Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 34

Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 34

I- MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU

1. Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi).

2. Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.

II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 Hai tập truyện Không gia đình (nếu có)

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1080Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 04 tháng 5 năm 2009
tuần 34
Tập đọc
Lớp học trên đường
I- Mục đích –yêu cầu 
1. Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi).
2. Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
II - đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 Hai tập truyện Không gia đình (nếu có)
 iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: 
- Kiểm tra bài cũ
Hai, ba HS đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Giới thiệu bài
Một trong những quyền của trẻ em là quyền được học tập. Nhưng vẫn có những trẻ em nghèo không được hưởng quyền lợi này. Rất may, các em lại gặp được những con người nhân từ. Truyện Lớp học trên đường kể về cậu bé nghèo trên quãng đường hai thầy trò hát rong kiếm sống.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- Hai HS khá giỏi (nối tiếp nhau) đọc bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ lớp học trên đường; nói về tranh (Một bãi đất rải những mảnh gỗ vuông, mỗi mảnh khắc một chữ cái. Cụ Vi-ta-li – trên tay có một chú khỉ - đang hướng dẫn Rê-mi và con chó Ca-pi học. Rê-mi đang ghép chữ “Rêmi”. Ca-pi nhìn cụ Vi-ta-li, vẻ phấn chấn.)
- Một HS đọc xuất xứ của trích đoạn truyện sau bài đọc. GV giới thiệu 2 tập truyện Không gia đình của tác giả người Pháp Héc-to Ma-lô- một tác phẩm được trẻ em và người lớn trên toàn thế giới yêu thích.
- GV ghi bảng tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi. HS cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh - đọc khẽ.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn truyện (2-3 lượt): đoạn 1 (từ đầu đến Không phải ngày một ngày hai mà đọc được) , đoạn 2 (tiếp theo đến Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi), đoạn 3 (Phần còn lại). GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ khó (ngày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao nhãng); sửa lỗi phát âm và cách đọc cho HS.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn – giọng kể nhẹ nhàng, cảm xúc; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, điềm đạm; khi nghiêm khắc (lúc khen con chó với ý chê trách Rê-mi), lúc nhân từ, cảm động (khi hỏi Rê-mi có thích học không và nhận được lời đáp của cậu); lời đáp của Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.
b) Tìm hiểu bài
* Đọc thầm đoạn 1 và cho biết:
-Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào? (HS trả lời: Rê -mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống)
- Đọc lướt bài văn và cho biết : Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?(HS đọc lướt bài văn, trả lời: Lớp học rất đặc biệt: học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi – Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường – Lớp học ở trên đường đi)
-Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau như thế nào? (Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Nhưng Ca-pi có trí nhớ tốt hơn Rê-mi, những gì đã vào đầu thì nó không bao giờ quên.
Rê-mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca-pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó, Rê-mi quyết chí học. Kết quả, Rê-mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, trong khi Ca-pi chỉ biết “viết” tên mình bằng cách nút những chữ gỗ.)
- Đọc thầm lại truyện tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học
Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em 
-HS nêu ý nghĩa của truyện.
c). Đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn 3 HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm 3 đoạn truyện theo gợi ý ở mục 2a.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn truyện:
 Cụ Vi-ta-li hỏi tôi:
- Bây giờ con có muốn học nhạc không?
- Đấy là điều con thích nhất. Nghe thầy hát, có lúc con muốn cười, có lúc lại muốn khóc. Có lúc tự nhiện con nhớ đến mẹ con / và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà.
Bằng một giọng cảm động, thầy bảo tôi:
- Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại ý nghĩa của truyện.
-GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tìm đọc toàn truyện Không gia đình.
chính tả 
tuần 34
I- Mục đích –yêu cầu 
1. Nhớ – viết đúngchính tả khổ thơ 2, 3 của bài Sang năm con lên bảy.
2. Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
II - đồ dùng dạy – học
	-Vở BT.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: 
-kiểm tra bài cũ
Một HS đọc 2-3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết trên giấy nháp tên một số cơ quan, tổ chức ở BT2 (tiết Chính tả trước).
-Giới thiệu bài:
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nhớ - viết 
- GV nêu yêu cầu của bài; mời 1 HS đọc khổ thơ 2, 3 trong SGK.
- Một, hai HS xung phong đọc thuộc lòng 2 khổ thơ. Cả lớp theo dõi bạn đọc, nhận xét.
- Cả lớp đọc lại 2 khổ thơ trong SGK để ghi nhớ, chú ý những từ ngữ các em dễ viết sai chính tả; cách trình bày các khổ thơ 5 chữ.
- HS gấp SGK; nhớ lại – tự viết bài chính tả. GV chấm, chữa bài. Nêu nhận xét.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2 
- Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu cuả bài tập:
+ Tìm tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn (các tên ấy viết chưa đúng)
+ Viết lại các tên ấy cho đúng chính tả.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, tìm tên các cơ quan, tổ chức.
- GV mời 1 HS đọc tên các cơ quan, tổ chức 
- Mời 3-4 HS lên bảng thi sửa lại đúng tên các tổ chức; khi sửa chữa kết hợp dùng dấu gạch chéo tách các bộ phận của tên, nói rõ vì sao các em sửa như vậy. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV mời 1 HS phân tích cách viết hoa tên mẫu – M: Công ti Giày da Phú Xuân. 
- HS suy nghĩ, mỗi em viết vào VBT ít nhất tên một cơ quan, xí nghiệp, công ti ở địa phương em. (khuyến khích HS viết vào giấy nháp được càng nhiều càng tốt.)
- Sau thời gian quy định, HS trình bày. Cả lớp và GV điều chỉnh, sửa chữa, kết luận bạn viết đúng, viết được nhiều tên.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên tổ chức, cơ quan vừa luyện viết.
TOÁN
 LUYỆN TẬP 
 I- MỤC TIấU :
 	 Giỳp HS ụn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải toỏn về chuyền động đều. 
 II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
 A . Bài cũ : Chữa bài tập 4 tiết trước 
B . Bài mới : 
1 .Giới thiệu bài : 
 GV nờu mục tiờu của bài 
2. Luyện tập : 
 Bài1 : Yờu cầu HS vận dụng được cụng thức tớnh vận tốc, quóng đường. . thời gian để giải bài toỏn. 
2 giờ 30 phỳt - 2,5 giờ.
Vận tốc của ễ tụ là : 20 : 2,5 = 48 (kmlgiờ)
Nửa giờ = 0,5 giờ.
Quóng đường từ nhà Bỡnh đến bến xe là : 15 x 0,5 = 7,5 (km)
c) Thời gian người đú đi bộ là : 6 : 5 = 1,2(giờ) hay 1giờ 2 phỳt. .
 Bài 2 : 
-GV gợi ý cỏch giải : Muốn tớnh thời gian xe mỏy đi phải tớnh vận tốc xe mỏy, vận tốc ễ tụ bằng 2 lần vận tốc xe mỏy. Vậy trước hết phải tớnh vận tốc của ễ tụ.
 -HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 3 : 
-GV gợi ý : đõ y là dạng toỏn chuyển động ngược chiều 
- HS làm bài sau đú GV chấm rồi chữa bài .
 3. Củng cố dặn dũ :
GV nhận xột tiết học .
Yờu cầu HS chuẩn bị bài sau .
Thứ ba ngày 05 tháng 5 năm 2009
TOÁN
 LUYỆN TẬP
 I - MỤC TIấU :
Giỳp HS ụn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải bài toỏn cú nội dung hỡnh học . 
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
A . Bài cũ : Chữa bài tập 4 tiết trước 
B . Bài mới : 
1 .Giới thiệu bài : GV nờu mục tiờu của bài 
2. Luyện tập : 
 Bài1 : 
- GVgơi ý : Tớnh chiều rộng nền nhà; tớnh diện tớch nền nhà ; tớnh diện tớch viờn gạch hỡnh vuụng cạnh 4dm ;tớnh số viờn gạch Từ đú tớnh số tiền mua gạch .
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. 
 Bài 2 : 
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. 
Bài giải
a, Cạnh mảnh đất hỡnh vuụng là : . 96 : 4 = 24 (m)
Diện tớch mảnh đất hỡnh vuụng (hay diện tớch mảnh đất hỡnh - thang) là : 
 24 x 24 =576 (m2)
Chiều cao mảnh đất hỡnh thang là : 576 : 36 = 6 (m) .
b, Tổng hai đỏy hỡnh thang là : 36 x 2 = 72 (m)
Độ dài đỏy lớn của hỡnh thang là : . (72 + l0) : 2 = 4 (m)
Độ dài đỏy bộ của hỡnh thang là : 72 – 41 = 31 (m)
Đỏp số : a) Chiều cao : 6m ; b) Đỏy lớn : 4 m, đỏy bộ : 3 m .
Bài 3 : 
- GV gợi ý : Phần a) và b) dựa vào cụng thức tớnh chu vi hỡnh chữ nhật và diện tớch hỡnh thang để làm bài
- HS làm bài sau đú GV chấm rồi chữa bài .
 3. Củng cố dặn dũ :
GV nhận xột tiết học .Yờu cầu HS chuẩn bị bài sau
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: quyền và bổn phận
I- Mục đích –yêu cầu 
1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, hiểu nghĩa các từ nói về quyền và bổn phận của con người nói chung, bổn phận của thiếu nhi nói riêng.
2. Biết viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhân vật út Vịnh(bài tập đọc út Vịnh), về bổn phận của trẻ em thực hiện an toàn giao thông.
II - đồ dùng dạy – học
-Từ điển sinh học hoặc một vài trang phô tô có từ cần tra cứu ở BT1, BT2.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: 
- Kiểm tra bài cũ
 Hai, ba HS đọc lại đoạn văn thuật lại một phần cuộc họp tổ, trong đó có dùng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp hoặc đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt- BT3, tiết LTVC trước.
-Giới thiệu bài
Tiết LTVC hôm nay sẽ giúp các em mở rộng vốn từ về quyền và bổn phận. Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, các em cần có những hiểu biết này.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Giúp HS hiểu nhanh nghĩa của từ nào các em chưa hiểu – sử dụng từ điển (hoặc một vài tờ phô tô) .
- Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài tập, trao đổi cùng bạn. 
- HS trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* GVgiải thích nghĩa 1 số từ:
Quyền hạn: quyền được xác định về nội dung, phạm vi, mức độ. (VD: Quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình)
Quyền hành: quyền định đoạt và điều hành công việc
Quyền lợi: quyền được hưởng những lợi ích nào đó về vật chất, tinh thần, chính trị, xã hội. 
Quyền lực: quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để đảm bảo thực hiện quyền ấy. (VD: Quốc hội là cơ quan quyền ực cao nhất)
Nhân quyền: những quyền căn bản của con người (tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại,..)
Thẩm quyền: quyền xem xét để kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật. (VD: Thẩm quyền xét xử của toà án)
Bài tập 2
Cách thực hiện tương tự BT1: HS đọc yêu cầu của BT2. GV cùng HS sử dụng từ điển để tìm hiểu nghĩa một số từ các em chưa hiểu. HS phát biểu ý kiến trả lời câu hỏi của bài tập. GV chốt lại lời giải đúng: Từ đồng nghĩa với bổn phận là nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự.
Bài tập 3
-Một HS đọc yêu cầu của BT3.
- HS đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi, so sánh với các điều luật trong bài Luật Bảo vệ, chăm sóc  ... Luyện tập : 
Bài1 :
 Cho HS tự làm rồi chữa bài. Trong quỏ trỡnh chữa bài GVcủng cốvề thứ tự thực hiện cỏc phộp tớnh trong một số dạng biểu thức cú chứa phộp cộng, phộp trừ. . 
Bài 2 : Cho HS tự làm rồi chữa bài. 
x + 3,5 = 4,72 + 2,28 b) x - 7,2 = 3,9 + 2,5
 x + 3,5 = 7 x - 7,2 = 6,4
 x = 7 - 3,5 x = 6,4 + 7,2
 x = 3,5 x = 3,6 
 Bài 3 : 
- Cho HS tự nờu túm tắt bài toỏn rồi giải và chữa bài. 
-GV củng cố kiến thức diện tớch hỡnh thang .
Bài 4 : Cho HS nờu túm tắt bài toỏn rồi làm bài và chữa bài. 
Bài giải
Thời gian ễ tụ chở hàng đi trước ễ tụ du lịch là : 8 - 6 = 2 (giờ)
Quóng đường ễ tụ chở hàng đi trong 2 giờ là : 45 x 2 = 90 (km)
Sau mỗi giờ ễ tú du lịch đến gần ễ tụ chở hàng là : 60 - 45 = 1 5 (km)
Thời gian ễ tụ du lịch đi để đuổi kịp ễ tụ chở hàng là : 90 : 5 = 6 (giờ)
ễ tụ du lịch đuổi kịp ễ tụ chở hàng lỳc : 8 + 6 = 14 (giờ)
Đỏp sụ :14 giờ hay 2 giờ chiều.
 Bài 5. Cho HS làm bài và chữa bài tại lớp (nếu cú thời gian) hoặc cho HS tự làm bài khi tự học. 
3. Củng cố dặn dũ : GV nhận xột tiết học .Yờu cầu HS chuẩn bị bài sau .
Luyện từ và câu
ôn tâp về dấu câu (Dấu gạch ngang)
I- Mục tiêu 
1. Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở lớp 4 về dấu gạch ngang.
2. Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
II - đồ dùng dạy – học
- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang (Tiếng Việt 4, tập hai, tr. 45)
- Bút dạ và 1 vài tờ phiếu khổ to ghi bảng tổng kết về 3 tác dụng của dấu gạch ngang để HS làm BT1.
- Một tờ phiếu khổ to viết những câu văn có dấu gạch ngang ở BT2.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: 
- Kiểm tra bài cũ
Hai, ba HS đọc đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật út Vịnh – tiết LTVC trước.
-Giới thiệu bài:
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài 
Bài tập 1
- Một HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- GV mời 1-2 HS giỏi nói nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang.
- HS đọc từng câu văn, làm bài vào VBT, nhắc HS chú ý xếp câu có dấu gạch ngang vào ô thích hợp sao cho nói đúng tác dụng của dấu gạch ngang trong câu đó.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét nhanh.
- HS trình bày kết quả. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của bài (lệnh bài tập và mẩu chuyện Cái bếp lò)
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập:
+ Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Cái bếp lò
+ Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp.
- GV mời 1 HS đọc đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Cái bếp lò
- Cả lớp đọc thầm mẩu chuyện Cái bếp lò, suy nghĩ, làm bài vào VBT- các em xác định tác dụng của dấu gạch ngang dùng trong trường hợp. Cả lớp và GV nhận xét nhanh, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 5.Củng cố, dặn dò 
- HS nói lại 3 tác dụng của dấu gạch ngang. Dăn HS ghi nhớ kiến thức về dấu gạch ngang để dùng đúng dấu câu này khi viết bài.
- GV nhận xét tiết học. 
Lịch sử
ôn tập
i – mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay.
- ý nghĩa lịch sử của một số sự kiện lịch sử đã học.
II- đồ dùng dạy học:
Bản đồ Hành chính Việt Nam 
III – Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A - Kiểm tra bài cũ :
 3 HS nhắc lại bài cũ : HS ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945 và chiến thắng Điện Biên Phủ 1954
B - Dạy bài mới :
1/ Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của bài học .
2/ Hoạt động 1 (làm việc cả lớp)
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ”.
Câu 1 : Những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI.
Câu 2 : Các sự kiện lịch sử chính đã học trong chương trình lịch sử lớp 5
Câu 3 : Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diễn ra như thế nào?
Câu 4 : Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập thể hiện điều gì?
Câu 5 : Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri.
Câu 6 : Phong trào “Đồng khởi” có ý nghĩa gì?
Câu 7 : Tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước.
 Câu 8 : + Các nhân vật tiêu biểuđã học trong chương trình lịch sử lớp 5.
- GV tuyên dương HS trả lời tốt.
- GV nêu ngắn gọn: Từ sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
5/ Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học . 
- Yêu cầu HS chuẩn bị thi cuối học kì 2 .
Kĩ THUậT
Bài 29 Lắp ghép mô hình tự chọn (Tiết 2)
Hoạt động 2. Thực hành lắp ráp mô hình đã chọn
a) Chọn chi tiết
b) Lắp từng bộ phận
c) Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh
Hoạt động 3. Đánh gía sản phẩm
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em.
- GV nêu những tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK).
- Cử 2-3 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm theo 2 mức: hoàn thành (A), và chưa hoàn thành (B). Những HS hoàn thành sớm và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật hoặc những HS có sản phẩm mang tính sáng tạo (khác với mô hình gợi ý trong SGK.) được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+).
- GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăng trong hộp.
Gợi ý hai mẫu mô hình lắp ghép.
Gợi ý cách lắp bộ phận của hai mô hình trong SGK.
Mẫu 1. Lắp máy bừa
Mẫu 2. Lắp băng truyền
Thứ sáu ngày 08 tháng 5 năm 2009
TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I - MỤC TIấU: Giỳp HS tiếp tục củng cố cỏc kĩ năng thực hành tớnh nhõn, chia và vận dụng để tỡm thành phần chưa biết của phộp tớnh ; giải bài toỏn liờn quan đến tỉ số phần trăm. 
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
A . Bài cũ : Chữa bài tập 5 tiết trước 
B . Bài mới : 
1 .Giới thiệu bài : GV nờu mục tiờu của bài 
2. Luyện tập : 
 Bài1 : Cho HS tự thực hiện lần lượt cỏc phộp tớnh rồi chữa bài. 
 Bài 2 : Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn : 
0,12 x x = 6 b) x : 2,5 = 4 
 x = 6 : 0,12 x = 4 x 2,5 
 x = 50 x = 10 
Bài 3 : Cho HS tự nờu túm tắt bài toỏn rồi giải và chữa bài.
Bài giải
SỐ ki-lũ-gam đường cửa hàng đú đó bỏn trong ngày đầu là :
2400 :100 x 35 = 840 (kg)
SỐ ki-lũ-gam đường cửa hàng đú đó bỏn trong ngày thứ hai là :
2400 : 100 x 40 = 960 (kg)
SỐ ki-lụ-gam đường cửa hàng đú đó bỏn trong hai ngày đầu là :
840 + 960 = 1800 (kg)
SỐ ki-lụ-gam đường cửa hàng đú đó bỏn trong ngày thứ ba là : .
2400 - 800 = 600 (kg)
 Đỏp số : 600kg. 
 Bài 4 : Cho HS làm bài rồi chữa bài
Bài giải
Vỡ tiền lói bằng 20% tiền vốn, nờn tiền vốn là100% và 800 000 đồng bao gồm : 100% + 20% = 120% (tiền vốn) .
Tiền vốn để mua số hoa quả đú là : 800000 :120 x100 = 1500000 (đồng)
Đỏp số : 500 000 đồng. :
3. Củng cố dặn dũ : GV nhận xột tiết học .Yờu cầu HS chuẩn bị bài sau .
ĐỊA LÍ
ễN TẬP CUỐI NĂM (T2)
 I - MỤC TIấU : 
Học xong bài này, HS : 
- Nờu được một số đặc điểm tiờu biểu về tự nhiờn, dõn cư và hoạt động kinh tế của chõu Mĩ , chõu Đại Dương. 
- Nhớ được tờn một số quốc gia (đó được học) của cỏc chõu lục kể trờn. 
- Chỉ được trờn Bản đồ Thế giới cỏc chõu lục, cỏc đại dương và nước Việt Nam. 
 II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 Quả Địa cầu. Bản đồ thế giới
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
A/ Kiểm tra bài cũ : 
HS lờn bảng nhắc lại vị trớ và giới hạn chõu Á, chõu Âu, chõu Phi. 
B/ Dạy bài mới :
1/ Giới thiệu bài :
Từ bài cũ GV dẫn dắc vào nội dung ụn tập.
2/ Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp 
 Bước1 : GV gọi một số HS lờn bảng chỉ cỏc chõu lục, cỏc đại dương và nước Việt Nam trờn quả Địa cầu. 
- GV tổ chức cho HS chơi trũ : "Đối đỏp nhanh" để giỳp cỏc em nhớ tờn một số quốc gia đó học và biết chỳng thuộc chõu lục nào. ở trũ chơi này mỗi nhúm gồm 8 HS. 
 Bước 2 : GV sửa chữa và giỳp HS hoàn thiện phần trỡnh bày. 
3/ Hoạt động 2 : Làm việc theo nhúm 
 Bước 1 : HS cỏc nhúm thảo luận và hoàn thành bảng ở cõu 2b trong SGK. 
 Bước 2 : Đại diện cỏc nhúm bỏo cỏo kết quả làm việc của nhúm trước lớp. 
- GV kẻ sẵn bảng thống kờ (như ở cõu 2b trongVBT) lờn bảng và giỳp HS điền đỳng cỏc kiến thức vào bảng. 
4/ Củng cố - dặn dũ : 
- Nhận xột giờ học
-Dặn HS chuẩn bị thicuối học kỡ hai.
Tập làm văn
Trả bài văn tả người
I- Mục đích –yêu cầu 
1. HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người theo 3 đề đã cho (tuần 33): bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
2. Tự đánh giá được những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
II - đồ dùng dạy – học
-Bảng ghi ba đề bài của tiết Kiểm tra viết (tả người)
 - Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai 
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bàI 
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. GV nhận xét chung về kết quả làm bài cuả cả lớp. 
GVghi bảng 3 đề bài của tiết Kiểm tra viết(tả người) ; 
a) Nhận xét về kết quả làm bài của cả lớp
- Những ưu điểm chính:
+ Xác định đề bài :
+ Bố cục:
 +Diễn đạt :
Trình tự miêu tả:
- Những thiếu sót, hạn chế.:
b) Thông báo điểm số cụ thể
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS chữa bài. 
 GV trả bài cho từng HS.
a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
- Một số HS lên bảng chữ lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS cả lớp trao đổi về chữa bài trên bảng.GV chữa lại cho đúng (nếu sai)
b) Hướng dãn HS sửa lỗi trong bài.
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nhiệm vụ 2 và 3 của tiết Trả bài văn tả người (Chú ý yêu cầu về nội dung miêu tả - Chú ý nêu yêu cầu về cách diễn đạt).
HS viết lại các lỗi và sửa lỗi trên VBT– các em đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, đọc những chỗ thầy (cô) chỉ lỗi trong bài; phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình; viết lại các lỗi theo từng loại (lỗi chính tả, dùng từ, câu, diễn đạt,); sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo
- HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
- Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn – viết lại đoạn mở bài, kết bài hoặc viết lại một đoạn thân bài (đoạn tả ngoại hình hoặc đoạn tả hoạt động của nhân vật)
- HS tiếp nối nhau đọc lại đoạn văn viết lại. GV chấm điểm đoạn viết của một số HS.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết trả bài.
- Dặn HS luyện đọc lại các bài tập đọc, HTL; xem lại kiến thức về chủ ngữ và vị ngữ trong các kiểu câu kể Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?(đã học ở lớp 4) để chuẩn bị tốt cho tuần ôn tập và kiểm tra cuối năm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34.doc