Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 10

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 10

I.Mục tiêu

 Giúp HS :

- Biết chuyển các phân số thập phân thành số thập phân

- So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.

- Giải bài toán có liên quan đến “ rút về đơn vị” hoặc “ tìm tỉ số”

- Giáo dục HS yêu thích môn học .

II. Đồ dùng dạy- học

- Bảng phụ

- HTTC : nhóm, cá nhân, lớp.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 38 trang Người đăng huong21 Lượt xem 970Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Ngày soạn:6 -11 Ngày dạy T2: 8-11-2010 .
Chào cờ đầu tuần
Toỏn .
Tiết 46 : Luyện tập chung
i.mục tiêu
 Giúp HS :
Biết chuyển các phân số thập phân thành số thập phân 
So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
Giải bài toán có liên quan đến “ rút về đơn vị” hoặc “ tìm tỉ số”
Giáo dục HS yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy- học 
Bảng phụ 
HTTC : nhóm, cá nhân, lớp.
iiI. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ(5phút)
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy học bài mới(30phút)
3.1.Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu : Trong tiết học này các em cùng ôn tập về chuyển các phân số thành số thập phân, đọc, viết và so sánh số thập phân, giải bài toán có liên quan.
3.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1( nhóm 4)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV chỉ từng số thập phân vừa viết được và yêu cầu HS đọc.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2( nhóm đôi)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài theo cặp đôi .
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả bài làm.
- GV yêu cầu HS giải thích rõ vì sao các số đo trên đều bằng 11,02km.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi1 HS đọc bài làm trước lớp rồi nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4( Lớp)
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV : Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- GV hỏi : Biết giá tiền của một hộp đồ dùng không dổi, khi ta gấp số hộp đồ dùng cần mua lên một số lần thì số tiền phải trả sẽ thay đổi như thế nào ?
- GV : Có thể dùng những cách nào để giải bài toán này ?
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài theo 2 cách trên.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét bài làm của HS, sau đó yêu cầu 2 HS vừa lên bảng nêu rõ đâu là bước “rút về đơn vị” , đâu là bước “tìm tỉ số” trong Bài giải của mình.
- GV cho điểm HS.
 4. Củng cố
2 HS lên bảng nêu rõ đâu là bước “rút về đơn vị” , đâu là bước “tìm tỉ số”.
 5.Dặn dò(5phút)
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
* Điền dấu ( ; =)
a. 124 tạ < 12,5 tấn 
 452g < 3,9kg 
b. 0,5tấn > 302 kg 
 0,34 tấn = 340 kg 
- HS nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) = 12,7 (mười hai phẩy bảy)
b) = 0,65( không phẩy sáu mươi năm)
c) = 2,005( hai phẩy không trăm linh năm)
d) = 0,008( không phẩy không trăm linh tám)
- HS nhận xét bài bạn làm.
- HS đọc các số thập phân viết được.
- HS chuyển các số đo về dạng số thập phân có đơn vị là ki-lô-mét và rút ra kết luận.
- 1 HS báo cáo kết quả trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS giải thích :
a) 11,20 km > 11,02 km
b) 11,02 km = 11,020km
c) 11km20m = 11km = 11,02km
d) 11 020m = 1100m + 20m = 11km20m
= 11,02km
Vậy các số đo ở b,c d bằng 11,02km
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 1 HS đọc bài làm trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
a) 4m85cm = 4,85m
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- HS : Bài toán cho biết mua 12 hộp đồ dùng hết 180000 đồng.
- Bài toán hỏi : Mua 36 hộp đồ dùng như thế thì hết bao nhiêu tiền ?
- HS : Biết giá tiền của một hộp đồ dùng không dổi, khi ta gấp số hộp đồ dùng cần mua bao nhiêu lần thì số tiền phải trả sẽ gấp lên bấy nhiêu lần.
- Có thể dùng 2 cách để giải bài toán.
* Cách 1 : Rút về đơn vị
* Cách 2 : Tìm tỉ số
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS nhận xét.
- HS lần lượt nêu : 
* Bước tìm giá tiền của 1 hộp đồ dùng là bước “rút về đơn vị”
* Bước tìm số lần 36 hộp gấp 12 hộp là bước “tìm tỉ số”.
Tập đọc :
Tiết 19 : ôn tập(tiết 1)
I. Mục tiêu
 - Đọc trôi chẩy lưu loát bài tập đọc đã học trong 9 tuần , tốc độ khoảng 100 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn dễ nhớ ; thuộc 2,3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm VN- Tổ Quốc em, cánh chim hoà bình, con người với thiên nhiên, theo mẫu trong SGK.
 - HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn ; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học. 
 II. Đồ dùng dạy học
Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc
HTTC : nhóm , cá nhân, lớp. 
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
 Giới thiệu bài:( 1p)
- Nêu mục đích tiết học và cách gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- GV cho điểm 
Hướng dẫn làm bài tập(30p)
 Bài 2(cá nhân)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
H: Em đã được học những chủ điểm nào?
H: Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của các bài thơ ấy ?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- HS lên bảng làm , lớp nhận xét 
GV nhận xét kết luận lời giải đúng
-Hát
1 Hs lên bảng đọc bài “Đất Cà Mau”
- HS lần lượt lên bốc thăm
- HS đọc
+ VN- tổ quốc em; Cánh chim hoà bình; Con người với thiên nhiên
+ Sắc màu em yêu của Phạm Hổ
+ Bài ca về trái đất của Định Hải
+ Ê-mi-li con của Tố Hữu
+ Tiếng đàn ba- la-lai- ca trên sông Đà của Quang Huy
+ Trước cổng trời của Nguyễn Đình ánh
Chủ điểm
tên bài
tác giả
nội dung
VN- Tổ quốc em
sắc màu em yêu
Phạm đình ân
Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật con người trên đất nước VN
Cánh chim hoà bình
Bài ca về trái đất
Định Hải
Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn trái đất bình yên không có chiến tranh
Ê-mi-li con
Tố Hữu
Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu trước bộ quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh XL của Mĩ ở VN
Con người với thiên nhiên
Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà
Quang Huy
Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp
Trước cổng trời
Nguyễn Đình ánh
Vẻ đẹp hùng vĩ nên thơ của một vùng cao.
4. Củng cố
Nêu nội dung bài Ê-mi-li,con
5.Dặn dò
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị kiểm tra tiếp lần sau
Đạo đức
Tiết 10 : tình bạn (t2)
I. Mục tiêu:
- Biết được bạn bè xung quanh cần phải đoàn kết, thân ái giúp đỡ lần nhau nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày
II - Đồ dùng dạy học.- Sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ
III - Các hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
3’
32’
2’
1’
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
Trẻ em có quyền gì trong quan hệ tình bạn?
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Tình bạn (tiết 2)
* HĐ 1: Đóng vai
- Nhận xét 
- Thảo luận: Vì sao em lại ứng xử như vậy.
* HĐ 2: Tự liên hệ bản thân
GV chốt: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên mà có, chúng ta cần vun đắp giữ gìn.
KL: Bạn bè cần phải biết thương yêu tôn trọng ,giúp đỡ lẫn nhau.
* HĐ 3: Thi hát kể chuyện, đọc thơ, ca dao về tình bạn
-Nhận xét
4. Củng cố: Cách biểu hiện tình bạn đẹp 
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau thực hành,ôn tập giữa kì 1.
- Hát
- 2 HS nêu.
 Đọc tình huống bài tập 1, từng nhóm tập đóng vai. 1- 3 nhóm đóng vai trước lớp.
- Cần khuyên ngăn góp ý khi thấy bạn làm sai như thế bạn sẽ tiến bộ.
- Trao đổi với bạn bè bên cạnh
- Trình bày trước lớp
-Nhận xét
- Thi giữa 2 dãy bàn.
- Nối tiếp nhau hát đọc thơ.
-Nhận xét, bình chọn bạn thể hiện hay nhất
-HS nêu
Thể dục (GV chuyên dạy)
Ngày soạn:7 -11 Ngày dạy T3: 9-11-2010 .
Toán .
Tiết 47
Kiểm tra giữa học kỳ i
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MễN TOÁN LỚP 5
Năm học 2010-2011
(Thời gian: 40 phỳt khụng kể giao đề)
Phần I: Khoanh vào chữ cỏi đặt trước cõu trả lời đỳng.
 1 . Số “mười bảy phẩy bốn mươi hai” viết như sau :
 A . 107,402 B . 17,402
 C . 17,42 D . 107,42
 2. Số thớch hợp để viết vào chỗ chấm là :
 6cm2 8mm2 = ........mm2
 A. 68 B. 608
 C. 680 D. 6800
Phần II: 
 Bài 1 : Viết số thớch hợp vào chỗ chấm
 7ha = ................m2 8000dm2 = ...........m2
 3km2 = .............. m2 	38m2 25dm2 = ...............dm2
 Bài 2: Viết dấu (,=) thích hợp vào chỗ chấm:
 a. 4,785 . 4,875 b. 67  66,999
 1,79  1,7900	 75,383  75,384
 Bài 3: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
 9,725; 7,925; 9,752; 9,75
 ..
 Bài 4: Mua 10 quyển vở hết 18 000 đồng. Hỏi nua 30 quyển vở như thế hết bao nhiờu tiền?
Chính tả .
Bài 10 : Ôn tập ( tiết 2)
I.Mục tiêu
 - Kiểm tra đọc, lấy điểm
 - Nghe- viết chính xác đẹp bài văn nỗi niềm giữ nước giữ rừng, tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi.
 - Giáo dục HS giữ vở sạch, viết chữ đẹp .
 II. Đồ dùng dạy học
 - Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới(30p)
Giới thiệu bài
Nêu mục tiêu tiết học
Kiểm tra đọc: Tiến hành như tiết 1 cho học sinh bốc thăm,đọc bài và trả lời câu hỏi.
 C. Hướng dẫn làm bài tập
 1. Viết chính tả
a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc bài văn và phần chú giải.
- Tại sao tác giả lại nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách?
- Bài văn cho em biết điều gì?
b. Hướng dẫn viết từ khó.
- Gọi HS tìm và nêu từ khó, dễ lẫn.
- GV cho lớp viết bảng con từ khó.
- Trong bài văn có những từ nào viết hoa?
c. Viết chính tả
d. Soát lỗi chấm bài.
Nhận xét bài viết của lớp
4. Củng cố
Nêu nội dung bài viết?
5.Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- HS về ôn bài chuẩn bị kiểm tra.
-Lớp hát
2 HS lên bảng
-HS thực hiện
- 1 HS đọc thành tiếng 
- HS nêu : Vì sách làm bằng bột nứa, bột của gỗ rừng.
- Bài văn thể hiện nỗi niềm chă trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.
- HS nêu : bột nứa, ngược, giận, nỗi niềm, đỏ lừ, canh ánh,...
- Những chữ đầu câu và tên riêng: Đà, Hồng phải viết hoa.
-HS theo dõi
-HS nhắc lại nội dung đoạn viết.
Luyện từ và câu .
Bài 19 : Ôn tập(tiết 3)
 I. Mục tiêu
 - Kiểm tra đọc lấy điểm
 - Tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2).
 - HS khá, giỏi nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn(BT2).
 II. Đồ dùng dạy học
 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng 
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1Giới thiệu bài
Nêu mục tiêu của tiết học
 3.2Kiểm tra đọc
tiến hành tương tự tiết 1
 3. 3Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 2(nhóm đôi)
H; trong các bài tập đọc đã học bài nào là văn miêu tả?
- HS nêu yêu cầu
- Cho H ... 
- 2 em lần lượt đọc trước lớp.
- Yêu cầu: Hãy trao đổi với bạn bên cạnh và cho biết nội dung chính của hai đoạn trích bản Tuyên ngôn độc lập.
- HS trao đổi để tìm ra nội dung chính.
- Học sinh phát biểu ý kiến trước lớp.
- Nhận xét.
Kết luận: 
-Nghe
Hoạt động 4:ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2-9-1945
Sự kiện lịch sử 2-9-1945 đã khẳng định điều gì về nền độc lập của dân tộc Việt Nam đã chấm dứt sự tồn tại của chế độ nào ở Việt Nam?
- Khẳng định quyền độc lập. Chấm dứt chế độ thực dân phong kiến.
+ Tuyên bố khai sinh ra chế độ nào?
+ Những việc đó tác động như thế nào đến lịch sử dân tộc ta? Thể hiện điều gì về truyền thống của người Việt Nam?
- Truyền thống bất khuất kiên cường của người Việt Nam. 
Kết luận: 
Nghe
4.Củng cố
Để thể hiện lòng yêu nước là học sinh em cần làm gì?
5.Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau.
-HS nêu
(Thứ năm, thứ sáu nghỉ thi giữa kỳ 1)
=====================================
Luyện từ và câu .
 Bài 20: Kiểm tra đọc- hiểu, luyện từ và câu
 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MễN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Năm học 2009-2010
(Thời gian: 45 phỳt khụng kể giao đề)
 I. Đọc hiểu :
 Đọc thầm bài “ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trờn sụng Đà” 
 SGK tiếng việt 5 tập 1 trang 69.
 Hóy khoanh trũn vào chữ cỏi trước cõu trả lời đỳng nhất cho mỗi cõu hỏi sau:
1 Bài thơ gợi lờn hỡnh ảnh một đờm trăng như thế nào?
 A . Tĩnh mịch.
 B . Sinh động.
 C . Vừa tĩnh mịch, vừa sinh động.
2 Những cõu thơ nào sử dụng phộp nhõn hoỏ?
 A . Tụi đó nghe ba-la-lai-ca 
 Một cụ gỏi Nga mỏi túc màu hạt dẻ
 Ngún tay đan trờn những sợi dõy đồng.
 B . Cả cụng trường say ngủ cạnh dũng sụng 
 Những thỏp khoan nhụ lờn trới ngẫm nghĩ
 Những xe ủi, xe ben súng vai nhau nằm nghỉ
Phần II : Tự luận
Bài 1 : Tìm 3 từ đồng nghĩa hoàn toàn. Đặt câu với 1 từ em vừa tìm được.
Bài 2 : Ghạc dưới những từ có nghĩa trái ngược nhau trong các câu thành ngữ, tục ngữ sau:
 Ăn ít ngon nhiều.
 Ba chìm bảy nổi.
 Thức khuya dậy sớm.
 Chết trong còn hơn sống đục.
Bài 3 : Tìm những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu đố có từ đồng âm và ghạch chân dưới những từ đồng âm đó,
	==================================
================================
Ngày soạn : 29 -10 Ngày giảng T6:30-10-2009
Toán .
Tiết 50 : Tổng nhiều số thập phân
i.mục tiêu
 - Biết tính tổng nhiều số thập phân. 
 - Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
 - Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học. 
ii. đồ dùng dạy – học
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bảng số của bài tập 2.
- HTTC : nhóm, cá nhân, lớp.
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ(5phút)
- GV gọi 1 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới(30phút)
2.1.Giới thiệu bài
- GV : Trong tiết học này chúng ta sẽ dựa vào cách tính tổng hai số thập phân để tính tổng nhiều số thập phân, sau đó tìm hiểu về tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân để tính giá trị biểu thức theo cách thuận tiện.
2.2.Hướng dẫn tính tổng nhiều số thập phân.
a) Ví dụ :
- GV nêu bài toán : Có ba thùng đựng dầu, thùng thứ nhất có 27,5l thùng thứ hai có 36,75l , thùng thứ ba có 14,5l. Hỏi cả ba thùng có bao nhiêu lít dâù ?
- GV hỏi : Làm thế nào để tính số lít dầu trong cả ba thùng ?
- GV nêu : Dựa vào cách tính tổng hai số thập phân, em hãy suy nghĩ và tìm cách tính tổng ba số 27,5 + 36,75 + 14,5.
- GV gọi 1 HS thực hiện cộng đúng lên bảng làm bài và yêu cầu HS cả lớp theo dõi.
- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình.
- GV nhận xét và nêu lại : Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân.
- GV yêu cầu HS cả lớp cùng đặt tính và thực hiện lại phéptính trên.
b) Bài toán
- GV nêu bài toán : Người ta uốn sợi dây thép thành hình tam giác có độ dài các cạnh là : 8,7dm ; 6,25dm ; 10dm. Tình chu vi của hình tam giác đó.
- GV hỏi : Em hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác.
- GV yêu cầu HS giải bài toán trên.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó hỏi : Em hãy nêu cách tính tổng 8,7 + 6,25 + 10 .
- GV nhận xét.
2.3.Luyện tập thực hành
Bài 1( nhóm)
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính tổng các số thập phân.
- 1 HS lên bảng thực hịên yêu cầu.
* Tìm số trung bình cộng của 254,55 và 185,45 .
( 254,55 + 185,45) : 2 = 220 . Vậy số TBC của số 254,55 và 185,45 là 220 .
- HS nghe.
- HS nghe và tóm tắt, phân tích bài toán ví dụ.
- HS nêu : Tính tổng 37,5 + 36,75 + 14,5.
- HS trao đổi với nhau và cùng tính :
27,5
 + 36,75
 14,5
 78,75 
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS vừa lên bảng nêu, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến để thống nhất :
* Đặt tính sao cho các dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.
* Cộng như cộng với các số tự nhiên.
* Viết dấu phẩy vảo tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
- HS nghe và phân tích bài toán.
- HS : Muốn tính chu vi hình tam giác ta tính tổng độ dài các cạnh.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Chu vi của hình tam giác là :
8,7 + 6,25 + 10 = 24,95
Đáp số : 24,95 dm
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 N1 : a) N2: b) c) Trên chuẩn d) T.C 
 5,27 6,4 20,08 0,75
 +14,35 + 18,36 + 32,91 + 0,08
 9,25 52 7,15 0,8
 28,87 76,76 60,14 1,63 
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV chữa bài, sau đó hỏi : Khi viết dấu phẩy ở kết quả chúng ta phải chú ý điều gì?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2( Lớp)
- GV yêu cầu đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự tính giá trị của hai biểu thức (a+b) + c và a + (b+c) trong từng trường hợp.
- GV cho HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV hỏi : 
+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a+b) + c với giá trị của biểu thức a + (b+c) khi a = 25 ; b = 6,8 ; c = 12.
+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a+b) + c với giá trị của biểu thức a + (b+c) khi a = 1,34 ; b= 0,52 ; c= 4
+ Vậy giá trị của biểu thức (a+b) + c như thế nào so với giá trị của biểu thức a + (b+c) khi ta thay các chữ bằng cùng một bộ số ?
- GV viết lên bảng :
(a+b) + c = a + (b+c)
- GV hỏi : Em đã gặp biểu thức trên khi học tính chất nào của phép cộng các số tự nhiên.
- Em hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên.
- GV hỏi : Theo em, phép cộng các số thập phân có tính chất kết hợp không, vì sao ?
- GV yêu cầu HS nêu tính chất kếp hợp của phép cộng.
Bài 3( nhóm)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- HS nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính và kết quả tính.
- HS : Dấu phẩy ở kết quả phải thẳng hàng với các dấu phẩy ở các số hạng.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài bạn làm bài đúng/sai.
Nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- HS trả lời :
+ Giá trị của hai biểu thức đều bằng 10,5.
+ Giá trị của hai biểu thức đều bằng 5,86.
+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
- HS theo dõi thao tác của GV.
- Khi đọc tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên ta có :
(a+b) + c = a + (b+c)
- 1 HS phát biểu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS trao đổi và nêu : Phép cộng các số thập phân cũng có tính chất kết hợp, vì ở bài toán trên ta thấy khi ta cộng một tổng hai số với số thứ ba hay cộng số thứ nhất với tổng hai số còn lại đều cho cùng một kết quả.
- HS nêu như trong SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, sau đó 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 12,7 + 5,89 + 1,3 b) 38,6 + 2,09 + 7,91(T. chuẩn)
 = 12,7 + 1,3 + 5,89 = 38,6 + (2,09 + 7,91)
 = 14 + 5,89 = 38,6 + 10
 = 19,89 = 48,6
(Sử dụng tính chất giao hoán) (Sử dụng tính chất kết hợp) 
c) 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2 d) 7,34 + 0,45 + 2,66 + 0,05(T.C)
 = (5,75 + 4,25) + (7,8 + 1,2) = (7,34 + 2,66) + (0,45 + 0,05)
 = 10 + 10 = 10 + 0,5
 = 20 = 10,5
(Sử dụng tính chất giao hoán) (Sử dụng tính chất kết hợp)
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu 4 HS vừa lên bảng giải thích cách làm của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò(5phút)
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm.
- HS nhận xét bài bạn làm.
- HS nêu như giải thích.
	===================================
Tập Làm Văn
	Bài 20: Kiểm tra tập làm văn
1 . Chớnh tả: nghe- viết
 Giỏo viờn đọc cho học sinh nghe viết 2 khổ thơ đầu bài thơ:
 Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trờn sụng Đà .	
(SGK t/v 5 tập 1 trang 69)
2. Tập làm văn. (20 phỳt) 
 Em hóy viết một bài văn tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
Hướn dẫn đỏnh giỏ cho điểm:
 Chớnh tả ( 5 điểm ) 
 Viết đỳng, đẹp, sạch bài viết được 5 điểm. 
 Viết đỳng, nhưng cũn tẩy xoỏ 1- 5 lỗi được 4 điểm.
 Viết chưa xong, cũn tẩy xoỏ 3 điểm. 
 Viết chưa xong, chữ xấu, khụng rừ chữ 1-2 điểm tuỳ theo mức độ.
 Tập làm văn ; (5 điểm )
 Viết đỳng nội dung yờu cầu của bài, chỡnh bầy sạch sẽ 5 điểm.
 Viết đỳng nội dung yờu cầu của bài, còn tẩy xoỏ nhỏ 4 điểm.
 Viết đỳng nội dung yờu cầu của bài, tẩy xoỏ nhiều 3 điểm. 
 Viết lủng củng, khụng thành cõu 1-2 điểm tuỳ theo mức độ. 
Hoạt động tập thể 
Tiết 10 .	SINH HOẠT LỚP
Mục tiờu : 
- Giỳp HS thấy được những ưu , nhược điểm của cỏc hoạt động trong tuần qua.Từ đú cú hướng giỏo dục cỏc em phấn đấu và khắc phục .
 B. Nhận xột cỏc mặt hoạt động trong tuần .
 I. Đạo đức :
- Nhỡn chung cỏc em đều ngoan , lễ phộp chào hỏi thầy cụ và người lớn tuổi . Trong lớp đoàn kết vơi bạn bố .
- Phờ bỡnh em : Thiên, Sơn hay mất trật tự trong lớp . 
 II. Học tập.
 - Lớp đi học đỳng giờ , đến lớp cú sự chuẩn bị bài tương đối tốt . Trong lớp chỳ ý nghe giảng , hăng hỏi phỏt biểu ý kiến xõy dựng bài .
 Vớ dụ : Quyên, Vừ, Hiệp, Dũng, Pâng, Thư, Cường ,.
 - Một số em ý thức học tập chưa cao , trong lớp chưa chỳ ý nghe giảng , cũn hay núi chuyện riờng , lười làm bài tập .
 Vớ dụ : Em Quang, Mai, Quỳnh, 
 III. TD- VS :
 - TD : Cỏc em tham gia đầy đủ , tập đỳng động tỏc .
 - VS : Vệ sinh trường lớp sạch sẽ , gọn gàng 
 - Phờ bỡnh một số em ăn quà vặt vứt giấy bỏnh kẹo ra sõn ( cấm HS đến trường mua quà và ăn quà vặt ) .
 - LĐ : cỏc em tham gia đầy đủ , hoàn thành cụng việc .
 IV. Phương hướng tuần 11:
Lớp duy trỡ sĩ số đầy đủ .
Đi học đỳng giờ .
Đến lớp phải học bài , làm bài đầy đủ , cú đủ đồ dựng học tập .
Đeo khăn quàng đầy đủ .
Thi đua học tập tốt đạt nhiều điểm cao .
Nộp đầy đủ cỏc khoản tiền .
================================================

Tài liệu đính kèm:

  • doc10.doc