Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 18

Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 18

I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu (HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc)

yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ HK1 của lớp 5 (Phát âm rõ , tốc độ đọc tối thiểu 110 chữ / phút; biết ngừng nghỉ ở chỗ có dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật)

2. Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh.

3. Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc. Nêu dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét đó.

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1009Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 18
 Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009
Tiếng việt
ôn tập cuối học kì I
Tiết 1
I- Mục đích – yêu cầu: 
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu (HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc)
yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ HK1 của lớp 5 (Phát âm rõ , tốc độ đọc tối thiểu 110 chữ / phút; biết ngừng nghỉ ở chỗ có dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật)
2. Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
3. Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc. Nêu dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét đó.
II - đồ dùng dạy – học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL từ tuần 11 đến tuần 17 ở sách Tiếng Việt 5 , tập một để HS bốc thăm. Trong đó:
+ 8 phiếu ghi tên các bài tập đọc.
+ phiếu ghi tên những bài tập đọc có yêu cầu HTL.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài	
- GV giới thiệu nội dung học tập cuả tuần 18: Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt của HS trong học kì I.
- Giới thiệu MĐ, YC của tiết 1.
Hoạt động 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.( khoảng 1/5số HS trong lớp)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài(sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1-2 phút)
- HS đọc (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc , HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học.
Bài tập 2 Hệ thống các bài tập đọc
- HS đọc BT .
- HS nêu BT, GV nêu câu hỏi để HS thống nhất về cấu tạo của bảng thống kê.
+ Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung như thế nào?
(Thống kê theo 3 mặt: tên bài – Tác giả - thể loại)
+ Như vậy, cần lập bảng thống kê gồm mấy cột dọc?
(bảng thống kê cần ít nhất 3 cột dọc: Tên bài – Tác giả - Thể loại. Có thể thêm cột số thứ tự.)
+ Bảng thống kê có mấy dòng ngang?
(Có bao nhiêu bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh thì có bấy nhiêu dòng ngang.)
- HS hoạt động nhóm đôi, sau đó báo cáo kết quả.
- HS khác NX – GV chốt ý kiến đúng:
Giữ lấy màu xanh
Sốtt
Tên bài
Tác giả
Thể loại
Chuyện một khu vườn nhỏ
Vân Long
Văn
Tiếng vọng
Nguyễn Quang Thiều
Thơ
Mùa thảo quả
Ma Văn Kháng
Văn
Hành trình của bầy ong
Nguyễn Đức Mậu
Thơ
Người gác rừng tí hon
Nguyễn Thị Cẩm Châu
Văn
Trồng rừng ngập mặn
Phan Nguyên Hồng
Văn
Bài tập 3
- HS đọc BT .
- HS nêu BT. - Chú ý nhắc HS: Cần nói về bạn nhỏ – con người gác rừng – như kể về một người bạn cùng lớp chứ không phải như nhận xét khách quan về một nhân vật trong truyện.
- HS làm việc độc lập.- Trình bày miệng.
- HS khác NX – GV chốt ý đúng .
Hoạt động nối tiếp 
 GV nhận xét tiết học . Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc; HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Tiếng việt
ôn tập cuối học kì I
Tiết 2
I- Mục đích – yêu cầu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.
2. Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người.
3. Biết thể hiện cảm nhận về cái hay của những câu thơ được học.
II - đồ dùng dạy – học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1)
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nhớ viết (1/5số HS trong lớp): 
 Thực hiện như tiết 1.
Bài tập 2 Hệ thống các bài tập đọc đã học
 - HS đọc BT .
	- HS nêu BT
	- HS hoạt động nhóm đôi, sau đó báo cáo kết quả.
	- HS khác NX – GV chốt ý kiến đúng:
Vì hạnh phúc con người
Sốtt
Tên bài
Tác giả
Thể loại
Chuỗi ngọc lam
Phu-tơ O-xlơ
Văn
Hạt gạo làng ta
Trần Đăng Khoa
Thơ
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Hà Đình Cẩn
Văn
Về ngôi nhà đang xây
Đồng Xuân Lan
Thơ
Thầy thuốc như mẹ hiền
Trần Phương Hạnh
Văn
Thầy cúng đi bệnh viện
Nguyễn Lăng
Văn
Bài tập 3 Rèn khả năng cảm nhận văn bản 
- HS đọc BT .
	- HS nêu BT
	- HS hoạt động cá nhân, sau đó báo cáo kết quả.
	- HS khác NX – GV chốt ý kiến đúng.
- Lớp có thể bình chọn người phát biểu ý kiến hay nhất, giàu sức thuyết phục nhất.
Hoạt động nối tiếp 
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc.
Toán:
Diện tích hình tam giác
I. Mục tiêu:
 HS biết tính diện tích hình tam giác 
II. Đồ dùng dạy học
- GV chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau (bằng bìa, cỡ to để có thể dính lên bảng).
- HS chuẩn bị 2 hình tam giác nhỏ bằng nhau; kéo để cắt hình.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A – Bài cũ
- Nêu đặc điểm chung của hình tam giác ABC
 A
 B C
	H
- Hãy chỉ ra đáy và đường cao của hình ta giác ABC	
B- Bài mới
Hoạt động 1: Cắt hình tam giác
- GV hướng dẫn HS lấy một hình tam giác (trong hai hình tam giác bằng nhau).
- Vẽ một chiều cao lên hình tam giác đó.
- Cắt theo chiều cao, được hai mảnh tam giác được ghi là 1 và 2.
Hoạt động 2: Ghép thành hình chữ nhật 
- Hướng dẫn HS:
- Ghép hai mảnh 1 và 2 vào hình tam giác còn lại thành một hình chữ nhật ABCD).
- Vẽ chiều cao (EH)
h
1
2
A
E
C
H
D
B
Hoạt động 3: So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép
Hướng dẫn HS so sánh:
- Hình chữ nhật (ABCD) có chiều dài (DC) bằng độ dài đáy (DC) của hình tam giác EDC).
- Hình chữ nhật (ABCD) có chiều rộng (AD hoặc BC) bằng chiều cao (EH) của hình tam giác EDC).
- Diện tích hình chữ nhật (ABCD) gấp đôi diện tích hình tam giác EDC) theo cách:
+ Diện tích hình chữ nhật (ABCD) bằng tổng diện tích các hình tam giác (hình 1 + hình 2 + hình EDC).
+ Diện tích hình tam giác EDC bằng tổng diện tích hình 1 và hình 2.
Hoạt động 4: Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác.
HS Nhận xét:
- Ghi công thức tính diện tích hình chữ nhật ABCD:
S = DC x AD
- Vì diện tích tam giác EDC bằng nửa diện tích hình chữ nhật ABCD nên diện tích tam giác EDC được tính: 
S = 
- HS học thuộc quy tắc tại lớp
Hoạt động 5: Thực hành
Bài 1: 
1 HS đọc đề bài
1 HS làm vào bảng phụ ( Mỗi HS làm một phần)
Cả lớp làm vào vở
Chấm , chữa bài.
Bài 2:( không bắt buộc)
 HS áp dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác
1 HS đọc đề bài
2 HS làm vào bảng phụ ( Mỗi HS làm một phần)
Cả lớp làm vào vở
Chấm , chữa bài.
Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò
Về làm bài tập 
 Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2009
Toán:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết tính diện tích hình tam giác (trường hợp chung).
- Biết tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài hai cạnh vuông góc của hình tam giác vuông).
II. Chuẩn bị
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Bài cũ
Nêu quy tắc tính diện tích hình tam giác
Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy là 9 dm và chiều cao là 6 dm
B – Bài mới
Bài 1: HS áp dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác.
1 HS đọc bài tập.
1HS làm bảng nhóm , cả lớp làm vào vở
Nhận xét , chữa bài
1 HS nhắc lại quy tắc tính diện tích hình tam giác
Bài 2: 
- Hướng dẫn HS quan sát hình tam giác vuông( theo nhóm)
- Đại diện nhóm trình bày ( từng hình một)
- Nhận xét , bổ sung.
- Nêu sự khác nhau cơ bản giữa hình tam giác vuông với các dạng hình tam giác khác
Bài 3:
1 HS đọc bài tập
2 HS làm bảng phụ. Cả lớp vào vở
Nhận xét , chấm điểm1 số bài.
Để tính diện tích hình tam giác vuông ta làm thế nào?
+ Nhận xét: Muốn tính diện tích hình tam giác vuông, ta lấy tích độ dài hai cạnh vuông góc chia cho 2.
a)- Tính diện tích hình tam giác vuông ABC:
3 x 4 : 2 = 6 (cm2)
b)- Tính diện tích hình tam giác vuông DEG:
5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2)
Bài 4: ( không bắt buộc)
HS tự làm BT
Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
Tiếng việt
ôn tập cuối học kì
Tiết 3
I- Mục đích – yêu cầu:
1. Tiếp tục kiểm tra tập đọc và HTL
2. Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
II - đồ dùng dạy – học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 2 Củng cố vốn từ về môi trường
- HS đọc BT .
- HS nêu BT, HS nắm vững yêu cầu của bài tập: giải thích rõ thêm các từ sinh quyển, thuỷ quyển, khí quyển.
- HS hoạt động nhóm , sau đó báo cáo kết quả.
- HS khác NX – GV chốt ý kiến đúng:
Tổng kết vốn từ về môi trường 
Sinh quyển
(môi trường động, thực vật)
Thuỷ quyển
(môi trường nước)
Khí quyển
(môi trường không khí)
Các sự vật trong môi trường 
Rừng; con người; thú (hổ, báo, cáo, chồn, khỉ, vượn, hươu, nai, rắn, thằn lằn, dê, bò ngựa, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng,); chim (cò, vạc, bồ nông, sếu, đại bàng, đà điều,); cây lâu năm (lim, gụ, sến, táu,); cây ăn quả (cam, quýt, xoài, chanh, mậm, ổi, mít, na,); cây rau (rau muống, cải cúc, rau ngót, bí đao, bí đỏ, xà lách,); cỏ,
Sông, suối, ao, hồ, biển, đại dương, khe, thác, kênh , mương, ngòi, rạch, lạch,
Bầu trời,vũ trụ, mây, không khí, âm thanh, ánh sáng, khí hậu,
Những hành động bảo vệ môi trường 
Trồng cây gây rừng; phủ xanh đồi trọc; chống đốt nương; trồng rừng ngập mặn; chống đánhcá bằng mìn, bằng điện; chống săn bắn thú rừng; chống buôn bán động vật hoang dã,
Giữ sạch nguồn nước; xây dựng nhà máy nước; lọc nước thải công nghiệp,..
Lọc khói công nghiệp; xử lý rác thải; chống ô nhiễm bầu không khí,
Hoạt động nối tiếp 
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh BT2, 
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc, HTL đoạn văn, bài thơ đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập một.
Tiếng việt
ôn tập cuối học kì I
Tiết 4
I- Mục đích – yêu cầu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc và HTL
2. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Chợ Ta- sken.
II - đồ dùng dạy – học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/5số HS trong lớp): Thực hiện như tiết 1.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nghe- viết bài Chợ Ta- sken
- GV đọc bài viết.
- HS nêu ND baì viết chính tả.
- HS viết từ ngữ khó - GV nhắc HS chú ý cách viết tên riêng (Ta – sken), nẹp thêu, xúng xính, chờn vờn, thõng dài, ve vẩy,)
- GV đọc – HS viết bài.
- HS đổi chéo vở soát bài.
- GV chấm bài.
Hoạt động nối tiếp 
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc các khổ thơ, bài thơ, đoạn văn theo yêu cầu trong SGK. 
Khoa học
Bài 35: sự chuyển thể của chất
I- Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
- Phân biệt 3 thể của chất.
- Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
- Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
- kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
II- đồ dùng dạy – học - hình trang 73 SGK 
III- Hoạt động dạy – học
Hoạt động ...  dặn dò: 
GV nhận xét tiết học
lịch sử
ôn tập cuối học kì I ( tiếp theo)
I - Mục tiêu:
- HS nêu được những sự kiện tiêu biểu từ năm 1945-1954;lập được bảng sự kiện theo thời gian.
- Có kĩ năng tóm tắt các sư kiện tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này
II.Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: 
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn: HS ôn tập
Hoat động 1:. Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS làm việc với các câu hỏi :
+Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau cách mạng tháng tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào?Hãy kể tên 3 loại “giặc” mà cách mạng nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945.
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điều gì?Lời khẳng định ấy giúp em liên tưởng tới bài thơ nào ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.?
Hoat động 2: Hoạt động nhóm
+ Hãy thống kê một số sự kiện mà em cho là tiêu biểu trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.( 1945 – 1954)
- HS đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại câu trả lời đúng. 
- GV gắn bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu của HS lên bảng .
Thời gian
Sự kiện
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- GV tổ chức cho HS thực hiện trỏ chơi “Đi tìm địa chỉ đỏ”
- Nêu tên các địa danh ứng với các nhân vật lịch sử trong thời kì 45 –54.
3.Củng cố,dặn dò: 
 Nhận xét tiết học,ôn lại bài ở nhà.
đạo đức:
 Thực hành cuối học kì I 
I- Mục đích yêu cầu:
 Kiểm tra việc HS thực hành các kĩ năng về chuẩn kiến thức kĩ môn đạo đức học kì 1.
II – hoạt động dạy học
Đề bài:
 HS làm bài vào giấy kiểm tra
Câu1: Theo em HS lớp 5 cần có những hành động việc làm nào dưới đây hãy khoanh vào trước câu trả lời đúng.
A - Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, Nhi đồng.
B - Thực hiện đúng nội quy của nhà trường, của lớp.
C - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do lớp, trường, địa phương tổ chức.
D - Nhường nhịn, giúp đỡ em nhỏ.
E - Buộc em nhỏ làm theo ý muốn của mình.
G - Gương mẫu về mọi mặt cho các em học sinh lớp dưới noi theo.
Câu 2: Những trường hợp nào dưới dây là biểu hiện của những người sống có trách nhiệm? Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. 
A - Trước khi làm việc gì cũng có suy nghĩ cẩn thận.
B - Đã nhận làm việc gì thì làm việc đó đến nơi đến chốn.
C - Khi đã nhận việc rồi nhưng không thích thì bỏ.
D - Khi làm điều gì sai, sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi.
Đ - Việc nào làm tôtá thì nhận do công của mình, việc nào làm hỏng thì đổ lỗi cho người khác.
E - Chỉ hứa nhưng không làm.
G - Không làm theo những việc xấu.
Câu 3: Em hãy liệt kê 3 việc mình có thể hợp tác với người khác (những người trong gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng,).
Biểu điểm.
Câu 1:(3 điểm) 
Câu 2: (4 điểm)
Câu 3: (3 điểm)
Kĩ thuật
Thức ăn nuôi gà
Tiết 2
I - Mục tiêu:HS cần phải:
- Liệt kê được tên một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương 
II- các hoạt động dạy học
Hoạt động 1. Trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi-ta-min, thức ăn tổng hợp.
- Nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1.
- Lần lượt đại diện các nhóm còn lại lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- HS trong lớp và GV theo dõi, nhận xét.
- GV nêu tóm tắt tác dụng, cách sử dụng từng loại thức ăn theo nội dung trong SGK. Chú ý liên hệ thực tiễn và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Nêu khái niệm và tác dụng của thức ăn hỗn hợp. GV nhấn mạnh: Thức ăn hỗn hợp gồm nhiều loại thức ăn, có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng lứa tuổi gà. Vì vậy, nuôi gà bằng thức ăn hỗn hợp giúp gà lớn nhanh, đẻ nhiều trứng.
- Kết luận hoạt động 4: Khi nuôi gà cần sử dụng nhiều loại thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà. Có những thức ăn gà cần được ăn với lượng nhiều thức như thức ăn cung cấp chất bột đường, chất đạm, cũng có những vi-ta-min nhưng không thể thiếu được. Nguồn thức ăn cho gà rất phong phú. Có thể cho gà ăn thức ăn tự nhiên, cũng có thể cho ăn thức ăn đã qua chế biến tuỳ từng loại thức ăn và điều kiện nuôi gà.
 Hoạt động 2. Đánh giá kết quả học tập
- GV dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp với sử dụng mọt số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS.
- HS làm bài tập.
- GV nêu đáp án để HS đối chiếu và tự đánh giá kết quả làm bài tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
Hoạt động 3 – nhận xét – dặn dò
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của các nhóm và cá nhân HS.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị các loại thức ăn của gà để thực hành bài “Phân loại thức ăn nuôi gà”.
Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009
Toán:
Hình thang
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Hình thành biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết một số đặc điểm của hình thang, từ đó phân biệt được hình thang với một số hình đã học.
- Thông qua hoạt động vẽ và ghép hình để rèn kĩ năng nhận dạng hình thang và thể hiện một số đặc điểm của hình thang.
II. Đồ dùng dạy học
GV: - Chuẩn bị bảng phụ có vẽ sẵn một số hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi và hình thang.
- Chuẩn bị 4 thang gỗ mỏng, ở hai đầu có khoét lỗ, bắt vít, để có thể lắp ráp được thành hình thang.
HS: - Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông 1cm x 1cm; thước kẻ; ê ke; kéo cắt.
- Mỗi HS chuẩn bị 4 thanh nhựa trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật để có thể lắp ghép thành hình thang.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về hình thang
- HS quan sát hình vẽ “cái thang” trong SGK, nhận ra những hình ảnh của hình thang. Sau đó HS quan sát hình vẽ biểu diễn hình thang ABCD trong SGK và trên bảng.
Hoạt động 2: Nhận biết một số đặc điểm của hình thang.
- GV yêu cầu HS quan sát mô hình lắp ghép và hình vẽ biểu diễn của hình thang và đặt các câu hỏi gợi ý để HS tự phát hiện các đặc điểm của hình thang. Có thể gợi ý để HS nhận ra hình ABCD vẽ ở trên:
+ Có mấy cạnh? (4 cạnh)
+ Có hai cạnh nào song song với nhau? (AB và CD)
Từ đó HS tự nêu nhận xét: Hình thang có hai cạnh song song với nhau.
- GV kết luận: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song. Hai cạnh song song gọi là hai đáy (đáy lớn CD, đáy nhỏ AB); hai cạnh kia gọi là hai cạnh bên (BC và AD).
- Gọi một vài HS lên bảng chỉ vào hình thang ABCD và nhắc lại các đặc điểm của hình thang.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Nhằm củng cố biểu tượng về hình thang
- GV yêu cầu HS tự làm bài, rồi đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo
- GV chữa và kết luận.
Bài 2: - GV yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi một HS nêu kết quả để chữa chung cho cả lớp
- Nhấn mạnh: hình thang có hai cạnh đối diện song song.
Bài 3: Thông qua việc vẽ hình nhằm rèn kỹ năng nhận dạng hình thang. Mức độ: chỉ yêu cầu HS thực hiện thao tác vẽ trên giấy kẻ ô vuông.
GV kiểm tra thao tác vẽ của HS và chỉnh sửa những sai sót (nếu có)
Bài 4 (SGK): - GV giới thiệu về hình thang vuông, HS nhận xét về đặc điểm của hình thang vuông:
+ Hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy;
+ Có hai góc vuông;
+ Chiều cao của hình thang vuông chính là độ dài cạnh bên vuông góc với hai đáy.
- HS nhận xét thêm về chiều cao của hình thang nói chung (là độ dài đoạn thẳng ở giữa hai đáy và vuông góc với hai đáy của hình thang).
Bài 4: - GV yêu cầu HS đọc hình vẽ trong SGK, hiểu đề bài và thực hầnh ghép hình bằng cách vẽ các đường ghép trên giấy.
GV nên tổ chức cho HS thực hành ghép hình trên những mẫu vật thực (làm bằng nhựa hoặc bằng giấy cứng). Kết luận số hình M cần để ghép được thành hình N
Về làm bài tập trong SGK.
địa lí
ôn tập cuối học kì i( tiếp theo)
I - MỤC TIấU : 
Giúp HS củng cố , ôn tập về các nội dung kiến thức , kĩ năng sau:
Xác định và nêu được vị trí địa lí của nước ta trên bản đồ
Nêu7 tên và chỉ được vị trí của một số đảo ,quần đảo của nước ta tren bản đồ.
Nêu tên và chỉ được vị trí các dãy núi lớn , các sông lớn , các đồng bằng của nước ta trên bản đồ
Nêu đặc điểm chính của các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam
II- Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1:Quan sát và thực hành
GV treo lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam áchỉ và mô tả: vị trí , giới hạn , vùng biển , 1 số đảo , quần đảocủa nước ta.
GV treo lược đồ địa hình Việt Nam , HS chỉ vị trí của các dãy núi, các đồng bằnglớn các sông, 
HS thực hành theo yêu cầu.
Hoạt động 2: Ôn tập đặc điểm của các yếu tố địalí tự nhiênVN
Chia lớp thành 4 nhóm.
HS thảo luận theophiếu 
Các yếu tố tự nhiên
Đặc điểmchính
Địa hình
Khoáng sản
Khí hậu
Sông ngòi
Rừng
Đất
- Đại diện nhóm trình bày
III- Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét tiết học
Tiếng việt
ôn tập cuối học kì I
I-Mục đích – yêu cầu
- Rèn chữ viết cho HS
 - Củng cố kiến thức về văn tả người (ngoại hình)
II-Các hoạt động dạy học 
1- GV đọc chính tả đoạn 1 trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo
GV đọc 1 lần 
Nêu nội dung của đoạn.
GV đọc cho HS viết vào vở
Nhận xét , chữa lỗi
Hoạt động 2: 
2- Tập làm văn
Đề bài :Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để được đoạn văn hay :
 1 . Cô có vóc người ... , nước da ... , mái tóc ... thường được cô kẹp bởi chiếc nơ hồng xinh xắn Điểm đặc biệt trên khuôn mặt thanh tú của cô là đôi mắt . Đôi mắt cô .... luôn dành cho chúng em cái nhìn trìu mến 
 2 .Đến ngày anh về , cả nhà ra đón . Ai cũng ngạc nhiên khi thấy anh thay đổi nhiều . Từ giọng nói , đến dáng đi nhất là những điệu bộ cử chỉ trông rất người lớn . Em nhớ hồi anh mới đi đăng kí nghĩa vụ . mọi người cứ trêu anh là " chú bộ đội con " vì vóc dáng gầy nhỏ , mảnh khảnh của anh . Vậy mà chỉ có một năm thôi , anh đã cao lớn , rắn rỏi hơn nhiều . Nước da (,,,1 ) , mái tóc (...2 ) . Anh mặc (... 3) đội mũ (...4 ) , vai đeo (...5 ) .Vừa nhìn thấy amọi người , anh bước nhanh đến , ôm chầm lấy mẹ , bắt tay bố và nhấc bổng em lên .
Gợi ý : 
Đoạn 1 :
1 thon thả , cân đối , thanh mảnh . hơi mập ....
2. Hồng hào , trắng hồng bánh mật duyên dáng ...
3 Dài , đen nhánh , được buộc gọn sau gáy ...
4 . Hiền từ . long lanh như hạt sương mai , đen láy dịu dàng lúc nào cũng nhìn chúng em với cái nhìn trìu mến ....
Đoạn 2 : 
1. đen giòn mạnh mẽ , ngăm đen , nâu rám nắng ...
2, được cắt tỉa gong gàng , 
3 . Bộ quân phục màu xanh với những hàng cúc thẳng tắp ....
4 . có gắn ngôi sao vàng phía trước trônh thật oai .
5 chiếc ba lô to bè .
III- Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét tiết học 

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of Tuan 18.doc