Giáo án các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 14

Giáo án các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 14

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.

 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

 - Bảng phụ để ghi những câu, đoạn văn cần luyện đọc.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 1. Ổn định: Hát

 2. Kiểm tra bài cũ : Thi Vỹ, Thị Nhi.

 Gọi HS đọc bài: “Trồng rừng ngập mặn” và trả lời câu hỏi.

 - Học sinh đọc từng đoạn bài .

 - GV nhận xét ghi điểm.

 

doc 42 trang Người đăng huong21 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH TUẦN 14
Thứ 
Môn
Tên bài giảng
Hai
21/11
Tập đọc
Toán 
Khoa
Đạo đức
Chuỗi ngọc lam
Chia 1 số TN cho 1 số TN mà thương tìm được là 1 số TP
Gốm xây dựng: gạch, ngói
Tôn trọng phụ nữ. ( T1 )
Ba
22/11
TLV
Toán
Kĩ thuật
Làm biên bản cuộc họp
Luyện tập
Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn.
Tư
23/11
Tập đọc
Toán
Khoa
LTVC
Hạt gạo làng ta
Chia một số tự nhiên cho một số thập phân
Xi măng
Ôn tập về từ loại
Năm
24/11
Toán
LTVC
Sử
Chính tả
Luyện tập
Ôn tập về từ loại
Thu đông 1947 Việt Bắc “mồ chôn giặc pháp”
(Nghe – viết) Chuỗi ngọc lam.
Sáu
25/11
TLV
Toán
Địa
Kể chuyện
SHL
Luyện tập làm biên bản cuộc họp
Chia một số thập phân cho một số thập phân.
Giao thông vận tải
Pa-xtơ và em bé
TUẦN 14
Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011
TẬP ĐỌC
CHUỖI NGỌC LAM
I. MỤC TIÊU:
 - Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.
 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK. 
 - Bảng phụ để ghi những câu, đoạn văn cần luyện đọc.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: Hát
 2. Kiểm tra bài cũ : Thi Vỹ, Thị Nhi.
 Gọi HS đọc bài: “Trồng rừng ngập mặn” và trả lời câu hỏi.
 - Học sinh đọc từng đoạn bài .
 - GV nhận xét ghi điểm.
 3. Bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a. Giới thiệu bài – ghi đề
b. HD luyện đọc và tìm hiểu bài
 * Luyện đọc
- Gọi 1HS khá đọc cả bài trước lớp.
- GV chia bài thành 3 đoạn.
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn đến hết bài (3 lần).
- Lần 1: Theo dõi và kết hợp sửa sai phát âm cho HS.
- Lần 2: Hướng dẫn ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ, và giải nghĩa từ khó trong SGK, GV kết hợp giảng từ
- Hỏi: Truyện có những nhân vật nào?
- GV gọi HS đọc các tên riêng trong bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm N2
- GV đọc cả bài 1 lần
 * Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc - Gọi 1 HS đọc phần 1 và trả lời câu hỏi:
+ Cô bé mua chuỗi ngọc làm để tặng ai? Cô bé Gioan có đủ tiền mua chuỗi ngọc không?
 + Chi tiết nào cho em biết điều đó?
- Cho HS luyện đọc diễn cảm phần 1 theo vai.
- Cho HS thi đọc.
- Gọi 3 HS đọc. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi tìm nội dung chính của đoạn.
+ Vì sao Pi-e đã nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
- Hỏi: Em hãy nêu nội dung chính của bài.
 * Luyện đọc lại .
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn đoạn 2 lên bảng và hướng dẫn cách đọc.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- HS luyện đọc theo nhóm hai.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- GV nhận xét, khen những HS đọc hay.
- HS khá đọc, lớp đọc thầm.
- HS đánh dấu đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo.
Lần lượt học sinh đọc từng đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến người anh yêu quý”
+ Đoạn 2 : Còn lại.
- Pi – e, ngửng đầu, chuỗi ngọc, Nô – en, Gioan, rạng rỡ,.
 + Có 3 nhân vật: Chú Pi-e , cô bé Gioan và chị cô bé .
 + Pi-e, Nô-en, Gioan.
- HS đọc thầm theo N2.
- Lắng nghe.
+ Tặng chị nhân ngày lễ Nô-en.
+ Cô bé không có đủ tiền mua chuỗi ngọc lam.
+ Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất.
+ Để hỏi xem cô bé Gioan đã mua chuỗi ngọc ở đây không? Chuỗi ngọc có phải là ngọc thật không? Pi-e đã bán chuỗi ngọc cho cô bé ấy với giá bao nhiêu tiền?
+ Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền mà em có.
+ Đều là những người tốt, có tấm lòng nhân hậu. Họ biết sống vì nhau
- HS thảo luận tìm đại ý của bài, đại diện trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
- Ca ngợi con người có tấm lòng nhân hậu, thương yêu người khác, biết đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- HS theo dõi và thực hiện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc đoạn theo hướng dẫn của GV.
- Lớp nhận xét.
 4. Củng cố:
 - Em học tập được điều gì qua câu chuyện này?
 - Gọi HS đọc bài, nêu nộ dung của bài.
 5. Dặn dò: 
 - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Hạt gạo làng ta.
 - GV nhận xét tiết học.
___________________________________________
CHÍNH TẢ: (Nghe – viết)
CHUỖI NGỌC LAM
I. MỤC TIÊU:
 - Nghe – viết đúng bài chính tả ; toàn bài không sai quá 5 lỗi ; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
 - Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẫu tin theo yêu cầu của BT3 ; làm được BT(2)a/b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Giấy khổ to kẻ sẵn bảng (2 tờ), bút dạ.
tranh - chanh
trưng - chưng
trúng - chúng
trèo - chèo
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Đa Vít, Thanh Ngân.
 HS lên bảng viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu s/x.(Thanh)
 - 1HS bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
 - 1 HS dưới lớp đọc 
 - GV nhận xét – ghi điểm
 3. Bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động dạy
a. Giới thiệu bài
b Hướng dẫn viết chính tả
* Trao đổi về nội dung đoạn văn.
- GV đọc đoạn văn cần viết.
- HS đọc thầm theo.
- Hỏi: Nội dung của đoạn văn kể lại việc gì?
- Kể lại cuộc đối thoại giữa chú Pi-e và bé Gioan.
b. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. HS luyện đọc, viết các từ vừa tìm được.
- Nô-en, Pi-e, trầm ngâm, Gioan, chuỗi,..
c. Viết chính tả
d. Soát lỗi, chấm bài
* Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: GV yêu cầu HS TLN4 (2)
- GV mời 8 em lên bảng chia làm 4 đội “Thi tiếp sức tìm từ”
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2a.
- Nhóm: tìm những tiếng có phụ âm đầu tr – ch.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.(Trân)
- HS tự làm bài.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp dùng bút chì làm vào vở hoặc vở bài tập.
- Gọi HS đọc nhận xét bài tập bạn làm trên bảng.
- HS nêu ý kiến bạn làm đúng / sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Nhận xét, kết luận các từ đúng.
- Theo dõi GV chữa bài và sửa lại bài của mình nếu sai.
 4. Củng cố:
 - Qua bài chính tả này các em chú ý viết cho đúng chính tả các tiếng có phụ âm đầu tr/ch, (hoặc có vần ao/au)
 5. Dặn dò: 
 . - Dặn HS về nhà sửa lỗi viết sai, ghi nhớ các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
 - GV nhận xét tiết học
________________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn ở BT1; nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học (BT2); tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3; thực hiện được yêu cầu của BT4(a,b,c).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ.	
 - 3 tờ giấy trình bày nội dung bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Triêm, Luân
 Yêu cầu HS đặt câu với một trong các cặp quan hệ từ đã học: vì  nên, nếu  thì, tuy  nhưng, chẳng những  mà còn.
 - GV nhận xét ghi điểm
 3. Bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 a. Giới thiệu bài.
 Tiết học này giúp các em hệ thống hóa những điều đã học về danh từ, đại từ, liên tục rèn luyệ kỹ năng sử dụng các loại từ ấy.
b. HD HS hệ thống hóa kiến thức đã học về các từ loại: danh từ, đại từ.
* Bài 1:
- YC HS nêu định nghĩa DTC và DTR
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là danh từ chung? Cho ví dụ.
+ Thế nào là danh từ riêng? Cho ví dụ.
- Yêu cầu HS làm bài. Nhắc HS cách làm bài : gạch 1 gạch dưới danh từ chung, gạch 2 gạch dưới danh từ riêng.
GV: bài này có nhiều danh từ chung mỗi em tìm được 3 danh từ chung, nếu nhiều hơn càng tốt.
- Các từ chị, chị gái in đậm sau đây là DT, còn các từ chị, em được in nghiêng là đại từ xưng hô.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc đoạn ghi nhớ về danh từ.
* Bài 2 :
 GV yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa DTR.
+ Yêu cầu học sinh viết các từ sau: Tiểu học Nguyễn Thượng Hiền. Nhà giáo Ưu tú – Huân chương Lao động.
• Giáo viên nhận xét – chốt lại.
*Bài 3:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về đại từ.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 4: HS Khá, giỏi làm được toàn bộ 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
Hướng dẫn:
+ Đọc kĩ từng câu trong đoạn văn.
+ Xác định đó là kiểu câu gì?.
+ Xác định chủ ngữ trong câu là danh từ hay đại từ.
a) DT hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu “Ai làm gì ?”
+ Nguyên (DT) quay sang tôi nghẹn ngào.
+ Tôi (đại từ ) nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má .
+ Nguyên (DT) cười rồi đưa tay lên quyệt má.
+ Tôi (ĐT) chẳng buồn lau mặt nữa.
+ Chúng tôi (ĐT) đứng vậy nhìn ra phía xa..
- GV gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1 
 + DT chung là tên của một loại sự vật.
+ Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. DTR luôn luôn được viết hoa .
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn để tìm DTC và DTR.
- 1HS trình bày kết quả trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở.
+ Danh từ riêng là: Nguyên
+ Danh từ chung là: giọng, chị, chị gái, hàng, nước mắt, vệt, má, tay, má, mặt, phía, ánh đèn, màu, tiếng đàn, tiếng hat, mùa xuân, năm.
- Cả lớp nhận xét 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc lại định nghĩa danh từ chung, danh từ riêng.
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
+ Tên người, tên địa lý → Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.
+ Tên người, tên địa lý → Tiếng nước ngoài → Viết hoa chữ cái đầu.
+ Tên người, tên địa lý → Tiếng nước ngoài được phiên âm Hán Việt → Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.
- Học sinh đọc bài – Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài.
Đại từ là: Chị, em, tôi, chúng tôi.
Học sinh sửa bài.
- Học sinh đọc yêu cầu bài 4.
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh làm bài viết ra danh từ – đại từ.
b) DT hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu “Ai thế nào ?”
+ Một mùa xuân mới(Cụm DT) bắt đầu.
c) DT hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu “Ai là gì ?”
+ Chị (đại từ gốc DT) là chị gái của em nhé !
+ Chị (đại từ gốc DT) sẽ là chị của em mãi mãi .
d) DT tham gia bộ phận làm vị ngữ trong kiểu câu “Ai là gì ?”
+ Chị là chị(DT)gái của em nhé !
+ Chị sẽ là chị(DT) của em mãi mãi .
- Thi đua theo tổ đặt câu.
 4. Củng cố: 
 - Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng ?
 5: Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà học thuộc các kiến thức đã học và ôn lại kiến thức về động từ, tính từ, quan hệ từ.
KỂ CHUYỆN
PA–XTƠ VÀ EM BÉ
I. MỤC TIÊU: 
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.
 - Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bộ tranh phóng to trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: Hát
 2. Kiểm tra bài cũ:. Thị Vỹ, văn Trang
 - Gọi 2 HS kể lại một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trư ... ch môi trường.
 - Nêu lại nội dung bài học?
 - Dặn HS về nhà ghi nhớ các thông tin về xi măng và tìm hiểu về: “Thủy tinh”.
 - Nhận xét tiết học.
__________________________________________
LỊCH SỬ 
THU ĐÔNG 1947, VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GIẶC PHÁP”
I. MỤC TIÊU:
 - Trình bày sơ lược được diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi ( phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến) :
 - Sau hơn 1 tháng bị sa lầy, địch rút lui, trên đường rút chạy quân địch còn bị ta chặn đánh dữ dội.
 + Ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công qui mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Hình minh hoạ trong SGK. - Phiếu học của HS.
 - Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 (phóng to) chưa có các mũi tên chỉ đường tiến công của địch, đường quân ta tiến công chặn đánh, đường quân địch rút lui, tháo chạy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Trâm, Thúy,
 + Em hãy nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của TDP.
 + Thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội.
 3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài.
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1
ÂM MƯU CỦA ĐỊCH VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA TA
+ Sau khi đánh chiếm được Hà Nội và các thành phố lớn thực dân Pháp có âm mưu?
+ Sau khi đánh chiếm được các thành phố lớn, thực dân Pháp âm mưu mở cuộc tấn công với quy mô lớn lên căn cứ Việt Bắc.
+ Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó?
+ Chúng quyết tâm tiêu diệt Việt Bắc vì đây là nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. 
+ Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì?
+ Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã họp và quyết định: Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc.
Hoạt động 2
DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU - ĐÔNG 1947
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- HS làm việc theo nhóm.
+ Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? Nêu cụ thể từng đường.
-Theo 3 đường:
* Binh đoàn quân dù nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn.
* Bộ binh theo đường số 4 tấn công lên đèo Bông Lau, Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Kạn.
*Thuỷ binh từHN theo sôngHồng và sông Lô qua Đoan Hùng lên Tuyên Quang.
+ Quân ta đã tiến công, chặn đánh quân địch như thế nào?
* Tại thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn khi địch vừa nhảy dù xuống đã rơi vào trận địa phục kích của bộ đội ta.
* Trên đường số 4 ta chặn đánh địch ở đèo Bông Lau và giành thắng lợi lớn.
* Trên đường thuỷ, ta chặn đánh địch ở Đoan Hùng, tàu chiến và ca nô Pháp bị đốt cháy trên dòng sông Lô.
+ Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào?
+ Sau hơn một tháng bị sa lầy ở Việt Bắc, địch buộc phải rút quân. Thế nhưng đường rút quân của chúng cũng bị ta chặn đánh dữ dội tại Bình Ca, Đoan Hùng.
+ Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu, quân ta thu được kết quả ra sao?
+ Quân ta đã tiêu diệt hơn 3000 tên địch, bắt giam hàng trăm tên; bắn rơi 16 máy bay địch, phá huỷ hàng trăm xe cơ giới, tàu chiến, ca nô.
Ta đã đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của địch lên Việt Bắc, bảo vệ được cơ quan đầu não của kháng chiến. 
Hoạt động 3
Ý NGHĨA CỦA CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC THU - ĐÔNG 1947
+ Thắng lợi của chiến dịch đã tác động thế nào đến âm mưu đánh nhanh - thắng nhanh, kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp?
+ Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 đã phá tan âm mưu đánh nhanh - thắng nhanh kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
+Sau chiến dịch,cơ quan đầu não kháng chiến của ta ở Việt Bắc như thế nào?
+ Cơ quan đầu não của kháng chiến tại Việt Bắc được bảo vệ vững chắc.
+ Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chứng tỏ điều gì về sức mạnh và truyền thống của nhân dân ta?
+ Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi cho thấy sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân ta.
 4. Củng cố - dặn dò: 
 - GV tổng kết tiết học.
 - Dặn dò HS về nhà trình bày lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 trên lược đồ và chuẩn bị bài học sau. Chuẩn bị bài học sau “Chiến dịch biên giới thu đông”.
___________________________________________
ĐỊA LÝ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông vận tải nước ta:
 - Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất, quốc lộ 1A.
 - Sử dụng bản đồ, lược dồ, để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bản đồ Giao thông VN
 - GV và HS sưu tầm một số tranh ảnh về các loại hình và phương tiện giao thông.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: hát
 2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên bảng, nhận xét và cho điểm.
 + Xem lược đồ công nghiệp Việt Nam và cho biết các ngành công nghiệp khai thác dầu, than, a-pa-tít có ở những đâu?
 3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu - ghi đầu bài: Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự phân bố của ngành công nghiệp ở nước ta.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1
CÁC LOẠI HÌNH VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI
- GV tổ chức cho HS thi kể các loại hình các phương tiện giao thông vận tải.
+ Các bạn kể được các loại hình giao thông nào?
+ Chia các phương tiện giao thông có trong trò chơi thành các nhóm, mỗi nhóm là các phương tiện hoạt động trên cùng một loại hình
Hoạt động 2
TÌNH HÌNH VẬN CHUYỂN CỦA CÁC LOẠI HÌNH GIAO THÔNG
+ Biểu đồ biểu diễn cái gì?
+ Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo loại hình giao thông.
+ Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng hoá vận chuyển được của loại hình giao thông nào? 
+ Khối lượng hàng hoá được biểu diễn theo đơn vị nào?
+ Năm 2003, mỗi loại hình giao thông vận chuyển được nhiêu triệu tấn hàng hoá?
* Đường sắt là 8,4 triệu tấn.
* Đường ô tô là 175,9 triệu tấn.
* Đường sông là 55,3 triệu tấn.
* Đường biển là 21,8 triệu tấn.
+ Qua khối lượng hàng hoá vận chuyển được của mỗi loại hình, em thấy loại hình nào giữ vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá ở Việt Nam?
+ Đường ô tô giữ vai trò quan trọng nhất, chở được khối lượng hàng hoá nhiều nhất.
Hoạt động 3
PHÂN BỐ MỘT SỐ LOẠI HÌNH GIAO THÔNG
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện phiếu học tập sau.
- HS chia thành các nhóm 4
PHIẾU HỌC TẬP
Bài: Giao thông vận tải
Hãy cùng các bạn trong nhóm xem lược đồ GTVT và hoàn thành BT sau:
Bài 1: Chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1) Mạng lưới giao thông nước ta:
¨ a) Tập trung ở các đồng bằng.¨ b) Tập trung ở phía Bắc.¨ c) Toả đi khắp nơi.
2) So với các tuyến đường chạy theo chiều đông - tây thì các tuyến đường chạy theo chiều nam - bắc:
¨ a) Ít hơn. ¨ b) Bằng nhau. ¨ c) Nhiều hơn.
Bài 2: Viết câu trả lời vào chỗ trống:
1)Quốc lộ dài nhất nước ta là: .....................................................................................
2)Đường sắt dài nhất nước ta là: .................................................................................
3)Các sân bay quốc tế của nước ta là: Sân bay ............................ở............................; sân bay .................................ở................................ và sân bay ...................... ở .......................................
4)Các cảng biển lớn ở nước ta là ................................................................................................
5) Các đầu mối giao thông quan trọng nhất nước ta là .............................................. và ...............................................
 4. Củng cố – dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.
 - GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
_______________________________________
KĨ THUẬT
CẮT, KHÂU,THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN (TIẾT 3)
I. Mục tiêu dạy học:
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.
II. Thiết bị dạy và học:
-1 số sản phẩm, tranh ảnh về cắt, khâu, thêu, nấu ăn
-Nguyên vật liệu cho việc cắt, khâu, thêu, nấu ăn
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
* Hoạt động 1: Thực hành làm sản phẩm tự chọn
-Kiểm tra sự chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ thực hành của HS
-Phân chia vị trí các nhóm thực hành
-Cho HS thực hành nội dung tự chọn
-GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS
* Hoạt động 2: Đánh giá kết quả thực hành
-Cho HS đánh giá kết quả thực hành của các nhóm 
-GV nhận xét và góp ý ,khen nhóm thực hành có sản phẩm tốt.
*Củng cố-Dặn dò:
-Nhận xét ý thức và kết quả thực hành của HS
-Nhắc HS chuẩn bị cho tiết học sau:Lợi ích của việc nuôi gà
-Lắng nghe
-Trưng bày nguyên vật liệu
-Thực hành
-Đánh giá sản phẩm
SINH HOẠT TẬP THỂ
I. MỤC TIÊU:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 - HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. CHUẨN BỊ: 
 Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. TIẾN HÀNH SINH HOẠT LỚP:
 1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 14:
 - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
 - Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên.
 - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên. 
 - Lớp trưởng nhận xét chung. 
 - GV nghe giải đáp, tháo gỡ. 
 - GV tổng kết chung: 
 a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 b)Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao hơn. Bên cạnh đó còn hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp :Linh, Nguyên, Trầm,..
 c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài: Phương, Vỹ, Triêm, Hồng,.. . Tham gia tích cực các phong trào thi đua. Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, hay quên sách vở, lười học bài ở nhà : Kiệt, Đa Vít, Linh,...
 d) Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ.
 2. Kế hoạch tuần 15:: 
 - Học chương trình tuần 15.
 - Luyện tập kỹ năng đội viên.
 - Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, các tổ trưởng – lớp trưởng cần cố gắng và phát huy tính tự quản.
__________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14.doc