Giáo án Các môn lớp 5 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 25

Giáo án Các môn lớp 5 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 25

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ khó phát âm, do ảnh hưởng của phương ngữ (dập dờn; xoè hoa; sừng sững; xa xa; Sóc Sơn; xâm lược; lưng chừng.

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với nhịp điệu chậm rãi, giọng trầm tha thiết; nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng , vẻ hùng vĩ của cảnh vật thiên nhiên, niềm thành kính đối với đất Tổ- chiếc nôi của cội nguồn dân tộc.

 2. Hiểu các từ ngữ khó trong bài:

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người trước cội nguồn dân tộc.

 II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC;

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Các ảnh về đền Hùng.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn lớp 5 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Ngày soạn:5/3/10
Ngày giảng 8/3/10 Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm 2010
Tập đọc
Phong cảnh Đền Hùng
I- Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ khó phát âm, do ảnh hưởng của phương ngữ (dập dờn; xoè hoa; sừng sững; xa xa; Sóc Sơn; xâm lược; lưng chừng...
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với nhịp điệu chậm rãi, giọng trầm tha thiết; nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng , vẻ hùng vĩ của cảnh vật thiên nhiên, niềm thành kính đối với đất Tổ- chiếc nôi của cội nguồn dân tộc.
 2. Hiểu các từ ngữ khó trong bài: 
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người trước cội nguồn dân tộc.
 II- Đồ dùng dạy học;
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Các ảnh về đền Hùng.
III- các Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài Hộp thư mật và TLCH về nội dung bài.
3. Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc
- Mời 1 HS khá giỏi đọc bài. 
- Cho HS quan sát tranh minh họa. 
- Cho HS đọc nối tiếp theo đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Mời đại diện nhóm đọc bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
- Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào? 
- Hãy kể điều em biết về các vua Hùng? 
- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng? 
- Bài văn đã gợi cho em nhớ những truyền thuyết nào về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc? Hãy kể tên các truyền thuyết đó?
- Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?
 Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
- Gọi HS nêu nội dung bài. 
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
- Cho HS luyện đọc trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. 
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về đọc bài, chuẩn bị bài sau.
- Báo cáo sĩ số: 
- HS đọc bài Hộp thư mật và TLCH về nội dung bài.
- HS khá giỏi đọc bài, lớp theo dõi.
- HS quan sát tranh minh họa trong SGK
- HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
- HS luyện phát âm và đọc từ chú giải.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đại diện nhóm đọc bài, lớp nhận xét.
- Theo dõi.
- Cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi ....tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.
- Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách đây khoảng 4000 năm.
- Có những khóm hải đường đâm bông đỏ rực, bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, ..... những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc xanh xanh.. Cảnh thiên nhiên nơi đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.
- Cảnh núi Ba Vì ...Sơn Tinh – Thuỷ Tinh.
- Giếng Ngọc: Tiên Dung và truyền thuyết Chử Đồng Tử và Tiên Dung.
+ Ngợi ca một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam: thuỷ chung, luôn luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
- Nhắc nhở, khuyên mọi người: Dù đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn.
- HS nêu nội dung của bài. 
- HS theo dõi, tìm giọng đọc mỗi đoạn.
- HS theo dõi, nắm được cách đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc, lớp nhận xét, bình chọn.
Toán
Kiểm tra định kì (Giữa học kì II)
I- Mục tiêu: Kiểm tra HS về:
 - Mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
 - Tỉ số phần trăm và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
 - Tính diện tích, tính thể tích một số hình đã học.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Đề kiểm tra, giấy kiểm tra.
III- Các hoạt động dạy học:
 1- Kiểm tra: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 2- Dạy bài mới:
 Đề bài
1. Chọn đáp án đúng:
a, 0,15 viết dưới dạng tỉ số phần trăm là:
 A. 15% B. 1,5% C. 0,15% D. 0,015%
b, Diện tích hình tam giác có độ dài đáy 4,5dm và chiều cao 3dm là:
 A. 13,5dm2 B. 6,75dm2 C. 6,75 D. 6,25 dm2
2. Đọc các số đo thể tích sau:
 67dm3; 254cm3; m3 ; 0,85 cm3 
3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 3dm3 = ......................cm3 3,127 m3 = ..................dm3
 m3 = .....................cm3 m3 =........................ cm3 
 4. Một hình thang có độ dài hai đáy là 6dm và 14dm, chiều cao bằng trung bình cộng hai đáy. Tính diện tích của hình thang đó. 
5. Tính giá trị của biểu thức:
 7,4 21,8 – 56,52 : 3,6
6. Một hình lập phương có diện tích xung quanh là 36 cm2. Tính thể tích của hình lập phương đó.	
Hướng dẫn chấm
Bài 1: 2 điểm (Chọn đúng mỗi đáp án được 1 điểm): a. Chọn A. b. Chọn B.
Bài 2: 1 điểm (Viết đúng mỗi số được 0,25 điểm)
Bài 3: 2 điểm (Viết đúng mỗi số được 0,5 điểm)
Bài 4: 2 điểm.
 Chiều cao của hình thang là: (6 + 14): 2 = 10 (dm) 0,5 điểm
 Diện tích hình thang là: (6 + 14) 10 : 2 = 100dm2 1 điểm
 Đáp số: 100dm2 0,5 điểm
Bài 5: 1 điểm
 7,4 21,8 – 56,52 : 3,6 = 161,32 – 15,7
 = 145,62.
Bài 6: 2 điểm
 Diện tích một mặt của hình lập phương đó là: 36 : 4 = 9(cm) 0,5 điểm 
 Ta thấy 9 = 3 x 3 nên cạnh của hình lập phương đó là 3cm. 0,25 điểm
 Thể tích của hình lập phương đó là: 3 3 3 = 27 (cm3 ) 0,75 điểm
 Đáp số: 27 cm3 0,5 điểm
Địa lí
Châu Phi
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS :
- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi.
- Nêu được một số đặc điểm về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của châu Phi.
- Thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với thực vật, động vật của châu Phi
II.Đồ dùng dạy học:
 Bản đồ tự nhiên châu Phi; quả địa cầu, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành.
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
b.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
1. Vị trí địa lý và giới hạn của châu Phi
*Hoạt động 1: GV treo bản đồ tự nhiên châu Phi lên bảng và chỉ giới hạn của châu Phi.( trên bản đồ và quả địa cầu)
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV kết luận: Châu Phi nằm ở phía Nam của châu Âu, cách châu á bởi kênh đào Xuy-ê và Biển Đỏ, có đại dương và biển bao quanh.Đường xích đạo cắt ngang giữa châu lục...
2. Đặc điểm tự nhiên
* Hoạt động 2: 
 + Dựa vào màu sắc của bản đồ tự nhiên, hãy nêu nhận xét về địa hình châu Phi?
 + Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển?
 + Kể tên và chỉ vị trí các cao nguyên, con sông lớn, bồn địa, hoang mạc Xa-ha-ra,những nơi có xa-van.
 + Châu Phi chủ yếu nằm trong đới khí hậu nào? Đặc điểm khí hậu châu Phi có gì đặc biệt, tại sao?
 + Tìm các miền tự nhiên của châu Phi trên lược đồ? 
 + Tại sao các miền rừng rậm nhiệt đới, rừng tha và xa – van, hoang mạc, rừng lá cứng chiến gần hết diện tích của châu Phi
- GV kết luận:
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài : Châu Phi(tiếp theo).
- 2 HS xác định trên bản đồ.
- HS thảo luận nhóm, quan sát lược đồ hình 1, trả lời các câu hỏi.
- HS trình bày kết quả làm việc
- HS quan sát hình 1, hình 2 thảo luận chỉ các vị trí mà GV yêu cầu.
- HS lên bảng vừa nêu vừa chỉ vị trí các yêu cầu của GV.
+ Mô tả đặc điểm tự nhiên của hoang mạc Xa- ha ra, rừng tha và xa- van của châu Phi? 
- Rừng thưa và xa- van: Nơi đủ độ ẩm, rừng tha phát triển. Nơi không đủ độ ẩm chỉ có đồng cỏ mọc dày, cao từ 1,5 –3,5m. Giữa đồng cỏ mênh mông nổi lên những khóm cây keo và cây bao báp, xa- van có nhiều động vật ăn cỏ, ăn thịt ( hươu cao cổ, ngựa vằn, voi, sư tử, báo.)
- HS đọc, lớp theo dõi.
Kĩ thuật
Lắp xe ben ( Tiết 2)
I. Mục tiêu: HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II. Đồ dùng dạy học.
- Mẫu xe ben đã lắp sẵn; Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
- GV hướng dẫn HS quan sát toàn bộ và quan sát kĩ từng bộ phận.
- Để lắp được xe ben, cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó. 
c. Hoạt động 2: H/ dẫn thao tác kĩ thuật
a) Chọn các chi tiết
- GV nhận xét bổ sung và xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
*Lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2)
- Để lắp khung sàn xe và các giáđỡ, cần phải chọn những chi tiết nào?
+ Gọi 1 HS lên lắp khung sàn xe.
+ Tiến hành lắp giá đỡ theo thứ tự: Lắp 2 thanh chữ L dài vào 2 thanh thẳng 3 lỗ, sau đó lắp tiếp vào 2 lỗ cuối của 2 thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài.
* Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau (H4 - SGK)
* Lắp ca bin(H5b- SGK)
 c) Lắp ráp xe ben (H1- SGK)
- GV tiến hành lắp xe ben theo SGK.
- Kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe.
d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Nhận xét, dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS .
- Nhắc HS chuẩn bị giờ sau.
- HS chuẩn bị đồ dùng học tập.
- HS quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- Cần lắp 5 bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ; sàn ca bin và các thanh đỡ; hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau; trục bánh xe trước; ca bin. 
- 1, 2 HS lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- HS quan sát kĩ H.2 – SGK và TLCH.
-> 2 thanh thẳng 11 lỗ, 2 v 6 lỗ, 2 thanh thẳng 3 lỗ, 2 thanh chữ L dài, 1 thanh chữ U dài.
- 1,2 HS lên lắp, các HS khác quan sát, bổ sung các bước lắp của bạn.
- HS lắp 1, 2 bước.
- Cách tiến hành như các bài đã học.
- HS tháo các chi tiết xếp vào hộp đồ dùng
Ngày soạn 6/3/10
 Ngày giảng 9/3/10 Thứ ba ngày 9 tháng 3 năm 2010
Luyện từ và câu
Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
I- Mục đích, yêu cầu:
 - Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
 	- Hiểu tác dụng của liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
 	- Biết sử dụng phương pháp lặp để liên kết câu.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết bài tập 1 phần nhận xét 
III- các Hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS làm lại BT giờ trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
3- Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Phần nhận xét:
Bài tập 1
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Mời HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, đánh giá.
 Bài tập 2
- Cho HS trao đỏi theo cặp.
- Mời đại diện các cặp làm bài.
- GV nhận xét - cho điểm.
Bài tập 3
- Cho HS trao đổi theo cặp. HS chữa bài.
- GV nhận xét, kết luận.
c. Phần ghi nhớ:
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
d- Phần luyện tập:
Bài tập 1
- Cho HS làm bài theo nhóm.
 ... hận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ kiểm tra, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- GV cùng HS nhắc lại nội dung bài tập.
- GV chia HS theo tổ, hướng dẫn lần 1.
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi, qui định chơi, cho HS chơi thử 1,2 lần.
- GV cùng HS hệ thống bài học.
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
- HS xếp hàng, xoay các khớp cổ chân, tay, khớp gối, vai, hông.
- Chạy thành vòng tròn, giậm chân tại chỗ. 
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung (2 x 8 nhịp)
- HS ôn theo đội hình 2, 4 hàng dọc. 
- Kiểm tra kĩ thuật và thành tích chạy và bật nhảy
- HS chơi theo tổ, nhóm, thi đua giữa các tổ với nhau.
- Thả lỏng toàn thân.
- HS hát 1 bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
Tập làm văn
Tập viết đoạn đối thoại
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS: 
 - Viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch.
 - Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Một số vật dụng: mũ quan ( bằng giấy) cho Trần Thủ Độ, áo lụa kiểu nhà giàu nông thôn cho phú nông, nón hình chóp cho lính.
III- Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ
- Trình bày 1 đoạn ở thân bài văn miêu tả tuần trước.
- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
2- Dạy bài mới
a- Giới thiệu bài:
b- Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1:
 - Các nhân vật trong đoạn trích là ai?
- Nội dung của đoạn trích là gì? 
- Dáng điệu, vẻ mặt của họ lúc đó như thế nào? 
Bài 2:
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS tạo thành một nhóm cùng nhau trao đổi, thảo luận, làm bài vào vở.
- Mời các nhóm nối tiếp nhau đọc lời thoại của nhóm. 
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 3: Diễn lại màn kịch mà HS vừa viết lời thoại.
Chú ý: Khi diễn kịch không cần phụ thuộc quá vào lời thoại. Người dẫn chuyện phải giới thiệu: nhân vật, cảnh trí, thời gian xảy ra câu chuyện.
3- Củng cố – Dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- 3 HS làm lên bảng đọc bài 
- HS khác nhận xét .
- HS đọc yêu cầu và đoạn trích.
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi của bài
(Thái sư Trần Thủ Độ; cháu của Linh Từ Quốc Mẫu; vợ ông)
-Thái sư nói với kẻ muốn xin làm chức câu đương rằng .... Người ấy sợ hãi, rối rít xin tha. )
- Trần Thủ Độ nét mặt nghiêm nghị, giọng nói sang sảng; cháu của Linh Từ Quốc Mẫu: vẻ mặt run sợ, lấm lét nhìn.)
- HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi đoạn đối thoại
- HS tạo thành một nhóm cùng nhau trao đổi, thảo luận, làm bài vào vở.
- Các nhóm nối tiếp nhau đọc lời thoại của nhóm. 
- Các nhóm khác nhận xét và bình chọn nhóm viết hay nhất.
Ví dụ: Xin thái sư tha cho
Trần Thủ Độ: Ngươi có phải là Đặng Văn Sửu không?
Phú nông ( ấp úng, lấm lét nhìn): - Dạ, bẩm đúng ạ!
Trần Thủ Độ: Ngươi đang làm nghề gì?
( chắp tay trước ngực): 
- Dạ, bẩm, con làm phú nông ạ!
Trần Thủ Độ:- Ngươi muốn xin ta làm chức gì?
Phú nông: - Thưa, cho con xin nhận chức câu đương.
Trần Thủ Độ:- Ngươi biết câu đương là làm gì không?
(ấp úng): - Dạ, là đi bắt những kẻ có tội, tra xét ạ!
Trần Thủ Độ:- Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương.....Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Phú nông (hoảng sợ, chắp tay lạy rối rít): - Bẩm quan lớn, xin ngài tha cho con ạ! ...
Trần Thủ Độ:- Lúc nãy ngươi nằng nặc xin làm câu đương cơ mà?
Phú nông: - Dạ, bẩm, bẩm..xin quan lớn tha tội.
- HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi phân vai đọc và diễn lại màn kịch theo các vai: Trần Thủ Độ; phú nông; người dẫn chuyện.
- 3- 5 nhóm diễn kịch trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi HS, nhóm HS diễn kịch sinh động, tự nhiên.
Kể chuyện
Vì muôn dân
I- Mục đích, yêu cầu:
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ được in trong SGK, HS kể lại toàn bộ câu chuyện. Biết phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
 - Hiểu ý nghĩa của chuyện: Ca ngợi thái độ, hành động chân tình xoá bỏ hiềm khích cá nhân, đoàn kết anh em, vua tôi của Hưng Đạo Vương Qua đó, giúp HS hiểu thêm một truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Truyền thống đoàn kết, giáo dục truyền thống đoàn kết cho HS.
 - Biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II- Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III- Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện tuần 24.
- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
2-Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài:
b. GV kể chuyện. ( Kết hợp chỉ tranh)
- GV kể lại câu chuyện 2,3 lần.
- GV kể lần 1: mở bảng phụ, giải thích từ khó. Giải thích quan hệ gia tộc giữa Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải và các vị vua nhà Trần thời bấy giờ.
- GV kể lần 2 , vừa kể vừa chỉ tranh, khi đến từ khó GV chỉ bảng.
c. Hướng dẫn HS kể chuyện. 
- Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- Mời đại diện nhóm kể trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện .
- GV kết luận.
d- Trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
- Gợi ý để HS nêu ý nghĩa câu chuyện
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
Yêu cầu HS về nhà kể lại cho người thân nghe và chuẩn bị cho tiết sau.
- HS kể chuyện, lớp nhận xét. 
- Đoạn 1: Giọng chậm rãi , trầm lắng.
Cảnh Trần Liễu – Thân phụ Trần Quốc Tuấn lúc ông lâm bệnh nặng, trối trăng lại những lời cuối cùng cho con trai Trần Quốc Tuấn.
- Đoạn 2,3: Giọng nhanh hơn, căm hờn.
Cảnh giặc Nguyên ồ ạt sang xâm lược nước ta. 
- Đoạn 4,5: Cảnh vua Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải và các bô lão trong điện Diên Hồng.
- Đoạn 6: Giọng chậm rãi, vui mừng.
Cảnh giặc Nguyên tan tác, thua chạy về nước.
- Dựa vào tranh minh hoạ kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- Các nhóm kể lại nội dung truyện theo tranh. (nhóm 6)
- Đại diện nhóm kể trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện .
-Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất
- Theo dõi, nêu ý nghĩa câu chuyện.
Toán
Luyện tập
I-mục tiêu:- Giúp HS:
 - Rèn luyện kĩ năng cộng và trừ số đo thời gian.
 - Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
II- Đồ dùng dạy học: - Phấn màu.
III- Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
Tính : 23giờ 15 phút – 7giờ 28phút
 7ngày 15giờ – 5ngày 20giờ
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới :
Bài 1 
- Hướng dẫn HS viết số vào chỗ chấm. 
- Muốn đổi từ ngày ra giờ ta làm thế nào ? Muốn đổi từ giờ ra phút hay từ phút ra giây ta làm thế nào ?
12 ngày = 288 giờ
3,4ngày = 81,6 giờ
4 ngày 12 giờ =108 giờ1/2giờ = 30phút
1,6giờ = 96phút
2giờ15 phút=135phút
2,5phút =150giây
4phút25giây=265giây
Bài 2.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài trên bảng.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài trên bảng.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 4 (134) Không yêu cầu HS yếu
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Mời HS chữa bài trên bảng.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại cách cộng , trừ số đo thời gian
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà học bài.
- 2 HS lên bảng làm bài. 
- HS nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc yêu cầu.
- Theo dõi.
- HS trả lời câu hỏi, làm bài vào vở.
- 2 HS làm bài trên bảng. 
- HS nhận xét, chữa bài trên bảng.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS làm bài trên bảng. 
Kết quả :a) 15 năm 11 tháng
b) 9 ngày 36 giờ hay 10ngày 12giờ
c) 19 giờ 69 phút hay 20 giờ 9 phút
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
Kết quả: a) 1 năm 7 tháng
b) 4 ngày 18 giờ; c) 7 giờ 38 phút
- HS đọc yêu cầu.
- Theo dõi.
- HS làm bài vào vở.
- HS chữa bài, lớp nhận xét
Bài giải:
Hai sự kiện đó cách nhau :
 1961 - 1492 = 469 (năm)
 ĐS :469 năm
- 2 HS nêu.
Giáo dục tập thể
Sơ kết tuần
A. Mục tiêu :
 - Đánh giá tình hình học tập, các hoạt động và nề nếp của lớp trong tuần
 - Đề ra phương hướng, kế hoạch hoạt động của, tuần tới.
 - Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập, tinh thần xây dựng lớp.
B. Nội dung sinh hoạt
1. Cán sự lớp nhận xét các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.
2. GVCN nhận xét, đánh giá.
- Nề nếp: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Học tập: 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Các hoạt động khác: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Tồn tại: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Tuyên dương HS xuất sắc: 
..........................................................................................................................
4, Phương hướng tuần tới: 
.................................................................................................................................................................................................................................................... 5. Kết thúc tiết học: 
- GV nhắc nhở, dặn dò chung.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25.doc