Giáo án các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 7

Giáo án các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 7

I. MỤC TIÊU:

 - Bước đầu đọc diễn cảm bài văn.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 trong SGK).

* HSKT: đọc đúng bài văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - GV: Tranh SGK phóng to, bảng phụ.

 - HS : Xem trước bài trong sách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 39 trang Người đăng huong21 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ hai ngày 03 tháng 10 năm 2011
TẬP ĐỌC
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT 
I. MỤC TIÊU:
 - Bước đầu đọc diễn cảm bài văn.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 trong SGK).
* HSKT: đọc đúng bài văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - GV: Tranh SGK phóng to, bảng phụ. 
 - HS : Xem trước bài trong sách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Gọi HS đọc bài “Tác phẩm của Si-le và tên phát xít”
 + Nhà văn Đức được ông cụ người Pháp đánh giá như thế nào ?
 + Lời đáp của ông cụ cuối bài ngụ ý nói gì ? 
 + Nêu nội dung của bài ?
 3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài – Ghi đề.
 b. HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn đến hết bài (2lượt.). Bài chia làm 4 đoạn.
- Lần 1: theo dõi và sửa sai phát âm cho HS. 
Hướng dẫn ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
 - Lần 2: HS đọc phần giải nghĩa trong SGK.
 - GV Kết hợp giải nghĩa thêm: dong buồm: là dương cao buồm để lên đường.
kì lạ : một câu chuyện lạ khác thường
 - Gọi 1 - HS đọc cả bài.
 - GV đọc mẫu.
- HS KT đọc bài.
* Tìm hiểu bài
- YC HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
+ Đoạn1: (từ đầu  đất liền)
+ Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ?
+ Điều gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
+ Qua câu chuyện em thấy cá heo đáng yêu, đáng quí ở điểm nào?
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn rút ra ý nghĩa truyện.
- Giáo viên chốt nội dung .
c. Luyện đọc diễn cảm
+ Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2. Nhắc HS chú ý nhấn mạnh các từ ngữ :Đã nhầm, đàn cá heo, say sưa thưởng thức, nhanh hơn, toàn bộ, không tin..và nghỉ hơi sau các từ ngữ nhưng, trở về đất liền.
- GV đọc mẫu đoạn văn cần luyện đọc. 
- Gọi HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
- Gọi một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét.
Hoạt đông học
Ngọc Diễm, Anh Kiệt
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo SGK.
- HS luyện đọc : A-ri-ôn, Xi-xin, buồm.
- Nối tiếp nhau đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo.
- 1 em đọc. cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK.
- Lắng nghe.
- 2 em đọc, cả lớp theo dõi nhận xét. 
- Lắng nghe
+ vì thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham, cứơp hết tặng vật của ông đòi giết ông.
+ Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng đàn của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông trở về đất liền.
+ Cá heo đáng yêu, đáng quí vì biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ, biết cứu giúp nghệ sĩ. Cá heo là người bạn tốt của người.
- Cả lớp đọc thầm. thảo luận nhóm bàn để trình bày nội dung.
- Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá heo đối với con người.
- 2 HS nêu lại.
- Lắng nghe, theo dõi.
- 1 số HS đọc, lớp theo dõi, nhận xét.
- Đại diện nhóm đọc, lớp theo dõi, nhận xét.
 4.Củng cố: Mỹ Phương
 - Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc nội dung của bài.
 - H. Qua bài học hôm nay, em học biết thêm điều gì ở cá heo ?
 5. Dặn dò:
 - GV. Nhận xét tiết học.
CHÍNH TẢ: (Nghe - viết)
DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
 - Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Tìm được vần thích hợp để điền vào cả 3 chỗ trống trong đoạn thơ (BT2); thực hiện được 2 trong 3 ý ( a,b,c) của BT3.
 * GDMT: GD tình cảm yêu qúy vẻ đẹp của dòng kinh quê hương, có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
* HSKT: Nhìn sách chép đúng bài chính tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HOC:
 - GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn và bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 1. Ổn định: Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Đình Đủ, Ly Na.
 H: Viết những từ chứa các nguyên âm đôi ưa, ươ trong khổ thơ của Huy Cận? 
 H: Giải thích qui tắc đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi iê, ia.? 
 - Nhận xét và sửa sai.
 3. Bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a. Giới thiệu bài- Ghi đề.
b.Hướng dẫn nghe - viết.
* Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc đoạn viết .
H: Nêu nội dung của đoạn văn em vừa đọc ?
* Hướng dẫn viết từ khó:
- GV nêu các từ dễ viết sai trong đoạn văn:
 H: Khi viết các từ này cần chú ý điều gì ?
- GV nêu 2 em lên bảng viết, dưới lớp viết nháp.
- Gọi HS nhận xét, sửa sai.
- Gọi 1 HS đọc lại những từ viết đúng trên bảng.
* Viết chính tả:
- GV hướng dẫn cách viết và trình bày.
- Đọc từng câu cho học sinh viết.
 * HSKT nhìn sách chép bài vào vở.
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi bài viết bằng bút chì.Đổi vở soát lỗi kiểm tra lẫn nhau.
- GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương học sinh.
- GV tổng kết lỗi sai của của học sinh.
c. Luyện tập.
 Bài tập 2:
- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu, cả lớp đọc thầm (tìm một vần có thể điền vào cả 3 chỗ trống dưới đây)
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở. 
 - Gọi 1 HS lên bảng sửa bài.
 - GV nhận xét, yêu cầu 1 học sinh đọc lại bài thơ đã được điền đầy đủ.
 - Yêu cầu học sinh kiểm tra kết quả bài làm, thực hiện chấm đ/s theo đáp án: (vần iêu được điền vào 3 chỗ trống )
Bài tập 3 : Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 3 
- GV treo bảng ghi nội dung bài tập 3 (2 bảng).
- Tổ chức cho học sinh 2 nhóm thi.
- GV nêu yêu cầu: tìm tiếng có chứa ia hoặc iê gắn vào chỗ trống ở các thành ngữ đã ghi trên bảng phụ.
- Yêu cầu lớp nhận xét. GV nhận xét về kết quả, thời gian, tuyên dương đội thắng cuộc, động viên đội còn lại.
- Yêu cầu HS đọc lại bài và nhận xét về cách đánh dấu thanh ở các nguyên âm đôi iê, ia ? 
- 1 em đọc, lớp theo dõi, đọc thầm theo.
- HS trả lời (cảm xúc của tác giả về dòng kênh quê hương).
 +mái xuồng,giã bàng, ngưng lại, lảnh lót.
 + mái xuồng - chú ý về viết âm đầu x trong tiếng xuồng.
 + giã bàng - chú ý khi viết tiếng giã viết đúng âm đầu gi và thanh ngã.
- 2 HS viết bảng, dưới lớp viết nháp.
-Thực hiện phân tích trước lớp, sửa nếu sai.
- HS viết bài.
- Chéo vở kiểm ttra lẫn nhau.
- Thực hiện sửa lỗi nếu sai.
- 1HS nêu yêu cầu, cả lớp đọc thầm ; làm bài tập vào vở. 
- 1 HS sửa bài, lớp theo dõi,nhận xét
- Thực hiện sửa bài, nếu sai.
- 1HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- HS 2 nhóm thảo luận tìm tiếng lên gắn.
- Lớp nhận xét.
- HS nêu nhận xét
 4.Củng cố:
 - Cho lớp xem bài viết sạch, đẹp.
 5. Dặn dò:
 - Về nhà sửa lỗi sai, chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NHIỀU NGHĨA
I. MỤC TIÊU: 
 - Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa ( ND ghi nhớ)
 - Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa ( BT1, Mục III) ; Tìm được VD về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật ( BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Giấy khổ to kẻ sẵn BT1, BT2, bút dạ.
 - Một số tranh vẽ biểu thị chân bàn, chân người, chân núi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 1. Ổn định: Hát
 2 . Kiểm tra bài cũ: Ly Na, Thành Luân
 - Kiểm tra 2 HS lên bảng: Đặt câu để phân biệt nghĩa của một cặp từ đồng âm
 - Dưới lớp làm và nhận xét bài bạn làm trên bảng.
 3. Bài mới: 
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
a. Giới thiệu bài (dùng tranh) – Ghi đề.
b. Tìm hiểu từ nhiều nghĩa
 Bài 1: GV treo bảng nội dung bài 1. phần nhận xét
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 
- YC HS mở SGK dùng bút chì tìm nghĩa ở cột B thích hợp nối với mỗi từ ở cột A.
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:
* Các nghĩa mà các em vừa xác định cho các từ răng mũi tai là nghĩa gốc (nghĩa ban đầu) của mỗi từ.
Bài 2: Y/c học sinh đọc đề bài. GV treo bài thơ ở bài tập 2 lên bảng, gạch chân các từ răng, mũi, tai.
 Vd: Răng của chiếc cào
 Làm sao nhai được?
H: Nghĩa của từ “răng” ở câu thơ trên có gì khác nghĩa của nó ở bài tập 1?
 - GV nhận xét. Và hỏi tương tự với từ mũi,tai.
- GV chốt ý: Những nghĩa này của các từ trên được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ răng, mũi, tai (BT1) . Ta gọi đó là nghĩa chuyển.
Bài 3: Mời học sinh đọc yêu cầu đề bài.
? Nghĩa của các từ răng, mũi, tai ở BT1 và BT2 có gì giống nhau? 
- GV gơị ý: Vì sao cái răng cào không dùng để nhai mà vẫn được gọi là răng:
- Vậy đây chính là điểm giống nhau của từ răng ở bài 1 và bài 2.
- GV chốt ý: Như vậy ta thấy một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau nhưng bao giờ cũng có mối liên hệ - vừa khác vừa giống nhau như ta vừa phân tích so sánh.
- H: Thế nào là từ nhiều nghĩa? 
c. Luyện tập
Bài tập 1: 
- Y/c làm việc cá nhân, làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng làm.
- GV bổ sung chốt lại kết quả đúng.
Bài 2:
- Tổ chức cho HS thi giữa các nhóm. Chia lớp thành 2 nhóm 2 dãy, giáo viên ghi các từ lên bảng theo Y/C bài.
- Học sinh sẽ tìm nghĩa chuyển và nối tiếp nhau lên ghi nhóm nào ghi được nhiều và đúng là nhóm đó thắng.
VD:Lưỡi: lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao, lưỡi cày, lưỡi lê.
 Tay: tay áo, tay ghế, tay quay, tay bóng bàn (cừ khôi), tay vợt
- GV tuyên dương, động viên cả hai đội. 
- 1HS đọc yêu cầu bài 1 SGK.
- Học sinh làm việc cá nhân vào SGK.
- Một học sinh lên bảng làm.
- Học sinh nhận xét bạn làm trên bảng.
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- Học sinh trao đổi với nhau theo cặp rồi trả lời miệng.
+ Từ răng ở đây không có nghĩa là để nhai như răng của người và động vật.
- HS trao đổi giải thích tìm ra điểm giống nhau.
 + Vì nó có điểm giống nhau là đều chỉ vật nhọn, sắp đều nhau thành hàng. 
 + Nghĩa từ mũi ở BT1 và BT2 giống nhau ở chỗ: cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước.
 + Nghĩa của từ tai ở BT1 và BT2 giống nhau ở chỗ : cùng chỉ bộ phân mọc ở hai bên, chìa ra như cái tai.
- HS nêu phần ghi nhớ.
- Học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu đề bài. 
a) Mắt:
 - Đôi mắt của bé mở to. (từ mắt được dùng theo nghĩa gốc)
 - Quả na mở mắt. (từ mắt được dùng theo nghĩa chuyển)
- Học sinh nhận xét. 
- HS đọc bài nêu yêu cầu đề bài.
- 2 đội nối tiếp tìm từ ghi lên bảng, cả lớp cổ vũ.
- HS kiểm tra và đánh giá kết quả, tìm ra đội thắng cuộc.
 4. Củng cố: Thanh Ngân
 ? Thế nào la từ nhiều nghĩa.
 5. Dăn dò : 
 - Dặn HS về nhà học và chuẩn bị bài tiếp theo.
 - GV Nhận xét tiết học.
KỂ CHUYỆN
CÂY CỎ NƯỚC NAM
I. MỤC TIÊU:
 - Dựa vào tranh minh họa (SGK) kể lại được từng đoạn , bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện
 - Hiểu ND chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
* GDMT: GD thái độ yêu quý những cây cỏ hữu ích trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - GV: Tranh minh hoạ SGK, 1 số loại cây dễ tìm như: bụi sâm nam, đinh lăng, cam thảo.
 - HS : Xem trước truyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Anh Đào, Mỹ Diệp
 Kể chuyện: Được chứng kiến hoặc tham gia và nêu ý ngh ... thẻ.
- Lần lượt HS dựa vào kết quả thảo luận trả lời
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.
- HS chỉ tranh trình bày.
- Một số em nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm 2, trao đổi với nhau những việc làm cần thiết để phòng bệnh viêm não.
- HS trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc bài học.
 +biện pháp tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại và môi trường xung quanh, không để ao tù, nước đọng, cần diệt muỗi, bọ gậy, có thói quen ngủ mắc màn. Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng...
 4. Củng cố: Đình Tịnh.
 - Để phòng bệnh viêm não chúng ta phải làm gì? 
 5. Dặn dò:
 - Về học thuộc bài, chuẩn bị bài tiếp: Phòng bệnh viêm gan A
 - Nhận xét tiết học.
LỊCH SỬ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I. MỤC TIÊU:
 - Biết Đảng cộng sản Việt nam được thành lập ngày 3 - 2- 1930. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người đã chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam:
 + Biết lí do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: Thống nhất 3 tổ chức cộng sản.
 + Hội Nghị ngày 3 – 2 – 1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thống nhất 3 tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho Cách mạng Việt Nam. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - GV : Ảnh trong SGK
 - Tư liệu về bối cảnh ra đời của Đảng (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Đình Đủ, Thị Quyền
 H: + Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày tháng năm nào?
 H: Tại sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? 
 3. Bài mới : 
 a. GV giới thiệu bài: Hôm nay, cô cùng các em tìm hiểu nội dung bài học “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời”..
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của việc thành lập Đảng.
- GV kể tóm tắt bài đọc trong SGK.
- GV dẫn dắt vấn đề : Từ giữa năm 1926 -1927, phong trào nước ta phát triển rất mạnh mẽ. Từ tháng 6 đến tháng 9 -1929 Việt Nam lần lượt ra đời 3 tổ chức cộng sản. Các tổ chức này đã lãnh đạo phong trào chống Pháp, giúp đỡ nhau, nhưng một mặt lại công kích, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Tình hình thiếu sự thống nhất không thể kéo dài.
- GV nêu yêu cầu: Hãy thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau:
+ Từ giữa năm 1929, nước ta có bao nhiêu tổ chức cộng sản? Nêu tên 3 tổ chức cộng sản đó?
+ Tình hình trên đặt ra yêu cầu gì?
+ Việc này chỉ có thể ai mới làm được? 
+ Vì sao chỉ có “Người” mới có thể thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam? (câu hỏi dành cho HS khá giỏi)
- GV nhận xét chốt lại các ý kiến.
HĐ 2:Tìm hiểu về diễn biến hội nghị thành lập Đảng.
-Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, HS đọc SGK cho biết:
 + Hội nghị thành lập đảng diễn ở đâu, diễn ra thời gian nào? 
 + Chủ trì hội nghị là ai? 
 + Hội nghị đã mang lại kết quả gì?
- GV nhận xét, bổ sung, và cho HS biết thêm một số thông tin như: ngày thành lập Đảng, đại biểu tham dự
HĐ3: Tìm hiểu ý nghĩa của Việc thành lập Đảng:
+ Việc thành lập đảng có ý nghĩa như thế nào?
+ Khi có Đảng, cách mạng Việt Nam phát triển như thế nào?
- GV kết luận: Ngày 3 - 2 – 1930, Đảng CSVN đã ra đời. Từ đó cách mạng VN có Đảng lãnh đạo và giành được thắng lợi vẻ vang.
- HS theo dõi SGK, đọc thầm.
- HS nhận phiếu ghi nội dung thảo luận.
- HS thảo luận nhóm. 
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
 + Có 3 tổ chức cộng sản: Đông Dương CS đảng, An Nam CS đảng, ĐCS liên đoàn, 
+ Cần phải sớm hợp nhất các tổ chức CS, thành lập một đảng duy nhất. Việc này đòi hỏi phải có một lãnh tụ đủ uy tín và năng lực mới làm được.
 + Chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới làm được. 
Vì Nguyễn Ái Quốc là người hiểu biết sâu sắc, là ngươì có tinh thần yêu nước, đã tìm ra con đường cứu nước và được nhiều người yêu nước Việt Nam ngưỡng mộ.
- Lắng nghe. 
- HS đọc SGK trả lời.
- HS nhận xét bổ sung.
+ Hồng Công -Trung Quốc, đầu xuân 193o.
 + Nguyễn Ái Quốc.
- Đã hợp nhất 3 tổ chức Đảng thành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam, đề ra đường lối cách mạng VN.
- HS thảo luận nhóm 2, về ý nghĩa của việc thành lập Đảng.
 + Cách mạng Việt Nam có một Đảng duy nhất lãnh Đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn. Ngày 3-2 trở thành ngày kỉ niệm lớn của dân tộc.
+ Cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi vẻ vang.
- Học sinh nhắc lại ý nghĩa.
 4. Củng cố : Văn Trang
 - Gọi HS đọc ghi nhớ.
 - Về học bài, chuẩn bị : “Xô viết Nghệ-Tĩnh”.
 5. Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học
ĐỊA LÝ
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
 - Xác định và mô tả vị trí nước ta trên bản đồ.
 - Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên VN ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
 - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - GV: Chuẩn bị bản đồ tự nhiên Việt Nam.
 - HS: Phiếu học tập có lược đồ trống (4 phiếu cho 4tổ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn đụnh: Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Thành Luân, Thị Hồng.
 H: Nêu đặc điểm rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn? 
 H: Nêu tác dụng của rừng đối với đời sống nhân dân? 
 3. Bài mới:	
 a. Giới thiệu bài – Ghi đề.
Họat động dạy
Họat động học
HĐ 1: Mô tả vị trí giới hạn nước ta trên lược đồ.
 - GV tổ chức cho học sinh HĐ nhóm.
 - Chia lớp thành 4 nhóm phát phiếu học tập có lược đồ trống .
 + Tô màu vào lược đồ để xác định giới hạn phần đất liền Việt Nam.
 + Điền tên : Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các đảo Cát Bà , Côn Đảo, Phú Quốc.
- GV nhận xét chốt lại các nội dung HS trình bày.
HĐ 2: Chỉ một số đồng bằng ,sông lớn của nước ta.
 - Tổ chức trò chơi : “Đối đáp nhanh”
 - Chọn một số HS tham gia chơi ,chia thành 2 nhóm bằng nhau xếp thành 2 hàng. theo sơ đồ sau: 
 Đội A	1 1 Đội B
 2 2
	 3	 3	
	 4	 4	
- GV treo bản đồ địa lí Việt Nam lên bảng.
- GV nêu luật chơi: Khi em số 1 ở đội A nói tên 1dãy núi, một con sông  thì em số 1 ở đội B có nhiệm vụ lên chỉ trên bản đồ đối tượng địa lí đó. Nếu em này chỉ đúng thì được 2 điểm. Nếu chỉ sai có quyền mời bạn trong nhóm lên chỉ và chỉ đúng thì chỉ được 1 điểm, sai không có điểm. Sau đó đổi ngược lại đội B nêu đội A chỉ, cứ tiến hành như vậy cho đến em cuối cùng. Rồi cộng điểm cho 2 đội.
- Yêu cầu HS thực hiện chơi theo luật.
- GV nhận xét, tuyên dương cả 2 đội và chỉ trên lược đồ củng cố lại nội dung vừa ôn tập.
HĐ 3: Củng cố đặc điểm của các yếu tố tự nhiên .
+ Yêu cầu học sinh tiếp tục hoạt động nhóm để hoàn thành bài tập yêu cầu. 
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại các nội dung trên.
- HS đại diện nhóm nhận phiếu .
- Đọc yêu cầu phiếu ?
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diên nhóm lên dán lược đồ và mô tả, trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Hai đội lên tham gia chơi.
- Cả lớp theo dõi cổ vũ cho 2 đội.
- HS nhận xét và cộng điểm cho 2 đội. Đội nào nhiều điểm hơn là thắng cuộc.
- HS theo dõi
- Học sinh thảo luận nhóm ghi kết quả vào bảng .
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
Các yếu
tố tự nhiên
Đặc điểm chính
Địa hình
¾ diện tích đất liền là đồi núi,
¼ diện tích là đồng bằng 
Khí hậu 
Nhiệt đới gió mùa 
Sông ngòi
Nhiền nhưng ít sông lớn,có nhiều
Đất
phù sa 
Rừng
- Các nhóm nhận xét bổ sung lẫn nhau.
 4. Củng cố: Nhi
 - HS lên chỉ và mô tả vị trí nước ta trên lược đồ .
 5. Dặn dò: 
 - Học bài và chuẩn bị bài 8 “Dân số nước ta”
 - Nhận xét tiết học.
KĨ THUẬT
 NẤU CƠM 
I. Mục tiêu dạy học:
- Biết cách nấu cơm bằng bếp đun
- Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình.
* GD HS tiết kiệm năng lượng: Khi nấu cơm bằng bếp củi cần đun cần đun lửa vừa phải ở mức độ cần thiết để tiết kiệm củi ( ga ). Sử dụng bếp đun đúng cách để tránh lãng phí chất đốt.
II. Thiết bị dạy và học:
-Gạo tẻ
-Nồi nấu cơm thường
-Bếp và 1 số dụng khác.
-Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Thành Luân, Ly Na.
 ? Để chuẩn bi nấu ăn ta cần làn những việc gì?
-Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình
-Đặt câu hỏi yc HS nêu cách nấu cơm ở gia đình
+Hiện nay có mấy cách nấu cơm?
+Nấu cơm bằng bếp đun đang được sử dụng ở miền nào?
+Các em hãy nêu ưu điểm và nhược điểm của cách nấu cơm trên.
-GV bổ sung thêm 1 số kiến thức về cách nấu cơm trên
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng bếp đun:
-GV giới thiệu nội dung phiếu học tập và cách tìm thông tin để hoàn thành nhiệm vụ thảo luận nhóm và liên hệ thực tiễn nấu cơm ở gia đình
-Phát phiếu thảo luận
-Cho HS thảo luận
-Cho HS trình bày
-Kết luận:
4.Củng cố: Thị Hồng
-Cho HS nhắc lại quy trình nấu cơm.
5. Dặn dò:
-Dặn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm
-Chuẩn bị dụng cụ tiết sau
-Lắng nghe
-Trả lời
-Nhận xét, bổ sung
-Lắng nghe
-Chú ý lắng nghe
-Đọc thông tin SGK và thảo luận nhóm 4
-Đại diện nhóm trình bày
-Lắng nghe
-1 số em nhắc lại
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 7
I. MỤC TIÊU:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 - HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. CHUẨN BỊ 
 Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. TIẾN HÀNH SINH HOẠT LỚP :
 1/ Nhận xét tình hình lớp trong tuần trước:
 - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
 - Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên.
 - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên .
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - GV nghe giải đáp, tháo gỡ.
 - GV tổng kết chung: 
 a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 10 phút đầu giờ.
 b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu.
 c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài. Tham gia tích cực phong trào thi đua giành “Hoa điểm 10”. Bên cạnh đó còn một số em tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ, chữ xấu, trình bày bài cẩu thả.
 d) Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, tích cực lao động dọn vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
 2/ Sinh hoạt tập thể:
 Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt ca hát, ôn lại các bài hát bài hát của Đội, bài hát Quốc ca. Chơi các trò chơi do lớp trưởng hướng dẫn.
 3/ Kế hoạch tuần 8:
 - Học chương trình tuần 8.
 - Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ.
 - Nhắc nhở cha mẹ đóng góp các khoản tiền quy định.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUÂN 7.doc