Giáo án Các môn lớp 5 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 17

Giáo án Các môn lớp 5 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 17

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 1. Đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chông đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn.

 2. Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thốn

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn lớp 5 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Ngày soạn 18/12/09
Ngày giảng 21/12/09 Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009
 Tập đọc
 Ngu Công xã Trịnh Tường
I- Mục đích yêu cầu:
 1. Đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chông đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn.
 2. Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thốn
II- Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Thầy cúng đi bệnh viện.
3- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài:Nêu mục đích yêu cầu 
b-Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Mời 1 HS giỏi đọc.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Gọi đại diện nhóm đọc bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
*Tìm hiểu bài: 
+Ông Lìn làm thế nào đưa nước về thôn?
+Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào? 
+Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ nguồn nước?
+Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Gọi HS nêu nội dung chính của bài.
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
*Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 trong nhóm.
- Thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về đọc lại bài và học bài.
- Báo cáo sĩ số: . Hát.
- HS đọc bài và TLCH, lớp nhận xét.
- HS giỏi đọc cả bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp luyện phát âm và đọc từ chú giải.
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- Đại diện nhóm đọc bài.
- Theo dõi.
-Tìm nguồn nước, đào mương dẫn nước..
-Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước ; không làm nương nên không còn hịên tượng
-Ông hướng dẫn cho bà con trồng cây Thảo quả.
- Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, ...
- HS nêu.
- 1-2 HS đọc lại.
- HS nối tiếp đọc bài.
- HS tìm giọng đọc diễn cảm mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
Toán
Luyện tập chung
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 -Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân.
-Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II- Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
* Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào? 
2- Dạy bài mới:
Bài 1(79)Phần b,c không yêu cầu HS yếu
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào bảng con. 
- GV nhận xét.
Bài 2 (79) Phần b không yêu cầu HS yếu
- Mời một HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét củng cố về thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
Bài 3 (79)
- Gọi HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số và cách tìm một số % của một số.
- Cho HS làm vào vở.
- GV thu chấm vở HS.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
Bài 4 (80) 
- Gọi HS nêu cách thực hiện.
- Cho HS khoanh bằng bút chì vào SGK. 
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét, kết luận. 
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.
- HS nêu, lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- Theo dõi.
- HS làm vào bảng con. 
*Kết quả:
 a) 5,16; b) 0,08; c) 2,6
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu, lớp theo dõi.
- HS làm bài vào nháp.
- HS chữa bài, lớp nhận xét.
a. 65,68; b. 1,5275
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách thực hiện, lớp theo dõi.
- HS làm bài vào vở.
- Theo dõi.
- Chữa bài.
 Đáp số: a) 1,6% ; b) 16129 người
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu, lớp theo dõi.
- HS làm bài.
- HS chữa bài, nhận xét.
*Kết quả:
 Khoanh vào c.
Địa lí
Ôn tập học kì I
I- Mục tiêu: Ôn củng cố giúp HS nhớ lại:
	- Vị trí và giới hạn, đặc điểm của khí hậu, đặc điểm về dân tộc của nước ta.
	- Đặc điểm một số ngành kinh tế của nước ta.
	- Giao thông vận tải và các hoạt động thương mại.
II-Đồ dùng dạy học: 
 - Phiếu học tập.
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra .
2- Dạy bài mới:
a- Giới thệu bài: Nêu mục đích yêu cầu 
b- Ôn tập:
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS ôn tập:
-Vị trí và giới hạn của nước ta?
- Nêu đặc điểm của khí hậu nước ta?
-Tìm hiểu về các dân tộc của nước ta.
-Tìm hiểu về ngành trồng trọt, ngành công nghiệp và thủ công nghiệp của nước ta.
- Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì?
- Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào?
-Thương mại gồm các hoạt động nào? Thương mại có vai trò gì?
- GV nhận xét, kết luận.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về học bài để giờ sau kiểm tra
- Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam á.
- Phần đất liền giáp với Lào, Trung Quốc, Thái Lan.
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa
- Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất.
Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên.
- ở nước ta, lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất.
Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Trồng rừng, khai thác,...
- Đường bộ, sắt, biển, sông, hàng không.
- Gồm có hoạt động nội thương và ngoại thương. Thương mại có vai trò là cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.
Kĩ thuật
Thức ăn nuôi gà
 I- Mục tiêu: Qua bài học HS phải : 
- Liệt kê được tên 1 số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Nêu được tác dụng và sử dụng 1 số thức ăn thường dùng nuôi gà.
- Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.
II- Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ 1 số loại thức ăn chủ yếu nuôi gà.
-1 số mẫu thức ăn nuôi gà.
- Phiếu học tập và phiếu đánh giá kết quả học tập.
III- Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học 2. Dạy bài mới: 
a. Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà : 
- Động vật cần những điều kiện nào để tồn tại , sinh trưởng và phát triển? 
- Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu?
- Tác dụng của thức ăn đối với cơ thể? 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà : 
- Kể tên các loại thức ăn nuôi gà ?
Hoạt động 3 : Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà : 
- Gọi HS đọc mục 2 SGK
- Thức ăn của gà được chia làm mấy loại? Hãy kể tên các loại thức ăn?
- Phát phiếu, yêu cầu HS thảo luận về tác dụng và cách sử dụng các loại thức ăn nuôi gà? 
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. 
3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét giờ học 
- Nhắc HS vận dụng bài học vào nuôi gà
Nước, không khí, ánh sáng và các chất dinh dưỡng.
- Từ nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượngđể duy trì và phát triển cơ thể của gà. Khi nuôi gà cần cung cấp đầy đủ các loại thức ăn thích hợp.
- Thóc, ngô, tấm, gạo, khoai, sắn, rau xanh, cào cào, châu chấu, ốc, tép, vừng, bột khoáng 
- HS đọc mục 2 SGK
- 5 nhóm : Nhóm thức ăn cung cấp : chất bột đường; chất đạm; chất khoáng;
vi ta min; thức ăn tổng hợp.
- HS thảo luận, ghi kết quả vào phiếu.
- HS nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Trong các nhóm thức ăn trên thì nhóm thức ăn cung cấp chất bột đường cần cho ăn thường xuyên và nhiều vì là thức ăn chính. Các nhóm thức ăn khác cũng phải cung cấp thường xuyên (riêng chất khoáng chỉ cho gà ăn 1 lượng rất ít)
Ngày soạn 18/12/09
Ngày giảng 22/12/09 Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2009
Luyện từ và câu
Ôn tập về từ và cấu tạo từ
I- Mục đích yêu cầu :
1. Củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm).
2. Nhận biết từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. Tìm được từ đồng nghĩa với từ đã cho. Bước đầu biết giải thích lí do lựa chọn từ trong văn bản.
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Giấy khổ to ghi nội dung ghi nhớ.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: HS làm BT3 tiết LTVC trước.
2- Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích y/cầu 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1 
- Trong TVcó những kiểu cấu tạo từ nào? 
- GV dán tờ phiếu ghi nội dung ghi nhớ. 
- Cho HS làm bài theo nhóm.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
Bài tập 2
- Cho HS nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm?
- GV dán tờ phiếu ghi nội dung ghi nhớ.
- Cho HS trao đổi nhóm. 
- Mời đại diện các nhóm HS trình bày.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài tập 3 
- Cho HS làm bài theo tổ.
- Mời đại diện các tổ trình bày.
- Gv nhận xét,chốt lời giải đúng.
Bài tập 4 
- Yêu cầu HS suy nghĩ, làm bài tập 
- Gọi HS đọc câu thành ngữ, tục ngữ hoàn chỉnh.
- GV nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về ôn lại kiến thức vừa học. 
- 2 HS chữa bài, lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- HS đọc.
- HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
* Từ đơn: hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, cha, dài, bóng, con,..
Từ ghép: Cha con, mặt trời, chắc nịch,...
Từ láy: rực rỡ, lênh khênh,...
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu, lớp theo dõi.
- HS đọc.
- HS trình bày, lớp nhận xét.
*a) đánh trong các từ ngữ phần a là một từ nhiều nghĩa.
b) trong veo trong vắt, trong xanh là những từ đồng âm.
c) đậu trong các từ phần c là những từ đồng âm với nhau.
- HS đọc yêu cầu và đoạn văn.
- HS làm bài, trao đổi kết quả
- HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
a)- Các từ đồng nghĩa với tinh ranh là tinh nghịch, tinh khôn, ranh mãnh, ranh ma,
 - Các từ đồng nghĩa với dâng là tặng, hiến, nộp, biếu, đưa,
 - Các từ đồng nghĩa với êm đềm là êm ả, êm ái,
b)- Không thể thay từ tinh ranh bằng từ.
- HS nêu yêu cầu.
- HS suy nghĩ, làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc.
*Lời giải:
Có mới nới cũ. / Xấu gỗ, tốt nước sơn. / Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.
Toán
Luyện tập chung
I-Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính.
- Ôn tập chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
II- Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
* Nêu cách cộng, trừ hai số tỉ số phần trăm?
2- Dạy bài mới:
Bài 1 (80) 
- Yêu cầu HS nêu cách viết các hỗn số thành số thập phân
- Cho HS làm vào bảng con. 
- GV nhận xét.
Bài 2 (80) Tìm x
- Gọi HS nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét.
Bài 3 (80
- Cho HS nhắc lại cách cộng, trừ ...  đoạn văn, bài văn hay.
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý sáng tạo của hs trong lớp ( hoặc ngoài lớp sưu tầm được).
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS viết lại bài văn cho hay hơn.
- 2 HS đọc, lớp nhận xét.
- HS theo odĩ, đọc đề bài.
- HS đọc bảng phụ
- HS sửa lỗi trên bảng phụ. HS khác chữa vào nháp.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét bài chữa.
- HS tự đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, phát hiện thêm lỗi trong bài của mình và sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát việc sửa lỗi.
- HS theo dõi, trao đổi thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn : đoạn văn tả ngoại hình, tính tình hoặc hoạt động của nhân vật, đoạn mở bài hoặc kết bài.
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I- Mục đích, yêu cầu:
 - Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
 - Hiểu đúng nội dung câu chuyện, biết trao đổi với các bạn ý nghĩa của câu chuyện.
 - Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II- Đồ dùng dạy học 
 - Một số sách, truyện, báo liên quan (GV và HS sưu tầm được)
III- Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS kể lại câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
- GV nhận xét, cho điểm.
2 – Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
- Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS.
b. Hướng dẫn HS kể chuyện.
- Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu.
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hay được đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
- GV nhắc HS: Giới thiệu với các bạn tên câu chuyện (tên nhân vật trong câu chuyện) em chọn kể; cho biết em đã nghe, đã đọc câu chuyện đó ở đâu, vào dịp nào.
- Kể diễn biến câu chuyện.
- Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện. 
* HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
+ GV quan sát cách kể chuyện của HS, uốn nắn, giúp đỡ các em kể chuyện đạt các yêu cầu của tiết học.
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Cả lớp bình chọn người kể hay nhất trong giờ.
- 1; 2 HS kể, lớp theo dõi.
- HS đọc đề bài, gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
- HS đọc toàn bộ phần Gợi ý trong SGK. Cả lớp đọc thầm. Tìm một câu chuyện đúng đề tài, đúng là câu chuyện em đã được nghe, đã đọc; xếp lại các tình tiết cho đúng với diễn biến trong truyện.
+ 4, 5 HS tiếp nối nhau nói trước lớp tên câu chuyện sẽ kể. GV nhận xét nhanh câu chuyện các em đã chọn có đúng yêu cầu của bài không.
+ HS kể chuyện trong nhóm. Sau mỗi câu chuyện, các em cần trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ Mỗi nhóm cử một đại diện thi kể chuyện trước lớp.
+ Mỗi HS kể chuyện xong đều phải trả lời trước lớp câu hỏi của các bạn về nội dung truyện. 
+ Cả lớp nhận xét, tính điểm về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện, khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
Toán
Hình tam giác
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhận biết đặc điểm của hình tam giác: có ba đỉnh, ba góc, ba cạnh.
- Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc)
- Nhận biết đáy và chiều cao (tương ứng) của hình tam giác.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Các dạng hình tam giác. Êke
III. Hoạt động dạy học 
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 Dùng máy tính bỏ túi tính:
a. 28% của 65,4 
b. Tìm một số biết 15% của nó là 37,5
2. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác:
 A
 B C
- Yêu cầu HS xác định các góc, đỉnh, cạnh của hình tam giác.
- GV ghi bảng, vài HS nhắc lại:
- Các đỉnh: A, B, C
- Các góc: A, B, C
- Các cạnh: AB, BC, AC
2. Giới thiệu ba dạng hình tam giác (theo góc):
- Tam giác có ba góc nhọn
- Tam giác có một góc tù và hai góc nhọn
3. Giới thiệu đáy và đường cao:
Cạnh đối diện với một đỉnh gọi là đáy của tam giác. Bất kỳ cạnh nào của tam giác cũng có thể là đáy của tam giác.
Tam giác có cạnh đáy trùng với một dòng kẻ ngang và chiều cao (tương ứng) trùng với một đường kẻ dọc tương ứng là AH
Ví dụ: Tam giác ABC có đáy BC và chiều cao AH
Độ dài đoạn thẳng từ đỉnh (A) vuông góc với đáy tương ứng (BC) gọi là chiều cao của hình tam giác (ABC).
4. Thực hành:
Bài 1(85)
- Gv cho HS đọc tên tam giác 
Bài 2(85) 
Bài 3(85) Không yêu cầu HS yếu. 
a) Hình chữ nhật AEHD có 16 ô vuông; hình tam giác EHD có 8 ô vuông; hình tam giác AED có 8 ô vuông.
Vậy diện tích hình tam giác AED bằng diện tích hình tam giác DEH.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Về nhà học bài
- HS làm bài. 2 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi.
- GV giới thiệu đặc điểm của từng dạng.
- Tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn.
- Giới thiệu đường cao tam giác.
 A
 B C
 H 
- HS tự làm, nêu miệng.
*Tam giác ABC:
- Góc: A, B, C
-Cạnh AB, AC, BC
*Tam giác DEG, KMN tương tự.
- HS thưc hiện tương tự như bài 1
*Tam giác ABC:
- Đáy AB và chiều cao CH
- HS tự làm.
- Chữa bảng : yêu cầu HS giải thích cách đếm và so sánh diện tích.
b) Hình vuông EBCH có 16 ô vuông; Hình tam giác EHC có 8 ô vuông; hình tam giác EBC có 8 ô vuông.
Vậy diện tích EBC bằng tam giác EHC.
c) Hình chữ nhật ABCD có 32 ô vuông; Hình tam giác EDC có 16 ô vuông.
Vậy diện tích hình chữ nhật ABCD bằng 2 lần diện tích hình tam giác DEC.
Giáo dục tập thể
Sơ kết tuần
I- mục tiêu :
 - Đánh giá tình hình học tập, các hoạt động và nề nếp của lớp trong tuần
 - Đề ra phương hướng, kế hoạch hoạt động của, tuần tới.
 - Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập, tinh thần xây dựng lớp.
II- Các hoạt động:
1. Tổ chức : Hát
2. Nội dung :
 Giáo viên nhận xét, đánh giá chung- Sơ kết các hoạt động trong tuần của lớp
*Nề nếp:- Đã ổn định ổn định nề nếp 
 - Duy trì tốt các hoạt động tập thể, giờ truy bài.
*Học tập:- Duy trì nề nếp học tập trong giờ học và giờ truy bài .
 - Việc chuẩn bị đồ dùng, sách vở cho học tập đầy đủ.
 - Một số em có ý thức trong học tập, một số em ý thức học tập chưa cao 
 - Phân công các bạn có học lực khá giúp đỡ bạn học yếu
*Lao động, vệ sinh:
 - Thực hiện tốt các công tác vệ sinh cá nhân, trường lớp.
c. Phương hướng trong tháng tới :
*Nề nếp:
 - Tiếp tục duy trì nề nếp, thực hiện tốt giờ giấc, nội quy của trường, lớp.
 - Phát huy vai trò của mỗi cá nhân trong phong trào tự quản.
*Học tập: 
- Tích cực, chăm chỉ trong học tập, phát huy phong trào “đôi bạn cùng tiến”, giúp nhau trong học tập.
 - Thi đua học tập tốt giành nhiều điểm cao kỉ niệm ngày lễ lớn 
* Các hoạt động khác:
- Thực hiện tốt an toàn giao thông
 - Thực hiện giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường lớp, giữ vệ sinh môi trường.
3- Củng cố – Dặn dò: 
 - Thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
Thể dục
Trò chơi: “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”
I-mục tiêu:
 - Ôn đi đều, vòng phải, vòng trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác.
- Học trò chơi Chạy tiếp sức theo vòng tròn. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia chơi đúng quy định. 
II- địa điểm – phương tiện:
 - Địa điểm: Sân trường.
 - Phương tiện: CB 2,4 vòng tròn bán kính 4,5m cho trò chơi.
III- nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
HĐ của GV
HĐ của HS
1.Phần mở đầu
- Tập hợp lớp, phổ biến ND, YC bài học.
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Chạy chậm thành vòng tròn quanh sân tập.
2.Phần cơ bản
a/ Ôn đi đều, vòng phải, vòng trái.
b/ Học trò chơi Chạy tiếp sứctheo vòng tròn.
- Khởi động các khớp.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.(SGV- tr. 21)
3.Phần kết thúc
- Thực hiện 1 số động tác thả lỏng các khớp và toàn thân.
6-10 p
18-22p
4-6 p
- GV nhận lớp.
- GV nêu yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- GV yêu cầu ôn 3,4 lần,
 mỗi động tác 2x8 nhịp. 
- GV chia HS theo tổ, hướng dẫn lần 1.
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi, qui định chơi, cho HS chơi thử 1,2 lần sau đó chơi chính thức.
- GV quan sát, nhận xét, nhắc HS cẩn thận.
- GV cùng HS hệ thống bài học
- GV nhận xét giờ, đánh giá giờ học
- Dặn dò: VN ôn bài
- HS xếp hàng, xoay các khớp cổ chân, tay, khớp gối, vai, hông.
- Tập các động tác của bài TD phát triển chung.
- Chạy thành vòng tròn, giậm chân tại chỗ. 
- HS ôn theo tổ 3,4 lần.
- HS tập, tổ trưởng điều khiển
- Cán sự lớp điều khiển: cả lớp tập.
- Thi xem tổ nào có nhiều người thực hiện.
- HS thi tập theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- HS chơi cả lớp, thi đua giữa các tổ với nhau.
- Thả lỏng toàn thân.
- HS hát 1 bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
Soạn 1/1/09
Giảng 3/1/09 Thứ bảy ngày 3 tháng 1 năm 2009 (Học bài thứ sáu)
Thể dục
Đi đều vòng phải, vòng trái.
Trò chơi: “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”
I-mục tiêu:
 - Ôn đi đều, vòng phải, vòng trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác.
- Học trò chơi Chạy tiếp sức theo vòng tròn. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia chơi đúng quy định. 
II- địa điểm – phương tiện:
 - Địa điểm: Sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
 - Phương tiện: Kẻ sân chơi trò chơi.
III- nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
HĐ của GV
HĐ của HS
1.Phần mở đầu
- Tập hợp lớp, phổ biến ND, YC bài học.
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Chạy chậm thành vòng tròn quanh sân tập.
2.Phần cơ bản
a/ Ôn đi đều, vòng phải, vòng trái.
b/ Chơi trò chơi Chạy tiếp sứctheo vòng tròn.
3.Phần kết thúc
- Thực hiện 1 số động tác thả lỏng các khớp và toàn thân.
6-10 p
18-22p
4-6 p
- GV nhận lớp.
- GV nêu yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- GV yêu cầu ôn 3,4 lần,
 mỗi động tác 2x8 nhịp. 
- GV chia HS theo tổ, hướng dẫn lần 1.
- GV quan sát, sửa sai cho từng tổ.
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi, qui định chơi, cho HS chơi thử 1,2 lần.
- GV quan sát, nhận xét, nhắc HS cẩn thận.
- GV cùng HS hệ thống bài học
- GV nhận xét giờ, đánh giá giờ học
- Dặn dò: VN ôn bài
- HS xếp hàng, xoay các khớp cổ chân, tay, khớp gối, vai, hông.
- Tập các động tác của bài TD phát triển chung.
- Chạy thành vòng tròn, giậm chân tại chỗ. 
- HS ôn theo tổ 3,4 lần.
- HS tập, tổ trưởng điều khiển
- Cán sự lớp điều khiển: cả lớp tập.
- Thi xem tổ nào có nhiều người thực hiện.
- HS thi tập theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- HS chơi cả lớp, thi đua giữa các tổ với nhau.
- Thả lỏng toàn thân.
- HS hát 1 bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17.doc