Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 5

Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 5

I. Mục tiêu

Giúp HS củng cố về :

- Các đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo độ dài.

- Chuyển đổi các đơn vị đo độ dài.

- Giải bài tập có liên quan đến đơn vị đo độ dài

II. Đồ dùng dạy – học

 - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1; nội dung BT 2

 

doc 42 trang Người đăng huong21 Lượt xem 605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Ngày soạn 15/9/2011 Ngày giảng: Thứ hai ngày 19/9/2011
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 3: Âm nhạc
GV CHUYÊN DẠY
Tiết 3: Toán
Ôn tập: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố về :
- Các đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo độ dài.
- Chuyển đổi các đơn vị đo độ dài.
- Giải bài tập có liên quan đến đơn vị đo độ dài
II. Đồ dùng dạy – học
 	 - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1; nội dung BT 2
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
1.Kiểm tra bài cũ
- Cho hs chữa bài 3 trong VBT
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài
2.2.Hướng dẫn luyện tập
 * Bài 1
a. GV nêu yêu cầu a, mời hs nhắc lại y/c
- GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập và 
- Cho hs nhắc lại các đơn vị lớn hơn m, nhỏ hơn m, GV ghi lên bảng phụ
- Lần lượt cho hs xác định MQH giữa các đơn vị trong bảng bằng những câu hỏi nhỏ.
b. Cho hs nhận xét về MQH giữa các đơn vị đo liền kề nhau
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau:
+ Đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé ?
+ Đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn?
- Đính nhận xét b lên bảng, cho hs nhắc lại
* Bài 2: 
- Mời hs nêu yêu cầu bài tập
- Đưa bảng phụ
- Lưu ý hs : Điền số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm.
- HD phần đầu của phần a và phần c
- Yêu cầu hs làm bài theo cặp
- Mời đại diện một số cặp làm bài trên bảng, lớp nhận xét, chữa bài
- GV hỏi thêm hs xem tại sao lại có kq như vậy?
- NX bài làm và KQ của HS
 * Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV HD phần đầu : 4km 37m = ....m
? Km gấp m bao nhiêu lần?
- Yêu cầu hs nêu cách đổi 
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. Mời 3 em nối tiếp làm bài trên bảng lớp
- Nhận xét bài làm của HS, sau đó cho 
điểm.
 * Bài 4
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- Cho hs xác định cái đã biết và cái cần tìm trong bài toán.
- HD hs tóm tắt BT bằng sơ đồ.
- Mời hs nêu cách làm bài, 1 em làm bài trên bảng.
- NX và đánh giá bài làm của hs.
3. củng cố – dặn dò
- Cho hs nhắc lại mqh giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau
GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
3’
32’
1’
31’
7’
8’
6’
6’
2’
- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS đọc đề bài.
- HS nhắc lại các đơn vị lớn hơn m, nhỏ hơn m
- XĐ MQH giữa các đơn vị trong bảng 
- HS trả lời
- Nêu yêu cầu bài tập
- Làm bài theo cặp, đại diện một số cặp làm bài trên bảng, lớp nhận xét, chữa bài
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS nêu :
4km37 = 4km + 37m
 = 4000m + 37
 = 4037m
Vậy 4km37m = 4037m
- 3 em nối tiếp làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập và chữa bài.
- KQ: a. 935km; b. 1726 km
- nhắc lại mqh giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau
Tiết 4: Tập đọc 
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
 I. Mục tiêu
 	1. Đọc lưu loát toàn bài. biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.
 	2. Hiểu diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của bài: Tình cảm chân tình của một chuyên gia nước bạn với một công nhân VN, qua đó thể hiện vẻ đpj của tình hữu nghị giữa các dân tộc 
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng: nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình
- Bảng phụ ghi câu dài để hd hs đọc diễn cảm
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
 A. kiểm tra bài cũ
- HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất 
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
Trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc, chúng ta thường xuyên nhận được sự giúp đỡ tận tình của bạn bè năm châu.Bài Một chuyên gia máy xúc thể hiện phần nào tình cảm hữu nghị, tương thân tương ái của bạn bè nước ngoài với nhân dân VN .
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- 1 HS đọc 
- Gv chia đoạn ( 4đoạn)
- Đọc nối tiếp
 + lần1:GV ghi từ khó HS đọc: nhạt loãng, điểm tâm, vàng óng, khuôn mặt, A- lếch- xây, dầu mỡ. Luyện đọc câu dài: Thế là /A- lếch- xây đưa bàn tay vừa to/ vừa chắc ra /nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói:
 + lần 2:GV kết hợp giải nghĩa từ : ngoại quốc, 
 + Lần 3: HS đọc bài theo cặp
- GV đọc toàn bài
 b) Tìm hiểu bài
* Đoạn 1: 
- HS đọc câu hỏi 
H: Anh Thuỷ gặp anh A- lếch - xay ở đâu?
* Đoạn 2: 
- HS đọc câu hỏi 
H: Dáng vẻ của anh A- lếch- xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
* Đoạn 3,4: 
- HS đọc câu hỏi 
H: Cuộc gặp gỡ giữa hai ng bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
- Yêu cầu hs đọc thầm lướt cả bài:
H: Chi tiết nào làm cho em nhớ nhất?Vì sao?
- Giảng : chuyên gia máy xúc A- lếch- xây cùng vơi nhân Liên Xô luôn kề vai sát canh với nhân dân Việt Nam, giúp đỡ nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nuớc . Dáng vẻ của anh A- lếch - xây khiến anh Thuỷ đặc biệt chú ý, gợi nên ngay cảm giác đầu thật giản dị, thân mật. Anh có vẻ mặt chất phát, dáng dấp của một người lao động. Tất cả đều toát lên vẻ dễ gần, dễ mến. Tình bạn của 2 người thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc.
H: Nội dung bài nói lên điều gì? 
- GV ghi nội dung bài
 c) Đọc diễn cảm (đoạn 4)
- Cho hs xđ giọng đọc toàn bài
- Mời 4 em đọc bài nối tiếp
- GV đọc mẫu đoạn 4, cho hs xđ cách đọc (niềm nở, hồ hởi)
- Treo bảng phụ , mời 1 em đọc, lớp nghe và xđ cách ngắt giọng “Thế là /A- lếch- xây đưa bàn tay vừa to/ vừa chắc ra /nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói:”
- GV đọc mẫu
- Cho HS luyện đọc theo cặp và thi đọc diễn cảm đoạn 4
- GV nhận xét ghi điểm
3. Củng cố dặn dò
? em con biết công trình nào ở nước ta do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xd không?
 - Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài Ê- mi- li, con... 
2’
33’
1’
21’
12’
9’
10’
2’
- 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời về các câu hỏi trong SGK
- HS nghe
- HS đọc, cả lớp đọc thầm bài
- HS đọc nối tiếp kết hợp luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ
- HS đọc thầm doạn 1
- 1 HS đọc câu hỏi
+ Anh Thuỷ gặp anh A- lếch- xây ở công trường xây dựng 
+ Anh A-lếch- xây có vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng , thân hình chắc và khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to chất phác.
+ Cuộc gặp gỡ giữa 2 người bạn đồng nghiệp rất cởi mở và thân mật, họ nhìn nhau bằng ánh mắt đầy thiện cảm, họ nắm tay nhau bằng bàn tay đầy dầu mỡ
+ Chi tiết tả anh A- lếch- xây xuất hiện ở công trường 
+ chi tiết tả cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ và anh A- lếch xây. Họ rất nhau về công việc . Họ rất nói chuyện rất cởi mở, thân mạt . 
- Lắng nghe. 
- Kể về tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân VN, qua đó thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thể giới.
- HS nhắc lại nội dung bài 
- HS nêu giọng đọc của bài
- 4 HS nối tiếp đọc đoạn 4.
- Luyện đọc theo cặp và thi đọc diễn cảm đoạn 4
- Cầu Mỹ Thuận, cầu Thăng Long
Tiết 5: Đạo đức
Bài 3: CÓ CHÍ THÌ NÊN (Tiết 1)
I. Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
 - Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình , biết đề ra kế hoạch vượt khó của bản thân.
 - Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích trong gia đình và xã hội.
II. Tài liệu và phương tiện 
 - Một số mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó như Nguyễn Ngọc Kí; Nguyễn Đức Trung...
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
 A. kiểm tra bài cũ
- Mỗi người cần có thái độ như thế nào đối với việc làm của mình? Tại sao?
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài:
 2. Nội dung bài:
 * Hoạt động 1: HS tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó của Trần Bảo Đồng.
 a) Mục tiêu: HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng.
 b) Cách tiến hành
 - Yêu cầu HS đọc thông tin về Trần Bảo Đồng trong SGK
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời 3 câu hỏi trong SGK.
H: Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập? 
H: Trần bảo Đồng đã vượt khó khăn để vươn lên như thế nào?
 H:Em học tập được những gì từ tấm gương đó?
 KL: Từ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy: Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt vừa giúp được gia đình mọi việc .
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống
 a) Mục tiêu: HS chọn được cách giải quyết tích cực nhất , thể hiện ý chí vượt lên khó khăn trong các tình huống.
 b) Cách tiến hành
- Đưa 2 tình huống, mời 2 em đọc tình huống
- GV chia lớp thành 6 nhóm . 
+ Tình huống 1(nhóm 1,2,3): đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi được . Trong hoàn cảnh đó, Khôi có thể sẽ như thế nào? Khôi nên làm gì để có thể tiếp tục đi học?
 + Tình huống 2(nhóm 4,5,6): Nhà Thiên rất nghèo, vừa qua lại bị lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa đồ đạc . Theo em , trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học
- GV: Trong những tình huống trên, người ta có thể tuyệt vọng , chán nản, bỏ học ... biết vượt qua mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí.
- Liên hệ nhanh tới một số trường hợp tr lớp.
 * Hoạt động 3: Làm bài tập 1-2 Trong SGK
 a) Mục tiêu: HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với nội dung bài học
 b) cách tiến hành
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2
- GV nêu lần lượt từng trường hợp, HS giơ thẻ màu thể hiện sự đánh giá của mình
 Bài 1: 
- Mời hd đọc nd bài tập
- GV nhắc lại yêu cầu
- Yêu cầu hs làm bài theo cặp
- Mời đại diên cặp nêu ý kiến
- NX và KL ý đúng
 Bài 2: 
- Mời hd đọc nd bài tập
- Yêu cầu hs làm bài theo cặp
- Mời đại diên cặp nêu ý kiến
- GV nhận xét 
- KL: Các em đã phân biệt rõ đâu là biểu hiện của người có ý chí. Những biểu hiện đó được thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn , trong cả học tập và đời sống 
-Như vậy Ghi nhớ : SGK
 3. củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
3’
32’
1’
7’
12’
11’
2’
- HS trả lời
- HS đọc SGK 1 HS đọc to cả lớp cùng nghe.
- HS đọc câu hỏi trong SGK và trả lời
- Nhà nghèo, đông anh em, cha hay đau ốm, hàng ngày còn phải gúp mẹ bán bán bánh mì.
 ...  vị đo diện tích
- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn các cột.
- GV nêu yêu cầu : Em hãy nêu các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn.
- GV thống nhất thứ tự các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn với cả lớp, sau đó viết vào bảng đơn vị đo diện tích.
- GV hỏi : 1 mét vuông bằng bao nhiêu đề-xi-mét vuông ?
- GV hỏi : 1 mét vuông bằng mấy phần đề-ca-mét vuông ?
- GV viết vào cột mét :
 1m2 = 100dm 2 = dam2
- GV yêu cầu HS làm tương tự với các cột khác.
- GV kiểm tra bảng đơn vị đo diện tích của hs trên bảng lớp, sau đó hỏi :
+ Mỗi đơn vị dịên tích gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó ?
+ Mỗi đơn vị đo diện tích bằng bao nhiêu phần đơn vị lớn hơn tiếp liền nó ?
- Vậy hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn, kém nhau bao nhiêu lần ?
c .Luyện tập – thực hành
Bài 1
a) GV viết các số đo diện tích lên bảng, chỉ số đo bất kỳ cho HS đọc.
b) GV đọc các số đo diện tích cho HS viết, yêu cầu viết đúng với thứ tự đọc của GV.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hướng dẫn HS thực hiện 2 phép biến đổi(ở phần a) để làm mẫu.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời 3 em làm bài trên bảng, mỗi em 2 phần.
- Cho lớp nhận xét và chữa bài bạn
- NX, KL bài làm đúng
3. Củng cố dặn dò:
- Cho hs nhắc lại MQH giữa các đơn vị đo diện tích liền kề.
- NX tiết học
3’
30’
1’
6’
6’
18’
2'
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS nêu các đơn vị : cm2, dm2 dam2, hm2, km2.
- HS nghe GV giới thiệu.
- HS tính và nêu : diện tích của hình vuông có cạnh là 1mm là :
1mm x 1mm = 1mm2
- HS : Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.
- HS viết : mm2.
- HS tính và nêu :
1cm x 1cm = 1cm2
- HS nêu : Diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm gấp 100 lần diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.
- HS : 1cm2 = 100mm2.
- 1mm2 = cm2
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
- HS đọc lại các đơn vị đo diện tích theo đúng thứ tự.
- HS nêu : 1m2 = 100dm2
- HS nêu : 1m2 = dam2
- 1 HS lên bảng điền tiếp các thông tin để hoàn thành bảng đơn vị đo diện tích.
Các HS khác làm vào vở.
+ HS : Mỗi đơn vị diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó.
+ Mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.
- Hai đơn vị đo diện tích tiếp liền nhau thì hơn, kém nhau 100 lần.
- Đọc số đo diện tích
- 2 HS lên bảng viết, các HS khác viết vào vở bài tập.
- HS làm bài tập 2 theo nhóm đôi.
- Chữa bài trên bảng lớp
- Lớp làm bài, chữa bài
- nhắc lại MQH giữa các đơn vị đo diện tích liền kề.
Tiết 2:Mĩ thuật
GV chuyên dạy
Tiết 3: Tập làm văn.
TRẢ BÀI VĂN: TẢ CẢNH
I. Mục tiêu
1. Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh
2. Nhận thức được ưu khuyết điểm trong bài văn tả cảnh của mình và của bạn; biết sửa lỗi; viết được một đoạn văn cho hay hơn. 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp ghi các đề bài của tiết tả cảnh cuối tuần 4; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp
- Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
 A. Kiểm tra bài cũ
- GV chấm bảng thống kê
- Nhận xét 
 B. Dạy bài mới 
 1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 2. Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình.
 a) Nhận xét chung
+ Ưu điểm: 
- HS đã hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề.
- Xác định đúng yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng
- Diễn đạt câu ý rõ ràng 
- Một số bài có sáng tạo khi làm bài
- Nhiều bài có hình thức trình bày đẹp, khoa học
- Một số bài văn đúng yêu cầu và sinh động giàu tình cảm, có sáng tạo cách trình bày khoa học: Hoài, Hoàng, H Anh, Thu...
+ Nhược điểm:
 GV nêu một số lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày...
+ Đưa bảng phụ có các lỗi phổ biến 
- Yêu cầu HS thảo luận và tìm cách sửa
- Trả bài cho HS
 b). Hướng dẫn chữa bài
- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn 
- GV theo dõi giúp đỡ
 c). Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt 
- GV gọi HS đọc đoạn văn hay cho cả lớp nghe. (Đoạn văn hay trong bài làm của Hoàng Anh, Hoàng)
GV hỏi HS tìm ra cách dùng từ, diễn đạt hoặc ý hay.
 d) Viết lại đoạn văn 
- GV gợi ý viết lại đoạn văn khi:
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả 
+ Đoạn văn lủng củng diễn đạt chưa rõ ý
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay
+ Đoạn văn viết câu cụt, đơn giản
+ Đoạn mở bài, kết bài chưa hay.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại
- GV nhận xét
 3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về viết lại bài chưa đạt , quan sát một cảnh sông nước, biển, suối....ghi những đặc điểm của cảnh đó để chuẩn bị cho bài sau.
3’
1’
30’
5’
8’
8’
8’
2’
- 5 HS nộp bài chấm
- HS nghe
- Nghe cô nhận xét về chất lượng bài viết.
- 2 HS 1 nhóm trao đổi để cùng chữa bài
- HS xem lại bài của mình.
- HS chữa bài theo cách đổi vở cho nhau.
- HS đọc 
- HS trả lời 
- HS viết 
- HS đọc bài đã viết lại
Tiết 4: Kể chuyện.
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu
 1 Rèn kĩ năng nói:
	- Biết kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc ca ngợ hoà bình, chống chiến tranh.
	- Trao đổi ssược với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện 
 2. Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe lời bạn kể, biết nhận xét lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
	Sách báo, truyện gắn với chủ điểm hoà bình 
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
A. Kiểm tra bài cũ
- HS kể lại theo tranh 2 đoạn câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và nêu mục đích yêu cầu của bài
 2. Hướng dẫn HS kể chuyện 
 a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của giờ học 
- Một HS đọc đề bài. GV gạch chân từ: Kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình chống chiến tranh 
- GV nhắc HS : SGK có một số câu chuyện các em đã học: Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ, những con sếu bằng giấyvề đề tài này. Em cần kể chuyện mình nghe được, tìm được ngoài SGK. Chỉ khi không tìm được câu chuyện ngoài SGK , em mới kể câu chuyện đó.
- Yêu cầu hS đọc 3 gợi ý trong SGK 
- GV đưa bảng phụ ghi gợi ý 3 mời 1em đọc lại
 b) Kể trong nhóm 
GV có thể gợi ý: 
+ Trong câu chuyện bạn thích nhân vật nào? Vì sao?
 + Chi tiết nào trong câu chuyện bạn cho là hay nhất?
 + Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
 c) Thi kể 
- Tổ chức HS kể trước lớp 
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo tiêu chí đã nêu.
GV nhận xét khen ngợi , tuyên dương.
 3. Củng cố dặn dò, 
- Nhận xét tiết học
-Về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
2’
33’
1’
32’
8’
11’
12’
2’
- 2 HS kể
- HS nghe
- 1 HS đọc 
- HS đọc yêu cầu 3
- Một số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể 
- HS kể trong nhóm 4, cùng nhận xét bổ xung cho nhau về nội dung ý nghĩa câu chuyện mà các bạn trong nhóm mình kể.
- 5- 7 HS thi kể chuyện của mình trước lớp 
- HS khác nghe và hỏi lại về nội dung ý nghĩa câu chuyện hoặc trả lời câu hỏi của bạn để tạo không khí sôi nổi, hào hứng trong lớp
Tiết 5: ATGT
BÀI 1: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu
	- HS nhận biết một số biển báo hiệu giao thông đường bộ.
	- Có ý thức tuân theo các biển báo giao thông khi gặp trên đường.
II. Đồ dùng dạy học
	- Hình minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
1. Giới thiệu chương trình, bài học
- GV cho HS quan sát quyển sách ATGT và giới thiệu qua mục tiêu, nội dung chương trình SGK ATGT.
2. Hướng dẫn các hoạt động
* Giới thiệu biển báo cấm.
- GV cho HS quan sát các biển báo cấm, yêu cầu HS nêu tên và nói nội dung của từng biển báo.
- GV chốt ý kiến đúng.
* Biển báo nguy hiểm.
- GV cho HS quan sát các biển báo cấm, yêu cầu HS nêu tên và nói nội dung của từng biển báo.
- GV chốt ý kiến đúng.
* Biển báo hiệu lệnh.
- GV cho HS quan sát các biển báo cấm, yêu cầu HS nêu tên và nói nội dung của từng biển báo.
- GV chốt ý kiến đúng.
* Biển chỉ dẫn.
- GV cho HS quan sát các biển báo cấm, yêu cầu HS nêu tên và nói nội dung của từng biển báo.
- GV chốt ý kiến đúng.
* Một số biến báo khác cần biết.
- GV cho HS quan sát nêu tên và nội dung của từng biển.
3. Củng cố, dặn dò.
- Dặn HS đi trên đường khi gặp những biển báo hiệu thì phải thục hiện cho đúng
- Nhận xét tiết học
- Giao nhiệm vụ về nhà.
2’
7’
7’
7’
5’
4’
2’
- Lắng nghe.
- HS quan sát các biển báo cấm, nói tên và nội dung của từng biển báo
H1: Đường cấm, khi gặp không được tham gia giao trên tuyến đường này.
H2: Biển cấm đi ngược chiều, khi đi chỉ được đi theo hướng thuận.
H3; H4: Biển báo cấm người đi xe đạp và người đi bộ.
H5: Biển yêu cầu dừng lại.
- HS quan sát các biển báo cấm, nói tên và nội dung của từng biển báo
H1: Biển báo đường đi hai chiều.
H2: Biển báo giao nhau với đường ưu tiên.
H3: Biển báo giao nhau có tín hiệu đèn.
H4: Biển báo giao nhau với đường sắt có rào chắn.
H5: Biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn.
- HS quan sát các biển báo cấm, nói tên và nội dung của từng biển báo
H1: Biển báo đi thẳng.
H2: Biển báo rẽ.
H3; H4: Biển báo rẽ phải; rẽ trái
H5: Biển báo vòng xuyến.
H6: Biển báo đường dành cho xe thô sơ.
H7: Biển báo dành cho người đi bộ.
- HS quan sát các biển báo cấm, nói tên và nội dung của từng biển báo
H1;2: Biển báo phần đường cho người đi bộ qua đường.
H3: Biển báo cầu vượt dành cho người đi bộ.
H4: Biển báo hiệu bến xe buýt.
H5: Biển báo có chợ.
- Cả lớp quan sát.
- 2 – 3 HS nêu.
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
Tiết 6: Hoạt động tập thể
NHẬN XÉT TUẦN
I. Nhận xét chung 
1. Đạo đức:
 Nhìn chung, các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, không đánh cãi chửi nhau. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa ngoan, còn mất trật tự trong giờ học. Một số bạn còn nói tục
2. Học tập 
 - Các em đã có ý thức trong học tập, chuẩn bị đầy đủ sách, vở, bút, mực, các đồ dùng học tập. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
	- Hoàn thành khá đầy đủ bài tập được giao, tuy nhiên vẫn còn nhiều sai sót.
4. Vệ sinh.
 - Các em vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, sạch đẹp.
5. Thể dục.
	- Các em xếp hàng khẩn trương, tập thể dục đều và đẹp
II . Phương hướng tuần tới 
- Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần.
- Thực hiện rèn chữ, giữ vở.
- Tích cực học tập giành nhiều điểm tốt để nâng cao chất lượng của lớp.
- Nhắc nhở HS:
 + Có ý thức tu dưỡng đạo đức.
 + Kính trọng, lễ phép với người trên ở mọi nơi, mọi lúc.
 + Hoà nhã với bạn bè, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuần 5.doc