Giáo án các môn - Lớp 5 - Tuần 1

Giáo án các môn - Lớp 5 - Tuần 1

I. Mục tiêu

-Trương định là tấm gương tiêu biểu trong phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Kỳ.

-Do giàu lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh ông vua bất tài mà kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược

- Cảm phục và học tập tinh thần xả thân vì nước của Trương định vì ông đã đặt lợi ích của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, quyết hi sinh thân mình cho độc lập của dân tộc.

II.Đồ dùng dạy học:

- Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ vùng đất thuộc Nam kỳ trước đây)

III. Hoạt động dạy và học:

 

doc 99 trang Người đăng huong21 Lượt xem 912Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn - Lớp 5 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 1
Thứ hai ngày 8 tháng 9 năm 2008
Lịch sử(1):
“ Bình Tây đại nguyên soái ” Trương Định
I. mục tiêu
-Trương định là tấm gương tiêu biểu trong phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Kỳ.
-Do giàu lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh ông vua bất tài mà kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược
- Cảm phục và học tập tinh thần xả thân vì nước của Trương định vì ông đã đặt lợi ích của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, quyết hi sinh thân mình cho độc lập của dân tộc.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ vùng đất thuộc Nam kỳ trước đây)
III. Hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ: Không
2. Bàimới:
* Hoạt động1: Làm việc cả lớp:
a.Giới thiệu về Trương định (1820 – 1864)
?- Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta khi nào?ở đâu?
- Ngày 1- 9 -1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. 
- GV treo bản đồ .
- Yêu cầu học sinh lên bảng chỉ địa danh vùng đất Nam kỳ trước đây.
?- Khi thực dân Pháp nổ súng xân lược, nhân dân Nam Kỳ đã làm gì?
 - Đứng lên chống Pháp xâm lược , tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương, Nguyễn Trung Trực... 
?- Trong các cuộc khởi nghĩa đó, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa nào?
- Tiêu biểu là phong trào kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Trương Định. 
*Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
b.Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo
?- Năm 1862, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta và của nghĩa quân Trương Định như thế nào? 
- Năm 1862, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đang dâng cao, nghĩa quân của Trương Định thu được thắng lợi lớn. 
?- Để tách Trương Định ra khỏi phong trào đấu tranh của nhân dân, triều đình nhà Nguyễn đã làm gì?
- Lệnh vua ban xuống buộc Trương Định phải giải tán nghĩa binh và đi nhận chức lãnh binh ở An Giang.
*Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
c.Những băn khoăn, suy nghĩ và quyết định cuối cùng của Trương Định.
?- Nêu rõ những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh của vua ban xuống?
?- Trước tấm lòng yêu nước của ông nhân dân Nam Kỳ đã làm gì?
- Họ đã làm lễ suy tôn Trương Định làm Bình Tây Đại nguyên soái. 
?- Cảm kích trước niêm tin yêu của nghĩa quân và dân chúng, Trương Định đã làm gì?
- ở lại cùng nhân dân đánh giặc. 
 *Hoạt động 4 : Làm việc cả lớp 
d.Kết quả và ý nghĩa
?- Thái độ của thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn trước các phong trào kháng Pháp như thế nào?
?-Nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo? 
3. Hoạt động tiếp nối:
?- Để ghi nhớ công ơn của Trương Định nhân dân ta đã làm gì ? ( Học tập ở ông tinh thần dám xả thân vì sự nghiệp cứu dân cứu nước. Đặt tên đường phố mang tên ông.)
- Nhận xét chung giờ học
- Về nhà tìm hiểu thêm về Trương Định và phong trào khởi nghĩa do ông lãnh đạo.
 - 2-3 học sinh trả lời 
- Học sinh quan sát. 
- 3- 4 học sinh lên bảng chỉ.
-1-2 học sinh trả lời
-1-2 học sinh trả lời
-2-3 học sinh trả lời
-1-2 học sinh trả lời
-2-3 học sinh trả lời
-1-2 học sinh trả lời
-2-3 học sinh trả lời
-2-3 học sinh trả lời
- 1-2 học sinh trả lời
-1-2 học sinh trả lời
- Học sinh nghe
****************************************************************************
Thứ ba ngày 9 tháng 9 năm 2008
Khoa học (1)
Sự sinh sản 
i. mục tiêu:
Sau bài học giúp học sinh:
- Nhận biết ra mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra, con cái đều có đặc điểm giống bố (mẹ) của mình.
- Hiểu và nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
- Trân trọng, tự hào về đặc điểm của dòng họ.
ii. đồ dùng dạỵ học:
- Hình minh hoạ bài học/ Sách giáo khoa.
iii. hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
a. Hoạt động 1: Trò chơi: “ bé là con ai ? ”
* Mục tiêu: Học sinh nhận ra mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống bố, mẹ của mình
* Cách tiến hành:
+ Phổ biến luật chơi.
- Phát phiếu học tập cho học sinh.
- Nếu ai nhận được phiếu hình em bé thì sẽ phải vẽ bố(mẹ) của bé đó và ngược lại. Ai tìm được đúng hình trước thời gian quy định là thắng cuộc.
- Tiến hành chơi.
- Kết thúc trò chơi.
- Tuyên dương học sinh thắng cuộc
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau:
?- Tại sao chúng ta có thể tìm được bố ( mẹ) của các bé?
?- Qua trò chơi chúng ta rút ra được điều gì?
* Kết luận: Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống bố, mẹ của mình
b. Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa
* Mục tiêu: Học sinh nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức và hướng dẫn:
+ Yêu cầu học sinh quan sát các hình H1, H2, H3/ Sách giáo khoa và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình.
+ Liên hệ đến gia đình mình.
 Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp.
 Yêu cầu học sinh quay lại hỏi nhau:
Ví dụ: Bạn đang sống cùng ai?. Lúc đầu gia đình bạn có những ai ?, sau đó có gì thay đổi về những người trong gia đình bạn ?.
* Trao đổi ý nghĩa của sự sinh sản.
- Nêu câu hỏi : 
?- Với mỗi dòng họ, mỗi gia đình thì sinh sản có ý nghĩa như thế nào ?.
?- Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
* Kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà mỗi thế hệ trong gia đình, dòng họ được duy trì, kế tiếp nhau ...
3. Hoạt động tiếp nối
- Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản?
- Nhận xét chung giờ học
- Học bài cũ và liên hệ thực tế trong gia đình
- Chuẩn bị bài sau:
+ 1 ảnh của lớp hay nhóm bạn
 + Bức ảnh gia đình có em và bố mẹ.
-Học sinh kiểm tra chéo lẫn nhau
- Học sinh nghe.
- Học sinh tổ chức chơi
-2-3 học sinh trả lời
-1-2 học sinh trả lời
- Học sinh nghe
- Học sinh quan sát và đọc thầm.
- Học sinh thảo luận.
- -2-3 học sinh trả lời.
-3- 4 học sinh trả lời.
- Học sinh nghe.
-1-2 học sinh trả lời.
- Học sinh nghe và thực hiện.
****************************************************************************
Thứ năm ngày 11 tháng 9 năm 2008
Khoa học (2):
nam hay nữ
I Mục tiêu
 Giúp học sinh:
- Phân biệt được nam và nữ dựa vào đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội
- Hiểu được sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ
- Luôn có ý thức tôn trọng người cùng giới hoặc khác giới. đoàn kết, thương yêu giúp đỡ mọi người, bạn bè, không phân biệt nam nữ
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh sách giáo khoa
- Các tấm phiếu như nội dung trang 8
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ:
?- Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản trong mỗi gia đình, dòng họ? 
+ Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới
Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
a. Hoạt động 1: Thảo luận.
* Mục tiêu: Học sinh xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học.
* Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu học sinh chia thành nhóm thảo luận các câu hỏi: 1; 2; 3/ Sách giáo khoa/ 6.
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* Kết luận: Nam và nữ có sự khác biệt nhau. Lúc nhỏ chưa có sự khác biệt về ngoại hình. Đến một độ tuổi nhất định cơ quan sinh dục mới phát triển làm cho cơ thể nam và nữ có nhiều điểm khác biệt nhau về mặt sinh học. Nam: Có râu, cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng. Nữ: Có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục tạo ra trứng.
b. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
* Mục tiêu:HS nhận biết sự khác nhau giũa nam và nữ qua hình dáng bên ngoài.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh quan sát hình:2, 3/ Sách giáo khoa.
- Hãy cho thêm các ví dụvề đặc điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học?
* Kết luận:
+ Nam: cơ thể thường rắn chắc, khoẻ mạnh, cao to hơn nữ
+ Nữ: cơ thể mềm mại, nhỏ bé hơn nam
3. Hoạt động tiếp nối
- Gọi học sinh đọc mục kết luận/ Sách giáo khoa/ 7.
- Nhận xét chung giờ học.
- Học thuộc bài cũ và tìm hiểu thêm ở nhà.
- Chuẩn bị bài giờ sau.
-1 học sinh lên bảng
- Học sinh chia 3 nhóm và thảo luận.
-3 đại diện báo cáo.
- Học sinh nghe.
- Học sinh quan sát.
- 4-5 học sinh trả lời.
- Học sinh nghe
- 2 học sinh đọc.
- Học sinh nghe.
****************************************************************************
Thứ sáu ngày 12 tháng 9 năm 2008
Địa lý (1):
Việt Nam - đất nước chúng ta
I. Mục tiêu
 Học xong bài này học sinh biết:
- Chỉ vị trí và giới hạn của Việt Nam trên bản đồ (lược đồ) và trên quả địa cầu.
- Mô tả được sơ lược về vị tríđịa lí, hình dạng nước ta trên bản đồ.
- Nhớ diện tích lãnh thổ Việt Nam.
- Biết được những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí nước ta đem lại.
- Rèn cho các em kỹ năng chỉ lược đồ, bản đồ, quả địa cầu
ii. đồ dùng dạy - học
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. 
- Quả địa cầu.
- Lược đồ/ Sách giáo khoa
iii. hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
2. Bài mới
Giới thiệu bài:Ghi tên bài.
1.Vị trí địa lý và giới hạn
*Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1/ Sách giáo khoa để trả lời những vấn đề sau:
?- Lãnh thổ Việt Nam gồm những bộ phận nào? 
- Lãnh thổ Việt Nam gồm : Đất liền, biển, đảo, quần đảo.
?- Phần đất liền nước ta tiếp giáp với những nước nào?.
- Phần đất liền nước ta giáp với: Trung Quốc, Lào, Cam - pu - chia.
- Giảng: Lãnh thổ nước ta bao gồm: Đất liền, biển, đảo, quần đảo ngoài ra còn có vùng trời bao trùm toàn bộ lãnh thổ nước ta ...
?- Biển bao bọc phía nào phần đất liền nước ta?.
- Biển bao bọc phía: Đông, Nam và Tây Nam.
?- Kể tên và chỉ vị trí một số đảo và quần đảo nước ta trên bản đồ.
- Quần đảo: Hoàng Sa , Trường Sa. Đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Phú Quốc, Côn Đảo. 
- Treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và yêu cầu học sinh lên bảng chỉ: Phần đất liền, biển, đảo, quần đảo.
- Nên thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác ?
Kết luận: Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam á, là một bộ phận của châu á có vùng biển thông với đại dương nên thuận lợi cho việc giao lưu với các nước khác... 
 2. Hình dạng và diện tích
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu học sinh chia thành 3 nhóm; các nhóm đọc sách giáo khoa, bảng số liệu và quan sát hình 2. Thảo luân nội dung sau:
?- Từ Bắc vào Nam, theo đường thẳng phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km?
?- Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km?
?- Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km2?
?- Hãy so sánh diện tích nước ta với một số nước trong khu vực trong bảng số liệu?
- Gọi đại diện nhóm báo cáo
Kết luận: Phần đất liền nước ta hẹp ngang chạy dài theo chiều Bắc - Nam với đường bờ biển dài, cong như hình chữ S. Chiều dài từ Bắc ... lên bảng
- HS thảo luận theo 3 nhóm.
- Viết vào bảng nhóm và trình bày.
-2-3 học sinh trả lời
-2-3 học sinh trả lời
- 1 HS trả lời
- 1 Học sinh trả lời.
- 1 Học sinh trả lời.
- 3 học sinh trả lời.
- Học sinh nghe
****************************************************************************
tuần 18
Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2009
Lịch sử (18)
 kiểm tra học kì 1
I. Mục tiêu
Kiểm tra kiến thức kĩ năng về: Những mốc thời gian tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945.Nội dung cơ bản của bản Tuyên ngôn Độc lập. nghĩa lịch sử của các sự kiện lịch sử tiêu biểu như: việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Cách mạng tháng Tám năm 1945. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
II. Đồ dùng dạy học
- Đề bài.
III. Hoạt động dạy học 
- Giáo viên đọc và chép đề lên bảng.
- HS đọc đề và làm bài.
Đề bài
Đáp án
Câu 1: Nối thời gian ở cột A với sự kiện LS tương ứng ở cột B. 
 Cột A Cột B
1) 19 – 8 – 1945 
a) Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
2) 1 – 9 – 1858 
b) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
3) 2 – 9 – 1945 
c) Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
4) 5 – 6 – 1911 
d) Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
5) 3 – 2 – 1930 
e) Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
 Câu 2: Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
	Nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập là:
A. Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc VN.
B. Khẳng định quyền độc lập thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
C. Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
D. Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do ấy.
 Câu 3: Điền họ và tên anh hùng vào cột bên trái sao cho phù hợp với thông tin ở cột bên phải. 
.
Anh có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải, anh đã nghiến răng nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
.
Anh được giao phụ trách xưởng quân giới. Anh đã hai lần quên mình cứu xưởng và được phong Anh hùng Lao động trong Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ I.
Câu 4: Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
(Đập tan 2 tầng xiềng xích, nô lệ, lật nhào chế độ phong kiến. Mở ra một kỉ nguyên độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.)
Câu 5: Nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? (Từ đây, CM VN có Đảng lãnh đạo từng bước đi đến thắng lợi cuối cùng)
Câu 1: (2,5 điểm-Nối mỗi ý đúng 0,5 điểm)
 1 – d 
 2 – a 
 3 – e
 4 – b
 5 – c
Câu 2: (1 điểm-Khoanh vào mỗi ý đúng 0,5 điểm)
 Khoanh vào : A , C
Câu 3: (0,5 điểm)
Theo thứ tự là:
 -La Văn Cầu
 -Ngô Gia Khảm
Câu 4: (3 điểm)
-Đập tan 2 tầng xiềng xích, nô lệ, lật nhào
Câu 5: (3 điểm)
-Từ đây, CMVN có Đảng lãnh đạo
- Hết giờ giáo viên thu bài.
- Nhận xét giờ, chuẩn bị giờ sau.
****************************************************************************
Thứ ba ngày 6 tháng 1 năm 2009
Khoa học (35):
 sự chuyển thể của chất
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
	-Phân biệt 3 thể của chất.
	-Nêu điều kiện để một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
	-Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
	-Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác
 II. Đồ dùng dạy học:
 -Hình trang 73 SGK. Bộ phiếu ghi tên một số chất, mỗi phiếu ghi tên một chất
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Trả bài kiểm tra, nhận xét.
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức: “Phân biệt 3 thể của chất”
 *Mục tiêu: HS biết phân biệt 3 thể của chất.
*Cách tiến hành: 
-GV kẻ sẵn hai bảng “Ba thể của chất” lên bảng lớp.
- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 6 HS.
- GV phát cho mỗi đội một hộp đựng các phiếu.
-HD: Khi GV hô bắt đầu thì lần lượt từng HS trong mỗi đội lấy phiếu lên dán vào ô tương ứng.
- Đội nào dán xong thì đội đó thắng cuộc.
-GV tổ chức cho HS chơi.
-GV và các HS khác nhận xét, kiểm tra, kết luận nhóm thắng 
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
Cát trắng
Đường
Nhôm
Nước đá
Mưối
Cồn
Dầu ăn
Nước
Xăng
Hơi nước
Ni - tơ
Ô - xi
b. Hoạt động 2 : Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
 *Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí.
-Kể được tên một số chất có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác.
*Cách tiến hành: 
- Yêu cầu học sinh chia thành 3 nhóm thảo luận .
- GV đọc câu hỏi. Các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng con. Nếu trả lời đúng nhanh thì thắng cuộc.
-GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc: 
Đáp án: 1 – b ; 2 – c ; 3 – a 
c. Hoạt động 3 : Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: HS nêu được một số VD về sự chuyển thể của chất trong đời sống hằng ngày.
*Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS quan sát các hình trang 73 SGK và nói về sự chuyển thể của nước.
-Dựa vào các gợi ý qua hình vẽ , GV cho HS tự tìm thên các VD khác.
- Cho HS đọc VD ở mục Bạn cần biết SGK-73.
d. Hoạt động 4 : Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
 *Mục tiêu: Kể được tên 1 số chất ở thể rắn, lỏng, khí và1 số chất có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác.
*Cách tiến hành: 
- GV chia lớp thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một số phiếu trắng bằng nhau.
-Trong cùng một thời gian, nhóm nào viết được nhiều tên các chất theo yêu cầu là thắng.
-Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
3. Hoạt động tiếp nối:
- Gọi học sinh đọc mục kết luận / Sách giáo khoa
- Nhận xét chung giờ học
- Học bài cũ và thực hành ở nhà - Chuẩn bị bài giờ sau.
- HS chia nhóm.
- HS nhận phiếu.
- Học sinh thi dán phiếu 
- Học sinh nghe
- Học sinh chia nhóm và thảo luận
- HS làm bài
- HS nghe.
- Học sinh Quan sát và nêu.
- Nhiều HS nêu.
- 3 - 6 HS đọc.
- 3 Nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
-2 học sinh đọc
- Học sinh nghe
- 2 HS đọc.
- HS nghe
****************************************************************************
Thứ năm ngày 8 tháng 1 năm 2009
Khoa học (36):
 hỗn hợp
I. Mục tiêu:
HS biết tạo ra được một hỗn hợp.
Kể tên được một số hỗn hợp.
Nêu được cách tách các chất trong một hỗn hợp.
II. Đồ dùng dạy học: 
Hình ảnh trang 75/SGK
- Muối, mì chính, hạt tiêu... cát, gạo lẫn với thóc,nước. Chuông xe.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
1. Kiểm tra bài cũ:
?- Vật chất quanh ta tồn tại chủ yếu ở các thể nào?
- Nêu đặc điểm nổi bật phân biệt ba thể này?
+ Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới: - Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Thực hành. “Tạo ra một hỗn hợp gia vị”
* Mục tiêu: HS biết cách tạo ra một hỗn hợp.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung:
+ Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính, hạt tiêu, công thức pha do từng nhóm quyết định:
+ Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?
+ Hỗn hợp là gì?
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Hai hay nhiều chất trộn lại với nhau có thể tạo ra hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó.
b. Hoạt động 2 : Thảo luận
* Mục tiêu: HS kể được tên một số hỗn hợp.
 * Cách tiến hành: 
- Cho HS thảo luận 3 nhóm theo nội dung:
	+Theo bạn không khí là một chất hay là một hỗn hợp? Kể tên một số hỗn hợp khác?
-Đại diện một số nhóm trình bày.
-GV nhận xét, kết luận: - Không khí là hỗn hợp vì thành phần của nó gồm: o-xi. ni-tơ...
c. Hoạt động 3 : Trò chơi “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp"
* Mục tiêu: HS biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một số hỗn hợp.
* Cách tiến hành: 	
- GV tổ chức và hướng dẫn học sinh chơi theo tổ.
- GV đọc câu hỏi, các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án và bảng sau đó lắc chuông để trả lời.
- GV kết luận nhóm thắng cuộc. ( Đáp án: H.1-Làm lắng ; H.2-Sảy ; H.3-Lọc )
d. Hoạt động 4 : Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp
* Mục tiêu: HS biết cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
* Cách tiến hành: 
-Bước 1: Làm việc theo nhóm 6.
+Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hành theo mục thực hành trong SGK.
-Bước 2: Thảo luận cả lớp
+Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
?- Với những dạng hỗn hợp nào thì ta chọn cách lọc, làm lắng, sàng sảy?
-GV kết luận: - Nên lọc khi hỗn hợp gồm các chất rắn và chất lỏng không hoà tan. Nên làm lắng nếu hỗn hợp gồm hai chất lỏng không hoà tan
3. Hoạt động tiếp nối:
- Nhận xét chung giờ học
- Học bài cũ và thực hành ở nhà- Chuẩn bị bài giờ sau
Hoạt động của trò
-2 học sinh lên bảng
- Học sinh chia nhóm và thảo luận
-3 học sinh trình bày
- 3 HS nhận xét.
- Học sinh nghe
 - Học sinh chia nhóm và thảo luận
- 3 HS trình bày.
- HS nghe.
- HS làm bài.
- HS nghe.
- HS chia nhóm.
- HS thực hành.
- 3 học sinh trình bày
- 3 HS bổ sung.
- 3 - 6 HS trả lời.
- Học sinh nghe
- Học sinh nghe
****************************************************************************
Thứ sáu ngày 9 tháng 1 năm 2009
Địa lí (18)
 kiểm tra cuối kì 1
I. Mục tiêu
Kiểm tra kiến thức kĩ năng về: Vị trí và giới hạn, đặc điểm của khí hậu, đặc điểm về dân tộc của nước ta. Đặc điểm một số ngành kinh tế của nước ta. Giao thông vận tải và các hoạt động thương mại.
II. Đồ dùng dạy học - Đề bài.
III. Hoạt động dạy học
 - GV đọc và chép đề lên bảng.
- HS đọc đề và làm bài.
 Đề bài
 Đáp án
Phần1: Điền Đ vào ô trống đặt trước ý đúng, điền S vào ô trống đặt trước ý sai.
 a)Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam A.
 b)Phần đất liền giáp với Lào, Trung Quốc, Thái Lan.
 c)Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa
 d)Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất.
 e) Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên.
 g)Ơ nước ta, lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất.
 h) Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
 i) Thành phố Hồ Chí Minh vừa là trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước.
Phần 2: 
1) Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì?
2) Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào? 
3) Thương mại gồm các hoạt động nào? Thương mại có vai trò gì?
Phần 1: (4 điểm-Nối mỗi ý đúng 0,5 điểm)
 Đúng : a, c, d, g, h, i
 Sai : b, e
Phần 2 (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Ngành lâm nghiệp gồm có các hoạt động:
-Trồng rừng và bảo vệ rừng.
-Khai thác gỗ và các lâm sản khác.
Câu 2: (2 điểm)
- Đường ô tô; Đường sắt Đường sông; Đường biển Đường hàng không
Câu 3: (2 điểm)
-Thương mại gồm các hoạt động mua bán hang hoá ở trong nước và với nước ngoài.
-Vai trò: Thương mại là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.
- Hết giờ, GV thu bài.
- Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
****************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTN- XH.doc