I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng
- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến , ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 trong SGK ).
* GDMT: HS biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường
II.Chuẩn bị:
- GV: Tranh SGK phóng to, tranh ảnh về rừng, bảng phụ chép đoạn 1.
III.Các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định:
2. Bài cũ: Mỹ Phương, Anh Kiệt
- Gọi HS đọc bài: “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà”.
H: Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà?
H: Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá?
Thứ hai ngày 10 tháng10 năm 2011 TẬP ĐỌC Kì diệu rừng xanh I. Mục đích yêu cầu: - Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng - Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến , ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 trong SGK ). * GDMT: HS biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường II.Chuẩn bị: - GV: Tranh SGK phóng to, tranh ảnh về rừng, bảng phụ chép đoạn 1. III.Các hoạt động dạy - học: 1.Ổn định: 2. Bài cũ: Mỹ Phương, Anh Kiệt - Gọi HS đọc bài: “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà”. H: Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà? H: Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS a. Giới thiệu bài: b. HD tìm hiểu bài và luyện đọc: * Luyện đọc - Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp. - GV chia bài 3 đoạn như SGK. - Y/cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn đến hết bài (3 lần) - Lần 1: Theo dõi và sửa sai phát âm cho HS. - Lần 2: Hướng dẫn ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. - Lần 3: HS đọc kết hợp giải nghĩa thêm từ khó và từ giải nghĩa trong SGK. - GV cho HS đọc theo nhóm đôi. - Gọi 1 HS đọc cả bài. - GV đọc mẫu cả bài. *Tìm hiểu bài: - YC HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi. H: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì ? H: Nhờ liên tưởng ấy mà cảnh vật thêm đẹp như thế nào? H: Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? H: Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng ? H: Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi” ? H: Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên ? -GV nhận xét. ? Nêu nội dung bài ? *Luyện đọc diễn cảm. - Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm sau mỗi đoạn. - GV hướng dẫn cách đọc đoạn 1 trên bảng phụ. - GV đọc mẫu. - Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 theo cặp, nhận xét, sửa sai. - Gọi đại diện nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp, nhận xét, ghi điểm. - 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK. HS đánh dấu đoạn. - Nối tiếp nhau đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo. - Đọc, sửa sai. - HS đọc kết hợp giải nghĩa thêm từ khó và từ giải nghĩa trong SGK. - HS đọc theo nhóm đôi, báo cáo, sửa sai. - 1HS đọc, lớp theo dõi. - Lắng nghe. - Đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung. - Đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi, lôp nhận xét, bổ sung. - Đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung. - HS suy nghĩ và nêu cảm nghĩ của mình. - HS thảo luận nhóm bàn, đại diện nêu, nhận xét, bổ sung. - Bài văn tả vẻ đẹp của rừng qua đó nói lên tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. - Lắng nghe và nhắc lại. - 3HS đọc 3 đoạn. - HS đọc đoạn nào sửa đoạn đó. - Theo dõi, lắng nghe. - Lắng nghe. - Luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi, nhận xét, sửa sai - Đại diện nhóm thi đọc, nhận xét. 4.Củng cố - Dặn dò: - 1 HS nêu đại ý bài bài, kết hợp giáo dục. ? Em cần làm gì để môi trường tự nhiên ngày càng tươi đẹp? - Về nhà luyện đọc bài văn và chuẩn bị bài: “ Trước cổng trời”. ___________________________________________________ Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2011 TẬP ĐỌC Trước cổng trời I . Mục đích yêu cầu : - Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta. - Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,4; thuộc lòng những câu thơ em thích ). II.Chuẩn bị: - GV : Tranh bài tập đọc SGK /80 ; bảng phụ. III.Các hoạt động dạy - học: 1.Ổn định : Nề nếp 2. Bài cũ : Kiều Diễm, Đình Tịnh Gọi HS đọc bài: “Kì diệu rừng xanh” và trả lời các câu hỏi sau bài đọc. - GV nhận xét cho điểm 3. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS a. Giới thiệu bài – Ghi đề. b. HD luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo từng đoạn thơ đến hết bài 3 lượt. - Lần 1: Theo dõi và sửa sai phát âm cho HS. - Lần 2: Hướng dẫn HS ngắt nghỉ đúng và thể hiện đúng giọng đọc. GV cho HS đọc thầm phần chú giải trong sgk và kết hợp giải nghĩa thêm từ : áo chàm, nhạc ngựa, thung. - Lần 3: Cho HS đọc để kiểm tra xem HS đã đọc đúng chưa. - YC HS đọc nhóm 2 - GV đọc diễn cảm cả bài. * Tìm hiểu bài. - YC HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi. + Đoạn 1: “ Từ đầu đến trên mặt đất” H : Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”? - Cho HS đọc lướt khổ thơ thứ hai và ba. - H. Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ? - GV nhận xét và chốt lại: - H: Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh nào? Vì sao? (Em thích hình ảnh đứngở cổng trời, ngửa đầu nhìn lên thấy khoảng không có gió thoảng, mây trôi, tưởng như đó là cổng đi lên trời, đi vào thế giới của truyện cổ tích,) - Cho HS đọc thầm đoạn còn lại để trả lời câu hỏi. H: Điều gì đã khiến cảnh rừng sương giá ấy như ấm lên? *Luyện đọc diễn cảm - HTL . - Gọi 3 HS đọc nối tiếp trước lớp. (Mỗi em đọc 1 đoạn thơ). - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn (từ Nhìn xa ngút ngát đến như hơi khói). * Chú ý đọc với giọng sâu lắng, ngân nga, thể hiện cảm xúc của tác giả trước cảnh đẹp của vùng cao. - GV đọc mẫu đoạn thơ đã viết sẵn. - Gọi HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - Gọi một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - GV theo dõi, uốn nắn. - Cho HS nhẩm HTL bài thơ. * Cho HS thi đọc HTL từng khổ thơ rồi cả bài. - Nhận xét, tuyên dương và ghi điểm cho HS. H. Qua bài thơ tác giả muốn ca ngợi điều gì? - GV chốt lại: - 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK. - Nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo. - 1 em đọc, cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK. - Lắng nghe. - HS đọc nhóm đôi. - Lắng nghe GV đọc. - Thực hiện đọc thầm theo nhóm bàn và trả lời câu hỏi. Gọi nơi đây là cổng trời vì đó là một đèo cao giữa hai vách đá: từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời. - HS có thể miêu tả lần lượt từng h/ả hay miêu tả theo cảm nhận. - lớp nhận xét- bổ sung - HS trả lời theo ý thích và cảm nhận của mình. - HS đọc - trả lời. - HS trả lời lớp nhận xét, bổ sung. -Bởi có hình ảnh con người. Ai nấy tất bật, rộn ràng với công việc: Người Tày từ khắp các ngả đi gặt luá xanh cả nắng chiều. - 3 HS đọc. - HS lắng nghe - HS luyện đọc diễn cảm. - Lớp nhận xét –tuyên dương - HS nhẩm đọc TL bài thơ. - 2 - 4 HS thi đọc. - Lớp nhận xét- tuyên dương. - HS trả lời theo hiểu biết của mình. -Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao. - 2-3 HS nhắc lại. 4.Củng cố: - Gọi 1 HS đọc bài và nhắc lại nội dung của bài. - GV giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước và biết làm đẹp cho quê hương. - Nhận xét tiết học. 5.Dặn dò : - Về nhà HTL bài thơ. Chuẩn bị bài:”Cái gì quý nhất”. ____________________________________________________CHÍNH TẢ: (Nghe - viết). Kì diệu rừng xanh I. Muc đích yêu cầu: -Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài đoạn văn xuôi. -Tìm dược các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn (BT2); tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3) II. Chuẩn bị : - GV : Bảng phụ viết sẵn đoạn văn và bài tập. III. Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Đài Trang, thanh Ngân. - GV đọc cho 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết nháp những tiếng : Sớm thăm tối viếng, Trọng nghĩa khinh tài, Ở hiền gặp lành, Liệu cơm gắp mắm. - Nhận xét và sửa sai. 3.Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS a. Giới thiệu bài: Ghi đề. b.Hướng dẫn nghe - viết. *Tìm hiểu nội dung bài viết: - GV đọc mẫu đoạn viết. ? Đoạn văn miêu tả cảnh gì? * Hướng dẫn viết từ khó: - GV nêu một số tiếng khó mà hs hay viết sai: Rừng khộp, trước mắt, mải miết, rọi xuống, gọn ghẽ. HD HS cần chú ý viết đúng những âm, vần mà hs hay lẫn lộn. - Cho HS luyện viết tiếng khó. - Gọi 2 em lên bảng viết, dưới lớp viết nháp. - Gọi HS nhận xét, phân tích sửa sai. - Gọi 1 HS đọc lại những từ viết đúng trên bảng. * Viết chính tả: GV hướng dẫn cách viết và trình bày. - Đọc từng câu cho học sinh viết. - Đọc cho HS soát bài. * Chấm chữa bài: - GV treo bảng phụ - HD sửa bài. - Chấm 7 - 10 bài - Yêu cầu HS sửa lỗi. - Nhận xét chung. c. Luyện tập. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2, cả lớp đọc thầm - GV nêu lại yêu cầu của bài. - Theo dõi HS làm bài. - Gọi 1 HS lên bảng sửa bài. - Yêu cầu học sinh đọc kết quả bài làm, thực hiện chấm đ/s theo đáp án: Bàì 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài -GV y/cầu HS quan sát tranh minh hoạ để làm bài tập. - Sau khi hs làm bài xong GV yêu cầu HS đọc lại câu thơ, khổ thơ có chứa vần uyên. - Lời giải: thuyền, thuyền, khuyên -Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Cho HS quan sát tranh sau đó làm miệng. -Lời giải: yểng, hải yến, đỗ quyên. Lớp theo dõi, đọc thầm theo. - 2 HS viết bảng, dưới lớp viết nháp. -Thực hiện phân tích trước lớp, sửa nếu sai. -1 HS đọc - Theo dõi. -Viết bài vào vở. - Lắng nghe soát bài. - HS đổi vở đối chiếu trên bảng phụ soát bài, báo lỗi. - Thực hiện sửa lỗi nếu sai. - Lắng nghe. - 1HS nêu yêu cầu, cả lớp đọc thầm, HS theo dõi -HS viết các tiếng có chứa yê, ya -HS viết: khuya,truyền thuyết, xuyên, yên -HS nhận xét cách đánh dấu thanh. -HS đọc - HS quan sát tranh rồi làm bài vào vở. - HS đọc lại câu thơ, khổ thơ có chứa vần uyên. - HS đọc - HS quan sát tranh và điền tiếng thích hợp với mỗi chỗ trống để gọi tên các loài chim. 4.Củng cố- Dặn dò: - Cho lớp xem bài viết sạch, đẹp. Nhận xét tiết học. - Dặn em nào viết sai nhiều, về nhà viết lại bài. - HS chuẩn bị bài sau. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên I . Mục đích yêu cầu: - Hiểu nghĩa từ thiên nhiên( BT1 ); nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ ( BT2 ); tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ vừa tìm được ở mỗi ý a,b,c của bài tập 3,4. *GDMT: GV kết hợp cung cấp cho HS một số hiểu biết về môi trường thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài, từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống. II. Chuẩn Bị : - Từ điển HS. - Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2. III, Hoạt động dạy học : 1. ổn định : Hát 2. Bài cũ : Mỹ Diệp, Đa Vít - Gọi HS làm lại bài tập 4 của tiết trước. 3. Bài mới : Hoạt động của G ... máu như dao cạo, bàn chải đánh răng, kim châm. Thông tin nói về cách phát hiện một người có nhiễm HIV hay không. + Để có thể phát hiện một người có nhiễm HIV hay không người ta thường xét nghiệm máu. - Có những cách để không bị lây nhiễm HIV qua đường máu: Có 4 cách như trên. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp mỗi câu trả lời tương ứng với một câu hỏi và dán vào giấy khổ to, nhóm nào làm xong thì dán sản phẩm của nhóm mình lên bảng. Đáp án: 1- c, 2 – b, 3- d, 4- e, 5- a - Nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc thông tin và quan sát tranh trang 35 sgk để thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 4. Củng cố : Thị Hồng ? Nêu các đường lây truyền HIV? ? Nêu các cách phòng tránh HIV/AIDS? 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. LỊCH SỬ Xô viết Nghệ - Tĩnh I.Mục tiêu: -Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12 -9 – 1930 ở Nghệ An: + Ngày 12 -9 – 1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình. Phòng trào tiếp tục lan rộng ở Nghệ Tĩnh. - Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã: + Trong những năm 1930- 1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ Tĩnh nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới. + Ruộng đất củ địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân; các thứ thuế vô lí bị xoá bỏ. + Các phong tục lạc hậu bị xoá bỏ. II. Chuẩn bị: - Hình trong SGK. - Bản đồ Việt Nam. - Tư liệu lịch sử liên quan tới thời kì 1930 - 1931 ở Nghệ - Tĩnh. III. Hoạt động dạy - học: 1. Ổn định: Hát 2. Bài cũ: Thị Vỹ, Thị Nhi. ? Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập vào thời gian nào? ? Nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập đảng? 3. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS a Giới thiệu bài: kết hợp sử dụng bản đồ b.HĐ1 : Làm việc cả lớp : - GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS : - Giáo viên tổ chức thi đua “Ai mà tài thế ?” ? Hãy trình bày lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - GV chốt, giới thiệu hình ảnh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. +Những chuyển biến ở những nơi ND Nghệ Tĩnh giành được chính quyền cách mạng. +Ý nghĩa của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. - Gọi 1 HS đọc SGK. - GV trình bày và tường thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ; nhấn mạnh : ngày 12-9-1930 là ngày kỉ niệm Xô viết Nghệ Tĩnh - GV nêu những sự kiện tiếp theo diễn ra trong năm 1930 c. Hoạt động 2 : Tìm hiểu những chuyển biến mới trong các thôn xã (HS làm việc theo nhóm đôi) - GV nêu câu hỏi : ? Những năm 1930-1931 trong các thôn xã ở Nghệ Tĩnh có chính quyền Xô Viết đã diễn ra điều gì mới ? - GV yêu cầu 1 vài HS dựa vào phiếu để trả lời GV chốt lại: + Không hề xảy ra trộm cướp +Chính quyền cách mạng bãi bỏ những tập tục lạc hậu , mê tín dị đoan, đả phá nạn rượu chè, cờ bạc Bọn đế quốc, phong kiến hoảng sợ, đàn áp phong trào Xô viết - Nghệ Tĩnh hết sức dã man. Chúng điều thêm lính về đàn áp , triệt hạ làng xóm. Hàng nghìn đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hay bị giết . Đến giữa năm 1931 , phong trào lắng xuống . d. Hoạt Động 3 : Làm việc cả lớp GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận ? Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh có ý nghĩa gì ? - Gọi HS trả lời GV chốt lại : +Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động +Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Cả lớp đọc thầm - Cả lớp tìm hiểu, thi đua trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS đọc sgk sau đó ghi kết quả vào phiếu học tập - HS trả lời - HS cả lớp thảo luận - HS trả lời ; HS khác bổ sung. - HS thảo luận, trả lời, lớp nhận xét bổ sung. 4. Củng cố: Đài Trang - Gọi 1 HS đọc phần bài học trong sgk 5. Dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới “Cách mạng mùa thu” ________________________________________________ ĐỊA LÍ Dân số nước ta I .Mục tiêu: - Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam: + VN thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới. + Dân số nước ta tăng nhanh. +Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu về học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế. - Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ về nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số. II.Chuẩn bị: Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 (phóng to). Biểu đồ tăng dân số Việt Nam. Tranh ảnh thể hiện hậu quả của tăng dân số nhanh (nếu có). III. Hoạt động dạy – học: 1.Ổn định: Hát 2. Bài cũ: Ngọc Trâm, Anh Kiệt ? Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? ? Hãy nêu đặc điểm khí hậu của nước ta? 3. Bài mới: Họat động của GV Họat động của HS a. GV giới thiệu bài: “Dân số nước ta” b. Hoạt động 1: Dân số (Làm việc cá nhân) GV yêu cầu HS quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004. ? Năm 2004 nước ta có số dân là bao nhiêu? ? Nước ta có số dân đứng hàng thứ mấy trong số các nước ở Đông Nam Á? c. Hoạt động 2 : Gia tăng dân số - YC HS làm việc theo nhóm đôi. - GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ dân số qua các năm để trả lời câu hỏi ở mục 2 sgk. - GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. + Số dân tăng qua các năm: - Năm 1979: 52,7 triệu người. - Năm 1989: 64,4 triệu người - Năm 1999: 76,3 triệu người. + Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm hơn một triệu người. - GV liên hệ với dân số của tỉnh nơi HS đang sống. d. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm. - GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết, nêu một số hậu quả do dân số tăng nhanh. - GV tổng hợp và kết luận: Gia đình đông con sẽ có nhu cầu về lương thực và thực phẩm, nhu cầu về nhà ở, may mặc, học hành lớn hơn nhà ít con. Nếu thu nhập của bố mẹ thấp sẽ dẫn đến thiếu ăn, không đủ chất dinh dưỡng, nhà ở chật chội, thiếu tiện nghi - GV trình bày: Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở nước ta đã giảm dần do Nhà nước tích cực vận động nhân dân thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình; mặt khác, do người dân bước đầu đã ý thức được sự cần thiết phải sinh ít con để có điều kiện chăm sóc và nuôi dạy con cái tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống. - HS quan sát bảng số liệu. - Năm 2004, nước ta có dân số là 82 triệu người. - Dân số nước ta đứng thứ ba ở Đông Nam Á và là một trong những nước đông dân trên thế giới. - Từng nhóm quan sát biểu đồ dân số qua các năm và thảo luận để trả lời câu hỏi. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 4. Củng cố - dặn dò: Đình Tịnh - Gọi 2 - 3 em đọc phần ghi nhớ trong sgk. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới “Các dân tộc, sự phân bố dân cư” KĨ THUẬT NẤU CƠM (TT) I. Mục tiêu dạy học: - Biết cách nấu cơm bằng nồi cơm điện - Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình II. Thiết bị dạy và học: -Gạo tẻ -Nồi cơm điện -Rá, chậu, xô,. -Phiếu học tập III. Các hoạt động dạy và học: Ổn định: Hát KTBC: Đình Đủ, Anh Đào. Nêu các bước chuẩn bị để nấu cơm? Nêu tên các đồ dùng để nấu cơm? Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a.Giới thiệu bài: Nấu cơm là công việc hằng ngày và quen thuộc đối với mọi gia đình ở nước ta.Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu quy trình nấu cơm bằng bếp đun.Hôm nay chta tiếp tục tìm hiểu náu cơm bằng nồi cơm điện. b. Hoạt động 1: -GV cho HS nhắc lại bước chuẩn bị và cách nấu cơm bằng bếp đun -GV nhận xét và chốt lại ý đúng c. Hoạt động 2: -GV yc HS đọc nội dung mục 2 SGK tr 35-phần chuẩn bị -Cho HS so sánh phần nấu cơm bằng bếp đun và nấu cơm bằng nồi cơm điện giống và khác nhau? -Mời HS nêu -GV quan sát, nhận xét, uốn nắn -Tại sao khi vo gạo chta không nên chà xát mạnh? -GV chốt lại ý đúng d. Hoạt động 3: (Làm việc theo nhóm) -Cho HS quan sát H4 và đọc nội dung nấu cơm bằng nồi cơm điện -Trả lời 2 câu hỏi vào phiếu học tập: +Trình bày cách nấu cơm bằng nồi cơm điện. -Muốn nấu cơm đạt yc chta cần chú ý khâu nào? -GV chốt lại ý đúng -Cho HS thao tác quy trình nấu cơm bằng nồi cơm điện. -GV nêu 1 số câu hỏi về ưu và nhược điểm 4. Củng cố-Dặn dò: Thị Quyền -Cho HS nhắc lại quy trình -Nhận xét -Dặn chuẩn bị dụng cụ tiết sau -Lắng nghe -Vài HS nhắc lại -Lắng nghe -HS đọc -Trả lời -Nhận xét -HS quan sát và thực hiện -Thảo luận nhóm 4 -Đại diện nhóm trình bày -Trả lời -Vài HS lên thao tác -Trả lời -Vài HS nhắc lại Sinh hoạt tập thể I. Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới. - HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ. III. Tiến hành sinh hoạt lớp: 1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 8: - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt. * Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên. - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên. - Lớp trưởng nhận xét chung. - GV nghe giải đáp, tháo gỡ. - GV tổng kết chung: a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ. b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu. c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài: . Tham gia tích cực phong trào thi đua giành “Hoa điểm 10”. Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ, chữ xấu, trình bày bài cẩu thả: d) Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, tích cực chăm sóc công trình măng non, 2 .Kế hoạch tuần 9: - Học chương trình tuần 9. - Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, các tổ trưởng – lớp trưởng cần cố gắng và phát huy tính tự quản. - Luyện tập đội trống, kỹ năng đội viên, tham gia trực tuần đạt hiệu quả cao. - Tham gia sinh hoạt Đội, Sao đầy đủ, chăm sóc bồn hoa theo sự phân công. - Nhắc nhở cha mẹ đóng góp các khoản tiền quy định. - Tham gia học bồi dưỡng, phụ đạo đầy đủ. 3. Sinh hoạt tập thể: Nếu còn thời gian GV cho HS sinh hoạt ca hát để ôn lại các bài hát bài hát của Đội, bài hát Quốc ca hoặc chơi các trò chơi do đội hướng dẫn. ****************************************************
Tài liệu đính kèm: