Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 29

Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 29

I. Mục tiêu

 - Giúp HS :Ôn tập biểu tượng về phân số;tính chất bằng nhau của phân số ;so sánh phân số.

II. Đồ dùng dạy- học

- GV: ĐDDH

- HS: Ôn lại bài cũ

III. Phương pháp dạy học.

 - QS, gợi mở, đàm thoại, thực hành,

IV.Các Hoạt động của thầy học

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Ngày soạn: 15/3/2012	 	 Ngày giảng: Thứ hai 19/3/2012
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Âm nhạc
GV CHUYÊN DẠY
Tiết 3: Toán
Tiết 141: ÔN TậP Về PHÂN Số (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
 - Giúp HS :Ôn tập biểu tượng về phân số;tính chất bằng nhau của phân số ;so sánh phân số.
II. Đồ dùng dạy- học 
- GV: ĐDDH
- HS: Ôn lại bài cũ
III. Phương pháp dạy học.
 - QS, gợi mở, đàm thoại, thực hành,
IV.Các Hoạt động của thầy học
Hoạt động của thầy
T/L
Hoạt động của trò
. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm BT trong VBT .
- GV nx, ghi điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Gv giới thiệu, ghi đầu bài
2. HD làm bài tập
Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc đề bài tự làm bài vào vở.
- Gọi HS còn yếu đọc kết quả.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc đề bài,tóm tát và giải.
-Gọi HS trung bình trả lời miệng 
- Hãy viết phân số biểu thị số bi từng màu so với toàn bộ số bi ?
- GV nx kết luận.
Bài 3:
-Yêu cầu HS đọc đề bài, tự làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc kết quả.
- Gọi HS khác nhận xét bổ xung.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 4:
-Yêu cầu HS đọc đề bài ,tự làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
- Gọi 1 HS khác nhận xét.
- GV nx, chữa bài.
Bài 5:
-Yêu cầu HS đọc đề bài và thảo luận.
- Gọi 2 HS khá lên bảng trình bầy.
- GV gợi ý cách b
- GV cùng lớp nx, chữa bài.
 3.Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học lại bài, chuẩn bị bài mới.
5’
32’
2’
- 2 HS lên bảng
- HS tự làm, khoanh được câu D
- HS đọc và thảo luận nhóm đôi
- Khoanh được vào câu B là kết quả đúng.
- HS viết theo y/c.
 -HS tự làm ,kết quả:
3 = 15 = 9 = 21
2 25 15 35 
5 = 20 
8 32
- HS nhận xét ,chữa bài.
- HS nhận xét :
a) > 
b) < 
c) > 
- HS đọc thảo luận.
-Sắp xếp các phân số theo thứ tự.
a) Bé đến lớn .
b) Lớn đến bé.
.
Tiết 4: Tập đọc
Bài57: MỘT VỤ ĐẮM TÀU
I. Mục tiêu
 - Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm nước ngoài: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta.
 - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự âm thầm, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức tính hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.II. Đồ dùng dạy học
- GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
- HS: Ôn bài cũ 
III. Phương pháp dạy học.
 - QS, gợi mở, đàm thoại, thực hành,
IV. Các Hoạt động của thầy học
Hoạt động của thầy
T/L
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp bài mới
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
a. Luyện đọc
- GV đọc mẫu
- HD cách đọc 
- Gọi HS chia đoạn
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó
- - Gọi HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- 1 HS khá đọc bài
b. Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
/ Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta.
- GV giảng thêm: Đây là hai bạn nhỏ người i-ta-li-a, rời cảng Li-vơ-pun ở nước Anh về i-ta-li-a.
? Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?
? Tai nạn bất ngời xảy ra như thế nào?
? Ma-ri-ô phản ứng thế nào khi những người trên xuống muốn nhận đứa bé nhỏ hơn?
? Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu?
? Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong chuyện.
? Qua bài, rút ra ý nghĩa?
c. Đọc diễn cảm
- GV đưa bảng phụ ghi sẵn và hướng dẫn đọc 
- Phân nhóm 5 cho HS luyện đọc.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen nhóm đọc hay
3.Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học lại bài, chuẩn bị bài mới.
2’
32’
2’
15’
10’
5’
2’
- HS nghe
- HS chia đoạn: 5 đoạn
- HS nt đọc
- HS nt đọc
- Luyện đọc theo cặp
- Lớp đọc thầm.
- Ma-ri-ô: bố mới mất, về quê sống với họ hàng, còn Giu-li-ét-ta đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ.
- Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại
- Cơn bão dữ dội ập tới, sóng lớn phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang, con tàu chìm dần giữa biển khơi...
- Ma-ri-ô quyết định nhường chỗ cho bạn.
- Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.
- HS phát biểu.
- Ca ngợi tình bạn giữa hai bạn nhỏ; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô.
- 5 HS nối tiếp đọc.
- HS luyện đọc đoạn
- Các nhóm thi đọc
- Lớp nhận xét
Tiết 5: ĐẠO ĐỨC
Ôn tập: Em yêu hoà bình (Tiết 2)
I. Mục tiêu
Củng cố cho HS biết:
- Giá trị của hoà bình, trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình 
- Yêu hoà bình và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh
II. Tài liệu và phương tiện
- Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân những nơi có chiến tranh
- Tranh ảnh , băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình , chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân thế giới 
- Điều 38 công ước quốc tế về quyền trẻ em
III. Phương pháp
	- Quan sát, đàm thoại, thảo luận.
IV. Các Hoạt động của thầy học
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
1. Giới thiẹu bài
2. Hướng dẫn các hoạt động.
*. Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được : bài tập 4 SGK (Giảm)
*. Hoạt động 2: Vẽ : Cây hoà bình
+ Mục tiêu: Củng cố lại nhận thức về giá trị của hoà bình và những việc làm để bảo vệ hoà bình 
+ cách tiến hành
- GV chia nhóm và hướng dẫn vẽ cây hoà bình ra giấy khổ to
- rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm các ứng sử thể hiện tình yêu hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày
Hoa , quả và lá là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em và mọi người
- Các nhóm vẽ
- Đại diện nhóm giới thiệu về tranh của mình, các nhóm khác nhận xét 
- KL: Hoà bình mang lại hạnh phúc cho mọi người . Song để có hoà bình, mỗi người trong chúng ta phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cuộc sống hằng ngày và ứng sử hằng ngày. Đồng thời cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh
*. Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ về chủ đề Em yêu hoà bình
+ Mục tiêu: Củng cố bài 
+ cách tiến hành:
- HS treo tranh vẽ đã chuẩn bị trước lớp
- Lớp xem tranh và bình luận
- HS trình bày bài hát hoặc bài thơ về chủ đề em yêu hoà bình 
- GV nhận xét 
3. Củng cố dặn dò
- NX tiết học và dặn HS xem trước bài mới
1’
20’
10’
1’
- Các nhóm vẽ “Cây hòa bình”
- Đại diện nhóm trình bày: Giới thiệu cây hòa bình của nhóm mình 
- HS trình bày tranh của mình đã vẽ 
- Hs trình bày bài hát hay bài thơ 
***********************************************************
Ngày soạn: 16/3/2012	 	 Ngày giảng:Thứ ba 20/3/2012
Tiết 1: Toán
Tiết 142: ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN.
I.Mục tiêu 
Giúp HS:
- Ôn tập khái niệm số thâph phân ( cách đọc, viết số thập phân).
- Ôn tập tính chất bằng nhau của số thập phân, so sánh số thập phân
 - Ôn tập mối quan hệ giữa số thập phân và phân số
II. Đồ dùng dạy học
- GV: ĐDDH
 - HS: Ôn lại bài cũ
III. Phương pháp dạy học.
 - QS, gợi mở, đàm thoại, thực hành,
IV. Các Hoạt động của thầy học chủ yếu 
Hoạt động của thầy
T/L
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm BT trong VBT .
- GV nx, ghi điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Gv giới thiệu, ghi đầu bài
2. Thực hành
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài. Tự đọc nhẩm các số đã cho và nêu giá trị mỗi chữ số trong cách viết.
- Gọi 1 HS đọc to cho cả lớp nghe. Nêu giá trị của mỗi chữ số trong một số.
- Gọi 1 HS trong lớp nhận xét cách đọc.
- GV xác nhận cách đọc đúng và chữa bài
Bài 2:
- Gọi 1 HS lên bảng viết, ở dưới tự làm bài vào vở
- Gọi 1 HS trong lớp nhận xét .
- Cả lớp đổi vở kiểm tra chéo.
- GV xác nhận các kết quả và chữa bài.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, tìm hiểu yêu cầu và tự làm.
- GV gợi ý ôn tập
- Hỏi: Hãy phát biểu tính chất bằng nhau của số thập phân.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và thảo luân cách làm.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, GV quan sát giúp HS còn yếu.
- Gọi 1 HS khá lên bảng viết.
- GV cùng lớp nx, chữa bài.
Bài 5:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, tự làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả ( HS trung bình) cả lớp đổi vở kiểm tra chéo.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
- GV xác nhận kết quả. 
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
7’
30
28
2’
- HS lên bảng thực hiện
 - HS thực hiện các yêu cầu. Chẳng hạn:
62,42 có 6 chục; 3 đơn vị; 4 phần mười và 2 phần trăm.
- HS chú ý nghe, nhận xét.
- HS nêu nhận xét góp ý.
- HS đọc đề, thảo luận cách viết.
- HS thực hiện yêu cầu.
a) 8,65; b) 72,493; c) 0,04
- HS nhận xét
- HS đọc đề, tìm hiểu đề.
Kết quả làm bài:
74,60; 284,30; 401,25; 104,00
- Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó.
- HS đọc đề và nêu rõ yêu cầu đề.
- Kết quả viết:
a) 0,3; 0,03; 4,25; 2,002
b) 0,25; 0,6; 0,875
- HS đọc y/c, làm bài.
 78,6 > 78,59
 28,300 = 28,3
 9,478 < 9,48
 0,916 > 0,906
- HS nhận xét bổ xung
- HS chữa bài.
Tiết 2: Khoa học
Bài 57: SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH
I. Mục tiêu:
 Giúp HS : 
 - Biết được nơi sống , thời gian đẻ trứng của ếch.
 - Nêu được chu trình sinh sản của ếch.
II. Đồ dùng dạy - học
 - GV: Hình minh hoạ 2,3,4,5,6 
 - HS: HS mang hoa thật
III. Phương pháp dạy học.
 - QS, gợi mở, đàm thoại, thực hành,
IV. Các Hoạt động của thầy - học
Hoạt động của thầy
T/L
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV nêu câu hỏi về bài cũ, gọi 3 HS trả lời
- GV NX, ghi điểm. 
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài:
 - Nêu mục đích bài học -> Ghi đầu bài
 2. Nội dung bài:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về loài ếch.
? Em đã nghe thấy tiếng ếch kêu chưa? 
- Các em hãy bắt chước tiếng kêu của ếch?
? ếch thường sống ở đâu?
? ếch đẻ trứng hay đẻ con?
? ếch đẻ trứng ở đâu?
? ếch đẻ trứng vào mùa nào?
? Em thường nghe thấy tiếng ếch kêu vaò mùa nào?
? Tại sao chỉ những gia đình sống gần hồ, ao mới có thể nghe thấy tiếng ếch kêu?
KL: tham khảo SGV
* Hoạt động 2: Chu trình sinh sản của ếch 
? Yêu cầu HS thảo luận nhóm, quan sát hình minh hoạ trang 116, 117 nói nội dung từng hình
- Liên kết nội dung lại thành câu chuyện về sự sinh sản của loài ếch.
- Gọi HS trình bày chu trình sinh sản của ếch.
- Nhận xét 
? Nòng nọc sống ở đâu?
? Khi lớn nòng nọc mọc chân nào trước chân nào sau?
? ếch sống ở đâu?
? ếch khác nòng nọc ở điểm nào?
* HĐ3: Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
- HS vẽ vào vở.
- HS trình bày 
- GV Nhận xét 
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
5’
 ... ử dụng kiểu câu gì? Dấu câu nào?
- Cho HS làm bài. 
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại những câu đặt đúng.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về thực hành đoạn vănvà chuẩn bị bài sau
7’
30’
2’
28’
2’
- 3 HS nêu
- HS nghe
- 1HS đọc, lớp lắng nghe.
- 3 HS làm bài vào phiếu
- 3HS dán phiếu bài làm của mình lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
- 1HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- 3HS làm bài trên bảng.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu + đọc 4 dòng a, b, c, d lớp đọc thầm.
- HS dựa vào câu hỏi gợi ý để làm bài.
- 1 HS lên bản chữa bài.
- Lớp nhận xét.
- Một số HS đọc câu mình đặt.
************************************
Tiết 5: Khoa học
Bài 58: SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM
I. Mục tiêu.
- Hình thành biểu tượng về sự phát triẻn phôi thai của chim trong quả trứng.
- Nêu được sự sínhản và nuôi con của chim.
II. Đồ dùng dạy- học
- GV: + HS sưu tầm tranh ảnh về sự nuôi con của chim
 	 	+ GV mang đến lớp 1 quả trứng chim, gà, vịt
HS: Ôn bài cũ
III. Phương pháp dạy học.
 - QS, gợi mở, đàm thoại, thực hành,
IV. Các Hoạt động của thầy- học
Hoạt động của thầy
T/L
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS nêu ND bài học bài 57
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích bài học.
2. Nội dung bài
* HĐ1: Sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 
? Quan sát hình minh hoạ 2 và trả lời câu hỏi 
? So sánh tìm ra sự klhác nhau giữa quả trứng 1 và 2?
? Bạn thấy bộ phận nào của con gà trong các hình 2b, 2c, 2d? 
? Quả trứng hình 2b và 2c quả nào có thời gian ấp lâu hơn?
- GVnhận xét, chỉ vào từng hình và giải thích 
* HĐ 2: Sự nuôi con của chim
- HS quan sát hình 3, 4, 5 trang 119
? Mô tả nội dung từng hình?
? Trả lời câu hỏi trang 119? 
? Em có nhận xét gì về những con chim non và gà con mới nở?
? Chúng đã tự đi kiếm ăn được chưa? Tại sao?
 * HĐ3: Giới thiệu tranh ảnh về sự nuôi con của chim.
- HS trưng bày ảnh đã sưu tầm được.
- Giới thiệu tên loài chim
- Nơi sống, cách nuôi con của chim. 
- GV nhận xét chung.
3, Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài mới.
5’
28'
2’
- 3 HS nêu.
- HS nghe.
- HS quan sát, thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
- HS quan sát, mô tả. 
- HS khác nx.
- HS trưng bày
- HS nêu 
Ngày soạn: 23/3/2012	 	 Ngày giảng: Thứ sáu 23/3/2012
Tiết 1: Toán
Tiết 145: ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI 
VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG ( TIẾP THEO)
I. Mục tiêu 
Giúp HS ôn tập, củng cố về.
- Viết các số đo độ dài và khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: ĐDDH
 - HS: Ôn lại bài cũ
III. Phương pháp dạy học.
 - QS, gợi mở, đàm thoại, thực hành,
IV. Các Hoạt động của thầy- học
Hoạt động của thầy
T/L
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên làm bài tập trong VBT của tiết trước
- GV nhận xét, cho điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi đầu bài
 2. Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
+ Gọi HS khác nhận xét và cả lớp đổi vở chữa bài.
+ GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm.
+ Gọi HS khác nhận xét và đổi vở chữa bài.
+ GV nx, chữa bài.
- Hỏi: Hãy giải thích cách làm:
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- GV quan sát cách làm của HS còn yếu hoặc chưa chăn học để nhắc kịp thời.
+ Gọi HS khác nhận xét và cả lớp đổi vở chữa bài.
+ GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
+ Gọi HS khác nhận xét và cả lớp đổi vở chữa bài.
+ GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài mới và làm bài tập trong VBT.
7’
30’
2’
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nghe
- 1 HS đọc
- HS làm bài
a, 4km 382m = 4,328km;
 2km 79m = 2,079km
 700m = 0,8km
b) 7m 4dm = 7,4m
 5m9cm = 5,09m
 5m 75mm = 5,075m
- HS chữa bài
- 1 HS đọc
- HS làm bài
a) 2kg 350g = 2,305kg
1kg 65g = 1,065kg
b) 8 tấn 760kg = 8,760 tấn;
2 tấn 77 kg = 2, 077 tấn
- HS chữa bài
- 1 HS đọc
- HS làm bài
a) 0,5m = 0,50m = 50cm
b) 0,075km = 75m
c) 0,064kg = 64g
d) 0,08 tấn = 0,080 tấn = 80kg
- HS chữa bài
- 1 HS đọc
- HS làm bài
a) 3576m = 3,576km
b) 53cm = 0,53m
c) 5360kg = 5,360tấn
d) 657g = 0,657kg
- HS chữa bài
- HS 1: 3576m = 3,567km
*****************************************
Tiết 2 : Mĩ thuật
GV CHUYÊN DẠY
*****************************************
Tiết 3: Tập làm văn
Bài 58: TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu
- Biết rút kinh nghiệm về cách bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày bài văn tả cây cối.
- Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy cô yêu cầu; phát hiện và sửa lỗi đã mắc phải trong bài làm của mình; biết viết lại một đoạn trong bài làm của mình cho hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bài viết của HS đã chấm.
 - HS: Ôn lại bài cũ
III. Phương pháp dạy học.
 - QS, gợi mở, đàm thoại, thực hành,
IV. Các Hoạt động của thầy học
Hoạt động của thầy
T/L
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- kết hợp bài mới
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
 Tuần trước các em đã làm bài kiểm tra về tả cây cối. 
2. Nhận xét kết quả
a. Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- GV đưa bảng phụ lên
- Gv nêu những ưu điểm chính trong bài làm của HS:
 + Về nội dung
 + Về hình thức trình bày
- GV nêu những thiếu sót, hạn chế của HS:
 + Về nội dung
 + Về hình thức trình bày
b. GV thông báo điểm số cụ thể cho HS
3. Chữa bài
a. Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
- GV trả bài cho HS.
- Cho HS chữa lỗi.
- GV nhận xét và chữa lại cho đúng những chỗ HS chữa vẫn còn sai
b. Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài
- GV kiểm tra HS làm việc
c.Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay
- GV đọc những đoạn, bài văn hay của HS
d. HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
3. Củng cố, dặn dò
- GVnhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc trước đề bài, chuẩn bị nội dung cho tiết Tập làm văn tuần 27
1’
32’
8’
22’
2’
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc lại 5 đề bài
- HS nhận bài, xem lại các lỗi mình mắc phải.
- Một số HS lên bảng chữ lỗi. HS còn lại chữ lỗi trên nháp.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc bài làm của mình, đọc lời nhận xét của cố (thầy) và sửa lỗi.
- Từng cặp đổi vở cho nhau để sửa lỗi.
- HS lắng nghe, trao đổi thảo luận tìm ra cái hay cái đáng học tập của đoạn văn, bài căn (về nội dung, về cách dùng từ đặt câu...)
- Mỗi HS đọc lại bài của mình, chọn đoạn văn chưa đạt viết lại cho hay hơn.
**************************************	
Tiết 4: Kể chuyện
Bài 29: LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI
I. Mục tiêu
 - Rèn luyện kĩ năng nói.
+ Dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi và kể lại được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật (Quốc, Lâm hoặc Vân ).
+Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi lớp trưởng nữ vừa học giỏi, vừa chu đáo, xốc vác công việc của lớp, khiến các bạn nam trong lớp ai cũng nể phục.
 - Rèn kĩ năng nghe:
+ Chăm chú nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ câu chuyện.
 + Theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Tranh minh hoạ trong SGK.
- HS: Ôn lại chuyện tuần 25.
III. Phương pháp dạy học.
 - QS, gợi mở, đàm thoại, thực hành,
IV. Các Hoạt động của thầy học
Hoạt động của thầy
T/L
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp bài mới.
 B. Bài mới: 
 1 . Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi đầu bài.
2. HD kể chuyện
a. GV kể chuyện lần 1
b. . GV kể chuyện lần 2+3: Kết hợp tranh.
 Đoạn 1: Kể với giọng thể hiện sự coi thường bạn lớp trưởng.
 Đoạn 2+3: Giọng kể thể hiện sự thay đổi cách nhìn về lớp trưởng của các bạn Quốc, Lâm.
 Đoạn 4+5: giọng kể thể hiện sự khâm phục, tự hào của các bạn về lớp trưởng mình.
- GV treo bảng phụ ghi tên các nhân vật lên + giới thiệu cho HS rõ.
- GV giải nghĩa các từ ngữ khó cho HS hiểu.
 3. HS kể chuyện
a. Hướng dẫn HS kể chuyện + trao đổi ý nghĩa câu chuyện trong nhóm.
- Cho HS đọc yêu cầu 1 trong SGK. 
- GV: Dựa vào các tranh, từng cặp kể cho nhau nghe và trao đổi thống nhất với nhau về ý nghĩa của câu chuyện.
b. Cho HS thi kể theo lời của một nhân vật trong truyện.
- GV nhận xét + khen những HS kể hay, nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện: Khen ngợi một lớp trưởng nữ vừa học giỏi, vừa chu đáo, xốc vác công việc của lớp, khiến các bạn nam trong lớp ai cũng nể phục.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe; về nhà chuẩn bị cho bài mới
1’
32’
2’
- HS nghe
- HS lắng nghe GV kể
- HS đọc tên nhân vật trên bảng.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- Từng cặp kể chuyện + thống nhất ý nghĩa của câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể. Có thể kể theo lời nhân vật Quốc, Lâm, Vân
- Lớp nhận xét.
*****************************************
Tiết 4: HĐTT
Nhận xét tuần
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết những ưu điểm và nhược điểm của lớp trong tuần.
- Từ đó, mỗi thành viên biết nhận ra những điều được và chưa được của bản thân và rút kinh nghiệm ở những tuần sau.
II. Nhận xét tuần 29
1. Đạo đức:
Nhìn chung, các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, không đánh cãi chửi nhau. Tuy nhiên trong tuần vẫn còn hiện tượng 1số bạn nói năng chưa hay, chưa thể hiện được lòng kính trọng người lớn tuổi. 
2. Học tập
	Trong tuần này không còn hiện tượng đi học muộn; nề nếp học tập rất tốt , nhiều bạn trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.các em cần phát huy ưu điểm đó vào những tuần sau. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em quên đồ dùng học tập. Một số em chưa làm bài tập về nhà. 
3. Thể dục.
- Lớp hăng hái học các giờ thể dục chính khóa.Thực hiện tập thể dục giữa giờ có tiến bộ
4. Vệ sinh.
Các em vệ sinh rất sạch sẽ, gọn gàng. Trong tuần không có buổi nào trực nhật bẩn. Tuần này việc vệ sinh trường lớp rất tốt. Tuy nhiên một số bạn vệ sinh thân thể chưa được sạch sẽ, gọn gàng.
5. Sh đội : Lớp tham gia sinh hoạt đội đầy đủ, hiệu quả
II . Phương hướng tuần tới
- Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần.
- Tiếp tục thực hiện mọi kế hoạch của lớp, của trường.
- Thực hiện rèn chữ, giữ vở sạch đẹp.
- Tập thể lớp tích cực tham gia chào mừng ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM 26/3.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 29.doc