A. Mục tiêu
HS cần:
- Củng cố kiến thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
- Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần trong một số tình huống đơn giản
B. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ cho Hs tham gia trò chơi BT3.
C. Phương pháp
- Động não, thảo luận, thực hành.
D. Các hoạt động dạy học – chủ yếu
TUẦN 22 Soan: 19/01/2012 Giảng: Thứ hai ngày 30/01/2012 Tiết 1: CHÀO CỜ Tiết 2: ÂM NHẠC GV CHUYÊN DẠY Tiết 3: TOÁN Luyện tập A. Mục tiêu HS cần: - Củng cố kiến thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật - Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần trong một số tình huống đơn giản B. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ cho Hs tham gia trò chơi BT3. C. Phương pháp - Động não, thảo luận, thực hành. D. Các hoạt động dạy học – chủ yếu Hoạt động của thầy TL Hoạt động của trò 1. KTBC -Yêu cầu Hs nhắc lại công thức diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật -Gọi HS nhận xét -GV nhận xét nhấn mạnh các kích thước phải cùng đơn vị đo. 2. Bài mới 2.1. GTB 2.2. Thực hành , luyện tập * Bài 1 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài . -Lưu ý :Các số đo có đơn vị đo thế nào? -Yêu cầu HS tự làm bài vào vở ;1 Hs làm bài trên bảng -Chữa bài: +Gọi 2 HS lần lượt trình bày bài làm (câu a,b) -Gọi HS khác nhận xét. +GV nhận xét ,đánh giá - Cho hs nhắc lại cách tính DTXQ và DTTP của hình hộp CN Hỏi:Cần chú ý đơn vị đo độ dài của các kích thước? * Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài -Yêu cầu HS nêu cách làm - Gọi 1 HS khác nhận xét bổ sung - Yêu cầu tự làm bài vào vở;1 HS làm bảng phụ -Chữa bài: +Gọi HS nhận xét bài của bạn. + Yêu cầu HS khác chữa bài vào vở + GV xác nhận kết quả. - Hỏi :Khi tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta cần lưu ý điều gì? * Bài 3: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài . -Yêu cầu HS làm bài vào vở (chỉ ghi đáp số) . -Chữa bài: +Gọi 1HS đọc bài làm của mình +GV nhận xét ,xác nhận. - Hỏi :Tại sao diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật bằng nhau? - Hỏi :Tại sao lại điền S (sai)vào câu c ? - Hỏi tương tự như vậy đối với những câu khác - NX và KL: cùng là một hình hộp chữ nhật, đặt ở tư thế khác nhau thì có diện tích xung quanh khác nhau. 3. Củng cố dặn dò - NX tiết học. - Giao thêm bài tập về nhà 3’ 32’ 1’ 30’ 10’ 10’ 10’ 2’ -HS nhắc lại Sxp=Chu vi đáy x chiều cao Stp=Sxp+ 2 x Sđáy -HS đọc đề bài -Chưa cùng đơn vị đo ,phải đưa về cùng đơn vị - HS làm bài - HS chữa bài Đáp số : a) Sxp=1440dm2 Stp=2190 dm2 b) Sxp=17 m2 30 Stp= 11 m2 10 - Nhắc lại cách tính -Các kích thước :Chiều rộng,chiều dài và chiều cao phải cùng đơn vị . -HS đọc - Diện tích quét sơn chính là diện tích toàn phần trừ đi diện tích cái nắp;mà diện tích cái nắp là diện tích mặt đáy. -HS làm bài Bài giải Diện tích quét sơn ở mặt ngoài bằng diện tích xung quanh của cái thùng.Ta có: 8dm = 0,8m Vậy diện quét sơn là : (1,5 + 0,6) x 2 x 0,8 + (1,5 x0,6 ) = 4,26 (m2) Đáp số : 4,26 (m2) -Các kích thước của hình hộp chữ nhật phải cùng đơn vị . -HS đọc -HS làm bài (a), (d): Đ; (b),(c): S -HS chữa bài - Vì diện tích toàn phần bằng tổng diện tichs các mặt bên nên khi thay đổi vị trí đặt hộp,diện tích toàn phần không thay đổi . -Vì diện tích xung quanh của hình 1là 9,6dm2; diện tích xung quanh của hình 2 là 13,5dm2. Tiết 4: TẬP ĐỌC Lập làng giữ biển I. Mục đích, yêu cầu 1- Đọc trôi chảy diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ). 2- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ vùng biển trời Tổ quốc. II. Đồ dùng dạy – học - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK - Tranh ảnh về những làng chài ven biển (nếu có). III. Phương pháp - Quan sát, đàm thoại, thực hành. IV. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của thầy TL Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc lại bài “Tiếng rao đêm” và trả lời câu hỏi: Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài a. Luyện đọc - HS đọc toàn bài một lượt - GV đưa tranh minh hoạ lên và hỏi: H: Tranh vẽ gì? GV: Tranh vẽ ông Nhụ, bố Nhụ và Nhụ. Phía xa là mấy ngôi nhà và những con người... - GV chia đoạn: 4 đoạn Đoạn 1: Từ đầu đến “...toả ra hơi nước”. Đoạn 2: Tiếp theo đến “....thì để cho ai?” Đoạn 3: Tiếp theo đến “...nhường nào” Đoạn 4: Còn lại - Cho HS đọc đoạn (2-3 lần) - Luyện đọc từ ngữ khó: giữ biển, toả ra, võng, Mõm Cá Sấu... - GV đọc cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài • Lời bố Nhụ nói với ông Nhụ: Lúc đầu đọc với giọng rành rẽ, điềm tĩnh, dứt khoát; sau: hào hứng, sôi nổi... • Lời ông Nhụ nói với bố Nhụ: kiên quyết, gay gắt. • Lời Nhụ: nhẹ nhàng. • Đoạn kết ( suy nghĩ của Nhụ: đọc chậm, giọng mơ màng) b. Tìm hiểu bài Đoạn 1 - Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm H: Bài văn có những nhân vật nào? H: Bố và ông Nhụ bàn với nhau việc gì? H: Bố Nhụ nói: “Con sẽ họp làng” chứng tỏ ông là người như thế nào? Đoạn 2 Cho HS đọc thầm H: Theo lời của bố Nhụ, việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi gì? Đoạn 3+4 H: Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ? H: Chi tiết nào cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng ông đồng ý với con trai lập làng giữ biển? - Cho HS đọc lại đoạn nói suy nghĩ của Nhụ H: Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào? - Cho hs tìm ý nghĩa của bài 4. Đọc diễn cảm - Cho HS đọc phân vai - GV ghi lên bảng đoạn cần luyện đọc và hướng dẫn cho HS đọc - Cho HS thi đọc đoạn - GV nhận xét + khen những HS đọc tốt 5..Củng cố, dặn dò Bài văn nói lên điều gì? - GV nhận xét tiết học 3’ 32’ 1’ 31’ 12’ 12’ 7’ 2’ - HS đọc bài và có thể nói theo suy nghĩ của mình - 1 HS đọc cả bài. - HS phát biểu - HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK - HS đọc đoạn nối tiếp trước lớp - HS đọc từ ngữ theo hướng dẫn của GV - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo. - Có một bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông bạn. Đây là ba thế hệ trong một gia đình. - Bàn việc họp làng để đưa dân ra đảo, cả nhà Nhụ ra đảo. - Chứng tỏ bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo làng, xã. - HS đọc thầm - Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xang, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước lâu nay của những người dân chài... - Làng mới đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới buộc thuyền. Làng mới sẽ giống mọi ngôi làng trên đất liền: có chợ, có trường học, có nghĩa trang... - Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người xúc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào. - 1HS đọc - Nhụ đi, cả làng sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới. * Ý nghĩa: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ vùng biển trời Tổ quốc. - 4HS phân vai để đọc - HS luyện đọc đoạn - 2,3 HS thi đọc - Lớp nhận xét Tiết 5: ĐẠO ĐỨC Bài 10: Uỷ ban nhân dân xã, (phường) em (tiết 2) I. Mục tiêu Học xong bài này , HS biết: + Tôn trọng UBND xã, phường, và vì sao phải tôn trọng UBND xã phường + Thực hiện các quy định của UBND xã phường , tham gia các hoạt động do UBND xã phường tổ chức. +Tôn trọng UBND xã phường II. Tài liệu và phương tiện - Ảnh trong bài III. Phương pháp - Quan sát, thảo luận, đàm thoại. IV. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy TL Hoạt động của trò 1. KTBC: ? UBND xã (phường) có nhiệm vụ gì? ? Mọi người cần có thái độ như thế nào đối với UBND xã (phường)? - NX và đánh giá 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Thực hành * Hoạt động 1: Xử lí tình huống ở bài tập 2 SGK + Mục tiêu: HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã, phường tổ chức + Cách tiến hành - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ xử lí tình huống cho từng nhóm HS + N1;2: tình huống a + N 3;4:tình huống b + N5;6: tình huống c - Các nhóm HS thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày , các nhóm khác bổ xung. - GVKL: + tình huống ( a) Nên vận động các bạn cùng tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam + Tình huống ( b) Nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hoá của phường + Tình huống ( c): Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở , đồ dùng học tập .... ủng hộ trẻ em vùng lũ lụt * Hoạt động 2: Ôn tập các hoạt động. - Nhắc lại ghi nhớ, nội dung bài học. 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau. 3’ 32’ 1’ 30’ 25’ 5’ - Trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ - Các nhóm thảo luận - 3 nhómlần lượt đóng vai để xử lý 3 tình huống của bài tập - Các nhóm khác theo dõi và nhận xét cách xử lý của nhóm bạn - HS nhắc lại ghi nhớ của bài - Nghe cô nhận xét tiết học ********************************************************* Soạn: 20/01/2012 Giảng: Thứ ba ngày 31/01/2012 Tiết 1: TOÁN Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương A.Mục tiêu HS cần: -Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biêt để rút ra được quy tắc tính diện tích và công thức tính diện tích xung quanh của hình lập phương từ quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. hình hộp chữ nhật. - Vận dụng được các quy tắc tính diện tích xung quanh,diện tích toàn phần của hình lập phương để giải một số BT có liên quan. B. Đồ dùng dạy học - Một số hình lập phương có kích thước khác nhau. C. Phương pháp - Quan sát, thảo luận, thực hành. D. Các hoạt động dạy học – chủ yếu Hoạt động của thầy TL Hoạt động của trò 1. KTBC: - Hỏi :Hãy nêu một số đồ vật có dạng hình lập phương và cho biết hình lập phương có đặc điểm gì? -Yêu cầu HS nêu công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. -GV nhận xét kết quả trả lời của HS . 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hình thành công thức thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương -Đưa ra mô hình trực quan - Hỏi:Hình lập phương có đặc điểm gì giống với hình hộp chữ nhật? - Hỏi:Hình lập phương có đủ đặc điểm của hình hộp chữ nhật không? -Yêu cầu HS dựa vào công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để tìm ra công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. -Gv gắn phần ghi nhớ lên bảng; gọi 1 vài HS đọc lại. -GV ghi: Sxq=a x a x 4 Stp= a x a x 6 Ví dụ : -Gọi 1 HS đọc ví dụ trong SGK(trang111) -Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài ; HS dưới lớp làm ra nháp. -Chữa bài: ... ọa của bài học và hỏi thêm cá nhân HS: Các hình minh họa nói lên điều gì? - GV hỏi thêm: + Hãy kể tên một số nhà máy thủy điện mà em biết. * Kết luận: - GV nói: Con người có thể sử dụng năng lượng nước chảy trong việc chở hàng hóa xuôi dòng, làm quay tua-bin máy phát điện, làm quay bánh xe nước đưa nước lên vùng cao Hoạt động 3: Thực hành làm quay tua-bin - GV đặt mô hình lên bàn, yêu cầu HS đưa ra các giải pháp có thể và dự tính hoạt động. Sau 3 – 4 ý kiến thì cho HS thực hành. - Giải pháp đúng: Đổ nước từ trên cao xuống làm quay tua-bin (mô hình) hoặc làm quay bánh xe nước. 3. Củng cố, dặn dò. - Gọi HS nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - Giao nhiệm vụ về nhà. 3’ 30’ 10’ 10’ 10’ - HS trả lời - HS lắng nghe - Các tổ thảo luận - HS xung phong lên chỉ hình trên bảng và trả lời câu hỏi đặt ra. Các nhóm nghe và bổ sung. - Để vận chuyển tre, gỗ, nứa từ miền núi về miền xuôi Cụ thể: + Hình 4: Nhà máy thủy điện + Hình 5: Dùng sức nước để tạo ra dòng điện phục vụ sinh hoạt ở vùng núi. + Hình 6: Bánh xe nước - HS trả lời: Nhà máy thủy điện Trị An, Y-a-ly, Sông Đà, Sơn La (đang xây dựng) - HS lắng nghe - HS quan sát mô hình, bàn bạc với bạn cách thức làm cho tua-bin hoạt động rồi phát biểu. - Các tác giả của những ý kiến khác nhau sẽ được lên thực hiện. Chú ý giải thích được nguyên nhân vì sau tua-bin hoạt động được. - 2 HS nhắc lại. *********************************************************** Soạn: 31/01/2012 Giảng: Thứ sáu ngày 3/02/2012 Tiết 1: TOÁN Thể tích của một hình A. Mục tiêu: HS cần: - Có biểu tượng ban đầu về đại lượng thể tích - Biết một số tính chất có liên quan đến thể tích của một hình. - Thực hành đếm và so sánh thể tích các hình cụ thể (theo đơn vị thể tích cho trước) B. Đồ dùng dạy học: + Hình lập phương có màu, rỗng; hình hộp chữ nhật trong suốt, rỗng. + Hình vẽ minh hoạ ví dụ 1, ví dụ 2, ví dụ 3, bài tập 1, 2. C. Phương pháp - Quan sát, thảo luận, thực hành. D. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy TL Hoạt động của trò 1. KTBC: - Cho hs làm lại bài tập 3 trong SGK tiết trước - NX và dánh giá 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: Thể tích của một hình 2.2. Hình thành biểu tượng và tính chất Ví dụ 1: * GV trưng bày đồ dùng, yêu cầu HS quan sát. + Hãy nêu tên 2 hình khối đó? + Hình nào to hơn, hình nào nhỏ hơn? * GV: Ta nói hình hộp chữ nhật có thể tích lớn hơn và hình lập phương có thể tích nhỏ hơn. - GV: đặt hình lập phương vào bên trong hình hộp chữ nhật. + Hãy nêu vị trí của 2 hình khối. - GV: Khi hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật, ta cũng nói: Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương .- Đại lượng xác định mức độ lớn nhỏ của thể tích các hình gọi là đại lượng thể tích. Ví dụ 2: *GV treo tranh minh hoạ + Mỗi hình C và D được hợp bởi mấy hình lập phương nhỏ? - GV: Ta nói thể tích hình C bằng thể tích hình D. Ví dụ 3: - GV lấy 6 hình lập phương và xếp như hình ở SGK. + Yêu cầu HS tách hình xếp được thành 2 phần. - GV treo tranh + Hình P gồm mấy hình lập phương? + Khi tách hình P thành 2 hình M và N thì số hình lập phương trong mỗi hình là bao nhiêu? + Nhận xét về mối quan hệ giữa số lượng hình lập phương của các hình. - GV: Ta nói thể tích hình P bằng tổng thể tích các hình M và N. - Ta biết 1 hình này nằm hoàn toàn trong hình khác thì có thể tích bé hơn và cũng biết 2 hình được hợp thành bởi các hình lập phương như nhau thì có thể tích bằng nhau . Một hình tách ra thành 2 hay nhiều hình nhỏ thì thể tích của hình đó bằng tổng thể tích các hình nhỏ. 2.3. Luyện tập: * Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài ? Mỗi hình lập phương nhỏ ở hình A và hình B có cạnh là bao nhiêu? + Quan sát hình vẽ và tự trả lời vào vở. + Gọi HS nêu bài giải. Giải thích kết quả. + Hãy nêu cách tìm? Cách tìm khác - GV nhận xét đánh giá * Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài + HS thảo luận nhóm đôi tìm cách giải + HS trình bày * Bài 3: - HS đọc đề bài GV: đưa cho các nhóm bộ đồ dùng gồm 6 hình lập phương + HS thảo luận nhóm đôi tìm cách xếp 6 hình lập phương thành hình hộp chữ nhật + HS trình bày + Hãy so sánh thể tích các hình đó - GV: nhận xét đánh giá 3. Củng cố- Nhận xét - dặn dò - Nhận xét tiết học - Bài sau: Về nhà xem lại bài . 3’ 32’ 12’ 20’ 6’ 7’ 7’ 2’ - Làm lại bài tập 3 - HS quan sát - Hình lập phương và hình hộp chữ nhật - Hình lập phương nhỏ hơn - Hình hộp chữ nhật lớn hơn - Hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật . - HS nhắc lại - HS quan sát - Hình C gồm 4 hình lập phương. Hình D cũng 4 hình lập phương - HS nhắc lại - HS quan sát - HS thao tác - 6 hình lập phương - Hình M gồm 4 hình lập phương. Hình N gồm 2 hình lập phương - Số hình lập phương nhỏ của hình P bằng tổng số hình lập phương nhỏ của hình M và N - HS nghe, hiểu và nhắc lại - 1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm - Đều có cạnh là 10 - HS làm bài - HS trình bày - 1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm - HS làm bài - HS trình bày - 1 HS - HS lấy bộ đồ dùng 6 hình lập phương - HS thảo luận nhóm - HS trình bày - Bằng nhau vì được ghép từ 6 hình lập phương Tiết 2: MĨ THUẬT GV CHUYÊN DẠY Tiết 3: TẬP LÀM VĂN Kiểm tra viết (Kể chuyện) I. Mục đích, yêu cầu HS cần: Dựa vào những hiểu biết và kĩ năng đã có, HS viết được hoàn chỉnh một bài văn kể chuyện. II. Đồ dùng dạy học - Bảng lớp ghi tên một số truyện đã đọc, một vài truyện cổ tích. III. Phương pháp - Động não, đàm thoại, thực hành. IV. Các Hoạt động của thầy học Hoạt động của thầy TL Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài 1’ 5’ - HS lắng nghe - GV ghi ba đề trong SGK lên bảng lớp. - GV lưu ý HS : Các em đọc lại ba đề và chọn một trong ba đề đó. Nếu các em chọn đề ba thì em nhớ phải kể theo lời của một nhân vật (sắm vai) - 1 HS đọc thành tiếng Cả lớp lắng nghe - HS lắng nghe + chọn đề - Cho HS tiếp nối nói tên đề bài đã chọn, nói tên câu chuyện sẽ kể. - GV ghi lên bảng lớp tên một vài câu chuyện cổ tích hoặc một vài câu chuyện các em đã được học, được đọc. - HS lần lượt phát biểu. 3. HS làm bài - GV nhắc các em cách trình bày bài, tư thế ngồi ... - GV thu bài khi hết giờ. 25’ - HS làm bài 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà đọc trước đề bài, chuẩn bị nội dung cho tiết tập làm văn tuần 23. 2’ - HS lắng nghe Tiết 4: KỂ CHUYỆN Ông Nguyễn Khoa Đăng I. Mục đích, yêu cầu 1. Rèn luyện kĩ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. - Biết trao đổi với các bạn về mưu trí tài tình của ông Nguyễn Khoa Đăng 2. Rèn kĩ năng nghe: - Chăm chứ nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ chuyện. - Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn. II. Đồ dùng dạy – học - Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK kèm lời gợi ý III. Phương pháp - Quan sát, đàm thoại, thực hành. IV. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của thầy TL Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra 2- 3 HS - GV nhận xét , cho điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. GV kể chuyện - Lần 1: ( chưa sử dụng tranh) - Lần 2: Kể kết hợp sử dụng tranh - GV viết lên bảng những từ ngữ sau và giải nghĩa cho HS hiểu. · Truông: vùng đất hoang rộng, có nhiều cây cỏ. · Sào huyệt: chỗ ở của bọn trộm cướp, tội phạm. · Phục binh: quân lính lấp, rình ở những chỗ kín đáo, chờ lệnh là xông ra tấn công. - Lần 2: Kể kết hợp sử dụng tranh : GV lần lượt treo tranh , vừa kể vừa chỉ tranh. 3. Hướng dẫn HS kể chuyện - Cho HS kể chuyện trong nhóm - QS và giúp đỡ các nhóm còn lúng túng - Cho HS thi kể chuyện trước lớp - GV nhận xét + chốt lại: Ông Nguyễn Khoa Đăng rất thông minh trong việc xử án vụ người bán dầu mất tiền. Ông đã cho bỏ tiền vào nước. Nếu đúng tiền của anh hàng dầu thì nhất định váng dầu sẽ nổi lên trong nước vì tay anh bán dầu có dính dầu, cầm vào tiền nên tiền cũng dính dầu. Ông cũng rất tài tình mưu trí trong việc trừng trị bọn cướp 4. Củng cố, dặn dò H: Câu chuyện nói về điều gì? - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe; về nhà đọc trước đề bài và gợi ý của tiết Kể chuyện tuần 23 4’ 30’ 1’ 8’ 22’ 2’ - 1 HS kể lại câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình lịch sử – văn hoá. - HS lắng nghe. - HS quan sát tranh và nghe giáo viên kể. - HS chia nhóm 2; mỗi em kể theo 2 tranh. Sau đó kể toàn bộ câu chuyện và trả lời câu hỏi 3 trong SGK. - Đại diện các nhóm lên thi kể + trả lời câu hỏi 3. - Lớp nhận xét. - Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng, thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. Tiết 5: HĐTT Nhận xét tuần I. Mục tiêu: - Gv đưa ra những ưu điểm và nhược điểm của lớp và 1 số cá nhân tiêu biểu. - Từ đó, mỗi thành viên biết nhận ra những điều được và chưa được của bản thân và rút kinh nghiệm ở những tuần sau. II. Tiến trình tiết học 1. Đạo đức: Nhìn chung, các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, không đánh cãi chửi nhau. Đáng khen trong tuần này là không có hiện tượng văng tục chửi bậy. Tuy nhiên vẫn còn một số bạn nói năng chưa hay, chưa thể hiện được lòng kính trọng người lớn tuổi. 2. Học tập Trong tuần này không còn hiện tượng đi học muộn; nề nếp học tập tiến bộ hơn rất nhiều. Các em cần phát huy ưu điểm đó vào những tuần sau. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em quên đồ dùng học. Hầu hết các em đã có ý thức trong học tập, chuẩn bị khá đầy đủ sách, vở, bút, mực, các đồ dùng học tập. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. 3. Thể dục. - Lớp hăng hái học các giờ thể dục chính khóa. Thực hiện tập thể dục giữa giờ có tiến bộ 4. Vệ sinh. Các em vệ sinh rất sạch sẽ, gọn gàng . Trong tuần không có buổi nào trực nhật bẩn. Tuần này việc vệ sinh trường lớp rất tốt. Tuy nhiên một số bạn vệ sinh thân thể chưa được sạch sẽ, gọn gàng. 5. Sh đội: Lớp tham gia sinh hoạt đội đầy đủ , hiệu quả II . Phương hướng tuần tới Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần. Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi động. Thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của HS tiểu học. Mặc đủ ấm, ăn uống hợp vệ sinh. Đi lại đảm bảo trật tự giao thông.
Tài liệu đính kèm: