Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 4

Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 4

I) MỤC TIÊU:

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:

+ Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài.

+ Đọc diễn cảm với giọng trầm, buồn; nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả hậu quả của chiến tranh hạt nhân và khát vọng sống của cô bé.

- Hiểu nội dung chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em .

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 978Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Thứ 2 ngày 13 tháng 9 năm 2010
tập đọc:
Những con sếu bằng giấy
I) mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:
+ Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài.
+ Đọc diễn cảm với giọng trầm, buồn; nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả hậu quả của chiến tranh hạt nhân và khát vọng sống của cô bé.
- Hiểu nội dung chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em .
II) đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III) các hoạt động dạy học:
A: Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra HS đọc bài "Lòng dân" và trả lời câu hỏi.
B: Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV dùng tranh giới thiệu chủ điểm và giới thiệu nội dung bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: Hướng dẫn HS luyện đọc theo quy trình đã học.
Chú ý: + HS cần đọc đúng: 100 000 người, Xa- da- cô Xa- xa- ki, Hi- rô- si- ma, Na- ga- da- ki.
 +Chia bài làm 4 đoạn:
Đoạn 1: Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật bản.
Đoạn 2: Hậu quả mà hai quả bom đã gây ra.
Đoạn 3: Khát vọng sống của Xa- da- cô Xa- xa- ki.
Đoạn 4: Ước vọng hoà bình của HS thành phố Hi- rô- si- ma.
b) Tìm hiểu bài:
Câu1: Xa- da- cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào?
(Từ khi Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản). GV giải thích thêm.
Câu2: Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
(... Ngày ngày gấp sếu,vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ 1000 con sếu bằng giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh).
Câu3:a) Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa- da- cô?
(Các bạn trên thế giới đã gấp những con sếu bằng giấy gửi tới cho Xa- da- cô).
 b) Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình?
(Khi cô bé chết, các bạn đã quyên góp tiền xây đài tưởng nhớ những nạn nhân đã bị bom nguyên tử sát hại...).
Câu4: Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa- da- cô?
(Chúng tôi căm ghét chiến tranh,...)
* Câu truyện muốn nói với các em điều gì?(Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em ).
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: Tiến hành như các tiết trước. Hướng dẫn HS đọc đoạn3 
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài.
 - GV nhận xét tiết học, dặn HS luyện đọc ở nhà và chuẩn bị bài sau.
chính tả:
Tuần 4
I) mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả "Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ". Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng (có nguyên âm đôi ia, iê).
II) đồ dùng dạy học:
 Vở bài tập Tiếng việt 5, tập 1.
III) các hoạt động dạy học:
A: Kiểm tra bài cũ:
 Yêu cầu học sinh điền vào mô hình cấu tạo vần của các tiếng: Chúng, tôi, mong, thế, giới, này, mãi, hoà, bình.
B: Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn chính tả nghe viết:
- GV đọc bài "Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ", HS theo dõi SGK.
- GV hướng dẫn học sinh viết các từ dễ viết sai lỗi (tên nước ngoài).
- GV đọc cho HS viết như các tiết trước.
- GV đọc cho HS soát bài chính tả.
- HS đổi vở soát bài của nhau, GV chấm 4-6 bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Bài 2: 
- HS đọc nội dung bài tập 2.
- Điền tiếng nghĩa, chiến vào mô hình cấu tạo vần.
- 2 HS lên bảng làm bài, ở dưới làm bài vào VBT rồi chữa bài.
Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở bài tập theo nhóm đôi.
- Một số nhóm trình bày bài của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung, GV chốt ý đúng.
* Quy tắc:
- Trong tiếng nghĩa (không có âm cuối); đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi.
- Trong tiếng chiến (có âm cuối); đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh vừa học.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc đánh dấu trong tiếng có nguyên âm đôi ia, iê để viết chính tả cho đúng và chuẩn bị bài sau.
Toán
Ôn tập và bổ sung về giải toán
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ ( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần) 
- Biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó bằng một trong hai cách “ Rút về đơn vị” hoặc “ Tìm tỉ số”.
II. Chuẩn bị: 
 Bảng phụ kẻ ví dụ trong SGK .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ.
- GV nêu bài toán trong SGK để HS tự làm rồi ghi kết quả vào bảng (kẻ sẵn vào bảng phụ). 
 - Cho HS quan sát bảng, sau đó nêu nhận xét: “Thời gian tăng bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng tưng lên bấy nhiêu lần”.
- Lưu ý: Chỉ nêu nhận xét trên, không nên quá nhấn mạnh mối quan hệ tỉ lệ giữa hai đại lượng, không đưa ra khái niệm, thuật ngữ “tỉ lệ thuận”.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài toán và cách giải.
- GV nêu bài toán . HS có thể tự giải được bài toán (như đã biết ở lớp 3).
- GV có thể nhấn mạnh các bước giải:
+ Bước 1: Tóm tắt bài toán: 
 2 giờ: 90 km
4 giờ: .... km?
+ Bước 2: Phân tích để tìm ra cách giải bằng cách “Rút về đơn vị” 
+ Bước 3: Trình bày bài giải (như SGK)
Nên hướng dẫn giải theo ba bước 
- GV gợi ý để HS tìm ra cách 2 : Tìm tỉ số
+ 4 giờ gấp mấy lần 2 giờ ? ( 4 : 2 = 2 ( lần ))
+ Như vậy quãng đường đi dược sẽ gấp lên mấy lần ? (2 lần)
+ Từ đó tính được quãng đường đi được trong 4 giờ: ( 90 x 2 = 180 ( km ))
Trình bày bài giải như SGK.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Yêu cầu HS giải bằng cách “Rút về đơn vị” tương tự như bài toán 1 (SGK). GV cho HS tự giải (có thể hướng dẫn đối với HS còn khó khăn).
Bài 2 : HS chọn cách làm thích hợp : Rút về đơn vị hoặc Tìm tỉ số - HS tự làm bài 
Bài 3: - Yêu cầu HS tự tóm tắt : (liên hệ về dân số)
- Từ đó giúp HS tìm ra cách giải bài toán (theo phương pháp tìm tỉ số)
VD : 4000 người gấp 1000 người số lần là : 
 4000 : 1000 = 4 (lần)
 Sau 1 năm số dân của xã đó tăng thêm là :
 21 4 = 84 (người)
Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò
 Ôn lại các bài tập đã làm.
 Thứ 3 ngày 14 tháng 9 năm 2010
luyện từ và câu:
Từ trái nghĩa
I. Mục tiêu
- HS hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau.
- Biết tìm từ trái nghĩa trong thành ngữ , tục ngữ và tìm từ trái nghĩa với từ cho trước. 
- Hs khá giỏi đặt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT3
II) đồ dùng dạy học:
 Vở bài tập Tiếng việt 5, tập 1.
III) các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 HS đọc đoạn văn tả màu sắc ở tuần trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung bài học.
2. Phần nhận xét:
Bài 1: HS dọc yêu cầu và nêu từ in đậm, GV ghi bảng: Phi nghĩa - chính nghĩa.
- HS so sánh nghĩa của 2 từ này ( HS được phép sử dụng từ điển).
+ Phi nghĩa: Trái với đạo lí. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, không được những người có lương tri ủng hộ.
+ Chính nghĩa: (ngược lại).
* Chính nghĩa và phi nghĩa là 2 từ có nghĩa trái ngược nhau. Đó là những từ trái nghĩa.
Bài 2: HS sử dụng từ điển để làm bài tập 2.
Lời giải: Sống/chết; vinh/ nhục.
Bài 3: HS đọc YC trao đổi nhóm, phát biểu ý kiến, chốt lại lời giải đúng.
(Cách dùng từ trái nghĩa tạo ra 2 vế tương phản, làm nổi bật quan niệm sống rất cao đẹp của người Việt Nam - Thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ.)
3. Phần ghi nhớ:
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
- Vài HS nhắc lại ghi nhớ (không nhìn SGK).
4 .Phần luyện tập:
Bài 1: - HS đọc yêu cầu và làm bài cá nhân vào VBT.
 - Lời giải: Đục/trong; đen/sáng; rách/lành; dở/hay.
Bài 2: Tiến hành như bài 1.
 Lời giải: Hẹp/rộng; xấu/đẹp; trên/dưới.
Bài 3: Tìm từ trái nghĩa.
HS trao đỏi nhóm làm bài rồi trình bày trước lớp; GV và HS chốt lại lời giải đúng.
a) Hoà bình/chiến tranh, xung đột,...
b) Thương yêu/ căm ghét, căm giận, căm thù, ghét bỏ, thù ghét, thù hằn,...
c) Đoàn kết/ chia rẻ, bè phái, xung khắc,...
d) Giữ gìn/phá hoại, phá phách, tàn phá, huỷ hoại,...
Bài 4: HS tự làm bài cá nhân rồi chữa bài.
5. Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại ghi nhớ.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học. Dặn HS , HTL các thành ngữ, tục ngữ trong bài.
Toán: 
 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ bằng một trong hai cách “ Rút về đơn vị” hoặc “ Tìm tỉ số”.
 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn cách giải dạng toán có liên quan đến tỉ lệ 
- HS nêu 2 cách giải dạng toán này
+ Rút về đơn vị
+ Tìm tỉ số 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Yêu cầu HS biết tóm tắt bài toán rồi giải bằng cách “rút về đơn vị”, chẳng hạn:
Tóm tắt
Bài giải
12 quyển: 24 000 đồng
Giá tiền 1 quyển vở là:
30 quyển: .......... đồng?
24 000 : 12 = 2000 (đồng)
Số tiền mua 30 quyển vở là:
2000 30 = 60 000 (đồng)
Đáp số: 60 000 (đồng)
Bài 2: Yêu cầu HS biết 2 tá bút chì là 24 bút chì, từ đó dẫn ra tóm tắt:
24 bút: 15000 đồng
8 bút : ............ đồng?
Sau đó có thể dùng cách “rút về đơn vị” hoặc cách “tìm tỉ số” để giải 
Gọi HS lên chữa cả 2 cách
Bài 3: HS tự giải bằng cách rút về đơn vị
 Bài giải:
Một ô tô chở được số học sinh là:
 120 : 3 = 40 (học sinh)
Để chở 160 học sinh cần dùng số ô tô là:
 160 : 40 = 4 (ô tô)
Bài 4: Cho HS tự giải bài toán (tương tự như bài 3), nên chọn cách giải “Rút về đơn vị”, chẳng hạn:
Số tiền trả cho 1 ngày công là:
 27 000 : 2 = 36 000 (đồng)
Số tiền trả cho 5 ngày công là:
 36 000 5 = 180 000 (đồng)
Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò
 - Ôn lại các bài tập đã làm.
 - Về làm bài tập trong VBT.
kể chuyện:
Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nói: 
Dựa vào lời kể của GV, những hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh để kể lại câu chuyện "Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai".
- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: 
+ Ca ngợi người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
+ Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. 
II) đồ dùng dạy học: 
 Bảng lớp viết sẵn ngày, tháng, năm xảy ra vụ thảm sát Sơn Mỹ (16-3-1968); tên của những người Mĩ trong câu chuyện.
 - Tranh minh hoạ.
III) các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
 1 HS kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.
B. Dạy bài mới: 
1.Giới thiệu bài: 
 GV giới thiệu nguồn gốc bộ phim.
2. Giáo viên kể chuyện: (2 lần)
- GV kể lần 1: 
 Kể chậm rãi, kết hợp chỉ lên dòng chữ ghi ngày, tháng năm, tên riêng kèm chức vụ, công việc của những người lính Mĩ.
- GV kể lần2: 
 Kể kết hợp giới thiệu từng hình ảnh minh hoạ trong tranh.
+ Đoạn 1: Hình 1.
+ Đoạn 2: Hình 2.
+ Đoạn 3: Hình 3.
+ Đoạn 4: Hình 4 và 5.
+ Đoạn 5: Hình 6 và 7. 
3. Hướng dẫn học sinh k ... 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn cách giải dạng toán liên quan đến tỉ lệ dạng 2
- HS nêu cách làm dạng toán quan hệ tỉ lệ:
 + Rút về đơn vị
 + Tìm tỉ số
- Nhiều HS nhắc lại cách làm.
Hoạt động 2 : Thực hành
Bài 1: Yêu cầu HS biết tóm tắt rồi giải bài toán bằng cách “Tìm tỉ số”, chẳng hạn :
Tóm tắt
Bài giải
3000 đồng/quyển : 25 quyển
3 000 đồng gấp 1 500 đồng số lần là:
1500 đồng /quyển : ...quyển?
3 000 : 1 500 = 2 (lần)
Nếu mua với giá 1 500 đồng 1 quyển thì mua được số quyển vở là:
25 2 = 50 (quyển)
 Đáp số: 50 quyển
Bài 2: (liên hệ với giáo dục dân số) GV gợi ý để HS tìm ra cách giải bài toán (trước hết tìm số tiền thu nhập bình quân hàng tháng khi có thêm 1 con, sau đó tìm số tiền bình quân hàng tháng bị giảm đi bao nhiêu)
Với gia đình có 3 người thì tổng thu nhập của gia đình là :
 800 000  3 = 2 400 000 (đồng)
Với gia đình có 4 người mà tổng thu nhập không đổi thì bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người là:
 2 400 000 : 4 = 600 000 (đồng)
Như vậy bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người bị giảm đi là:
 800 000 – 600 000 = 200 000 (đồng)
Bài 3: -Yêu cầu HS tự tìm hiểu đề rồi giải, chẳng hạn:
+ Trước hết tìm số người đào mương sau khi bổ sung thêm người là bao nhiêu?
+ Sau đó giải baì toán bằng cách tìm tỉ số.
Bài 4: Yêu cầu HS biết tóm tắt rồi giải bài toán, chẳng hạn:
Tóm tắt
Bài giải
Mỗi bao 50kg : 300 bao
Xe tải có thể chở được số ki – lô - gam là :
Mỗi bao 75kg : ... bao?
50 300 = 15 000 (kg)
Xe tải có thể chở được số bao 75kg là:
15 000 : 75 = 200 (bao)
 Đáp số: 200 bao
Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò
 Về làm bài tập trong VBT.
luyện từ và câu:
Luyện tập về từ trái nghĩa
I. Mục tiêu:
 - HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2 , BT3.
- Biết tìm từ trái nghĩa để miêu tả ở BT4, đặt câu với mỗi cặp từ trái nghĩa tìm được.
II)đồ dùng dạy học: 
 VBT tiếng việt 5, tập 1.
III) các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 HS đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở BT1,2 tiết trước.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
 GV nêu mục đích ,yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: - HS thảo luận nhóm và làm BT1 vào vở BT
 - HS chữa miệng, chốt lại lời giải đúng.
+ Ăn ít ngon nhiều: Ăn ngon, có chất lượng tốt hơn là ăn nhiều mà không ngon.
+ Ba chìm bảy nổi: Cuộc đời vất vả.
+ Nắng chóng trưa, mưa chóng tối: Trời nắng có cảm giác chóng đến trưa, trời mưa có cảm giác tối đến nhanh.
+ Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuôỉ cho: Yêu trẻ thì trẻ hay đến nhà chơi, nhà lúc nào cũng vui vẻ; kính trọng tuổi già thì mình cũng được thọ như người già.
Bài 2: HS làm bài cá nhân vào VBT.
 Các từ trái nghĩa với từ in đậm là: Lớn, già, dưới, sống.
Bài 3: Hướng dẫn HS làm bài như bài 2.
- Các từ trái nghĩa với mỗi ô trống: Nhỏ, vụng, khuya.
- HS học thuộc 3 thành ngữ, tục ngữ.
Bài 4: HS đọc yêu cầu của BT 4.
- GV gợi ý: Những từ trái nghĩa thường có cấu tạo giống nhau (Cùng là từ đơn hay từ phức, cùng là từ phức hay từ láy) sẽ tạo ra cặp đối xứng đẹp hơn.
VD:
a) Tả hình dáng: + Cao/thấp, cao/lùn, cao vống/lùn tịt,...
+To/bé, to xụ/bé tí, to kềnh/bé tẹo,...
b) Tả hành động: Khóc/cười, đứng/ngồi, lên/xuống, vào/ra,...
Bài 5: HS đọc yêu cầu.
- GV giải thích: + Có thể đặt 1 câu chứa cả cặp từ trái nghĩa.
 + Có thể đặt 2 câu mỗi câu chứa 1 từ.
- HS làm bài .
- HS đọc và chữa bài (GV ghi một vài câu hay lên bảng).
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dăn học sinh ghi nhớ kiến thức vừa học và chuẩn bị bài sau.
Kĩ THUậT:
Thêu dấu nhân (Tiết 2)
I. Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân . Các mũi thêu tương đối đều nhau . Thêu được ít nhất 5 dấu nhân . Đường thêu có thể bị dúm.
 - Yêu thích và tự hào với sản phẩm làm được.
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu thêu dấu nhân (được thêu bằng len, sợi trên vải hoặc tờ bìa khác màu . Kích thước mũi thêu khoảng 3-4 cm).
- Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 35 cm x 35 cm.
+ Kim khâu len.
+ Len (hoặc sợi) khác màu vải.
+ Phấn màu,bút màu, thước kẻ, kéo, khung thêu .
III- Các hoạt động dạy học – học 
Hoạt động 1. HS thực hành
- Gọi HS nhắc lại cách thêu dấu nhân. yêu cầu HS thực hiện thao tác thêu 2 mũi thêu dấu nhân.
- GV nhận xét và hệ thống lại cách thêu dấu nhân. hướng dẫn nhanh một số thao tác trong những điểm cần lưu ý khi thêu dấu nhân.
- GV lưu ý thêm: Trong thực tế, kích thước của các mũi thêu dấu nhân chỉ bằng hoặc kích thước của mũi thêu các em đang học. Do vậy, sau khi học thêu dấu nhân ở lớp, nếu thêu trang trí trên váy, áo, túi, các em nên thêu các mũi thêu có kích thước nhỏ để đường thêu đẹp.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS, nêu các yêu cầu của sản phẩm (ở mục III – SGK ) và Thời gian thực hành (khoảng 50 phút).
- HS thực hành thêu dấu nhân. Có thể tổ chức cho HS thực hành theo nhóm, theo cặp để các em trao đổi, học hỏi lẫn nhau.Trong quá trình HS thực hành, GV quan sát, uốn nắn cho những HS còn lúng túng.
Hoạt động 2. Đánh giá sản phẩm.
- GV tổ chức cho các nhóm hoặc chỉ định một số HS trưng bày sản phẩm.
- GV nêu yêu cầu đánh giá (ghi trong SGK)
- Cử 2-3 HS lên đánh giá sản phẩm được trưng bày.
- GV đánh giá, nhận xét kết quả thực hành của HS theo 2 mức: hoàn thành (A) và chưa hoàn thành (B). Những HS hoàn thành sớm, đính khuy đúng kĩ thuật, chắc chắn và vượt mức quy định được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+).
Hoạt động 3. Nhận xét – dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thêu dấu nhân của HS.
- Dặn dò HS chuẩn bị một mảnh vải, kim, chỉ, kéo, bút chỉ để học bài “Cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản”
Thứ 6 ngày 17 tháng 9 năm 2010
Toán 
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: - Biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó bằng một trong hai cách “ Rút về đơn vị” hoặc “ Tìm tỉ số”..
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Hoạt động 1: Ôn cách giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số.
Bài 1+ 2: Yêu cầu củng cố cách giải bài toán liên quan đến tỉ số. HS tự giải cả hai bài. GV chỉ nên chốt lại các bước giải chung cả hai loại:
+ Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ.
+ Tìm số phần bằng nhau của tổng (hiệu).
+ Tìm số thứ nhất (dựa vào tỉ số) rồi tìm số thứ hai (dựa vào tổng hay hiệu).
- HS tự làm bài.
- GV quan sát, giúp HS yếu.
2. Hoạt động 2: Ôn cách giải dạng toán liên quan đến tỉ lệ.
- GV hỏi có mấy cách giảng dạy toán này? HS nêu các cách giải.
- Rút về đơn vị
- Tìm tỉ số
Bài 3 Yêu cầu: củng cố cách giải bài toán liên quan đến tỉ lệ. HS tự giải cả hai bài. GV chỉ nêu chốt lại các bước giải khái quát:
+ Phân tích đề bài để tìm ra mối quan hệ tỉ lệ giữa hai đại lượng trong đề toán (cùng tăng, giảm hay ngược lại ...)
+ Phân tích để tìm ra cách giải “Rút về đơn vị” hay “Tìm tỉ số”.
+ Trình bày bài giải 
- Gọi HS lên bảng làm.
- GV chữa chung.
Bài 4 : HS nêu cầu sau đó tóm tắt
HS tự tìm cách giải quyết : Tìm tỉ số
3. Hoạt động3: Củng cố – dặn dò. Về làm bài tập trong VBT.
Tập làm văn:
Tả cảnh
(Kiểm tra)
I. Mục tiêu:
 Học sinh biết viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.
II) đồ dùng dạy học:
- Giấy kiểm tra.
- Bảng lớp viết đề bài, cấu tạo của bài văn tả cảnh.
Mở bài:
 Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
Thân bài: 
 Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
Kết bài: 
 Nêu lên nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
III) các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
 GV nêu mục tiêu của tiết kiểm tra.
2. Ra đề:
 - GV ra cả 3 đề trong sách giáo khoa để học sinh lựa chọn và viết bài.
Đề 1: Tả cảnh một buổi sáng (trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường làng, trên cánh đồng).
Đề 2: Tả một cơn mưa.
Đề 3: Tả ngôi trường em đang học (hay ngôi nhà của em, phòng ở của gia đình em,...)
 - HS đọc đề bài, tự chọn 1 trong 3 đề bài để làm. 
 - GV nhắc HS : Có thể chọn một trong ba đề trên để làm bài nhưng các em nên chọn đề các em đã làm ở tiết trước.
3. HS làm bài:
 - HS tự lựa chọn 1 trong 3 đề để viết thành một bài văn hoàn chỉnh vào bài kiểm tra.
 - GV nhắc học sinh cách trình bày một bài văn cho hợp lí.
4. Thu bài:
 - GV nhắc HS đọc lại bài soát lỗi trước khi nộp bài.
 - GV thu toàn bộ bài về nhà chấm.
5. Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét, đánh giá tiết học.
 - Dặn học sinh chuẩn bị bài tuần sau 5 (Luyện tập làm báo cáo thống kê).
ĐỊA Lí
SễNG NGềI
I - MỤC TIấU : Học xong bài này,HS : 
- Chỉ được trờn bản đồ (lược đồ) một số sụng chớnh của VN.
Trỡnh bày được một số đặc điểm chính và vai trò của sụng ngũi VN.
Biết được vai trũ của sụng ngũi đối với đời sống SX.
Hiểu và lập được mối quan hệ địa lớ đơn giản giữa khớ hậu với sụng ngũi.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bản đồ địa lý tự nhiờn VN.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
A/ Kiểm tra bài cũ :
 - Khớ hậu nước ta cú đặc điểm như thế nào ?
- Khớ hậu nước ta cú ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh hoạt ?
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học 
2/ Hoạt động 1 : Tìm hiểu nước ta cú mạng lưới sụng ngũi dày đặc(làm việc cỏ nhõn, cặp)
Bước 1 : HS quan sỏt H1 SGK, trả lời cỏc cõu hỏi:
- Nước ta cú nhiều sụng hay ớt sụng so vúi cỏc nước mà em biết?
- Kể tờn và chỉ trờn H1 vị trớ một số sụng ở VN.
- Ở miền Bắc và miền Nam cú những sụng lớn nào?
- Nhận xột về sụng ngũi ở miền Trung.
Bước 2 : HS lờn bảng chỉ trờn BĐ Địa lớ TN VN cỏc sụng chớnh: sụng Hồng, sụng Thỏi Bỡnh, sụng Mó, sụng Cả, sụng Đà Rằng, sụng Tiền, sụng Hậu, sụng Đồng Nai.
G/V chốt ý : Mạng lưới sụng ngũi nước ta dày đặc và phõn bố rộng khắp trờn cả nước.
3/ Hoạt động 2 : Tìm hiểu sụng ngũi nước ta cú lượng nước thay đổi theo mựa. Sụng cú nhiều phự sa (Làm việc theo nhúm)
Bước 1 : HS trong nhúm đọc SGK, quan sỏt hỡnh 2, hỡnh 3 hoàn thành PBT - SGV / 86.
Bước 2 : Đại diện cỏc nhúm trỡnh bày kết quả làm việc –HS khỏc bổ sung; GV sửa chữa kết luận.
-Màu nước của con sụng địa phương em vào mựa lũ và mựa cạn cú khỏc nhau khụng? Tại sao?
4/ Hoạt động 3 : Tìm hiểu vai trũ của sụng ngũi (Làm việc cả lớp)
- Kể về vai trũ của sụng ngũi?
- Chỉ vị trớ 2 đồng bằng lớn và những con sụng bồi đắp nờn chỳng; Vị trớ nhà mỏy thủy điện Hũa Bỡnh, Y-ta-ly và Trị An.
- GV kết luận: Rỳt ra bài học SGK
5/ Củng cố, dặn dũ : Sụng ngũi nước ta cú đặc điểm gỡ? 
- GV nhận xét tiết học .
- Yêu cầu :Về nhà học bài và đọc trước bài :Vựng biển nước ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of Tuan 4.doc