗi HS, song hướng dẫn cả lớp cùng đi đến kết luận: Tất cả yếu tố trên đều có thể đảm bảo cho gia đình sống hạnh phúc nhưng mọi người sống hoà thuận là quan trọng nhất vì thiếu yếu tố hoà thuận thì gia đình không thể có hạnh phúc.
Hoạt động nối tiếp 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với hạnh phúc, những từ ngữ có chứa tiếng phúc vừa tìm được ở BT3, 4; nhắc nhở HS có ý thức góp phần tạo nên niềm hạnh phúc trong gia đình mình.
Toán:
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 Giúp HS thực hiện các phép tính với số thập phân qua đó củng cố quy tắc chia số thập phân.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn về số thập phân , cộng số tự nhiên với số thập phân
Bài 1: ( Câu a , b ,c )HS tự làm
 Câu c và câu d GV hướng dẫn HS chuyển các phân số thập phân về số thập phân rồi làm
Bài 2 : ( Cột 1)
Hướng dẫn HS: 
 + Chuyển hỗn số thành số thập phân
 + So sánh 2 số thập phân
 + Điền dấu , = vào chỗ chấm
Hoạt động 2: Ôn cách chia số thập phân.
Bài 3: ( Không bắt buộc) 
HS quan sát phép chia ở câu a . Quan sát vào số dư 
 GV cho HS thảo luân để tìm số 	 
 GV hướng dẫn cách tìm :	
+ quan sát vị trí dấu phẩy	
 + Dóng chữ số ở số dư thẳng lên số bị chia xem ứng với hàng nào của số bị chia
 + Viết số dư ( 0, 21 0
 + Khoanh vào kết quả đúng
 Câu b HS tự làm , gọi HS nêu kết quả 
 GV giúp HS yếu
Hoạt động 3: Ôn cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính. 
Bài 4:( a, c)
 HS phân tích thành phần chưa biết . Nêu cách tìm sau đó tự làm : 
a, 0,8 x X = 1,2 x10 	b, 25 : X = ...  mói, láu lỉnh, sáng long lanh, mờ đục, lờ đờ, lim dim, trầm tư, trầm tĩnh, trầm buồn, trầm lặng, hiền hậu, mơ màng,
trái xoan vuông vức,thanh tú, nhẹ nhõm, vuông chữ điền, đầy đặn, bầu bĩnh, phúc hậu, bánh đúc, mặt choắt, mặt ngựa, mặt lưỡi cày,
trắng trẻo, trắng nõn nà, trắng hồng, trắng như trứng gà bóc, đen sì, ngăm đen, ngăm ngăm, bánh mật, mịn màng, mát rượu, mịn như nhung, nhẵn nhụi, căng bóng, nhăn nheo, sần sùi, xù xì, thô nháp,..
vạm vỡ, mập mạp, to bè bè, lực lưỡng, cân đối, thanh mảnh, 
Bài tập 4: Rèn kỹ năng viết đoạn văn
- HS viết đoạn văn nhiều hơn 5 câu, không nhất thiết câu nào cũng cần có từ ngữ miêu tả hình dáng.
Hoạt động nối tiếp	
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà hoàn chỉnh hoặc viết lại đoạn văn ở BT4 cho hay hơn.
Kĩ THUậT
Lợi ích của việc nuôi gà
I - Mục tiêu: HS cần phải:
- Nêu được lợi ích của việc nuôi gà.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II - Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh minh hoạ các lợi ích của việc nuôi gà (làm thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp để chế biến thực phẩm, xuất khẩu, cung cấp phân bón, ).
- Phiếu học tập;Phiếu đánh giá kết quả học tập 
III- Các hoạt động dạy – học 
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học
Hoạt động 1. Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà
- Nêu cách thực hiện hoạt động 1 : Thảo luận nhóm về lợi ích của việc nuôi gà
- Giới thiệu nội dung phiếu học tập và cách thức ghi kết quả thảo luận.
- Các nhóm về vị trí đươc phân công và thảo luận nhóm 
- Đại diện từng nhóm lần lượt lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- GV bổ sung và giải thích, minh hoạ một số lợi ích chủ yếu của việc nuôi gà theo nội dung trong SGK. 
Hoạt động 2. Đánh giá kết quả học tập
- GV dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp với sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS. - HS làm bài tập. GV nêu đáp án để HS đối chiếu, đánh giá kết quả làm bài tập của mình.
- HS báo cáo kết quả làm bài tập. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
Hoạt động 3 – nhận xét – dặn dò
- GV nhận xét tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Hướng dẫn đọc trước bài “Chuồng nuôi và dụng cụ nuôi gà”.
Khoa học :
Cao su
I.Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
- Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trng của cao su.
- Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
-Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
II.đồ dùng dạy – học
 -Hình trang62, 63 SGK 
 - Sưu tầm một số đồ dùng bằng cao su như quả bóng, dây chun, mảnh săm, lốp,..
III.Hoạt động dạy – học:
A.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B.Dạy-Học bài mới:
Hoạt động 1: thực hành
* Mục tiêu: HS làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trng của cao su.
* Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 Các nhóm làm thực hành theo chỉ dẫn trang 63 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả làm thực hành của nhóm mình. 
Kết luận: Cao su có tính đàn hồi
Hoạt động 2: thảo luận
* Mục tiêu: giúp HS : - Kể đợc tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
- Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc cá nhân
-HS đọc nội dung trong mục Bạn cần biết trang 63 SGK để trả lời câu hỏi cuối bài.
Bước 2: Làm việc cả lớp . GV gọi một số HS lần lượt trả lơì từng câu hỏi:
- Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào?
- Ngoài tính đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì?
- Cao su được sử dụng để làm gì?
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su.
Kết luận:
- Có hai loại cao su: Cao su tự nhiện (được chế biến từ nhựa cây cao su), cao su nhân tạo (thường được chế biến từ than đá và dầu mỏ)
- Cao su có tính đàn hồi; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách điện; cách nhiệt; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.
- Cao su được sử dụng để làm săm, lốp xe; làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và đồ dùng trong gia đình.
- Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao(cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng,). Không để hoá chất dính vào cao su.
Thứ sáu ngày 3 tháng 12 năm 2010
Toán:
 Giải toán về tỉ số phần trăm.
I. Mục tiêu:
- Biết cách tính tỉ số phần trăm của hai số. 
-Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách tính tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600
- GV đọc bài toán ví dụ, ghi tóm tắt lên bảng:
Số HS toàn trường: 600
Số HS nữ: 315 - HS làm theo yêu cầu của GV.
* Viết tỉ số giữa HS nữ và số HS toàn trường (315 : 600)
* Thực hiện phép chia (315 :600 = 0,525)
* Nhân thương với 100 và chia cho 100
( 0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100) * Đổi kí hiệu (52,5%)
- GV: Những bước tính nào có thể nhẩm mà không cần viết ra? (nhân với 100 và chi cho 100). - GV: Vậy ta có thể viết gọn cách tính như sau: 
 315 : 600 = 0,525 = 52,5%
- Hai HS nêu quy tắc gồm hai bước: 
* Chia 315 cho 600
* Nhân với 100 và viết kí hiệu % vào sau thương. 
Hoạt động 2: áp dụng vào giải toán có nội dung tính tỉ số phần trăm.
- GV đọc bài toán trong SGK và tóm tắt.
Nước 	: 80 kg
Muối	: 2,8 kg
2,8 	: 80 = ..%
- HS tính theo nhóm (gồm các em ngồi gần nhau). Sau đó một vài HS nêu miệng lời giải. 
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: HS viết lời giải vào vở, sau đó so sánh kết quả với nhau. GV có thể hướng dẫn hS tự chấm điểm ( học sinh nối nhau nêu kết quả ). 
Bài 2: ( a, b)
GV giới thiệu mẫu (bằng cách cho HS tính 19:30, dừng lại ở 4 chữ số sau đó phẩy, viết 0,6333 = 63,33%). Sau đó mỗi HS trong lớp chọn một trong ba phần a, b, c và tính. Cho một vài HS nêu kết quả. 
Bài 3: HS tự làm theo bài toán mẫu. GV chú ý giúp đỡ HS yếu. Cũng có thể chia nhóm để HS trao đổi và cùng giải. 
Tóm tắt : 
Lớp học : 25 học sinh 
 Nữ : 13 học sinh 
Số HS nữ : .% số HS cả lớp ?
Bài giải:
Tỉ số phần trăm giữa số HS nữ và số HS lớp là:
 13 : 25 = 0,52 = 52 %
Đáp số: 52%
Chú ý: - ở tiết này khái niệm tỉ số phần trăm đã mở rộng hơn ở tiết trước. Chúng ta có thêm tỉ số a % là số thập phân. 
- Lần đầu tiên HS làm quen với cách viết gần đúng 0,6333  là 63,33%.
Hầu hết tính toán về tỉ số phần trăm trong cuộc sống hàng ngày đều rơi vào dấu phẩy khi chia để số phần trăm có 2 chữ số sau dấu phẩy.
Hoạt động 4 : Củng cố –dặn dò
Về làm bài tập trong VBT
Tập làm văn
Luyện tập tả người
(Tả hoạt động)
I- Mục tiêu:
1. Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
2.Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.
II - đồ dùng dạy – học - Vở bt.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 Kiểm tra bài tập ở tiết trước	
GV chấm đoạn văn tả hoạt động của một người (tiết TLV trước) đã được viết lại.
- Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập	
- HS đọc BT .
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV Kiểm tra kết quả quan sát ở nhà.
- HS chuẩn bị dàn ý vào VBT và trình bày dàn ý trước lớp (một số HS trình bày bằng giấy to trên bảng lớp). GV cùng cả lớp góp ý, hoàn thiện dàn ý:
Mở bài:
Bé Bông – em gái tôi, đang tuổi bi bô tập nói, chập chững tập đi.
Thân bài
1. Ngoại hình (không phải trọng tâm)
a) Nhận xét chung: bụ bẫm
b) Chi tiết
- Mái tóc: thưa, mềm như tơ, buộc thành một túm nhỏ trên đỉnh đầu.
- Hai má: bầu bĩnh, hồng hào.
- Miệng: Nhỏ, xinh, hay cười.
- Chân tay: trắng hồng, nhiều ngấn
2. Hoạt động 
a) Nhận xétchung: như một cô bé búp bê biết đùa nghịch, khóc, cười,
b) Chi tiết
- Lúc chơi: lê la dưới sàn với một đống đồ chơi, ôm mèo, xoa đầu, cười khanh khách,
- Lúc xem ti vi:
+ Thấy Cách sử dụng quảng cáo thì bỏ chơi, đang khóc cũngnín ngay.
+ Ngồi xem, mắt chăm chú nhìn màn hình
+ Ai đùa nghịch lấy tay che mắt bé, đẩy tay ra, hét toáng lên.
- Làm nũng mẹ:
+ Kêu aakhi mẹ về
+ Vịn tay vào thành giường lẫm chẫm từng bước tiến về phía mẹ.
+ Ôm mẹ, rúc mặt vào ngực mẹ, đòi ăn.
kết bài
 Em rất yêu Bông. Hết giờ học là về nhà ngay với bé.
Bài tập 2 Rèn kỹ năng viết một đoạn văn tả người
- HS đọc YCBT.
- GV đọc cho HS cả lớp nghe bài EM Trung của tôi (của Thu Thuỷ – HS lớp 5 C trường Tiểu học Ngọc Hà, Hà Nội) để các em tham khảo. Nhắc HS chú ý đặc biệt đoạn tả hoạt động của bé Trung trong bài văn.
- HS viết bài.
- GV chấm điểm một số đoạn viết hay, đánh gía cao những đoạn viết chân thật, tự nhiên, thể hiện sự quan sát có cái riêng, sáng tạo.
Hoạt động nối tiếp	
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại cho hoàn chỉnh.
- Dặn HS chuẩn bịgiấy, bút cho bài kiểm tra viêt (tả người) tuần 16.
ĐỊA LÍ
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I - MỤC TIấU : Học xong bài này,HS : 
- Biết sơ lược về cỏc khỏi niệm: thương mại, ngoại thương, nội thương; thấy được vai trũ của ngành thương mại trong đời sống và SX.
Nờu được tờn cỏc mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta.
Nờu được cỏc điều kiện thuận lợi để phỏt triển ngành du lịch ở nước ta.
Xỏc định trờn BĐ cỏc trung tõm thương mại Hà Nội, TP HCM và cỏc trung tõm du lịch lớn ở nước ta.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bản đồ Hành chớnh VN.
Tranh ảnh về cỏc chợ lớn, trung tõm thương mại và về ngành du lịch (phong cảnh, lễ hội , di tich LS, di sản văn húa và di sản thiờn nhiờn TG, hoạt động du lịch.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
A/ Kiểm tra bài cũ :
Nước ta cú cú những loại hỡnh giao thụng nào?
Dựa vào bản đồ cho biết tuyến dường sắt Bắc – Nam và QL 1A đi từ đõu đến đõu?
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học 
2/ Hoạt động 1 : Tìm hiểu hoạt động thương mại ( làm việc cỏ nhõn)
Bước 1 : HS dựa vào SGK trả lời cỏc cõu hỏi sau :
- Thương mại gồm những hoạt động nào?
- Những địa phương nào cú hoạt động thương mại nhất cả nước
- Nờu vai trũ của ngành thương mại.
- Kể tờn cỏc mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của nước ta
Bước 2 : HS trỡnh bày kết quả, chỉ trờn bản đồ cỏc trung tõm thương mại lớn nhất cả nước.
- GV kết luận như SGV/112
3/ Hoạt động 2 : Tìm hiểu Hỡnh dạng và diện tớch
(Làm việc theo nhúm)
Bước 1 : HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết để :
- Trả lời cỏc cõu hỏi của mục 2 – SGK.
- Cho biết vỡ sao những năm gần đõy, lượng khỏch du lịch đến nước ta đó tăng lờn ?
- Kể tờn cỏc trung tõm du lịch lớn của nước ta 
Bước 2 : HS trỡnh bày kết quả, chỉ trờn BĐ vị trớ cỏc trung tõm du lịch lớn.
- GV kết luận.
4/ Củng cố, dặn dũ : 
HS trả lời 4 cõu hỏi SGK.
Về nhà học bài và đọc trước bài 16/101.

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of tuan 15.doc