I. MỤC TIÊU:
- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng đọc phù hợp nội dung từng đoạn.
- Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
KNS: Giáo dục học sinh biết được công lao của Bác đối với đất nước và tình cảm của nhân dân với Bác .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bảng phụ để ghi những câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS đọc thuộc bài Hạt gạo làng ta và TLCH
+ Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân ?
+ Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng” ?
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
TUẦN 15 THỨ MÔN TÊN BÀI DẠY 2 TĐ T KH ĐĐ Buôn Chư Lênh đón cô giáo Luyện tập Thủy tinh Tôn trọng phụ nữ (T2) 3 TLV T KT Luyện tập tả người (Tả hoạt động) Luyện tập Ích lợi của việc nuôi gà. 4 KC TĐ T LTVC KH Kể chuyện đã nghe, đã đọc Về ngôi nhà đang xây Luyện tập MRVT: Hạnh phúc Cao su. 5 TOÁN LTVC C TẢ L SỬ Tỉ số phần trăm Tổng kết vốn từ (Nghe – viết) Buôn Chư Lênh đón cô giáo Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 6 TLV TOÁN ĐỊA LÍ SHL Luyện tập tả người (Tả hoạt động) Giải toán về tỉ số phần trăm Thương mại và du lịch. Sinh hoạt lớp – tuần 15 Thứ hai, ngày 28/ 11/ 2011 TẬP ĐỌC BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO I. MỤC TIÊU: - Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng đọc phù hợp nội dung từng đoạn. - Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3). KNS: Giáo dục học sinh biết được công lao của Bác đối với đất nước và tình cảm của nhân dân với Bác . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK. - Bảng phụ để ghi những câu, đoạn văn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: Hát 2. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS đọc thuộc bài Hạt gạo làng ta và TLCH + Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân ? + Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng” ? - GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học a. Giới thiệu bài – ghi đề b. HD luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc. - Gọi 1HS khá đọc cả bài trước lớp. - GV chia bài thành 4 đoạn. -Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn đến hết bài (3 lần). - Lần 1: Theo dõi và kết hợp sửa sai phát âm cho HS. - Lần 2: Hướng dẫn ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ, và giải nghĩa từ khó trong SGK, GV kết hợp giảng từ - GV gọi HS đọc các tên riêng trong bài. - Yêu cầu HS đọc thầm N2 - GV đọc cả bài 1 lần * Tìm hiểu bài. - Y/C HS đọc thầm đoạn 1, 2 + Cô giáo Y Hoa đến buôn làng để làm gì ? + Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào ? - Y/C HS đọc thầm đoạn 3. + Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ” ? ? Cô giáo Y Hoa viết chữ gì cho dân làng xem? Vì sao cô viết chữ đó? - Y/C HS đọc thầm đoạn 4. (HS khá, giỏi) + Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì ? Nêu nội dung chính của bài ? b.Luyện đọc lại. - Y/C HS đọc tiếp nối 4 đoạn . - Đọc mẫu - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm. - GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn đoạn 3 lên bảng và hướng dẫn cách đọc. - GV theo dõi, uốn nắn. - GV nhận xét, khen những HS đọc hay. - HS khá đọc, lớp đọc thầm. - HS đánh dấu đoạn. - HS nối tiếp nhau đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo. Lần lượt học sinh đọc từng đoạn. + Đoạn 1: Từ đầu đến khách quý. + Đoạn 2: Từ “Y Hoa nhát dao” + Đoạn 3: Từ “Già Rok cái chữ nào” + Đoạn 4: Còn lại. - Từ ngữ : Buôn ; Nghi thức ; Gùi . - HS đọc thầm theo N2. - HS đọc kết hợp giải nghĩa thêm từ khó và từ giải nghĩa trong SGK. - Lắng nghe. - Đọc thầm đoạn 1 +2 + Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học . + Mọi người đến rất đông, ăn mặc quần áo như đi hội. Họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thanh tới cửa bếp giữa sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung . Họ dẫn cô giáo bước lên lối đi lông thú . Trưởng buôn người trong buôn. - Đọc thầm đoạn 3 + Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo . - Cô giáo viết chữ “Bác Hồ”. - Đọc thầm đoạn 4 - Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết. Muốn cho con em mình biết chữ, học hỏi được nhiều điều lạ, điều hay, chữ viết mang lại hiểu biết, mang lại hạnh phúc . * Nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành . - 4 HS tiếp nối đọc 4 đoạn . - Theo dõi . - Đọc nhóm 2 - 3 HS 4. Củng cố - dặn dò: - Gọi HS đọc bài, nêu đại ý của bài. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Về ngôi nhà đang xây”. - GV nhận xét tiết học. ___________________________________________ TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Biết - Chia một số thập phân cho một số thập phân. - Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn. - HS làm BT1 ( a,b,c ), BT2a; BT3. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ, bảng nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: Hát 2. Kiểm tra bài cũ : Kiệt, Vít + Nêu cách chia 1 STP cho 1 STP ? - Y/C HS làm 19,72 : 5,8 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài - Yêu cầu HS thực hiện phép chia 12:5. - GV nêu: Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này. Hoạt động dạy Hoạt động học b. HD HS làm bài tập: * Bài 1: - Y/C HS nêu cách chia 1 STP cho 1 STP ? - Nhận xét, sửa sai . * Bài 2a : -Y/C HS nêu cách tìm thừa số chưa biết ? - Nhận xét, sửa sai . * Bài 3 - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Y/C HS làm vở . - HS đọc đề nêu yêu cầu. - 4 HS lên bảng làm, lớp làm BC. a/ 17,5,5 3,9 b/0,60,3 9 195 4,5 63 6,7 00 0 c/0,30,68 0,26 46 1,18 208 000 - HS đọc đề nêu yêu cầu. - 3 HS lên bảng làm, lớp làm BC. - Lớp nhận xét. a/ X x 1,8 = 72 X = 72 : 1,8 X = 40 - HS đọc đề, phân tích đề, nêu yêu cầu. Tóm tắt 5,2 l dầu hoả : 3,952 kg . ? l dầu hoả : 5,32 kg . - 1 HS lên bảng làm, HS làm vở. Nhận xét. Bài giải Một lít dầu hoả cân nặng là : 3,952 : 5,2 = 0,76 (kg) Số lít dầu hỏa có là : 5,32 : 0,76 = 7 (lít) Đáp số : 7 lít 4. Củng cố - dặn dò: + Nêu cách chia 1 STP cho 1 STP ? + Nêu cách nhân 1 STP với 1 STP ? - Về học bài. Chuẩn bị bài: Luyện tập chung . - Nhận xét tiết học . ___________________________________________ KHOA HỌC THỦTINH I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nhận biết một số tính chất của thủy tinh. - Nêu được công dụng của thủy tinh. - Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh. .II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình minh hoạ trang 60, 61 SGK - GV mang đến lớp một số cốc và lọ thí nghiệm hoặc bình hoa bằng thuỷ tinh. Giấy khổ to, bút dạ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: hát 2. Kiểm tra bài cũ: Nhi, Diệp + Xi măng có những lợi ích gì trong đời sống? + Em hãy nêu tính chất và cách bảo quản xi măng? - GV nhận xét, cho điểm từng học sinh. 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tính chất và công dụng của loại vật liệu này qua bài học hôm nau: Thủy tinh. Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 NHỮNG ĐỒ DÙNG LÀM BẰNG THỦY TINH - Trong số những đồ dùng của gia đình chúng ta có rất nhiều đồ dùng bằng thuỷ tinh. Hãy kể tên các đồ dùng bằng thuỷ tinh mà em biết ? - Tiếp nối nhau kể: Các đồ dùng bằng thuỷ tinh: mắt tính, bóng điện, ống đựng thuốc tiêm, chai, lọ, li ... + Dựa vào những kinh nghiệm thực tế em đã sử dụng đồ thuỷ tinh, em thấy thuỷ tinh có tính chất gì ? - HS trả lời theo kinh nghiệm bản thân: + Thuỷ tinh trong suốt hoặc có màu, rất dễ vỡ, không bị gỉ. + Tay cầm một chiếc cốc thuỷ tinh và hỏi: nếu cô thả chiếc cốc này xuống sàn nhà thì điều gì sẽ xảy ra ? Tại sao ? + Khi thả chiếc cốc xuống sàn nhà, chiếc cốc sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh. Vì chiếc cốc này bằng thuỷ tinh khi va chạm với nền nhà rắn sẽ bị vỡ. Hoạt động 2 CÁC LOẠI THỦY TINH VÀ TÍNH CHẤT CỦA CHÚNG - Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm - HS hoạt động nhóm. + Phát cho từng nhóm một số dụng cụ: . 1 bóng đèn . 1 lọ hoa đẹp bằng thuỷ tinh chất lượng cao hoặc dụng cụ thí nghiệm . Giấy khổ to, bút dạ + Nhận đồ dùng học tập và trao đổi, thảo luận theo yêu cầu. + Yêu cầu HS quan sát vật thật, đọc thông tin trong SGK trang 61. Sau đó xác định vật nào là thuỷ tinh, vật nào là thuỷ tinh chất lượng cao và nêu căn cứ xác định. - HS quan sát. - Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu. - Nhận xét, khen ngợi các nhóm ghi chép khoa học, trình bày rõ ràng, lưu loát - 1 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, HS các nhóm khác theo dõi bổ sung ý kiến và thống nhất ý kiến như sau: Thuỷ tinh thường Thuỷ tinh chất lượng cao Bóng điện: -Trong suốt, không gỉ, cứng, dễ vỡ - Không cháy, không hút ẩm, không bị axit ăn mòn Lọ hoa, dụng cụ thí nghiệm: -Rất trong -Chịu được nóng, lạnh -Bền, khó vỡ - GV yêu cầu: Hãy kể tên những đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh thường và thuỷ tinh chất lượng cao ? - HS tiếp nối nhau kể tên đồ dùng làm bằng thủy tinh. - GV kết luận. - HS lắng nghe. - GV: Em có biết người ta chế tạo đồ thuỷ tinh bằng cách nào không ? - GV giảng giải. + HS nêu hiểu biết: người ta chế tạo đồ thuỷ tinh bằng cách đun nóng chảy cát trắng, và các chất khác rồi thổi thành các hình dạng mình muốn. 4. Củng cố - dặn dò: - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, tìm hiểu về cao su, mỗi nhóm mang đến lớp 1 quả bóng cao su hoặc 1 đoạn dây chun.. - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài. ___________________________________________ ĐẠO ĐỨC TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (tiết 2) I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. - Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày. ĐĐ HCM: Qua bài học giáo dục HS biết tôn trọng phụ nữ theo tấm gương của Bác Hồ. KNS: GD kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà, mẹ, chi em gái, cô giáo, các bạn gái và phụ nữ khác ngoài xã hội. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu học tập. - HS : Hát , đọc thơ , múa , kể chuyện về phụ nữ . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: :Tôn trọng phụ nữ” +Kể các công việc mà phụ nữ hay làm trong gia đình ? +Kể tên các công việc mà phụ nữ đã làm ngoài xã hội ? +Thế nào là tôn trọng phụ nữ ? - GV nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu bài-ghi đề Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm như sau. + Đưa 2 tình huống trong bài tập 3 - SGK lên bảng. + Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu cách xử lý mỗi tình huống và giải thích vì sao lại chọn cách giải quyết đó. - Các nhóm thảo luận tìm cách xử lý cho mỗi tình huống và giải thích vì sao lại giải quyết theo cách đó. Y/C HS thảo luận 6 nhóm + Nhóm 1, 2, 3 : Tình huống a SGK + Nhóm 4, 5, 6 : Tình huống b SGK - GV tổ chức làm việc cả lớp. + Đại diện các nhóm lên nêu cách giải quyết tình huống. + Đại diện các nhóm trình bày. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Hỏi: Cách xử lý của các nhóm đã thể hiện được sự tôn trọng và q ... n trăm của hai số và vận dụng để giải các bài toán có liên quan đến tìm tỉ số phần trăm của hai số. Hoạt động dạy Hoạt động học B. HD giải toán về tỉ số phần trăm * Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600 - GV nêu bài toán ví dụ. - HS nghe - GV yêu cầu HS thực hiện : - HS làm và nêu kết quả của từng bước : + Viết tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường + Tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường là 315 : 600 + Hãy tìm thương 315 : 600 + 315 : 600 = 0,525 + Hãy nhân 0,525 với 100 rồi chia cho 100 + 0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100 + Hãy viết 52,5 : 100 thành tỉ số phần trăm + 52,5% - GV nêu kết luận. Vậy tỉ số phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường là 52,5% Ta có thể viết gọn các bước tính trên như sau 315 : 600 = 0,525 = 52,5% - GV hỏi : Em hãy nêu lại các bước tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600 - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến * Hướng dẫn giải bài toán về tìm tỉ số phần trăm : - GV nêu bài toán - HS nghe và tóm tắt bài toán - GV giải thích - GV yêu cầu HS làm bài - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - GV nhận xét bài làm của HS - HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình. LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH * Bài 1: HS đọc bài mẫu và tự làm bài - HS làm bài vào vở. - GV gọi HS đọc các tỉ số phần trăm vừa viết được - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét : 0,57 = 57% 0,3 = 30% 0,234 = 23,4% 1,35 = 135% - GV nhận xét bài làm của HS * Bài 2: GV gọi HS nêu yêu cầu của bài - HS nêu : Bài tập yêu cầu chúng ta tính tỉ số phần trăm của hai số - GV yêu cầu HS làm bài - 3 HS lên bảng làm bài. a. 19 và 30 b. 45 và 61 - GV nhận xét và cho điểm HS - HS theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra bài của mình. * Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài toán - 1 HS đọc - GV hỏi : Muốn biết số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp học chúng ta phải làm như thế nào ? - HS : Chúng ta phải tính tỉ số phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh cả lớp - GV yêu cầu HS tự làm bài - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng - 1 HS nhận xét bài làm của bạn, HS cả lớp theo dõi để bổ sung ý kiến. - GV nhận xét và cho điểm HS - GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài. 4. Củng cố – dặn dò: - Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số ? Cho ví dụ ? - Dặn học sinh xem trước bài ở nhà. Chuẩn bị: “Luyện tập”. - Nhận xét tiết học. __________________________________________ LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỔNG KẾT VỐN TỪ I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1, BT2. Tìm được 1 số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu câu của BT3 (chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e). - Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giấy khổ to, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Mở rộng vốn từ : Hạnh phúc + Thế nào là hạnh phúc ? + Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc? - GV cho HS nhận xét và cho điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ liệt kê lại tất cả những từ ngữ, những tục ngữ, ca dao đã học. Hoạt động dạy Hoạt động học b. Hướng dẫn làm bài tập * Bài 1: - Y/C HS trao đổi nhóm 2 - Gọi 1 số HS trình bày - Nhận xét, tuyên dương . * Bài 2: - Y/C HS thảo luận nhóm 4 + Tìm các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè . - Gọi 1 số HS trình bày . - Nhận xét, tuyên dương . * Bài 3: - Gọi HS đọc mẫu của bài - Y/C HS thảo luận 5 nhóm + Tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng của người : Nhóm 1 : Miêu tả mái tóc Nhóm 2 : Miêu tảđôi mắt Nhóm 3 : Miêu tả khuôn mặt Nhóm 4 : Miêu tả làn da Nhóm 5 : Miêu tả vóc người * Bài 4: - Y/C HS làm vở. + Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu miêu tả hình dáng của 1 người em quen biết . - Gọi 1 số HS trình bày . - Nhận xét, ghi điểm . - Đọc y/c + mẫu bài 1 : CN - Trao đổi nhóm 2, Làm VBT a/ Người thân trong gia đình : Cha, mẹ, chú, dì, ông, bà, cậu mợ,.. b/Những người gần gũi em trong trường học : Thầy, cô, bạn bè, bác bảo vệ, tổng phụ trách đội,.. c/ Các nghề nghiệp khác nhau: Công nhân, nông dân, họa sĩ, bác sĩ, phi công, tiếp viên hàng không,.. d/ Các dân tộc anh em trên đất nước Kinh, Tày, Nùng , Thái,. - Nêu y/c bài 2 - Thảo luận nhóm 4 a/ Quan hệ trong gia đình - Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc khó khăn đỡ đần - Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra - Khôn ngoan đôi đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau b/ Quan hệ thầy cô - Không thầy đố mày làm nên -Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy - Tôn sư trọng đạo c/ Quan hệ bạn bè - Học thầy không tày học bạn - Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Bán anh em xa, mua láng giềng gần - Nêu y/c bài 3 - 1 HS đọc mẫu - Thảo luận 5 nhóm theo hướng dẫn của giáo viên. - Nhóm 1: Đen nhánh, đen mượt, hoa râm,. - Nhóm 2: Một mí, hai mí,bồ cau, mắt hí, - Nhóm 3: Trái xoan vuông vức, bầu bỉnh, phúc hậu - Nhóm 4: Trắng trẻo, trắng nõn nà, trắng hồng, - Nhóm 5: Vạm vỡ, mập mạp, thấp bé, - Nêu y/c bài 4 - Làm vở + BP Ông em năm nay ngoài bảy mươi tuổi. Cả cuộc đời ông vất vả nên lưng ông hơi còng .Mái tóc của ông đã điểm hoa râm . Khuôn mặthiền từ ,phúc hậu với đôi mắt sáng luôn ánh lên niềm vui . cuộc đời dầm sương dãi nắng còn hằn rõ tên khuôn mặt nhiều nếp nhăn và nước da đen sạm của ông 4. Củng cố - dặn dò: - Thi đua đối đáp 2 dãy tìm thành ngữ, tục ngữ ca dao về thầy cô, gia đình, bạn bè. - Về học bài + Chuẩn bị bài : “Tổng kết vốn từ”. - Nhận xét tiết học Thứ sáu ngày 02 tháng 12 năm 2011. TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả hoạt động) I. MỤC TIÊU: - Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người (BT1). - Dừa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh về em bé. Giấy khổ to, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập tả người (Tả hoạt động) - Gọi HS đọc đoạn văn tả 1 người mà em yêu mến . - Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ làm 1 dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một em bé ở độ tuổi này mà các em đã quan sát được. Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ làm 1 dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một em bé ở độ tuổi này mà các em đã quan sát được. - HS lắng nghe. Bài 1: HS đọc yêu cầu,gợi ý của bài tập. - 2 HS nối tiếp nhau đọc - Yêu cầu HS tự lập dàn ý - GV nêu gợi ý - 1 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở. + Yêu cầu HS viết vào giấy dán lên bảng. GV cùng HS cả lớp đọc, nhận xét, bổ sung để thành một dàn ý hoàn chỉnh. - Nhận xét, bổ sung. - Gọi HS dưới lớp đọc dàn ý của mình. -3 HS đọc dàn ý của mình. - Cho điểm HS làm bài đạt yêu cầu. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS đọc - Yêu cầu HS tự làm bài. GV gợi ý - 1 HS làm bài vào giấy, HS cả lớp làm vào vở. - HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. - 3 đến 5 HS đọc đoạn văn. - Nhận xét, bài làm của HS. 4. Củng cố - dặn dò - Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn, chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết. - Nhận xét tiết học. __________________________________________ KĨ THUẬT LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI GÀ I. Mục tiêu dạy học: - Nêu được lợi ích của việc nuôi gà. - Biết liên hệ với lợi ích của việc nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương II. Thiết bị dạy và học: -Tranh, ảnh minh họa các lợi ích của việc nuôi gà -Phiếu học tập III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học * Hoạt động 1: Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà -Giao việc: +Em hãy kể tên các sản phẩm của chăn nuôi gà +Nuôi gà đem lại lợi ích gì? +Nêu các sản phẩm được chế biến từ thịt gà và trứng gà? -Thảo luận nhóm -Cử đại diện trình bày -Nhận xét, kết luận * Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập -Phát phiếu đánh giá kết quả học tập bằng trắc nghiệm Đúng, Sai: *Nêu lợi ích của việc nuôi gà: +Cung cấp thịt và trứng làm thực phẩm +Cung cấp chất bột, đường +Cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến thực phẩm +Đem lại nguồn thu nhập cho người chăn nuôi +Làm thực phẩm cho vật nuôi +Làm cho môi trường xanh sạch đẹp +Cung cấp phân bón cho cây trồng +Xuất khẩu -Cho HS làm bài tập -Kiểm tra đánh giá kết quả -Nhận xét *Dặn dò: -Nhận xét tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS -Chuẩn bị bài hôm sau:Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta -Lắng nghe -Nhận việc -Đọc thông tin SGK -Thảo luận nhóm 4 -Trình bày -Nhận xét -Nhận phiếu và làm bài -Tham gia đánh giá -Thực hiện SINH HOẠT TẬP THỂ I. MỤC TIÊU: - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới. - HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II. CHUẨN BỊ: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ. III. TIẾN HÀNH SINH HOẠT LỚP: 1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 15:: - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt. - Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên. - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên. - Lớp trưởng nhận xét chung. - GV nghe giải đáp, tháo gỡ. - GV tổng kết chung: a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ. b)Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao hơn. Bên cạnh đó còn hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp. c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài: . . Tham gia tích cực các phong trào thi đua. Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, hay quên sách vở, lười học bài ở nhà :. d) Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ. 2. Kế hoạch tuần 16:: - Học chương trình tuần 16. - Luyện tập kỹ năng đội viên. - Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, các tổ trưởng – lớp trưởng cần cố gắng và phát huy tính tự quản. - Nhắc nhở cha mẹ đóng góp các khoản tiền quy định. __________________________________________
Tài liệu đính kèm: