Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 10 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 10 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản

 Dạy sáng

Tiết 1: Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

 I. Mục tiêu.

Giúp HS củng cố về

- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân

- So sánh số đo độ dài viết dưới dạng khác nhau

- Luyện giải toán có liên quan đến rút về đơn vị , hoặc tỉ số

 II. Chuẩn bị:

- Vở bài tập.

 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

1. Ổn định.

2. Bài cũ:

- Hs lên bảng làm bài tập 3-4 (sgk)

3. Nội dung luyện tập

Bài 1: Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân, rồi đọc các số đó.

 - GV gọi HS nêu lại cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân .

 - Hs làm bảng con. Đọc lại các số thập phân vừa viết.

 ; ; ;

Bài 2: Hs nêu yêu cầu.

- Hs quan sát bài tập, thực hành chuyển đổi số thập phân và so sánh số thập phân và chọn kết quả.

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 10 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Ngày soạn: 6/11/2009
Ngày giảng: Thứ 2 ngày 9 tháng 11 năm 2009
 Dạy sáng
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
 I. Mục tiêu.
Giúp HS củng cố về
- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân
- So sánh số đo độ dài viết dưới dạng khác nhau
- Luyện giải toán có liên quan đến rút về đơn vị , hoặc tỉ số
 II. Chuẩn bị:
- Vở bài tập.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Ổn định.
2. Bài cũ: 
- Hs lên bảng làm bài tập 3-4 (sgk)
3. Nội dung luyện tập
Bài 1: Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân, rồi đọc các số đó. 
 - GV gọi HS nêu lại cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân .
 - Hs làm bảng con. Đọc lại các số thập phân vừa viết.
 ; ; ; 
Bài 2: Hs nêu yêu cầu.
- Hs quan sát bài tập, thực hành chuyển đổi số thập phân và so sánh số thập phân và chọn kết quả.
Bài 3: 
- GV cho HS tự làm bài 3 ở Vở bài tập (viết vào chỗ chấm).
- HS tự làm, sau đó một HS nêu cách làm và đọc kết quả bài tập 
4m85cm = 4,85m 72ha = 0,72km2
Bài 4: Hs nêu bài toán
- Hd hs giải bài toán theo 2 cách: rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số.
- Hs tự giải vào vở, 2hs lên bảng giải theo hai cách.
 IV. Dặn dò.Về nhà làm bài tập trong SGK
Tiết 2: Tiếng Việt:
 ÔN TẬP (T1)
 I- Mục tiêu
1. đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học: tốc độ khoảng 100 tiếng/phút: biết đọc diển cảm đoạn thơ đoạn văn: Thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ, hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ bài văn.
 	2. Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong ba chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.
 II - Đồ dùng dạy – học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần học sách Tiếng Việt 5, tập một (17 phiếu – gồm cả văn bản phổ biến khoa học, báo chí, kịch) để HS bóc thăm. Trong đó:
+ 11 phiếu – mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9: Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Nghìn năm văn hiến, Lòng dân, Những con sếu bằng giấy, Một chuyên gia máy xúc, Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai, Tác phẩm của Sin-le và tên phát xít, Những người bạn tốt, Kì diệu rừng xanh, Cái gì quý nhất? Đất Cà mau.
+ 6 phiếu – mỗi phiếu ghi tên bài tập đọc có yêu cầu HTl để HS bốc thăm thi đọc thuộc lòng cả bài hoặc đoạn văn, khổ thơ yêu thích: Thư gửi các HS , Sắc màu em yêu, Bài ca về trái đất; Ê-mi-li, conTiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà; Trước cổng trời.
 III- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 10: Ôn tập, củng cố kiên thức và kiểm tra kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS trong 9 tuần đầu học kì I.
- GV nêu MĐ, YC của tiết 1.
Hoạt động 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng(khoảng 1\4 số HS trong lớp)
 - GV căn cứ vào số HS trong lớp, phân phối thời gian hợp lí để mỗi HS đều có điểm. Cách kiểm tra như sau:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1-2 phút)
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừađọc, HS trả lơì.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
 Bài tập 2: Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9
- HS làm việc theo nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. mời 1-2 HS nhìn bảng, đọc lại kết quả:
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung
Việt Nam – Tổ quốc em
Sắc màu em yêu
Phạm Đình Ân
Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam.
Cánh chim hoà bình
Bài ca về trái đất
Định Hải
Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn trái đất bình yên, không có chiến tranh
Ê-mi-li, con
Tố Hữu
Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu trước Bộ Quốc Phòng Mĩ để phản đối cuọc chến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam.
Con người với thiên nhiên
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
Quang Huy
Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gí Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp.
Trước cổng trời
Nguyễn Đình ảnh
Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của một vùng cao.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học. 
Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
**************************
Tiết 3: Khoa học
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
 I- Mục tiêu
	- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ. 	
- Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.
 II- Đồ dùng dạy – học
- Hình trang 40,41 SGK 
- Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông
 III- Hoạt động dạy – học
1. Ổn định tổ chức.
2. Bài cũ:
- Nêu những điều cần lưu ý để phòng tránh bị xâm hại.
- Khi bị xâm hại em cần phải làm gì?
3. Bài mới.
Hoạt động 1: quan sát và thảo luận
Bước 1: Làm việc theo cặp
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 40 SGK, cùng phát hiện và chỉ ra những việc làm vi phạm của người tham gia giao thông trong từng hình; đồng thời tự đặt ra các câu hỏi để nêu được hậu quả có thể xảy ra của những sai phạm đó. Ví dụ:
Đốivới hình 1, HS hỏi và trả lời nhau theo gợi ý:
+ Hãy chỉ ra những việc làm vi phạm của người tham gia giao thông trng hình 1 (người đi bộ đi dưới lòng đường, trẻ em chơi dưới lòng đường.)
+ Tại sao có những việc làm vi phạm đó? (Hàng quán lấn chiếm vỉa hè).
+ Điều gì có thể xảy ra đối với những người đi bộ dưới lòng đường?
(Hoặc trong tình huống nào người đi bộ dưới lòng đường có thể bị nguy hiểm?)
câu hỏi có thể đặt ra đối với hình 2: Điều gì có thể xảy ra nếu có ý vượt đèn đỏ?
Câu hỏi có thể đặt ra đối với hình 3: Điều gì có thể xảy ra đối với những người đi xe đạp hàng 3?
Câu hỏi có thể đặt ra đối với hình 4: Điều gì có thể xảy ra đối với những người chở hàng cồng kềnh?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện một số cặp lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn trong cặp khác trả lời.
Kết luận:
Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ là do lỗi tại người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật Giao thông đường bộ.
Ví dụ:
- Vỉa hè bị lấn chiếm
- Người đi bộ hay đi xe không đi đúng phần đường quy định.
- Đi xe đạp hàng 3
- Các xe chở hàng cồng kềnh
Hoạt động 2: quan sát và thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo cặp
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình 5, 6, 7 trang 41 SGK và phát hiện những việc cần làm đối với người tham gia giao thông được thể hiện qua hình.
Ví dụ: 
+Hình 5: Thể hiện việc HS được học về Luật Giao thông đừơng bộ.
+ Hình 6: Một bạn hS đi xe đạp sát lề đường bên phải và có đội mũ bảo hiểm.
+ Hình 7: Những người đi xe máy đi đúng phần đường quy định.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số HS trình bày kết quả thảo luận theo cặp
- Tiếp theo, GV yêu cầu mỗi HS nêu ra một biện pháp an toàn giao thông GV ghi lại các ý kiến lên bảng và tóm tắt, kết luận chung.
4. Củng cố,dặn dò:
	- Hs nêu lại các nội dung đã học.
	- Hs liên hệ bản thân đã thực hiện luật giao thông đường bộ như thế nào?
	- Dặn dò hs thực hiện tốt luật giao thông đường bộ khi qua đường.
**********************
Tiết 4: Hoạt động ngoài giờ
GDPTTNBM: CHÚNG TA CÓ THỂ SỐNG AN TOÀN (T1)
 I. Mục tiêu
- Hs hiểu được rằng chúng ta có thể sống an toàn với môi trường xung quanh nếu biết cách phòng tránh tai nạn.
- Giáo dục hs kĩ năng phòng tránh tai nạn bom mìn.
 II. Đồ dùng dạy học:
Sách hs.
 III. Các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Những nguyên nhân gây tai nạn bom mìn.
- Hs làm việc cá nhân, sau đó trao đổi với bạn và trình bày kết quả hoạt động.
- Gv kết luận đưa ra đáp án đúng.
? Ngoài những nguyên nhân trên, các em còn biết những nguyên nhân nào khác?
Gv chốt lại:
+ Không tắm trong đầm nước là hố bom cũ.
+ Không nên ném đã vào vật nghi ngờ là bom mìn.
+ Không tìm kiếm phế liệu từ bom mìn, vật liệu chưa nổ.
+không đứng xem người lớn cưa bom đạn. Hãy tránh xa và báo cho người khác biết.
+ Không đốt lửa sát mặt đất.
+ Không đi vào khu vự có biển báo nguy hiểm.
* Hoạt động 2: Việc làm nào đúng, việc làm nào sai?
- Hs làm việc cá nhân, điền đúng, sai vào sách học bằng bút chì.
- Một vài hs nêu kết quả.
- Gv lưu ý hs: khi nhìn thấy bom mìn và vật liệu chưa nổ thì báo cho người lớn biết là đúng nhưng không báo cho người làm nghề tìm phế liệu.
* Hoạt động 3: Đọc chuyện: Đi chăn trâu.
- Hs đọc thầm bài: Đi chăn trâu. 
- Gv nêu câu hỏi ở shs cho hs trả lời:
- Gv kết luận: Bãi hoang và bụi rậm là những nơi thường có bom mìn và vật liệu chưa nổ. Vì vậy, các em không nên vào những nơi đó. Giữa tài sản và sự an toàn của con người thì sự an toàn của con người là quan trọng hơn.Con người có thể làm ra của cải nhưng của cải không thể làm ra con người.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn dò hs về nhà ôn lại nội dung bài, thực hiện cac biện pháp phòng tránh tai nạn bom mìn.
Ngày soạn: 7/11/2009
Ngày giảng: Thứ ba ngày 10/11/2009
 Dạy chiều
Tiết 1: Luyện toán
ÔN TẬP
 I. Mục tiêu.
- Ôn tập củng cố các kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo, chuyển đổi các đơn vị đo thành số thập phân.
- Luyện kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số.
- Giáo dục hs tính cẩn thận, chính xác.
 II. Chuẩn bị : Nội dung bài tập
 III. Lên lớp.
1. Ổn định tổ chức.
2. Hướng dẫn hs làm các bài tập
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Hs làm vào vở bài tập và nêu kết quả.
1km = ...m 1km2 = ...ha 255 tạ = ...kg
15000m = ..km 800000m2 = ...ha 15 tấn = ...kg
Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- Hs làm bài tập vào vở và nêu kết quả.
5km310m = ...km 8kg35g = kg 10 km2 = ...m2
35m25cm = ...m 4tạ70kg = ...tạ 5,455ha = ...m2
Bài 3: Giải bài toán sau:
- Một đội công nhân 8 người sửa xong một đoạn đường trong 12 ngày. Biết mức làm của mọi người như nhau.
Nếu đội công nhân đó có 12 người thì sửa xong đoạn đường đó trong mấy ngày?
Muốn sửa xong đoạn đường đó trong 6 ngày thì cần bao nhiêu công nhân?
- Hs đọc đề toán và tóm tắt vào giấy nháp.
- 1 hs lên bảng tóm tắt:
Tóm tắt: 
 	8 người : 12 ngày
a. 12 người:...ngày?
b. 6 ngày :...người?
- Hd giải cho hs.
- Hs giải vào vở.
Bài giải:
a. Một người sửa xong đoạn đường đó với số ngày là:
12 x 8=96 (ngày)
12 người sửa xong đoạn đường đó với số ngày là:
96 : 12 = 8 (ngày)
b. Để sửa xong đoạn đường đó trong 6 ngày thì cần số người là:
96 : 6 = 16(người)
Đáp số: a. 8 ngày
	 b. 16 người
- Chấm chữa bài, nhận xét.
3. Tổng kết, dặn dò.
****************************
Tiết 3: Luyện vi ...  hạn hẹp,..
*Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 	-Yêu cầu những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc. Các nhóm tiếp tục chuẩn bị trang phục đơn giản để diễn một trong 2 đoạn của vở kịch Lòng dân, tham gia trò chơi Màn kịch hay, diễn viên giỏi trong tiết ôn tập tới.
***************************
Tiết 3: Tập đọc
ÔN TẬP TIẾT 5
 I/Mục tiêu 
-Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở tiết 1.
-Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp.
 II/Chuẩn bị : 
- Phiếu viết tên bài 
- Một số trang phục ,đạo cụ đơn giản để diễn vở kịch lòng dân
 III/ Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu của tiết học 
2. Kiểm tra 
-Tập đọc và học thuộc lòng : Tiến hành như tiết 1 
3. Bài tập 2 :
- HS nêu tính cách một số nhân vật 
- Phân vai để diễn 1-2 đoạn 
GV cho hs đọc thầm vở kịch lòng dân , phát biểu ý kiến về tính cách của từng nhân vật trong vở kịch .
Diễn 1 trong 2 đoạn của vở kịch Lòng dân
Cả lớp bình chọn nhóm diễn kịch hay nhất .
 IV/ Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học , về nhà tập lại kịch để diễn văn nghệ trong đợt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.
*****************************
Tiết 4: Đạo đức
Đ/c Hoàng soạn
****************************
Tiết 5: Thể dục
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI: AI NHANH VÀ KHÉO HƠN
 I. Mục tiêu:
	- Ôn các động tác đã học. Học sinh học động tác vặn mình của bài thể dục phát triển chung, thực hiện cơ bản đúng động tác. 
- Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn” chơi đúng luật và tự giác tích cực.
 II. Địa điểm và phương tiện:
 Sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập.
- 1 chiếc còi, bóng , kẻ sân chơi trò chơi.
 III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Mở đầu ( 6 – 10 phút )
Hs tập hợp 2 hàng dọc.GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 - 2 phút. 
HS khởi động chạy thành một hàng dọc quanh sân tập, xoay khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai hông: 2- 3 phút.
 Cả lớp chơi trò chơi khởi động : “ Đứng ngồi theo hiệu lệnh” 1 – 2 phút.
Hoạt động 2: Ôn động tác vươn thở , tay và chân : 3 –4 phút
- HS ôn tập 1 - 2 lần, mỗi lần 2x8 nhịp. Lần đầu GV làm mẫu và hô nhịp. Những lần sau, cán sự vừa làm mẫu vùa hô nhịp cho cả lớp tập, GV sửa sai cho HS, nhịp nào nhiều HS sai thì GV ra hiệu cho cán sự ngừng hô nhịp để sửa rồi mới tiếp tục cho tập tiếp.
Hoạt động 3: Học động tác văn mình: 8 – 10 phút 
- Tập 3 – 4 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
- GV nêu tên động tác, sau đó vừa làm mẫu vừa phân tích kĩ thuật động tác cho HS tập theo ( GV đứng cùng chiều với HS). Lần đầu thực hiện chậm từng nhịp để HS nắm được phương hướng và biên độ động tác. Lần tiếp theo, GV hô nhịp chậm cho HS tập, sau mỗi lần tập GV nhận xét, uốn nắn sửa động tác sai rồi mới cho tập tiếp. GV nhắc nhở HS ở nhịp 1,3 chân bước rộng hơn hoặc bằng vai, căng ngực, hai tay thẳng, ngẩng cao đầu. ở nhịp 2, 6 khi quay 90 độ thân thẳng, bàn tay ngửa. Khi quay thân cần phối hợp giữa thân và tay sao cho khi quay thân xong tay vẫn ở tư thế dang ngang.
 Hoạt động 4 : Ôn 4 động tác thể dục đã học: 4 – 5 phút
- GV chia nhóm để HS tự điều khiển ôn luyện theo 4 tổ học tập. Tập 3 – 4 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp
Báo cáo kết quả tập luyện: Mỗi nhóm 1 lần, mỗi động tác 2x8 nhịp.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn” : 4 phút
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi vòng tròn, giải thích cách chơi và qui định chơi. HS chơi thử 1 lần, GV nhận xét và nhắc nhở rồi cho HS chơi chính thức, ở mỗi lần chơi GV cho HS thi đua để tạo không khí hứng thú khi chơi. Những người thua cuộc phải nhảy lò cò xung quanh các bạn thắng cuộc.
Hoạt động 4: Kết thúc : 4-6 phút
- HS thực hiện một số động tác thả lỏng: 1-2 phút
GV cùng HS hệ thống lại bài vừa học: 1-2 phút.
GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà: Ôn 4 động tác của bài thể dục đã học, ghi lại cách chơi của trò chơi “ Ai nhanh và khéo hơn”: 1– 2 phút.
Ngày soạn: 11 / 11 / 2009
Giảng: Thứ 6 ngày 13 /11 / 2009
Tiết 1:Toán:
TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
 I. Mục tiêu :
-Biết tính tổng nhiều số thập phân.
-Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân
-Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự tính tổng nhiều số thập phân. 
a. - GV nêu ví dụ (như SGK) rồi viết ở trên bảng một tổng các số thập phân:
 27,5 + 36,75 + 14,5 = ? (l)
- Hướng dẫn HS:
Tự đặt tính (viết lần lượt các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau).
Tự tính (cộng từ phải sang trái như cộng các số tự nhiên, viết dấu phẩy của tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng).
- GV gọi HS nêu bài toán rồi tự giải và chữa bài (như SGK).
 Hoạt động 2: Thực hành. 
GV hướng dẫn HS tự làm các bài tập rồi chữa bài.
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài
- Khi chữa bài, GV nên khuyến khích HS nêu cách tính tổng nhiều số thập phân
Bài 2: Hướng dẫn HS tính ( a + b ) + c và a + ( b + c ) 
 - So sánh và rút ra nhận xét: Phép cộng các số thập phân có tính chất kết hợp.
 - Hs nêu tính chất kết hợp của phép cộng: Khi cộng một tổng hai số với một số thứ 3, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại.
(a+b)+c=a+(b+c)
Bài 3: HS tự làm bài rồi chữa bài
Sau khi chữa bài, GV gọi vài HS nêu cách làm : Bài tập đã sử dụng tính chất nào của phếp cộng để làm ? ( giao hoán , kết hợp )
III. Dặn dò : 
Hs nhắc lại cách thực hiện cộng tổng nhiều số, tính chất kết hợp, tính chất giao hoán của phép cộng.
Về làm bài tập trong SGK
*******************************
Tiết 2: Luyện từ và câu
KIỂM TRA ĐỌC - HIỂU
(Kt theo đề của cm trường)
*******************************
Tiết 3: Tập làm văn
ÔN TẬP TIẾT 8
(Kt theo đề của cm trường)
*******************************
Tiết 4: Địa lý:
NÔNG NGHIỆP
 I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm nỗi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta:.
- Biết nước ta trồng nhiều loại cây,trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.
- Nhận xét trên bản đồ vùng phan bố của một số loại cây trồng,vật nuôi chính ở nước ta (Lúa gạo,cà phê,cao su,chè trâu, bò,lợn).
- Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp: lúa gạo ở đồng bầng,cây công nghiệp ở vùng núi,cao nguyên; trâu, bò ở vùng núi,gia cầm ở đồng bằng. 
 II. Đồ dùng dạy học
Lược đồ nông nghiệp Việt Nam.
Các hình minh hoạ trong SGK.
Phiếu học tập của HS.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Ổn định tổ chức.
Bài cũ
Hs lên trả lời các câu hỏi sau:
? Nước ta có bao nhiêu dân tộc? 
?Dân tộc nào có số dân đông nhất, phân bố chủ yếu ở đâu? 
?Các dân tộc ít người sống ở đâu?
- Nhận xét.
3 Bài mới.
	Hoạt động 1: Vai trò của ngành trồng trọt.
	- GV treo lược đồ nông nghiệp Việt Nam và yêu cầu HS nêu tên, tác dụng của lược đồ.
	- GV hỏi:
	+ Nhìn trên lược đồ em thấy số kí hiệu của cây trồng chiếm nhiều hơn hay số kí hiệu con vật chiếm nhiều hơn?
	- Từ đó em rút ra điều gì về vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp?
	- GV nêu kết luận: Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nền nông nghiệp nước ta. Trồng trọt nước ta phát triển mạnh hơn chăn nuôi, chăn nuôi đang được chú ý phát triển.
	Hoạt động 2: Các loại cây và đặc điểm chính của cây trồng Việt Nam
	- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành phiếu thảo luận dưới đây
Phiếu học tập
Nhóm:......................
Quan sát lược đồ nông nghiệp Việt Nam và thảo luận để hoàn thành các bài tập sau:
1. Kể tên các loại cây trồng chủ yếu ở Việt Nam:	
.............................................................................................................
2. Cây được trồng nhiều nhất là:................. 
	- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
	- GV mời đại diện HS báo cáo kết quả.
 - GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS nếu cần.
	- GV kết luận: Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nước ta trồng được nhiều loại cây, tập trung chủ yếu là các cây xứ nóng. Lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất ở nước ta, cây ăn quả và cây công nghiệp cũng đang được chú ý phát triển.
	Hoạt động 2: Giá trị của lúa gạo và các cây công nghiệp lâu năm
	- GV tổ chức cho HS cả lớp trao đổi về các vấn đề sau:
	+ Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng?
	+ Em biết gì về tình hình xuất khẩu lúa gạo của nước ta?
GV nêu: Nước ta được xếp vào các nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới (thường xuyên đứng thứ 2, năm 2005 đứng thứ 2 sau Thai Lan) +GV hỏi: Vì sao nước ta trồng nhiều cây lúa gạo nhất và trở thành nước xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới? (Nhắc HS nhớ lại kiến thức đã học về các vùng đồng bằng nước ta trong chương trình lớp 4).
	+ Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng núi, cao nguyên?
	+ Em biết gì về giá trị xuất khẩu của những loại cây này?
	+ Với những loại cây có thế mạnh như trên, ngành trồng trọt giữ vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp của nước ta.
	Hoạt động 3: Sự phân bố cây trồng ở nước ta
	- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát lược đồ nông nghiệp Việt Nam và tập trình bày sự phân bố các loại cây trồng của Việt Nam.
Gợi ý cách trình bày: Nêu tên cây; nêu và chỉ vùng phân bố của cây đó trên lược đồ; có thể giải thích lí do vì sao cây được trồng nhiều ở vùng đó
	- GV tổ chức cho HS thi trình bày về sự phân bố các loại cây trồng ở nước ta (có thể yêu cầu HS trình bày các loại cây chính hoặc chỉ nêu về một cây).
	- GV kết luận:
	+ Cây lúa được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng, nhiều nhất là đồng bằng Nam Bộ
	+ Cây công nghiệp lâu năm trồng nhiều ở vùng núi. Câu chè trồng nhiều ở miền núi phía Bắc. Cây cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên.
	+ Cây ăn quả trồng nhiều ở đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, miền núi phía Bắc.
	Hoạt động 4: Ngành chăn nuôi ở nước ta
	- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp để giải quyết các câu hỏi sau:
	+ Kể tên một số vật nuôi ở nước ta?
	+ Trâu, bò, lợn được nuôi chủ yếu ở vùng nào?
	+ Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc.
	- GV gọi HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
	- GV sửa chữa câu trả lời của HS, sau đó giảng lại về ngành chăn nuôi theo sơ đồ các điều kiện để ngành chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc.
	4. Củng cố, dặn dò
	- Nếu còn thời gian, GV tổ chức cho HS thi ghép kí hiệu các cây trồng, vật nuôi vào lược đồ.
	- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL5 T10.doc