Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 30

Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 30

I. Mục tiêu

- Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diên tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.

II. Đồ dùng dạy- học

- GV: ĐDDH

- HS: Ôn lại bài cũ

III. Phương pháp dạy học.

 - QS, gợi mở, đàm thoại, thực hành,

IV. Các Hoạt động của thầy – học

 

doc 29 trang Người đăng huong21 Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Ngày soạn: 22/3/2012 	 Ngày giảng: Thứ hai 26/3/2012
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Âm nhạc
GV CHUYÊN DẠY
Tiết 3: Toán
Tiết 146: ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH
I. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diên tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
II. Đồ dùng dạy- học 
- GV: ĐDDH
- HS: Ôn lại bài cũ
III. Phương pháp dạy học.
 - QS, gợi mở, đàm thoại, thực hành,
IV. Các Hoạt động của thầy – học
Hoạt động của thầy
T/L
Hoạt động của trò
. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm BT trong VBT .
- GV nx, ghi điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Gv giới thiệu, ghi đầu bài
2. HD làm bài tập
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- GV treo bảng phụ, gọi 1 HS đọc tên các đơn vị đo theo thứ tự bé đến lớn.
- Gọi 1 HS lên bảng điền vào bảng phụ.
+ Gọi HS nhận xét bài của bạn, chữa bài vào vở
+ GV nhận xét và sửa chữa.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp bảng đơn vị đo diện tích (1 HS 1 cột)
- Hỏi; Khi đo diện tích ruộng đất, người ta còn dùng đơn vị nào khác?
- Hỏi: 1 ha =?..m2?.km2
- Gọi 1 HS đọc thứ tự đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé.
- Yêu cầu HS làm phần b): 1 HS đọc câu hỏi; 1 HS trả lời.
+ Hỏi: Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền?
+ Hỏi; Đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền?
- Gọi HS khác nhận xét, GV nhận xét
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán
- Yêu cầu HS làm vào vở
+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm (2HS)
+ HS khác nhận xét và lớp đổi vở kiểm tra chéo.
+ GV chữa bài
- Hỏi: Giải thích kết quả:
1 m2 = 0,00000 1km2?
- Hỏi; Giải thích kết quả
4ha = 0,04km2?
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu, HS tự thảo luận cách làm.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm (2HS)
+ Gọi HS khác nhận xét và chữa bài vào vở
+ GV nx, chữa bài.
 3.Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học lại bài, chuẩn bị bài mới.
5’
32’
3’
- 2 HS lên bảng
- HS đọc đề bài
- HS đọc: mm2; dam2; hm2;km2
- ở dưới lớp đọc nhẩm theo
- Đo diện tích.
- HS đọc.
- héc –ta (ha)
- 1ha = 10 000 m2 = 0,01 km2
- km2; hm2; dam2; m2; mm2; cm2
- HS trả lời
- 100 lần
- 1/ 100
- HS nhận xét
- 1 HS đọc
- HS làm bài
a) 1 m2 = 100dm2 = 10 000cm2
 = 1 000 000mm2
1ha = 10 000m2
1km2 = 100ha = 1 000 000 m2
b) 1 m2 = 0,01dam2
 1 m2 = 0,0001hm2= 0,0001ha
 1 m2 = 0,01km2;4ha = 0,04km2
- HS chữa bài
- Vì 1km2 = 1000000 m2 nên
 1
 1m2 = km2 = 0,000001km2
 1000000
- Vì 1 ha = 0,01km2 nên
4ha = 0,01km2 x 4 = 0,04km2
- 1 HS đọc
a) 65 000 m2 = 65ha
846 000 m2 = 84,6ha
5000 m2 = 0,5ha
b) 6 km2 = 600ha
9,2 km2 = 920ha
0,3 km2 = 30ha
*******************************************
Tiết 4: Luyện đọc
Bài 58: CON GÁI
I. Mục tiêu
 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình phù hợp với cách kể sự việc theo cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ.
 - Hiểu ý nghĩa của bài: Phê phán tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ. Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi quan niệm chưa đúng của bố mẹ em về việc sinh con gái.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - HS: Ôn bài cũ 
III. Phương pháp dạy học.
 - QS, gợi mở, đàm thoại, thực hành,
IV. Các Hoạt động của thầy học
Hoạt động của thầy
T/L
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 HS đọc đoạn bài Một vụ đắm tàu.
- GV nhận xét, cho điểm
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
a .Luyện đọc
- GV đọc mẫu
- HD cáh đọc 
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó
- - Gọi HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- 1 HS khá đọc bài
b. Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
? Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
? Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?
? Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm con gái không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?
? Đọc câu chuyện này, em có ý nghĩ gì? 
GV KL, rut ra ý nghĩa.
c. Đọc diễn cảm
- Cho HS đọc tiếp nối bài
- GV đưa bảng phụ đã chép đoạn cần luyện lên và hướng dẫn cách đọc cho HS.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét + khen những HS đọc tốt
3.Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học lại bài, chuẩn bị bài mới.
5’
32’
15’
10’
5’
2’
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS nghe
- HS chia đoạn: 5 đoạn
- 5 HS nt đọc 
- 5 HS nt đọc 
- Luyện đọc theo cặp
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
- Thể hiện qua câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: “Lại vịt trời nữa. Câu nói thể hiện sự thất vọng.
- Thể hiện qua chi tiết Cả bố và mẹ đề có vẻ buồn buồn 
- Các chi tiết là:
 ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi.
 Đi học về Mơ tưới rau, chẻ củi giúp mẹ.
 Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ làm hết công việc gia đình.
 Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước cứu Hoan.
- Mọi người đã thay đổi quan niệm con gái sau chuyện Mơ cứu em Hoan.
- Thể hiện qua các chi tiết.
 Bố ôm Mơ 
 Dì Hạnh 
- HS phát biểu tự do. Ví dụ
 +Câu chuyện cho thấy tư tưởng coi thường con gái là lạc hậu.
- Ca ngợi bạn Mơ giỏi giang.
- 5 HS đọc tiếp nối
- HS luyện đọc 
- Một số HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
***************************************
Tiết 4 : Đạo đức
Bài: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN( TIẾT 1)
I. Mục tiêu 
Học xong bài này HS biết: 
- Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người 
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển mopoi trường bền vững .
- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên 
II. Đồ dùng dạy-học 
GV: Tranh ảnh, băng hình về tài nguyên thiên nhiên: mỏ than, dầu mỏ, rừng
HS: Ôn lại bài cũ.
III. Phương pháp dạy học.
 - QS, gợi mở, đàm thoại, thực hành,
IV. Các Hoạt động của thầy- học 
Hoạt động của thầy
T/L
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS nêu bài học bài cũ
- GV NX, ghi điểm.
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 44 SGK 
+ Mục tiêu: HS nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người
vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
+ Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS xem tranh ảnh và đọc các thông tin trong bài 
- Các nhóm HS thảo luận theo câu hỏi trong SGK 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- GV kết luận và gọi HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1 trong SGK
+ Mục tiêu: 
HS nhận biết được một số tài nguyên thiên nhiên 
+ Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS làm việc cá nhân
- Gọi HS lên trình bày
- GVKL: Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện bảo đảm cuộc sống của mọi người 
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ ( BT 3) 
+ Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên 
+ Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
- GV và các nhóm khác nhận xét 
KL: ý kiến b, c là đúng; ý kiến a là sai
- Tài nguyên thiên nhiên là có hạn , con người cần sử dụng tiết kiệm hơn
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương em
- HS tự tìm và trả lời 
- GV nhận xét 
3. Củng cố, dặn dò	
- NX tiết học
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài mới
5’
28’
2’
- 3 HS nêu
- HS nghe
- HS xem tranh và đọc SGK 
- Các nhóm đọc câu hỏi trong SGK và thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời 
- HS đọc ghi nhớ
- HS nêu yêu cầu của bài tập 
- HS tự làm bài 
- Vài HS trình bày bài làm của mình 
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày 
- HS tự tìm và trả lời trước lớp
Ngày soạn: 23/3/2012	 Ngày giảng: Thứ ba 27/3/2012
 Tiết 1: Toán
Tiết 147: ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH
I. Mục tiêu 
- Giúp HS củng có về quan hệ giữa mét khối, đề - xi - mét khối, xăng - ti - mét khối, viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân; chuyển đổi số đo thể tích.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: ĐDDH
 - HS: Ôn lại bài cũ
III. Phương pháp dạy học.
 QS, gợi mở, đàm thoại, thực hành,
III. Các Hoạt động của thầy học – chủ yếu 
Hoạt động của thầy
T/L
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm BT trong VBT .
- GV nx, ghi điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Gv giới thiệu, ghi đầu bài
2. Thực hành
Bài 1:
- GV treo bảng phụ
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán
- Yêu cầu HS tự làm bài vào SGK hoặc vở. 
- Gọi 1 HS lên bảng điền vào bảng phụ đã kẻ
+ Gọi HS nhận xét bài của bạn
+ GV nx, chữa bài.
- Yêu cầu HS làm phần b); 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS trả lời
+ Hỏi; Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền?
+ Hỏi: Đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền?
- Gọi HS khác nhận xét; GV nx.
Bài 2:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu của bài toán
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm (2 HS)
+ HS khác nhận xét và lớp đổi vở kiểm tra chéo.
+ GV xác nx, chữa bài.
Bài 3:
- Yêu cầu HS tự làm vào vở
- GV quan sát HS làm bài
- Gợi ý tương tự bài 2
- GV nx, chữa bài.
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
7’
30’
28’
2’
- HS lên bảng thực hiện
- HS đọc
- HS làm bài
- HS chữa bài.
- HS đọc
- 1000 lần
- 1/1000
- HS nhận xét
- 1 HS đọc 
- HS làm bài
1 m3 = 1000 dm3
7,268m3 = 7268dm3
0,5cm3 = 500dm3
3 m3 2 dm3 = 3002 dm3
1dm3 = 1000 cm3
0,2 dm3 = 200 cm3
1dm3 9cm3 = 1009cm3
- HS làm bài:
a) 6 m3 272 dm3 = 6,272 m3
 2105dm3 = 2,015 m3
 3 m3 82dm3 = 3,082 m3
b) 8dm3439cm3 = 8,439cm3
 3670cm3 = 3,670dm3
 5dm3 77 cm3 = 5,077 dm3
**********************************
Tiết 2: Khoa học
Bài 59: SỰ SINH SẢN CỦA THÚ
I. Mục tiêu:
 Giúp HS biết : 
- Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ. 
- Nêu được sự giống và khác nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim. 
- Kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con , một số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con.
II. Đồ dùng dạy - học
- GV:Tranh ảnh minh hoạ.
 - HS: Ôn lại bài cũ.
III. Phương pháp dạy học.
 - QS, gợi mở, đàm thoại, thực hành,
IV. Các Hoạt động của thầy - học
Hoạt động của thầy
T/L
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV nêu câu hỏi về bài cũ, gọi 3 HS trả lời
- GV NX, ghi điểm. 
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài:
 - Nêu mục đích bài học 
 - Ghi đầu bài
 2. Nội dung bài:
* Hoạt động 1: Chu trình sinh sản của thú.
- Yêu cầu thảo luận nhóm 
? Quan sát hình minh hoạ 1 
? Nêu nội dun ... ạy học.
 - QS, gợi mở, đàm thoại, thực hành,
IV. Các Hoạt động của thầy- học
Hoạt động của thầy
T/L
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Thú sinh sản như thế nào?
? Thú nuôi con như thế nào/
? Sự sinh sản của thú khác sự sinh sản của chim ở điểm nào?
- GV nhận xét ghi điểm 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích bài học.
2. Nội dung bài
* Hoạt động 1: Sự nuôi dạy con của hổ
- HĐnhóm
? Hãy quan sát tranh minh hoạ , đọc thông tin trang 112 và trả lời 
? Hổ thường sinh sản vào mùa nào ?
? Hổ mẹ đẻ mỗi lứa bao nhiêu con?
? Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh?
? Khi nào hổ mẹ dạy con săn mồi ? 
? Khi nào hổ con có thể sống độc lập ?
Hìmh 1a chụp cảnh gì? 
hình 2a chụp cảnh gì?
- GV nhận xét 
KL: 
* Hoạt động 2: Sự nuôi và dạy con của hươu 
? Hươu ăn gì để sống?
? Hươu sống theo bầy đàn hay theo cặp ?
? Hươu đẻ mỗi lứa mấy con?
? Tại sao Hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi hươu mẹ đã dạy con tập chạy? 
? Hình 2 chụp ảnh gì? 
- Nhận xét 
3, Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài mới.
5’
28'
2’
- 3 HS nêu.
- HS nghe.
- Hổ thường sinh sản vào mùa xuân, mùa hạ
- Hổ mẹ đẻ mỗi lứa từ 2- 4 con
- Vì hổ con rất yếu, 
- Khi hổ con được 2 tháng tuổi , hổ mẹ dạy con săn mồi 
- Từ 1 năm rưỡi đến 2 năm hổ con có thể sống độc lập
- hình 1a chụp cảnh hổ mẹ đang nhẹ nhàng tiến đến gần con mồi 
- hình 2 a ... hổ con nằm phục sát đất để quan sát hổ mẹ săn mồi.
- Hươu ăn cỏ , lá cây 
- Hươu sống theo bầy đàn 
- Hươu thường đẻ 1 con 
- Hươu con vừa mới sinh ra đã biết đi và bú sữa mẹ 
- Vì hươu là loài động vật thường bị các loài khác ăn thịt ...
- hình 2 chụp cảnh hươu con đang chạy
*********************************************************
Ngày soạn: 27/3/2012	 	 Ngày giảng: Thứ sáu 30/3/2012
Tiết 1: Toán
Tiết 150: PHÉP CỘNG
I.Mục tiêu 
Củng cố kĩ năng thực hành cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng tính nhanh trong bài giải toán.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi tóm tắt như SGK trang 158
III. Phương pháp dạy học.
 - QS, gợi mở, đàm thoại, thực hành,
IV. Các hoạt động của thầy- học
Hoạt động của thầy
T/L
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên làm bài tập trong VBT của tiết trước
- GV nhận xét, cho điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi đầu bài
 2. Ôn tập phép cộng và các tính chất của phép cộng
- GV viết phép tính a + b + c
- Yêu cầu HS nêu các thành phần của phép tính.
- Hỏi: (a + b) còn được gọi là gì?
- GV viết bảng như SGK
- Hỏi: Hãy nêu các tính chất giao hoán của phép cộng
- GV Viết bảng: Tính chất giao hoán:
a + b = b + a
- Hỏi: Hãy nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV viết bảng. Tính chất kết hợp:
(a + b) + c = a + (b + c)
- Hỏi: Hãy lấy một số bất kì cộng với số 0, nêu nhận xét
- GV viết bảng phép cộng với số 0:
a + 0 = 0 + a
3.Thực hành – Luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Hỏi: Trong đề bài có mấy phần? Các phép tính và các số ở mỗi phần có gì đáng chú ý?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài làm.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính trong phép cộng hai số tự nhiên.
- Nêu quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu số.
 Nêu quy tắc cộng hai phân số khác mẫu số.
- Nêu cách đặt tính phép cộng hai số thập phân và cộng.
- Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi phép tính.
- GV đánh giá.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- Gv gợi ý: Hãy nhận xét các số hạng của tổng đã cho; xem có thể sử dụng tính chất nào của phép cộng để cộng nhanh, kết quả chính xác?
- Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng
- Nhắc lại cách tính và tính chất đã áp dụng.
- Yêu cầu HS dưới lơp làm tương tự 2 phần còn lại.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV: Khi thực hiện phép cộng với nhiều số hạng, ta có thể sử dụng linh hoạt các tính chất của phép cộng để tính toán thuận tiện hơn.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc bài
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, gọi 2 HS lên bảng làm bài
- Yêu cầu HS giải thích kết quả tính
- GV: Bất kì số hạng nào cộng với 0 thì đều bằng chính nó.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Gọi HS tóm tắt, nêu cách giải, tự làm vào vở.
- Để trả lời câu hỏi của đề bài ta phải thực hiện phép tính nào?
- Kết quả thu được viết dưới dạng sối nào?
- Đề bài yêu cầu gì?
- Sau khi cộng ta phải thực hiện bước gì?
- Yêu cầu HS lên bảng, HS dưới lớp làm bài vào vở
.
4. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Giao bài tập về nhà.
5’
32’
2’
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nghe
- a, b là số hạng
c là tổng của a và b
- a + b cũng gọi là tổng
- Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.
- Tổng của số hạng thứ nhất và số hạng thứ hai cộng với số hạng thứ ba bằng số hạng thứ nhất cộng với tổng số hạng thứ hai và số hạng thứ ba.
- Bất kì số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó.
Bài 1:
- Trong bài có phần 4 đều yêu cầu thực hiện phép cộng; (a) cộng số tự nhiên; (b); (c) cộng phân số; (d) cộng số thập phân
- 1 HS nêu quy tắc.
- Nêu cách đặt tính
Bài 2:
- 2HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
Bài 3:
- Không thực hiện phép tính, nếu dự đoán két quả x:
a) x = 0
b) x = 0
HS giải thích
Bài 4:
- HS đọc.
- HS làm bài.
Bài giải:
- Trong 1giờ cả 2 vòi chảy được vào bể là:
 1 3 1
 + = (thể tích bể)
 5 10 2
 1 1 x 50 50
Mà = = 
 2 2 x 50 100
Vậy trong 1giờ cả 2 vòi chảy được 50% thể tích bể.
- HS nhận xét.
Tiết 2: Mĩ Thuật
GV CHUYÊN DẠY
***********************************
Tiết 3 : Tập làm văn
TẢ CON VẬT
(KIỂM TRA VIẾT)
I. Mục tiêu
- Dựa trên kiến thức có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, HS viết được một đoạn văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ đạt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II. Đồ dùng dạy – học
- Giấy kiểm tra hoặc vở.
- Tranh vẽ hoặc hình ảnh chụp một số con vật như gợi ý.
III. Phương pháp dạy học.
 - QS, gợi mở, đàm thoại, thực hành,
IV. Các Hoạt động của thầy – học
Hoạt động của thầy
T/L
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
 Trong tiết Tập làm văn trước, cô đã dặn các em về nhà chuẩn bị cho tiết kiểm tra hôm nay. Trong Tiết tập làm văn này, các em sẽ viết hoàn chỉnh một bài văn tả con vật mà em yêu thích.
2. Hướng dẫn HS làm bài
- GV viết đề bài lên bảng
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
- GV: Các em có thể viết về con vật mà ở tiết trước các em đã viết đoạn văn tả hình dáng hoặc tả hoạt đọng của con vật đó. Các em cũng có thể viết về một con vật khác.
- Cho HS giới thiệu về con vật mình tả..
3. HS làm bài
- GV nhắc nhở HS cách trình bày bài, chú ý chính tả, dùng từ, đặt câu.
- - GV thu bài khi hết giờ
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết Tập làm văn tuần 31. (Ôn tập về tả cảnh, mang theo sách Tiếng Việt 5, tập một, liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong học kì I.
5’
32’
2’
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe.
- Một số HS lần lượt giới thiệu.
- HS làm bài
Tiết 4: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu
 1- Rèn luyện kĩ năng nói:
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc phụ nữ có tài.
- Hiểu và biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
 2- Rèn kĩ năng nghe: HS nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy – học
- Một số sách truyện, bài báo, sách truyện đọc lớp 5 viết về các nữ anh hùng, các phụ nữ có tài.
- Bảng lớp viết đề bài
III. Phương pháp dạy học.
 - QS, gợi mở, đàm thoại, thực hành,
IV. Các Hoạt động của thầy – học
Hoạt động của thầy
T/L
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra 2HS: 
- GV nhận xét, cho điểm
B. Bài mới: 
 1 . Giới thiệu bài
Trong tiết Kể chuyện trước, thầy đã dặn các em về nhà chuẩn bị trước cho tiếy Kể chuyện hôm nay. Bây giờ, mỗi em sẽ kể một câu chuyện mình đã được nghe, được đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài cho các bạn cùng nghe.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện30’-31’
HĐ1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- GV viết đề bài trên bảng lớp và gạch dưới những từ ngữ cần chú ý.
Đề bài: Kể chuyện em đã được nghe, được đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- Cho HS đọc gợi ý.
- Cho HS đọc lại gợi ý 1.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS ở nhà
HĐ2: HS thi kể chuyện
- GV: Các em đọc lại gợi ý 2 và gạch nhanh trên giấy nháp dàn ý câu chuyện mình sẽ kể. Các em trong nhóm sau đó sẽ thi kể trước lớp.
- Cho HS thi kể.
- GV nhận xét + khen những HS kể hay, nêu được ý nghĩa câu chuyện đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc trước đề bài và gợi ý của tiết Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia ở tuần 31
5’
33’
2’
- 2 HS lần lượt kể chuyện Lớp trưởng lớp tôi.
• HS1 kể 3 đoạn đầu.
• HS2 kể phần còn lại
- HS nghe
- Một số HS nhìn lên bảng lớp đọc đề bài
- 4 HS lần lượt đọc 4 gợi ý trong SGK.
- Lớp đọc thầm gợi ý 1.
- Một số HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
- HS kể chuyện theo cặp. Sau khi kể xong, HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể và nêu ý nghĩa câu chuyện mình kể.
- Lớp nhận xét.
******************************************
Tiết 5: HĐTT
Nhận xét tuần
II. Nhận xét tuần 30
1. Đạo đức:
Nhìn chung, các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, không đánh cãi chửi nhau. Tuy nhiên trong tuần vẫn còn hiện tượng 1số bạn nói năng chưa hay, chưa thể hiện được lòng kính trọng người lớn tuổi. 
2. Học tập
	Trong tuần này không còn hiện tượng đi học muộn; nề nếp học tập rất tốt , nhiều bạn trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.các em cần phát huy ưu điểm đó vào những tuần sau. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em quên đồ dùng học tập. Một số em chưa làm bài tập về nhà. 
3. Thể dục.
- Lớp hăng hái học các giờ thể dục chính khóa.Thực hiện tập thể dục giữa giờ có tiến bộ
4. Vệ sinh.
Các em vệ sinh rất sạch sẽ, gọn gàng. Trong tuần không có buổi nào trực nhật bẩn. Tuần này việc vệ sinh trường lớp rất tốt. Tuy nhiên một số bạn vệ sinh thân thể chưa được sạch sẽ, gọn gàng.
5. Sh đội : Lớp tham gia sinh hoạt đội đầy đủ, hiệu quả
II . Phương hướng tuần tới
- Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần.
- Tiếp tục thực hiện mọi kế hoạch của lớp, của trường.
- Thực hiện rèn chữ, giữ vở sạch đẹp.
- Tích cực học tập nâng cao chất lượng đại trà.
- Phát động phong trào học tập chào mừng ngày lễ 30/4 và 1/5.
- Tìm hiểu về truyền thống ngày lễ 30/4 và 1/5.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 30.doc