Giáo án Các môn lớp 5 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 26

Giáo án Các môn lớp 5 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 26

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Biết đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; giọng nhẹ nhàng, trang trọng.

2. Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, diễn biến của câu chuyện.

 Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, đồng thời nhắc nhở mọi người cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn lớp 5 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Ngày soạn 12/3/10
Ngày giảng 15/3/10 Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010
 Tập đọc
 Nghĩa thầy trò
I- Mục đích, yêu cầu:
1. Biết đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; giọng nhẹ nhàng, trang trọng.
2. Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, diễn biến của câu chuyện.
 Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, đồng thời nhắc nhở mọi người cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
II - Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III- các Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài Cửa sông và TLCH về nội dung bài.
3. Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc
- Mời 1 HS khá giỏi đọc bài. 
- Cho HS quan sát tranh minh họa. 
- Cho HS đọc nối tiếp theo đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Mời đại diện nhóm đọc bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
- Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
- Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.
- Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
- Gọi HS nêu nội dung bài. 
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
- Cho HS luyện đọc trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. 
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về đọc bài, chuẩn bị bài sau.
- Báo cáo sĩ số: 
- HS đọc bài TLCH về nội dung bài.
- HS khá giỏi đọc bài, lớp theo dõi.
- HS quan sát tranh minh họa trong SGK
- HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
- HS luyện phát âm và đọc từ chú giải.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đại diện nhóm đọc bài, lớp nhận xét.
- Theo dõi.
- Để mừng thọ thầy; thể hiện lòng yêu quý kính trọng thầy – người đã dạy dỗ, dìu dắt họ trưởng thành.
- Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu đông đủ trước sân nhà để mừng thọ thầy
- Không thầy đố mày làm nên; Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy; Kính thầy yêu bạn; Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy, làm sao cho bõ những ngày ước ao)
- HS nêu nội dung của bài. 
- HS theo dõi, tìm giọng đọc mỗi đoạn.
- HS theo dõi, nắm được cách đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc, lớp nhận xét, bình chọn.
Toán
Nhân số đo thời gian
I-mục tiêu: Giúp HS : 
 - Biết cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. 
 - Vận dụng giải các bài toán có liên quan.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ . 
- GV đọc cho HS đặt tính và tính cộng trừ số đo thời gian.
- GV đánh giá, cho điểm.
2. Dạy bài mới. 
a. Giới thiệu phép nhân số đo thời gían:
*) Ví dụ 1 : 
- Muốn biết người thợ làm hết 3 sản phẩm trong báo lâu ta thực hiện phép tính gì ?
+ Đổi ra số đo có một đơn vị (phút hoặc giờ) rồi nhân.
+Nhân số giờ riêng, nhân số phút riêng rồi cộng lại..
*Vậy khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân như thế nào?
* Ví dụ 2 : - GV nêu ví dụ.
Tóm tắt :
1 buổi : 3giờ 15 phút
5 buổi : giờ...phút
75 phút lớn hơn 60 phút, tức là lớn hơn 1 giờ, có thể đổi thành 1 giờ 15 phút. Như vây sau khi đổi kết quả phép nhân trên là 16 giờ 15 phút).
KL : Nhân số tự nhiên với từng loại đơn vị đo thời gian.
b. Thực hành : 
Bài 1(135)
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 2 HS làm bài trên bảng lớp.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2(135) Không yêu cầu HS yếu
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét, kết luận.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại cách nhân số đo thời gian.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà học bài.
- 2 HS làm bảng, HS ở dưới làm ra nháp.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS nêuVD1 trong SGK . 
- 2 HS cùng bàn, thảo luận tìm cách thực hiện phép tính. (phép nhân 1giờ 10 3)
1giờ 10 phút
 3
3 giờ 30 phút
Vây; : 1giờ 10 phút x 3 = 3giờ 30 phút
- HS nêu cách làm trước lớp .
- HS tìm cách đặt tính. 
 3giờ 15 phút
 5
 15 giờ 75 phút (75 phút = 1giờ 15 phút)
Vậy : 3giờ 15 phút x 5= 16 giờ 15 phút
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- HS chữa bài, lớp nhận xét.
a) 9giờ 36 phút ; 17giờ 32 phút; 62 phút 5 giây
b) 24,6 giờ ; 13,6 phút ; 28,5 giây
- HS đọc yêu cầu.
- Theo dõi.
- HS làm bài.
- HS chữa bài, lớp nhận xét.
 Đáp số: 3 phút 45 giây
Địa lí
Châu Phi (Tiếp theo)
I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS :
 - Biết đa số dân cư châu Phi là người da đen.
 - Nêu được 1 số đặc điểm chính của kinh tế châu Phi, một só nét tiêu biểu về Ai Cập
 - Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí của Ai Cập.
II.Đồ dùng dạy học 
 - Tranh ảnh về đời sống sản xuất của nhân dân.
III. các Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Xác định vị trí, giới hạn; hoang mạc Xa- ha- ra, vùng Xa- van, sông Nin, sông Công gô của châu Phi trên bản đồ.
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài:Nêu yêu cầu bài học 
b. Hoạt động 1 : Đặc điểm dân cư châu Phi.
- Nêu số dân của châu Phi
- So sánh số dân của châu Phi với các châu lục khác ?
- Dân số châu Phi chiếm bao nhiêu phần dân số thế giới? 
- Mật độ dân số châu Phi? So với châu á, châu Âu mật độ này cao hay thấp? 
- Nêu nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư châu Phi?
- Đặc điểm ngoại hình của dân cư châu Phi
- Sự phát triển dân số ở châu Phi có đặc điểm gì? Nêu số liệu cụ thể?
- Dân cư của châu Phi chủ yếu thuộc chủng tộc nào?
* Hoạt động 2: Đặc điểm kinh tế châu Phi 
- Đặc điểm chung của nền kinh tế châu Phi?Và so sánh đặc điểm đó với châu Âu và châu á?
- Sự khác nhau trong SX nông nghiệp của các chủ trang trại và nông dân nghèo? 
- Đặc điểm ngành công nghiệp châu Phi? 
- Tại sao đời sống nhân dân châu Phi có nhiều khó khăn? 
- ở châu Phi, những nước nào có nên kinh tế phát triển hơn cả ?
- GV kết luận: 
*Hoạt động 3: Ai Cập.
- Chỉ vị trí của đất nước Ai Cập ? Ai Cập có dòng sông nào chảy qua ?
- Ai Cập nổi tiếng về công trình kiến trúc cổ nào?
- Nêu đặc điểm sông ngòi, đất đai khí hậu, kinh tế của Ai Cập?
- GVkết luận: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài châu Mĩ .
- HS lên bảng, lớp nhận xét, cho điểm.
- HS đọc bảng số liệu bài 17, suy nghĩ và nêu ý kiến của mình về các câu hỏi mà GV đưa ra.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
->Dân cư châu Phi chủ yếu thuộc chủng tộc da đen. Dân số châu Phi tăng nhanh nhất thế giới và có sự phân bố không đồng đều
- HS quan sát hình 4 SGK 
- HS dựa vào vốn hiểu biết, bản đồ, tranh ảnh, SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận và nhận xét chung phần làm việc của các nhóm.
- HS quan sát và chỉ vị trí, giới hạn, sông của Ai Cập.
- 1,2 HS lên chỉ lại trên bản đồ .
- Dựa vào hình 5 và vốn hiểu biết, thảo luận nhóm đôi, TLCH.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- HS đọc ghi nhớ SGK, lớp đọc thầm.
Kĩ thuật
Lắp xe ben ( Tiết 3)
I- Mục tiêu: HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II- Đồ dùng dạy học.
- Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III- Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
b. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
- GV hướng dẫn HS quan sát toàn bộ và quan sát kĩ từng bộ phận.
- Để lắp được xe ben, theo em phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó. 
Hoạt động 2:Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
a) Chọn các chi tiết
- GV nhận xét bổ sung và xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết
b) Lắp từng bộ phận
*Lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2)
- Để lắp khung sàn xe và các giáđỡ, cần phải chọn những chi tiết nào?
- Gọi 1 HS lên lắp khung sàn xe.
* Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau (H4 - SGK)
- GV nhận xét và hướng dẫn lắp tiếp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau. 
* Lắp ca bin(H5b- SGK)
 c) Lắp ráp xe ben (H1- SGK)
- Yêu cầu HS tiến hành lắp ráp xe ben theo các bước trong SGK.
- Kiểm tra sản phẩm: Kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe.
d) Tháo rời các chi tiết, xếp gọn vào hộp.
3. Nhận xét, dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS chuẩn bị đồ dùng.
- HS quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- Cần lắp 5 bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ; sàn ca bin và các thanh đỡ; hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau; trục bánh xe trước; ca bin. 
- HS lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- HS quan sát kĩ H.2 – SGK để TLCH
- 2 thanh thẳng 11 lỗ, 2 v 6 lỗ, 2 thanh thẳng 3 lỗ, 2 thanh chữ L dài, 1 thanh chữ U dài.
- HS lên lắp khung sàn xe: Tiến hành lắp giá đỡ theo thứ tự: Lắp 2 thanh chữ L dài vào 2 thanh thẳng 3 lỗ, sau đó lắp tiếp vào 2 lỗ cuối của 2 thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài.
- HS lên lắp, các HS khác quan sát, bổ sung các bước lắp của bạn.
- HS lắp xe ben theo nhóm.
- Cách tiến hành như các bài đã học.
Ngày soạn 13/3/10
Ngày giảng 16/3/10 Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010
 Luyện từ và câu
 Mở rộng vốn từ: Truyền thống 
I- Mục đích, yêu cầu
 - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về bảo vệ và phát huy bản sắc truyền thống dân tộc
 Tích cực hoá vốn từ về truyền thống dân tộc bằng cách sử dụng chúng để đặt câu.
 iI- Đồ dùng dạy học 
- Bút dạ, một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng sau để HS làm bài tập 2,3 (theo nhóm) 
- Từ điển Tiếng Việt, Sổ tay từ ngữ Tiếng Việt Tiểu học
III- các Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra BT 3 tiết 48 
- GV đánh giá, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
- GV nhắc HS đọc thật kĩ để tìm đúng nghĩa của từ truyền thống.
- GV giải thích : truyền thống là từ ghép Hán Việt, gồm 2 tiếng lặp nghĩa nhau.... 
Bài tập 2
- GV phát phiếu và bút dạ cho các nhóm làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- Dặn HS về nhà ôn bài đã học.
- 2HS làm lại bài 3 tiết 48: đọc đoạn văn, chỉ rõ phép thế đã được sử dụng.
- HS đọc yêu cầu. 
- HS trao đổi theo bàn, làm bài trên nháp.
Đáp án c: Là từ chỉ lối sống và nếp nghĩ đã hình thành ... : “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động, nhiệt tình.
II- Địa điểm- Phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập. đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Còi, bóng, quả cầu, kẻ sân chơi trò chơi.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
ĐL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu:
Ôn bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản:
a) Môn thể thao tự chọn
- Ôn tung bóng bằng 1 tay, bắt bóng bằng 2 tay.
- Ôn ném bóng 150g trúng đích (đích cố định)
b) Trò chơi: Chuyền và bắt bóng tiếp sức.
3- Phần kết thúc:
6-10 p
18-22 p
4-6 p
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu.
- GV chọn nội dung “Ném bóng”
- GV yêu cầu HS nêu tên động tác, GV hoặc 1,2 HS khá làm mẫu.
- Nêu tên động tác, làm mẫu và nhắc lại những yêu cầu cơ bản của động tác.
- GV nêu tên trò chơi, cho 2 HS làm mẫu, GV giải thích, cho HS chơi thử 1 lần.
- Hệ thống bài
- GV nhận xét giờ, đánh giá kết quả bài học.
- Xoay các khớp cổ chân, tay, gối, vai, hông.
- Tập bài thể dục phát triển chung
- HS tập theo đội hình hàng ngang (vòng tròn)
- Đội hình tập theo sân và đích đã chuẩn bị.
- HS tham gia chơi theo tổ.
- Đi đều 2- 4 hàng dọc
- Thả lỏng toàn thân, tập 1 số động tác hồi tĩnh.
Tập làm văn
Trả bài văn tả đồ vật
 I- Mục đích, yêu cầu:
 - Nắm được yêu cầu của bài văn tả đồ vật theo những đề đã cho.
 - Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi yêu cầu chữa trong bài viết của mình 
 II- Đồ dùng dạy học : 
 - Bảng phụ ghi các đề bài của tiết Viết bài văn tả đồ vật Tuần 24; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ , đặt câu, ý,  cần chữa chung trước lớp.
 III- các Hoạt động dạy - học 
hoạt động dạy
Hoạt động học
1 -Kiểm tra bài cũ
- HS đọc màn kịch Giữ nghiêm phép nước đã viết lại.
2 - Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu 
2. Nhận xét kết quả bài viết của HS.
a. Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
+ Ưu điểm: Xác định đúng đề bài, kiểu bài ( tả đồ vật ), bố cục, ý, diễn đạt. Nêu một vài ví dụ cụ thể kèm theo tên HS.
+ Khuyết điểm:
- Nêu một vài VD, không nêu tên HS
+ Thông báo điểm số:
- GV trả bài cho từng HS.
b. Hướng dẫn HS chữa bài.
* Hướng dẫn từng HS sửa lỗi.
-GV phát phiếu học tập cho từng HS làm việc cá nhân
-GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
* Hướng dẫn chữa lỗi chung.
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết trên bảng phụ.
c. Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- GV đọc đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, có sáng tạo của một số HS trong lớp ( hoặc ngoài lớp mình sưu tầm được).
d. Hướng dẫn HS làm BT 4
*Chọn một đoạn trong bài làm của em, viết lại một cách hay hơn 
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Khen HS có bài làm tốt, tham gia chữa bài tốt.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại các bài viết chưa đạt.
- HS thực hiện, lớp theo dõi.
- Theo dõi.
- HS đọc lời nhận xét của thầy cô giáo. 
Viết vào phiếu học các lỗi trong bài theo từng loại ( lỗi chính tả, từ , câu, diễn đạt, ý ) và sửa lỗi
- Đổi bài làm cho bạn bên cạnh để soát lỗi, soát lại việc sửa lỗi.
- 1số HS lên bảng lần lượt chữa từng lỗi. 
-HS chép bài chữa vào vở.
- HS trao đổi thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc cá nhân.Sau đó đọc đoạn văn đã viết lại ( so sánh với đoạn cũ )
Kể chuyện
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I- Mục đích, yêu cầu
- Biết kể lại câu chuyện bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
-. Hiểu nội dung câu chuyện, biết trao đổi các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
-Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kểcủa bạn.
II- Đồ dùng dạy học 
 -Sách, báo, truyện về truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam ( đã được nêu trong mục Gợi ý 1,SGK.)
III- các Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra câu chuyện Vì muôn dân, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện . 
- GV đánh giá, cho điểm.
2- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học.
2.Hướng dẫn HS kể chuyện
a) Hướng dẫn hiểu yêu cầu của đề bài.
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
- GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng phụ ) giúp HS xác định đúng yêu cầu đề.
b) Lập dàn ý câu chuyện
GV nhắc HS chú ý kể truyện theo trình tự đã học như ở các tiết trước. 
c) Thực hành kể chuyện và trao đổi nội dung câu chuyện.
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em kể chuyện đạt yêu cầu của tiết học.
d) Thực hành kể chuyện trước lớp, trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại chuyện.
- 1HS kể lại câu chuyện Vì muôn dân 
- Nêu ý nghĩa câu chuyện
- HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS có thể kể một truyện đã đọc trong sách, báo,... kể ngắn gọn một truyện nói về truyền thống hiếu học hoặc đoàn kết.
- Nhiều HS nói tên câu chuyện sẽ kể 
- HS đọc Gợi ý 2
- HS lập dàn ý câu chuyện
+ HS giới thiệu với các bạn tên câu chuyện ( tên nhân vật trong truyện ) em chọn kể; cho biết em đã nghe, đã đọc truyện đó ở đâu, vào dịp nào?
+ Phần kể chuyện phải đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Cách kể cố gắng thật tự nhiên, kết hợp động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động
- HS kể chuyện trong nhóm
-Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện
- Các nhóm cử đại diện thi kể chuyện.
- Sau mỗi câu chuyện, HS trao đổi, thảo luận về ý nghĩa câu chuyện; 
- Cả lớp nhận xét, cho điểm. 
Toán 
Vận tốc
I- mục tiêu:
- Giúp HS có biểu tượng về khái niệm vận tốc, đơn vị vận tốc.
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sử dụng sơ đồ đoạn thẳng như SGK.
III. các Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:
- Chữa lại bài 4. Phân biệt thời điểm với thời lượng.
- GV đánh giá, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu khái niệm vận tốc. 
- GV nêu bài toán.
- Thường thường ôtô đi nhanh hơn hay xe máy đi nhanh hơn?
a) Ví dụ:
- Để tính được trung bình mỗi giờ ôtô đi được bao nhiêu km ta làm phép tính gì ? Suy nghĩ và tìm kết quả.
Trung bình mỗi giờ ôtô đi được số km là 
 170 : 4 = 42,5 (km)
- Nhấn mạnh đơn vị của vận tốc (ở ví dụ này) là km/giờ.
KL: Muốn tính vận tốc, ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
2) Bài toán:
- Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
- GV nhấn mạnh đơn vị của vận tốc trong bài toán này là m/giây.
b) Thực hành:
Bài 1(139)
- Mời HS nêu cách thực hiện.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2(139)
- Mời HS nêu cách thực hiện.
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV thu chấm vở HS.
- Gọi HS chữa bài.
Bài 3(139)
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Mời HS chữa bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
* Củng cố về tính vận tốc.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà ôn bài học.
- HS làm bài. Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nghe và nhắc lại bài toán.
- HS thảo luận nhóm đôi, sau đó vài học sinh nêu ý kiến trước lớp.
- Thường thì ô tô đi nhanh hơn xe máy.
Mỗi giờ ôtô đi được 50km và xe máy đi được 40km, ta nói ôtô đi nhanh hơn xe máy. Như vậy ô tô sẽ đến B trước.
- HS đọc ví dụ 1 SGK.
- HS trình bày lời giải.
- HS rút ra cách tính vận tốc.
- HS viết công thức tính vận tốc.
- HS nêu quy tắc. 
- HS viết công thức : v = s : t
(v: vận tốc ; s: quãng đường ; t: thời gian)
- HS nêu bài toán.
- HS suy nghĩ tìm cách giải.
- HS trình bày lời giải trên bảng, chữa bài
- 2 HS nhắc lại cách tính vận tốc
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu.
- Cả lớp làm bài.
- HS chữa bài, lớp nhận xét kết quả.
 Đáp số: 35 km/giờ
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu.
- Cả lớp làm bài.
- Theo dõi.
- HS chữa bài, lớp nhận xét kết quả.
 Đáp số: 720 km/giờ
- HS đọc yêu cầu.
- HS theo dõi, nêu cách thực hiện.
- HS chữa bài, lớp nhận xét.
 Đáp số: 5 m/giây
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần
I- Mục tiêu :
 - Đánh giá tình hình học tập, các hoạt động và nề nếp của lớp trong tuần
 - Đề ra phương hướng, kế hoạch hoạt động của, tuần tới.
 - Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập, tinh thần xây dựng lớp.
II- Nội dung sinh hoạt
1. Cán sự lớp nhận xét các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.
2. GVCN nhận xét, đánh giá.
- Nề nếp: 
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Học tập: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Các hoạt động khác: 
..............................................................................................................................................................................................................................................
* Tồn tại: 
..............................................................................................................................................................................................................................................
- Tuyên dương HS xuất sắc: 
.......................................................................................................................
4, Phương hướng tuần tới: .............................................................................................................................................................................................................................................. 5. Kết thúc tiết học: 
- GV nhắc nhở, dặn dò chung.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26.doc