Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 18

Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 18

I. Mục tiêu

 HS cần :

- Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.

- Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác để giải toán.

II. Đồ dùng dạy học

- GV chuẩn bị 2 hình tam giác to, bằng nhau.

- HS chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau, kéo cắt giấy, bút chì, thước

III. Phương pháp

 - Quan sát, thảo luận, thực hành.

IV. Các Hoạt động của thầy học

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Ngày soạn: 15/12/2011 Ngày giảng: Thứ hai 19/12/2011
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Âm nhạc 
GV CHUYÊN DẠY
Tiết 3: Toán
DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu
 HS cần :
- Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác để giải toán.
II. Đồ dùng dạy học
- GV chuẩn bị 2 hình tam giác to, bằng nhau.
- HS chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau, kéo cắt giấy, bút chì, thước
III. Phương pháp
	- Quan sát, thảo luận, thực hành.
IV. Các Hoạt động của thầy học
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS nêu lại một số yếu tố của hình tam giác và đặc điểm của đáy so với chiều cao
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Dạy học bài mới
2.1.Giới thiệu bài : Trong giờ học toán hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm cách tính diện tích của hình tam giác.
2.2.Cắt, ghép hình tam giác.
- GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác cắt ghép hình như SGK :
+ Lấy 1 trong 2 hình tam giác bằng nhau.
+ Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó.
+ Dùng kéo cắt hình tam giác thành hai phần theo đường cao của hình. Kí hiệu 2 hình tam giác mới bằng số 1 và 2
+ Ghép 2 mảnh 1,2 vào hình tam giác còn lại để thành một hình chữ nhật ABCD.
+ Vẽ đường cao EH.
2.3.So sánh đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép.
- GV yêu cầu HS so sánh :
+ Em hãy so sánh chiều dài DC của hình chữ nhật và độ dài đáy DC của hình tam giác.
+ Em hãy so sánh chiều rộng AD của hình chữ nhật và chiều cao EH của hình tam giác.
+ Em hãy so sánh diện tích của hình chữ nhật ABCD và diện tích hình tam giác EDC.
2.2.Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình chữ nhật.
- GV yêu cầu HS nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật ABCD.
- GV nêu : Phần trước chúng ta đã biết AD = EH , thay EH cho AD thì ta có diện tích hình chữ nhật ABCD là DC x EH.
- Diện tích tam giác EDC bằng một nửa diện tích của hình chữ nhật nên ta có diện tích của hình tam giác EDC là
(DC EH) : 2
- GV hướng dẫn để HS rút ra quy tắc tính diện tích hình tam giác.
+ DC là gì của hình tam giác EDC ?
+ EH là gì của hình tam giác EDC ?
+ Như vậy để tính diện tích tam giác EDC chúng ta đã làm như thế nào ?
- GV nêu : Đó chính là quy tắc tính diện tích hình tam giác. Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.
- GV giới thiệu công thức tính :
+ Gọi S là diện tích.
+ Gọi a là độ dài cạnh đáy của tam giác.
+ Gọi h là chiều cao của tam giác.
+ Ta có công thức tính diện tích của hình tam giác là :S = 
- Mời hs nhìn công thức và nhắc lại quy tắc tính diện tích hình tam giác
2.4.Luyện tập thực hành
* Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời hai hs lên bảng làm bài 
- GV cho 1 HS chữa bài trước lớp.
* Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Em có nhận xét gì về đơn vị đo độ dài đáy và chiều cao của hình tam giác ở phần a?
- GV hỏi : Vậy trước khi tính diện tích của hình tam giác chúng ta cần đổi chúng về cùng một đơn vị đo.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi 1 HS chữa bài trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
3.Củng cố dặn dò
- GV mời hs nhắc lại quy tắc tính diện tích hình tam giác
- Giao nhiệm vụ: Về nhà học thuộc quy tắc
3’
31’
1’
7’
6’
3’
14’
2’
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS thao tác theo hướng dẫn của GV.
- HS so sánh và nêu :
+ Chiều dài hình chữ nhật bằng độ dài đáy của tam giác.
+ Chiều rộng của hình chữ nhật bằng chiều cao của hình tam giác.
+ Diện tích của hình chữ nhật gấp 2 lần diện tích của hình tam giác.
- HS nêu : Diện tích hình chữ nhật ABCD là DC x AD.
+ DC là đáy của hình tam giác EDC.
+ EH là chiều cao tương ứng với đáy DC.
+ Chúng ta lấy độ dài đáy DC nhân với chiều cao EH rồi chia cho 2.
- HS nghe sau đó nêu lại quy tắc.
- Nhắc lại quy tắc tính diện tích hình tam giác
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- 2 HS lên bảng thực hiện tính diện tích của hình tam giác có độ dài đáy và chiều cao cho trước.
a) Diện tích hình tam giác là :
8 6 : 2 = 24 (cm)
b) Diện tích hình tam giác là :
2,3 1,2 : 2 = 1,38 (dm)
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- HS nêu : Độ dài đáy và chiều cao không cùng một đơn vị đo.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
a) 24dm = 2,4m
Diện tích của hình tam giác là :
5 2,4 : 2 = 6(m²)
b) Diện tích của hình tam giác là 
42,5 5,2 : 2 = 110,5 (m²)
- Lớp nhận xét và chữa bài
Tiết 4: Tiếng việt	
Ôn tập và kiểm tra cuối kỳ I (tiết 1)
I. Mục tiêu:
	HS cần: 
- Đọc 1 bài tập đọc để kiểm tra lấy điểm : Yêu cầu đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học.
- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh
- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc. Nêu dẫn chứng minh họa cho nhận xét đó.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu thăm: 8 phiếu ghi tên bài tập đọc và 9 phiếu thi tên bài học thuộc lòng
- Bảng phụ có ghi phần thống kê ở bài tập 2
III. Phương pháp
	- Thảo luận, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. GTB: Nêu mục đích và yêu cầu giờ học
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (Khoảng 5 em)
- Lần lượt mời hs lên bốc thăm bài đọc
- Cho hs chuẩn bị trong vòng 1 phút rồi đọc và trả lời câu hỏi
- NX và ghi điểm
* Bài tập 2: 
- Mời hs nêu yêu cầu bài tập
- HD hs cách thống kê vào bảng trong VBT
- Yêu cầu hs tự làm bài
- Mời 1 số em đọc bài làm của mình
- NX , kết luận bài làm đúng
- Đưa bảng phụ mời 1 em đọc lại nội dung bảng thống kê
1’
12’
8’
- Lên bốc thăm và đọc bài, trả lời câu hỏi
- Nêu yêu cầu bài tập
- Làm bài và đọc bài làm
- 1 em đọc lại bảng thống kê
Bảng thống kê
TT
Tên bài
Tên tác giả
Thể loại
1
Chuyện một khu vườn nhỏ
Văn Long
Văn
2
Tiếng vọng
Nguyễn Quang Thiều
Thơ
3
Mùa thảo quả
Ma Văn Kháng
Văn
4
Hành trình của bầy ong
Nguyễn Đức Mậu
Thơ
5
Người gác rừng tí hon
Nguyễn Thị Cẩm Châu
Văn
6
Trồng rừng ngập mặn
Phan Nguyên Hồng
Văn
* Bài tập 3:
- Mời hs nêu yêu cầu ài tập
- HD hs làm bài tập: Phải nhập vai là bạn của bạn nhỏ trong truyện để nhận xét về bạn nhỏ qua một số dẫn chứng cụ thể
- Mời 1 số em trình bày ý kiến
3. Củng cố dặn dò
- Đọc lại các bài tập đọc đã học .
13’
1’
- Tìm hiểu yêu cầu bài tập
- HĐ theo nhóm đôi
Tiết 5: Đạo đức
THỰC HÀNH CUỐI HỌC KỲ I
I. Mục tiêu :
 HS cần: 
- Nắm được các kiến thức ,kỹ năng trong các bài học từ tuần 1 đến tuần 17.
- Có hành vi thái độ đúng đắn .
- Nắm được những điều mà hs phải làm; Có trách nhiệm về việc làm của mình ; có ý chí vượt khó; Biết nhớ ơn tổ tiên; Biết đối sử tốt với bạn bè; Kính già yêu trẻ; tôn trọng phụ nữ và hợp tác với những người xung quanh
II. Đồ dùng dạy học.
- SGK , SGV , vở BT , phiếu BT.
III. Phương pháp
	- Thảo luận, thực hành. 
IV. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:
? Vì sao cần phải hợp tác với những người xung quanh? Nêu một số VD về hành động biết hợp tác với những người xung quanh.
2.Bài mới:
* Giới thiệu bài :
* HDHS ôn tập thực hành kỹ năng cuối kỳ .
GV yêu cầu HS hệ thống lại các bài đã học trong học kỳ I.
- GV đưa ra các tình huống . Mỗi tình huống đều liên quan đến từng bài học .
Yêu cầu các nhóm thảo luận và tháo gỡ các tình huống .
- Gọi một vài nhóm lên đóng vai sử lý các tình huống trên bảng cho cả lớp quan sát .
GV tóm lại nội dung trên .
3Củng cố - dặn dò .
- Tóm lại nội dung bài .
- Chuẩn bị bài giờ sau học .
4’
31
1’
30’
2’
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ
Lắng nghe .
HS hệ thống các bài đã học trong học kỳ I.
+ Em là HS lớp 5
+ Có trách nhiệm về việc làm của mình
+ Có chí thì nên
+ Nhớ ơn tổ tiên
+ Tình bạn
+ Kính già yêu trẻ
+ Tôn trọng phụ nữ
+ Hợp tác với những người xung quanh
- Đọc tình huống của nhóm mình được giao trong phiếu và nhóm thảo luận giải đáp các tình huống .
- Đóng vai sử lí . Các nhóm khác NX.
*****************************************************
Ngày soạn: 16/12/2011 Ngày giảng: Thứ ba 20/12/2011
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
 HS cần:
- Rèn kỹ năng tính diện tích hình tam giác.
- Giới thiệu cách tính diện tích của hình tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh góc vuông.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình tam giác như SGK.
III. Phương pháp
	- Động não, thảo luận, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS nêu kết quả tính của bài tập 1 trong VBT và nêu cách tính diện tích hình tam giác
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Dạy học bài mới
2.1.Giới thiệu bài : Trong giờ học toán này các em cùng luyện tập về tính diện tích của hình tam giác.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1
- GV cho HS đọc đề bài
- Cho hs nêu nhận xét về đơn vị đo của đáy và chiều cao; cách làm ở phần b.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
* Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV vẽ lên bảng, sau đó chỉ vào hình tam giác ABC và nêu : Coi AC là đáy, em hãy tìm đuờng cao tương ứng với đáy AC của hình tam giác ABC.
- GV yêu cầu HS tìm đường cao tương ứng với các đáy BA của hình tam giác ABC.
- GV yêu cầu HS tìm đường cao tương ứng với các đáy của hình tam giác DEG.
- GV hỏi : Hình tam giác ABC và DEG trong bài là hình tam giác gì ?
- GV nêu : Như vậy tỏng hình tam giác vuông hai cạnh góc vuông chính là đường cao của tam giác.
* Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc dề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời 2 em làm bài trên bảng, dưới lớp làm bài vào vở và nhận xét bài làm của bạn
- GV hỏi : Như vậy để tính diện tích hình tam giác vuông chúng ta có thể làm như thế nào ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 4
a. GV cho HS đọc đề bài, tự làm phép đo và thực hiện tính diện tích cả hình tam giác ABC.
- GV chữa bài và hỏi : Vì sao để tính diện tích của hình tam giác ABC các em lại lấy chiều dài nhân với chiều rộng hình chữ nhật rồi chia 2.
b. GV gọi HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự thực hiện phép đo để xác định độ dài các cạnh của hình chữ nhật MNPQ và đoạn thẳng ME.
- HD hs làm bài
- GV yêu cầu HS thực hiện tính diện tích của các hình tam giác mà bài yêu cầu.
3.Củng cố dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
3’
31’
1’
30’
7’
6’
9’
8’
2’
- HS thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- Tìm hiểu yêu cầu đề bài
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) S = 30,5 12 : 2 = 183 (dm)
b) 16dm = 1,6m
S = 1,6  ... Giáo viên: chuẩn bị một số tranh vẽ như SGK ( tr 91,92)
III. Phương pháp
	- Quan sát, đàm thoại, thảo luận, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu tên các hình đã học (GV ghi tên góc bảng, gọi HS khác nhận xét)
2. Bài mới:
a. Hình thang - biểu tượng ban đầu về hình thang
- GV treo tranh (ảnh) vẽ cái thang, yêu cầu HS quan sát và trả lời.
- Hỏi:Bức tranh vẽ vật dụng gì?
- Hỏi:Hãy mô tả cấu tạo của cái thang.
- Trong hình học có một hình có hình dáng giống những bậc thang gọi là hình thang.
b. Nhận biết một số đặc điểm của hình thang 
- GV treo tranh hình thang ABCD
- Giới thiệu :Cô có hình thang ABCD.hãy quan sát .
- Hỏi :Hình thang có mấy cạnh ?
- Hỏi :Hình thang có 2 cạnh nào song song với nhau ?
- Hai cạnh song song gọi là 2 cạnh đáy .Hãy nêu tên 2 cạnh đáy .
- Giới thiệu :Hai cạnh AD và BC là các cạnh bên .Cạnh đáy dài hơn gọi là đáy lớn ,cạnh đáy ngắn hơn gọi là đáy nhỏ .
- Hình thang có một cặp cạnh đối diện ,song song .
- GV yêu cầu vài HS lên bảng chỉ hình vẽ và nhắc lại các đặc điểm của hình thang.
- Yêu cầu HS vẽ đường thẳng qua A vuông góc với DC,cắt DC tại H.
- Giới thiệu:Khi đó AH gọi là đường cao.Độ dài AH là chiều cao của hình thang.
Hỏi: Đường cao của hình thang vuông góc với những cạnh nào?
- KL: đường cao vuông góc với 2 cạnh đáy.
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của hình thang ABCD. 
3. Thực hành Luyện tập
* Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV treo tranh yêu HS thảo luận, làm bài và tự ghi vào vở.
- Yêu cầu HS đọc bài chữa.
- Lớp đổi vở kiểm tra chéo (cặp đôi).
- Yêu cầu HS nhắc một số đặc điểm của hình thang.
* Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV vẽ hình
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- Hình nào có đủ đặc điểm của hình thang?
* Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- GV vẽ hình.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.Nêu cách vẽ.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS chỉ ra 2 cạnh đối diện song song trong mỗi trường hợp.
- Hỏi: Các cạnh có nhất thiết bằng nhau không?
* Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi một HS chữa bài tập,HS dưới lớp theo dõi.
- Giới thiệu: hình thang có một cạnh bên vuông góc với 2 cạnh đáy gọi là hình thang vuông.
- Yêu cầu HS nhắc lại.
4. Củng cố dặn dò
- Cho hs nhắc lại các đặc điểm của hình thang. Yêu cầu HS chuẩn bị 2 hình thang bằng nhau về giấy màu,keo dán,kéo để tiết sau mang đi.
4’
13’
3’
10’
17’
2’
- HS nêu
-Cái thang.
- Có 2 thanh dọc hai bên và các thanh ngang gắn vào 2 thanh dọc. 
 A 	 B
 D C
- có 4 cạnh.
- AB và CD.
- Cạnh đáy AB và cạnh đáy CD.
- HS thao tác
 A 	 B
 D 
 H C 
- Đường cao của hình thang vuông góc với cạnh AB và CD (2 đáy).
- Hình thang ABCD có: 4 cạnh là các cạnh đáy AB và CD,cạnh bên AD và BC; cạnh đáy song song với nhau, đường cao vuông góc với 2 cạnh đáy.
- Hình 1,hình 2,hình 4,hình 5,hình 6,là hình thang vì có 4 cạnh và một cạnh đối diện song song.
- Hình 3 không phải là hình thang vì không có cặp đối diện nào song song.
- Hình thang có 4 cạnh; một cặp cạnh đối diện song song gọi là 2 đáy (đáy lớn và đáy nhỏ)
Trả lời: 
- Hình 1,2,3 đều có 4 cạnh và 4 góc.
- Hình 1,2 có hai cặp cạnh đối diện song song.
- Hình 3 chỉ có một cặp đối diện song song.
- Chỉ hình một có 4 góc vuông. Hình 1 là hình chữ nhật.
- Hình 2 là hình bình hành.
- Hình 3 là hình thang.
- Cả 3 hình đều có một cặp cạnh đối diện song song.
- HS nêu đề bài:Vẽ thêm 2 đoạn thẳng vào mỗi hình dưới đây để dược hình thang.
- HS dưới lớp nhận xét.
Trả lời:- Không nhất thiết vẽ các cạnh bằng nhau.
- Nhất thiết phải vẽ một cặp cạnh đối diện song song.
 - Đọc đề bài
- Hình thang ABCD có góc A và góc D là góc vuông .Cạnh bên AD vuông góc với 2 đáy .
- HS nhắc lại theo yêu cầu.
Tiết 3: Thể dục
GV CHUYÊN DẠY
Tiết 4: Tiếng việt
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I
(tiết 6)
I. Mục đích yêu cầu
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng
2. Ôn luyện tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết câu hỏi a,b,c,d của bài tập 2
III. Phương pháp
	- Quan sát, thảo luận, thực hành.
IV. Các Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
1. KT lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng
(Tiến hành như những giờ trước)
2. Bài tập 2
- Mời 1-2 em đọc bài thơ Chiều biên giới
- Giải thích về cây sở
- Mời 1 em đọc to 4 câu hỏi trong phiếu
- Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm 4
- Mời đại diện nhóm nêu ý kiến
- NX và kết luận câu trả lời đúng
3. Củng cố dặn dò
- NX tiết học
- Dặn hs chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kỳ I
12’
22’
2’
- Đọc bài và trả lời câu hỏi
- Lớp đọc thầm bài thơ
- Đọc câu hỏi 
- Thảo luận nhóm 4 và trình bày câu trả lời
- Đáp án:
a. biên giới
b. từ đầu và từ ngọn được dùng với nghĩa chuyển
c. ĐT xưng hô: em ; ta
d. Miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra: Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang.
Tiết 5: Khoa học
HỖN HỢP
I. Mục tiêu
	HS cần:
- Hiểu thế nào là hỗn hợp
- Biết cách tạo ra một số hỗn hợp. Kể tên một số hỗn hợp
- Biết cách tách các chất trong hỗn hợp (trường hợp đơn giản)
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: 1 chút muối, mì chính, hạt tiêu, ớt
 	Phiếu học tập
Nội dung phiếu
	1. Mẫu báo cáo
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp
Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp
1. Muối tinh...
..
2. Mì chính (bột ngọt)...
..
3. Hạt tiêu.
..
	2. Phiếu thực hành
- Chuẩn bị:...
- Cách tiến hành:..
2. HS: + Cốc , thìa
+ Xem trước bài học và học bài cũ
III. Phương pháp
	- Quan sát, thảo luận, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
* KTBC: 
? Chất rắn (chất lỏng, chất khí) có đặc điểm gì?
? Một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác nhờ đâu? Lấy VD.
- NX và ghi điểm
* Giới thiệu bài mới
3’
- Trả lời bài cũ
HĐ 1: Trò chơi Tạo hỗn hợp gia vị(10’)
- Phát các chất đã chuẩn bị và phiếu học tập cho hs và yêu cầu hs hoạt động theo nhóm 4
+ QS, nếm riêng từng chất và ghi vào báo cáo
+ Dùng thìa lấy từng chất cho vào bát nhỏ và trộn đều
+ QS và nếm các chất đã trộn vào nhau, nêu nhận xét và ghi báo cáo
- QS và hướng dẫn các nhóm thực hành hiệu quả
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp
1. Muối tinh: 1 thìa, có vị mặn
2. Mì chính (bột ngọt): 1 thìa, màu trắng, có vị ngọt
3. Hạt tiêu: 1thìa, màu đen, có vị cay
- Nhận đồ dùng học tập và hđ theo nhóm 4
- Trình bày kết quả thực hành và thảo luận
Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp
Hỗn hợp gia vị có vị cay, mặn, ngọt
- Cho hs nêu phần chuẩn bị và tiến hành
? Hỗn hợp mà các em vừa tạo ra có tên là gì?
? Để tạo ra hỗn hợp đó, các em đã dùng những chất nào?
? Em có nhận xét gì về tính chất của từng chất trước và sau khi trộn vào nhau?
? Em còn biết những hỗn hợp nào trong cuộc sống hằng ngày?
- Mời hs đọc mục Bạn cần biết
- KL: Muốn tạo ra hỗn hợp, ít nhất phải có từ hai chất trở lên và các chất trong đó phải trộn lẫn với nhau. Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó.
- Hỗn hợp gia vị
- Em đã dùng chất muối, mì chính, hạt tiêu
- Trong hỗn hợp các chất vẫn giữ nguyên tính chất ban đầu
- Hỗn hợp muối lạc, hỗn hợp muối ớt
- Lớp đọc thầm
HĐ 2: Kể tên một số hỗn hợp(10’)
? Hỗn hợp là gì?
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi:
+ Không khí là một chất hay là một hỗn hợp? Tại sao?
+ Kể tên một số hỗn hợp mà bạn biết?
- NX và khen nhóm có phần thảo luận tốt
- Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.
- Thảo lluận nhóm đôi và trả lời câu hỏi
+ Không khí là một hỗn hợp vì trong không khí có thể chứa cả nước, bụi bẩn, khói và các chất rắn không tan.
+ Hỗn hợp cám với gạo, hỗn hợp gạo với trấu, hỗn hợp ngô và đỗ
3. HĐ 3: Phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi: đọc mục trò chơi học tập trong SGK để trả lời câu hỏi:
+ Mỗi hình ứng với việc sử dụng Phương pháp nào để tách các chất ra khỏi hỗn hợp?
+ Vì sao em biết?
- NX câu trả lời của hs
- Thảo luận và trả lời câu hỏi
+ Hình 1: Làm lắng
+ Hình 2: Sàng, sẩy
+ Hình 3: Lọc
- Hình 1: Khi làm lắng, cát nặng sẽ lắng xuống đáy cốc
- Hình 2: Dùng mẹt để sảy cho sạn nổi lên trên hoặc để cho sạn chui xuống dưới
- Hình 3: Cho nước đục vào chai hoặc bể lọc có chứa giấy lọc, cát, than bộtCác chất bẩn sẽ bám lại ở các chất lọc, ta được nước trong.
4. HĐ 4: Thực hành tách một số chất ra khỏi hỗn hợp(10’)
- Đưa các hỗn hợp: 
+ Cát trắng với nước
+ Dầu ăn với nước
+ Gạo lẫn với sạn
- Yêu cầu hs đưa ra cách tách riêng cát trắng, dầu ăn, gạo ra khỏi hỗn hợp trên.
- Mời hs đưa ra cách chuẩn bị Phương pháp tách
Hoạt động kết thúc
- Cho hs trả lời một số câu hỏi liên quan đến nội dung bài
- NX tiết học và dặn hs chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau
2’
- Suy nghĩ và đưa ra cách tách các chất
- Chuẩn bị:
- PP tách:
+ Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng: Dùng pp lọc
+ Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước: Dùng ống hút để hút nước, còn lại là dầu ăn
+ Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn sạn: Dùng pp đãi hoặc sảy
*********************************************************
Ngày soạn: 20/12/2011 Ngày giảng: Thứ sáu 23/12/2011
Tiết 1: Toán
Kiểm tra học kỳ I
(Nhà trường ra đề)
Tiết 2 + 3: Tiếng Việt
Kiểm tra học kỳ I
(Nhà trường ra đề)
Tiết 5: Hoạt động tập thể
NHẬN XÉT TUẦN
I. Nhận xét tuần 18.
1. Đạo đức:
 Nhìn chung, các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, không đánh cãi chửi nhau.
2. Học tập 
	Trong tuần này lớp đã có nhiều tiến bộ ở mặt học tập. Các em chịu khó học bài và làm bài về nhà. .
	Vẫn còn một số em quên đồ dùng học tập . Tuy nhiên hầu hết các em đã có ý thức trong học tập, chuẩn bị khá đầy đủ sách, vở, bút, mực, các đồ dùng học tập. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
3. Thể dục.
 Lớp hăng hái học các giờ thể dục chính khóa.Thực hiện tập thể dục giữa giờ có tiến bộ nhưng hiệu quả chưa thực sự cao. Một số em còn tập lấy lệ, chưa vì sức khỏe của bản thân mình.
4. Vệ sinh.
 Trong tuần vẫn còn có buổi trực nhật bẩn ,các bạn này sẽ trực nhật lại vào tuần sau. 
5. SH Đội :Lớp tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ và tương đối hiệu quả 
II . Phương hướng tuần tới 
- Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần.
- Nhắc nhở HS rèn luyện sức khỏe, vui chơi lành mạnh, an toàn.
- Ăn uống hợp vệ sinh; mặc gọn gàng, ấm áp, sạch sẽ.
- Đi lại đảm bảo an toàn giao thông.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 18.doc