Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 16

Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 16

I.Mục tiêu

 HS cần:

- Rèn kỹ năng tìm tỉ số phần trăm của hai số.

- Làm quen với các khái niệm :

+ Thực hiện một số phần trăm kế hoặch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch.

+ Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi.

- Làm quen với các phép tính với tỉ số phần trăm.

II. Đồ dùng dạy học

 - SGK

III. Phương pháp

 - Động não, thực hành

IV. Các hoạt động dạy học

 

doc 41 trang Người đăng huong21 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Ngày soạn: 01/12/2011 Ngày giảng: Thứ hai 5/12/2011
Tiết 1. Chào cờ
Tiết 2: Âm nhạc
GV chuyên dạy
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu
 HS cần:
- Rèn kỹ năng tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Làm quen với các khái niệm :
+ Thực hiện một số phần trăm kế hoặch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch.
+ Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi.
- Làm quen với các phép tính với tỉ số phần trăm.
II. Đồ dùng dạy học
	- SGK
III. Phương pháp
	- Động não, thực hành
IV. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy 
TL
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS lên bảng yêu cầu HS chữa bài tập 3 trong VBT
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy học bài mới
2.1.Giới thiệu bài : Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm một số bài toán luyện tập về tỉ số phần trăm.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
 * Bài 1
- Gv viết lên bảng các phép tính :
 6% + 15% = ?%
 112,5% - 13% = ?%
 14,2% = ?%
 60% : 5 = ?
- Lần lượt yêu cầu hs nêu cách thực hiện miệng và tính
- Mời 4 hs lên bảng làm bài
.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 * Bài 2
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : 
Bài tập cho chúng ta biết những gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- GV yêu cầu : Tính tỉ số phần trăm của số diện tích ngô trồng được đến hết tháng và kế hoạch cả năm.
- Như vậy đã hết tháng 9 thôn Hòa An đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoạch ?
- Em hiểu Đến hết tháng 9 Hòa An đã thực hiện được 90% kế hoạch như thế nào ?
- GV nêu : Đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hiện được 90% kế hoạch có nghĩa là coi kế hoạch là 100% thì đến hết tháng 9 đạt được 90%.
- GV yêu cầu : Tính tỉ số phần trăm của diện tích trồng được cả năm và kế hoạch.
- Vậy đến hết năm thôn Hoà An thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoach ?
- Em hiểu tỉ số 111,5% kế hoạch như thế nào ?
- GV nêu : Tỉ số 117,5% kế hoạch nghĩa là coi kế hoạch là 100% thì cả năm thực hiện được 117,5%.
- GV hỏi : Cả năm nhiều hơn so với kế hoạch là bao nhiêu phần trăm.
- GV nêu : 17,5% chính là số phần trăm vượt mức kế hoặch ?
- GV hướng dẫn HS trình bày lời giải bài toán.
3’
32’
1’
31’
7’
12’
- 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- Tính và nêu kết quả
6% + 15% = 21%
Cách cộng : Ta nhẩm 6 + 15 = 21
viết % vào bên phải kết quả được 21%.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- HS : Bài tập cho biết :
Kế hoạch năm : 20ha ngô
Đến tháng 9 : 18ha
Hết năm : 23,5ha
- Bài toán hỏi :
Hết tháng 9 : ..... % kế hoạch ?
Hết năm : ..... % vượt kế hoạch ....%
- HS tính và nêu : Tỉ số phần trăm của số diện tích ngô trồng được đến hết tháng 9 và kế hoạch cả năm là :
18 : 20 = 0,9 ; 0,9 = 90%
- Đến hết tháng 9 thôn Hoà An thực hiện được 90% kế hoạch.
- Một số HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- HS tính và nêu :
Tỉ số phần trăm của diện tích trồng được cả năm và kế hoạch là :
23,5 : 20 = 117,5%
- Đến hết năm thôn Hoà An thực hiện được 117,5% kế hoạch.
- Một số HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- HS tính : 117,5% - 100% = 17,5%.
- HS cả lớp theo dõi GV hướng dẫn và trình bày lời giải bài toán vào vở như sau :
Bài giải
a) Theo kế hoạch cả năm, đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hịên được là :
18 : 20 = 0,9
0,9 = 90%
 b) Đến hết năm thôn Hoà An đã thực hiện được kế hoạch là :
23,5 : 20 = 1,175
1,17 = 117,5%
Thôn Hoà An đã vượt mức kế hoạch là :
117,5% - 100% = 17,5%
Đáp số : a) Đạt 90% ; b) Thực hiện 117,5% và vượt 17,5%
* Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Bài toán cho em biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết tiền bán rau bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn em làm thế nào ?
- GV yêu cầu HS tính.
- Tỉ số phần trăm của số tiền bán và số tiền vốn là 125%, số tiền vốn hay số tiền bán được coi là 100%
- Tí số tiền bán là 125% cho ta biết điều gì?
-Thế nào là tiền lãi.
- Thế nào là phần trăm lãi ?
- Vậy người đó lãi bao nhiêu phần trăm tiền vốn ?
- GV hướng dẫn HS trình bày lời giải bài toán.
11’
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- Bài toán cho biết :
Tiền vốn : 42000 đồng
Tiến bán : 52500 đồng
- Bài toán hỏi :
a) Tiền bán :.....% tiền vốn ?
b) Lãi : .....% tiền vốn ?
- Tính tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn.
- HS nêu phép tính :
52500 : 42000 = 1,25
1,25 = 125%
- Số tiền vốn được coi là 100%.
- Tỉ số này cho biết coi số tiền vốn là 100% tiền bán là 125%.
- Tiền lãi là số tiền dư ra của tiền bán so với tiền vốn.
- Coi tiền vốn là 100% thì số dư ra của tiền bán so với 100% chính là phần trăm tiền lãi.
- Người đó lãi 125% - 100% = 25%
- HS cả lớp trình bày lời giải bài toán theo hướng dẫn của GV.
Bài giải
a) Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiến vốn là :
52500 : 42000 = 1,25
1,25 = 125% (tiền vốn)
b) Coi giá tiền vốn là 100% thì tiền bán rau là 125%
Do đó, phần trăm tiền lãi là :
125% - 100% = 25% tiền vốn.
 Đáp số : a) 125% ; b) 25%
3. Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
2’
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
Tiết 4: Tập đọc
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
 I. Mục tiêu
 1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng: danh lợi, nóng nực, nồng nặc, nổi tiếng
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về tình cảm của người bệnh, sự tận tuỵ và lòng nhân hậu của Lãn Ông.
- Đọc diễn cảm toàn bài 
 2. Đọc - hiểu
- Hiểu các từ ngữ: Hải thượng lãn ông, danh lợi, bệnh đậu, tái phát, vời, ngự y...
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thương Lãn Ông.
 II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trang 153
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc
 III. Phương pháp
	- Quan sát, đàm thoại, động não. 
IV. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
 A. kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS đọc bài thơ về ngôi nhà đang xây.
H: Em thích hình ảnh nào trong bài thơ? vì sao
H: Bài thơ nói lên điều gì?
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ bài tập đọc và mô tả những gì vẽ trong tranh?
GV: người thầy thuốc đó chính là danh y Lê Hữu Trác, Ông còn là một thầy thuốc nổi tiếng tài đức trong lịch sử y học VN. ở thủ đô HN và nhiều thành phố, thị xã đều có những con đường mang tên ông . Bài tập đọc hôm nay sẽ giới thiệu cho các em về ông 
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc 
- 1 HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn: 3 Đoạn
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn 
+ Lần 1: Luyện đọc và đọc từ khó
+ Lần 2 : Luyện đọc và giải nghĩa từ khó: vương
+ Lần 3: HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mấu chú ý đọc diễn cảm
 b) Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn và câu hỏi
* Đoạn 1: 
H: Hải thượng lãn ông là người như thế nào?
H: Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Hải thượng Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
* Đoạn 2: 
* H: Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ?
GV: Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái. Ông giúp những người nghèo khổ, ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra mà chết do bàn tay thầy thuốc khác.
Điều đó cho thấy ông là một thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm với nghề với mọi người. Ông còn là một con người cao thượng và không màng danh lợi
* Đoạn 3: 
H: vì sao có thể nói Lãn Ông là một con người không màng danh lợi?
- Mời 1 em đọc lại hai câu thơ cuối bài
H: Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
H: Bài văn cho em biết điều gì?
- GV ghi nội dung bài lên bảng
KL: bài văn ca ngợi tài năng, tấm lòng nhận hậu và nhân cách của Hải Thượng lãn ông . Tấm lòng của ông như mẹ hiền. cả cuộc đời ông không màng danh lợi mà chỉ chăm chỉ làm việc nghĩa . với ông , công danh chẳng đáng coi trọng, tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý, không thể thay đổi. Khí phách và nhân cách cao thượng của ông được muôn đời nhắc đến
 c) Đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS tìm cách đọc hay
- 3 HS đọc nối tiếp 
- HD HS đọc diễn cảm đoạn 1
 + treo bảng phụ ghi sẵn đoạn
 + Gv đọc mẫu
 + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Cho HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét cho điểm
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau 
3’
32’
1’
31’
12’
9’
10’
2’
- 2 HS nối tiếp đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS quan sát tranh minh hoạ: Tranh vẽ một thầy thuốc đang chữa bệnh cho một em bé mọc mụn đầy người trên một chiếc thuyền nan
- 1 HS đọc to bài
- HS đọc nối tiếp kết hợp luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ
- HS đọc cho nhau nghe
- HS đọc thầm toàn bài
- HS đoc thầm đoạn và từng câu hỏi, 1 HS đọc to câu hỏi
+ Hải Thượng Lãn ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái không màng danh lợi.
+ Ông nghe tin con nhà thuyền chài bị bệnh đậu nặng mà nghèo, không có tiền chữa, tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc cháu bé hàng tháng trời không ngại khổ, ngại bẩn. Ông chữa bệnh cho cháu bé, không những không lấy tiền mà còn cho họ thêm gạo, củi
+ Người phụ nữ chết do tay thầy thuốc khác xong ông tự buộc tội mình về cái chết ấy. Ông rất hối hận
- HS nghe
+ Ông được vời vào cung chữa bệnh, được tiến cử chức ngự y song ông đã khéo léo từ chối.
+ Hai câu thơ cuối bài cho thấy Hải Thượng Lãn Ông coi công danh trước mắt trôi đi như nước còn tấm lòng nhân nghĩa thì còn mãi.
+ Bài văn cho em hiểu rõ về tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của hải Thượng Lãn Ông.
- Giọng đọc: nhấn giọng ở các từ ngữ nói về tình cảm của người bệnh, sự tận tuỵ và lòng nhân hậu của Lãn Ông.
- 3 HS đọc
- HS đọc cho nhau nghe
- HS thi đọc 
Tiết 5: Đạo đức
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (Tiết1)
 I. Mục tiêu
Học xong bài này HS biết:
 	- Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác 
 	- Hợp tác với những người xung quanh trong học tập và lao động, sinh hoạt hằng ngày.
 	- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập cá nhân cho HĐ 3 tiết 2
- Thẻ màu cho HĐ 3 tiết 1
III. Phương pháp
	- Quan sát, đàm thoại, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
H: vì sao phụ nữ là những người đáng được tôn trọng?
H: Nêu 1 số việc làm thể hiện sự tôn trọng phụ nữ của các bạn nam?
- GV nhận xét 
 B. bài mới
  ... làm ra các loại sản phẩm khác nhau. Sợi bông, sợi đay, sợi lanh, sợi tơ tằm gọi chung là tơ sợi tự nhiên. Sợi tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật hoặc từ động vật. Ngoài các loại tơ sợi tự nhiên còn có các loại sợi ni lông được tổng hợp nhân tạo từ công nghệ hoá học, còn gọi là tơ sợi nhân tạo. Hai nhóm tơ sợi này có đặc điểm gì? Các em cùng làm thí nghiệm để biết.
Hoạt động 2: Tính chất của tơ sợi 
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4 như sau:
- Phát cho mỗi nhóm 1 bộ đồ dùng học tập bao gồm:
+ Phiếu học tập.
+ Hai miếng vải nhỏ các loại: sợi bông (sợi đay, sợi len, tơ tằm); sợi ni lông.
+ Diêm.
+ Bát nước.
- Mời 1 em đọc nội dung phiếu học tập
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
+ Thí nghiệm 1: Nhúng từng miếng vải vào bát nước. Quán sát hiện tượng, ghi lại kết quả khi nhấc miếng vải ra khỏi bát nước.
+ Thí nghiệm 2:
Lần lượt đốt từng loại vải trên. Quan sát hiện tượng và ghi lại kết quả.
- Gọi 1 nhóm HS lên trình bày thí nghiệm, yêu cầu nhóm khác bổ sung (nếu có).
- Nhận xét, khen ngợi HS trung thực khi làm thí nghiệm, biết tổng hợp kiến thức và ghi chép khoa học
- Gọi HS đọc lại bảng thông tin trang 67 SGK.
Hoạt động kết thúc 
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi:
+ Hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi tự nhiên?
+ Hãy nêu đặc điểm và công dụng của tơ sợi nhân tạo?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
4’
10’
18’
2’
- 2 HS lần lượt lên bảng và trả lời các câu hỏi sau:
+ HS 1: Chất dẻo được làm ra từ vật liệu nào? Nó có tính chất gì?
+ HS 2: Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao?
- 5 đến 7 HS tiếp nối nhau giới thiệu
Ví dụ: 
+ Vải bông (cô-tông).
+ Vải pha ni lông, vải tơ tằm, vải thô, vải lụa Hà Đông, vải sợi bông, vải sợi len, vải sợi lanh, vải màn,...
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- 3 HS tiếp nối nhau nói về từng hình.
+ Hình 1: Phơi đay có liên quan đến việc làm ra sợi đay.
+ Hình 2: Cán bông có liên quan đến việc làm ra sợi bông.
+ Hình 3: Kéo tơ có liên quan đến việc làm ra tơ tằm.
- Lắng nghe.
+ Sợi bông, sợi đay, sợi lanh, có nguồn gốc từ thực vật. Tơ tằm có nguồn gốc từ thực vật.
- Lắng nghe.
- Nhận đồ dùng học tập, làm việc trong tổ theo sự điều khiển của tổ trưởng tổ, hướng dẫn của GV.
- 2 HS trực tiếp làm thí nghiệm, HS khác quan sát hiện tượng, nêu lên hiện tượng để thư kí ghi vào phiếu.
- Đọc nội dung phiếu học tập
- Các nhóm nhận đồ dùng học tập và thảo luận để trả lời câu hỏi
- 1 nhóm dán phiếu thảo luận lên bảng, 2 HS lên cùng trình bày kết quả thí nghiệm, cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất như sau:
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
*******************************************************
Ngày soạn: 6/12/2011 	 Ngày giảng: Thứ sáu 9/12/2011
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
 HS cần :
- Tính tỉ số phần trăm của hai số.
- Tính một số phần trăm của một số.
- Tính một số khi biết một số phần trăm của số đó.
II. Đồ dùng dạy học
	- SGK
III. Phương pháp
	- Đàm thoại, động não, thảo luận, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài làm bài tập 1 trong VBT
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy học bài mới
2.1.Giới thiệu bài : Trong giờ học toán này chúng ta cùng làm một số bài toán luyện tập về tỉ số phần trăm.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- Cho hs nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm
- 1 em lên bảng làm phần a.
- 1 em lên bảng làm phần b. Lớp làm bài vào vở và nhận xét bài làm của bạn
.
 GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
* Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Muốn tìm 30% của 97 ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài: 1 em lên bảng làm phần a; 1 em lên bảng làm phần b.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV : Hãy nêu cách tìm một số biết 30% của nó là 72.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS lên bảng nhận xét bài của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò
- Nhấn mạnh điểm khác nhau giữa bài tập 2 và 3. Giao thêm bài tập về nhà trong SBT
3’
31’
1’
30’
12’
10’
8’
2’
- HS đọc bài giải, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS đọc đề bài toán 
- HS nêu : Tính thương của 37 : 42 sau đó nhân thương với 100 và viết ký hiệu % vào bên phải số đó.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
a) Tỉ số phần trăm của 37 và 42 là :
37 : 42 = 0,8809 = 88,09% .
b) Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là :
126 : 1200 = 0,105
0,105 = 10,5%
Đáp số : a) 88,9% ; b) 10,5%
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- HS : Muốn tìm 30% của 97 ta lấy 97 nhân với 30 rồi chia cho 100.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
a) 30% của 97 là :
97 30 : 100 = 29,1
b) Số tiền lãi của cửa hàng là :
6000 000 15 : 100 = 900 000 (đồng)
Đáp số : a) 29,1
 b) 900 000 đồng
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS nêu : Lấy 72 nhân với 100 và chia cho 30.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
a) Số đó là :
72 100 : 30 = 240
b) Trước khi bán cửa hàng có số gạo là :
420 100 : 10,5 = 4000 (kg)
Đáp số : a) 240 ; b) 4 tấn
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn.
Tiết 2: Mĩ thuật
GV chuyên dạy
Tiết 3: Tập làm văn
TẢ NGƯỜI 
( kiểm tra viết)
 I. Mục tiêu
Củng cố cho HS:
 - Thực hành viết bài văn tả người có chỉnh sửa qua rút kinh nghiệm của tiết viết trước.
 - Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài , có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
 - Lời văn tự nhiên chân thật, biết cách dùng các từ ngữ miêu tả hình ảnh so sánh khắc hoạ rõ nét người mình định tả , thể hiện tình cảm của mình đối với người đó, diễn đạt tốt , mạch lạc.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn
III. Phương pháp
	- Đàm thoại, động não, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm cần khắc phục của bài viết trước
B. Dạy bài mới
1. GTB: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2. HS thực hành viết bài
- Gọi HS đọc 4 đề văn kiểm tra trên bảng.
- Nhắc HS : các em hãy quan sát ngoại hình , hoạt động của nhân vật, lập dàn ý chi tiết, viết đoạn văn miêu tả hình dáng, hoạt động của người mà em quen biết, từ kĩ năng đó em hãy viết thành bài văn tả người hoàn chỉnh
- HS viết bài
- Thu chấm
 C. Củng cố dặn dò
- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS
- Dặn HS chuẩn bị bài sau 
3’
31’
1’
30’
1’
- Lắng nghe, thấy được cái hay, cái cần khắc phục trong bài văn trước.
- HS nghe
- HS viết bài
- HS thu bài nộp
Tiết 4: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN, ĐƯỢC THAM GIA
I. Mục tiêu
	HS cần: 
- Tìm và kể lại được câu chuyện về một buổi xum họp đầm ấm trong gia đình.
- Biết sắp xếp các tình tiết trong câu chuyện theo một trình tự hợp lí
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện mà các bạn kể
- Nói được suy nghĩ của mình về buổi xum họp đó.
- Lời kể tự nhiên sinh động, sáng tạo , kết hợp với cử chỉ điệu bộ
- Biết nhận xét đánh giá lời bạn kể
II. Đồ dùng dạy học
 	- Tranh ảnh về cảnh xum họp trong gia đình.
III. Phương pháp
	- Kể chuyện, đàm thoại, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS kể lại câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân.
- GV nhận xét ghi điểm
 B.Bài mới
 1. giới thiệu bài
các em đã biết thế nào là một gia đình hạnh phúc. Trong tiết học hôm nay các em sẽ kể về một buổi sum họp dầm ấm trong gia đình mà em có dịp chứng kiến hoặc tham gia, nghĩa là đó có thể là buổi sum họp ở gia đình em hoặc của một người họ hàng, làng xóm mà em có dịp được biết
 2. Hướng dẫn kể chuyện
 a) Tìm hiểu đề
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Gv phân tích đề bài, dùng phấn gạch chân dưới các từ: Một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
H: Đề bài yêu cầu gì?
- Gọi HS đọc gợi ý trong SGK
H: Em định kể câu chuyện về buổi sum họp nào?
Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe
.
b) Kể trong nhóm
- Chia thành nhóm 4 , Yêu cầu HS kể câu chuyện của mình và nói lên suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó.
- GV hướng dẫn các nhóm: 
+ Nêu được lời nói của từng người trong buổi sum họp đó
+ Lời nói phải thể hiện sự yêu thương , quan tâm...
+ Em làm gì trong buổi sum họp đó
+ Em có cảm nghĩ gì sau buổi sum họp đó
 c) kể trước lớp
- HS thi kể trước lớp
- HS nhận xét bạn kể 
- GV nhận xét ghi điểm
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị một câu chuyện em đã được nghe, được nói về những người biết sống đẹp , biết mang lại niềm vui hạnh phúc cho những người xung quanh.
3’
31’
1’
30’
5’
12’
13’
2’
- 1 HS kể 
- HS nghe
- 2 HS đọc đề
- Đề yêu cầu kể về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm
- 4 HS nối tiếp nhau giới thiệu
VD: 
+ Gia đình tôi sống rất hạnh phúc Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về buổi sum họp đầm ấm vào chiều thứ sáu vừa qua khi bố tôi đi công tác về
+ Tôi xin kể về buổi sinh hoạt đầm ấm của gia đình tôi nhân dịp kỉ niệm ngày cưới bố mẹ tôi.
- HS kể cho nhau nghe
- Các nhóm kể cho nhau nghe và nêu cảm nghĩ của mình sau buổi sum họp
- HS thi kể trước lớp
- Lớp nhận xét và trao đổi với bạn về cảm nghĩ của bạn sau buổi sum họp
Tiết 5: Hoạt động tập thể
Nhận xét tuần
I. Nhận xét tuần 16
- GV đưa ra những ưu điểm và nhược điểm của lớp và 1 số cá nhân tiêu biểu.
- Từ đó, mỗi thành viên biết nhận ra những điều được và chưa được của bản thân và rút kinh nghiệm ở những tuần sau:
1. Đạo đức:
 Nhìn chung, các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, không đánh cãi chửi nhau.
2. Học tập 
	- Trong tuần này lớp đã có nhiều tiến bộ ở mặt học tập. Các em chịu khó học bài và làm bài về nhà. .
3. Thể, mĩ.
 - Lớp hăng hái học các giờ thể dục chính khóa. 
4. Vệ sinh.
 - Các em VS tương đối sạch sẽ, gọn gàng . 
II . Phương hướng tuần tới 
Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần.
Tiếp tục thực hiện phong trào học tập chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
Nhắc nhở HS rèn luyện sức khỏe.
Ăn uống hợp vệ sinh; mặc gọn gàng, ấm áp, sạch sẽ.
Đi lại đảm bảo an toàn giao thông.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuần 16.doc