Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 11

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 11

I.Mục tiêu

 - Biết tính tổng nhiều số thập phân.

 - Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.

 - Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.

 - Giáo dục HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bảng số của bài tập 2.

- HTTC : nhóm, cá nhân, lớp.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 42 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1072Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
 Ngày soạn: 13-11 Ngày dạy T2 : 15-11-2010
Chào cờ đầu tuần
Toán .
Tiết 50 : Tổng nhiều số thập phân
i.mục tiêu
 - Biết tính tổng nhiều số thập phân. 
 - Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
 - Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học. 
ii. đồ dùng dạy học
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bảng số của bài tập 2.
- HTTC : nhóm, cá nhân, lớp.
iii. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ(5phút)
- GV gọi 1 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy học bài mới(30phút)
3.1.Giới thiệu bài
- GV : Trong tiết học này chúng ta sẽ dựa vào cách tính tổng hai số thập phân để tính tổng nhiều số thập phân, sau đó tìm hiểu về tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân để tính giá trị biểu thức theo cách thuận tiện.
3.2.Hướng dẫn tính tổng nhiều số thập phân.
a) Ví dụ :
- GV nêu bài toán : Có ba thùng đựng dầu, thùng thứ nhất có 27,5l thùng thứ hai có 36,75l , thùng thứ ba có 14,5l. Hỏi cả ba thùng có bao nhiêu lít dâù ?
- GV hỏi : Làm thế nào để tính số lít dầu trong cả ba thùng ?
- GV nêu : Dựa vào cách tính tổng hai số thập phân, em hãy suy nghĩ và tìm cách tính tổng ba số 27,5 + 36,75 + 14,5.
- GV gọi 1 HS thực hiện cộng đúng lên bảng làm bài và yêu cầu HS cả lớp theo dõi.
- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình.
- GV nhận xét và nêu lại : Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân.
- GV yêu cầu HS cả lớp cùng đặt tính và thực hiện lại phép tính trên.
b) Bài toán
- GV nêu bài toán : Người ta uốn sợi dây thép thành hình tam giác có độ dài các cạnh là : 8,7dm ; 6,25dm ; 10dm. Tình chu vi của hình tam giác đó.
- GV hỏi : Em hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác.
- GV yêu cầu HS giải bài toán trên.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó hỏi : Em hãy nêu cách tính tổng 8,7 + 6,25 + 10 .
- GV nhận xét.
3.3.Luyện tập thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính tổng các số thập phân.
-Lớp hát
- 1 HS lên bảng thực hịên yêu cầu.
* Tìm số trung bình cộng của 254,55 và 185,45 .
( 254,55 + 185,45) : 2 = 220 . Vậy số TBC của số 254,55 và 185,45 là 220 .
- HS nghe.
- HS nghe và tóm tắt, phân tích bài toán ví dụ.
- HS nêu : Tính tổng 37,5 + 36,75 + 14,5.
- HS trao đổi với nhau và cùng tính :
27,5
 + 36,75
 14,5
 78,75 
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS vừa lên bảng nêu, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến để thống nhất :
* Đặt tính sao cho các dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.
* Cộng như cộng với các số tự nhiên.
* Viết dấu phẩy vảo tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
- HS nghe và phân tích bài toán.
- HS : Muốn tính chu vi hình tam giác ta tính tổng độ dài các cạnh.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Chu vi của hình tam giác là :
8,7 + 6,25 + 10 = 24,95
Đáp số : 24,95 dm
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 N1 : a) N2: b) c) Trên chuẩn d) T.C 
 5,27 6,4 20,08 0,75
 +14,35 + 18,36 + 32,91 + 0,08
 9,25 52 7,15 0,8
 28,87 76,76 60,14 1,63 
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV chữa bài, sau đó hỏi : Khi viết dấu phẩy ở kết quả chúng ta phải chú ý điều gì?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV yêu cầu đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự tính giá trị của hai biểu thức (a+b) + c và a + (b+c) trong từng trường hợp.
- GV cho HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV hỏi : 
+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a+b) + c với giá trị của biểu thức a + (b+c) khi a = 25 ; b = 6,8 ; c = 12.
+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a+b) + c với giá trị của biểu thức a + (b+c) khi a = 1,34 ; b= 0,52 ; c= 4
+ Vậy giá trị của biểu thức (a+b) + c như thế nào so với giá trị của biểu thức a + (b+c) khi ta thay các chữ bằng cùng một bộ số ?
- GV viết lên bảng :
(a+b) + c = a + (b+c)
- GV hỏi : Em đã gặp biểu thức trên khi học tính chất nào của phép cộng các số tự nhiên.
- Em hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên.
- GV hỏi : Theo em, phép cộng các số thập phân có tính chất kết hợp không, vì sao ?
- GV yêu cầu HS nêu tính chất kếp hợp của phép cộng.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- HS nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính và kết quả tính.
- HS : Dấu phẩy ở kết quả phải thẳng hàng với các dấu phẩy ở các số hạng.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài bạn làm bài đúng/sai.
Nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- HS trả lời :
+ Giá trị của hai biểu thức đều bằng 10,5.
+ Giá trị của hai biểu thức đều bằng 5,86.
+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
- HS theo dõi thao tác của GV.
- Khi đọc tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên ta có :
(a+b) + c = a + (b+c)
- 1 HS phát biểu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS trao đổi và nêu : Phép cộng các số thập phân cũng có tính chất kết hợp, vì ở bài toán trên ta thấy khi ta cộng một tổng hai số với số thứ ba hay cộng số thứ nhất với tổng hai số còn lại đều cho cùng một kết quả.
- HS nêu như trong SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, sau đó 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 12,7 + 5,89 + 1,3 b) 38,6 + 2,09 + 7,91(T. chuẩn)
 = 12,7 + 1,3 + 5,89 = 38,6 + (2,09 + 7,91)
 = 14 + 5,89 = 38,6 + 10
 = 19,89 = 48,6
(Sử dụng tính chất giao hoán) (Sử dụng tính chất kết hợp) 
c) 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2 d) 7,34 + 0,45 + 2,66 + 0,05(T.C)
 = (5,75 + 4,25) + (7,8 + 1,2) = (7,34 + 2,66) + (0,45 + 0,05)
 = 10 + 10 = 10 + 0,5
 = 20 = 10,5
(Sử dụng tính chất giao hoán) (Sử dụng tính chất kết hợp)
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu 4 HS vừa lên bảng giải thích cách làm của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố 
-Muốn tính tổng nhiều số thập phân ta làm thế nào?
5.Dặn dò
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm.
- HS nhận xét bài bạn làm.
- HS nêu như giải thích.
-HS nêu
Tập đọc .
Bài 21: Chuyện một khu vườn nhỏ( T.102)
Theo Văn Long
 I. Mục tiêu
 - Đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên(bé Thu); giọng hiền từ( người ông).
 - Hiểu nội dung: tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu ( trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
 - Giáo dục HS yêu quý thiên nhiên . 
 II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. tranh ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng trong các ngôi nhà ở thành phố
Bảng phụ.
HTTC : nhóm , cá nhân, lớp. 
 III. các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
 1. Giới thiệu chủ điểm
- GV giới thiệu tranh minh hoạ và chủ điểm Giữ lấy màu xanh 
- Bài học đầu tiên - chuyện một khu vườn nhỏ- kể về một mảnh vườn trên tầng gác của một ngôi nhà giữa phố.
 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu nội dung bài
 a) Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài (Đọc giọng nhẹ nhàng; giọng bé Thu : hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông : hiền từ, chậm rãi.)
- Gọi HS chia đoạn: bài chia 3 đoạn
- HS đọc nối tiếp lần 1
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm
- Gọi HS nêu từ khó 
- Gọi HS đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp lần 2
- HD đọc câu, đoạn dài khó đọc 
- HS nêu chú giải
- HS luyện đọc theo nhúm 3(3p) 
- Gọi 2 nhóm hS đọc .
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV nhận xét . 
 b) Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm đoạn và câu hỏi 
- HS đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi
H: Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
H; Mỗi loài cây ở ban công nhà bé Thu có đặc điẻm gì nổi bật?
Ghi:
+ cây quỳnh
+ Hoa ti-gôn
+ Cây hoa giấy
+ Cây đa ấn độ
H: Bạn Thu chưa vui vì điều gì?
 H: Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
Em hiểu: " Đất lành chim đậu" là thế nào?
GV: loài chim chỉ đến sinh sống và làm tổ hát ca ở nhỡng nơi có cây cối có sự bình yên, môi trường thiên nhiên sạch đẹp. Nơi ấy không nhất thiết phải là khu rừng , một công viên hay một cánh đồng , một khu vườn lớn mà có khi chỉ là một mảnh vườn nhỏ trên ban công ...Nếu mỗi gia đình đều yêu thiên nhiên, cây hoa chim chóc...
 H: Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu?
H: Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
H: Em hãy nêu nội dung bài?
GV ghi nội dung bài
 c) Đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 
- Tổ chức HS đọc diễn cảm đoạn 3
+ treo bảng phụ có đoạn 3( Một sớm chủ nhật  hả cháu )
+ GV đọc mẫu
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp(3p)
- HS thi đọc
- GV nhận xét bình chọn và ghi điểm
 4. Củng cố 
* Liên hệ :
- Nhà em có vườn không ? trong vườn nhà em có những loại cây gì ?
- Em có yêu vườn không ? vì sao ?
- Nhắc lại nội dung bài
5.Dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
-HS hát
- HS nghe
- Lớp đọc thầm toàn bài
* Đoạn 1 : Bé Thu rất khoái  từng loài cây .
* Đoạn 2 : Cây quỳnh lá dày  không phải là vườn.
* Đoạn 3 : Một sớm chủ nhật  hả cháu?
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS nêu từ khó: Leo trèo, lá nâu, săm soi, khoái
- HS đọc 
- 3 HS đọc nối tiếp
* - Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ !
Ông nói hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa :
 - ừ đúng rồi ! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu ?
-2 HS nêu chú giải
- HS đọc cho nhau nghe
- 2 nhóm HS thi đọc đọc 
- Lớp đọc thầm bài và câu hỏi
- 1 HS đọc câu hỏi
+ Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công 
+ cây quỳnh lá dày, giữ được nước. cây hoa ti- gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậynhư những vòi voi bé xíu. Cây đa ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những cái lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra những búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng
+ Thu chưa vui vì bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.
+ vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn 
+ Đất lành chim đậu có nghĩa là nơi tốt đẹp thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống làm ăn
+ Hai ông cháu rất yêu thiên nhiên cây cối, chim chóc. hai ông cháu chăm sóc cho từng loài cây rất tỉ mỉ.
+ Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh mình.
* ý nghĩa: Bài văn nói lên tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu bé Thu. 
-3 HS đọc nối tiếp bài, lớp theo dõi tìm giọng đọc hay.
- Hs nêu từ nhấn giọng: Hé mây, xanh biếc, săm soi, mổ mổ, thản nhiên rỉa cánh, líu ríu, vội, có chim về đậu, vườn, cầu viện, 
- HS đọc theo cặp
- Tổ chức HS thi ... ệu : Trong tiết học này chúng ta cùng làm một số bài tập luyện tập về các phép tính cộng trừ, với số thập phân.
 3.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(nhóm đôi)
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính với phần a,b.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
-Lớp hát
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
* Đặt tính rồi tính :
a. 70,64 – 26,8 = 43,84
b. 81 - 8,89 = 72,11
- HS nghe.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 605,26 + 217,3 = 822,56
b) 800,56 – 384,48 = 416,08
c) 16,39 + 5,25 – 10,3
= 2,64 – 10,3 = 11,34
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 x – 5,2 = 1,9 +3,8 x + 2,7 = 8,7 + 4,9 
 x – 5,2 = 5,7 x + 2,7 = 13,6 
 x = 5,7 + 5,2 x = 13,6 – 2,7 
 x = 10,9 x = 10,9 
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó gọi HS nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc và nêu đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
- 1 HS nêu trước lớp : Tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 12,45 + 6,98 + 7,55 b) 42,37 + 28,73 – 11,27
 = 12,45 + 7,55 + 6,98 = 42,37 – (28,73 + 11,27)
 = 20 + 6,98 = 42,73 – 40
 = 26,98 = 2,73
- GV goị HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV hỏi 2 HS vừa lên bảng làm bài :
Em đã áp dụng tính chất nào trong bài làm của mình, hãy giải thích rõ cách áp dụng của em.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4( trên chuẩn)
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự giải bài toán.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5 (trên chuẩn)
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- 1 HS chữa bài của bạn.
- HS lần lượt nêu :
a) áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng.
b) áp dụng quy tắc một số trừ đI một tổng.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Giờ thứ hai người đó đi được quãng đường dài là :
13,25 – 1,5 = 11,75 (km)
Trong hai giờ đầu người đó đI được quãng đường dài là :
13,25 + 11,75 = 25 (km)
Giờ thứ ba người đó đi được quãng đường dài là :
36 – 25 = 11km
 Đáp số : 11km
- 1 HS chữa bài của bạn, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- HS có thể Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ hoặc bằng lời.
Tóm tắt : Tóm tắt :
 8 I + II + II = 8
 I I I I I + II = 4,7 
 II + III = 5,5 
 4,7 5,5 I = ?
 II = ?
 III = ?
- GV yêu cầu HS trao đổi với nhau để tìm cách giảI bài toán.
- GV gọi HS trình bày cách làm của mình trước lớp.
- GV yêu cầu HS trình bày lời giảI bài toán.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố 
-Muốn cộng trừ các số thập phân ta làm thế nào?
5.Dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS thảo luận theo cặp.
- 1 đến 2 HS trình bày, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
- HS trình bày lời giảI bài toán vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp.
Bài giải
Số thứ nhất là :
8 – 4,7 = 3,3
Số thứ hai là :
8 – 5,5 = 2,5
Số thứ ba là :
4,7 – 2,5 = 2,2
Đáp số :
2,5 ; 2,2 ; 3,3
-HS nêu
Tập làm văn
Bài 21: Trả bài văn tả cảnh
I. Mục tiêu
 - Biết rút kinh nghiệm bài văn( bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
 - Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
 II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, hình ảnh... cần chữa chung cho cả lớp.
HTTC : Cỏ nhõn, lớp, nhúm .
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
A. Nhận xét chung bài làm của HS
- Gọi HS đọc lại đề bài tập làm văn
GV: Đây là bài văn tả cảnh. Trong bài văn các em miêu tả cảnh vật là bài chính, cần lưu ý để tránh nhầm sang văn tả người hoặc tả cảnh sinh hoạt.
- Nhận xét chung
Ưu điểm:
+ HS hiểu đề
+ Bố cục của bài văn
+ Trình tự miêu tả
+ Diễn đạt câu, ý
+ Dùng từ láy, hình ảnh, âm thanh để làm nổi bật lên đặc điểm của cảnh vật
+ Thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của cảnh vật, có bộc lộ cảm xúc của mình trong từng đoạn văn
+ Lỗi chính tả: GV nêu tên các HS viết bài tốt, lời văn hay...
Nhược: Lỗi điển hình về ý, dùng từ đặt câu cách trình bày bài văn, lỗi chính tả
 Viết lên bảng các lỗi điển hình 
- Yêu cầu HS thảo luận phát hiện ra và cách sửa
- Trả bài cho HS
 2. Hướng dẫn chữa bài
- Gọi HS đọc 1 bài
- Yêu cầu HS tự nhận xét, chữa lỗi
H; Bài văn nên tả theo trình tự nào là hợp lí nhất?
H: mở bài theo kiểu nào để hấp dẫn
H: Thân bài cần tả những gì?
H: Phần kết bài nên viết như thế nào?
- Gọi các nhóm trình bày
- GV nhận xét
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Đọc cho HS nghe những đoạn văn hay
- gọi 3 HS đọc bài văn của mình
- Yêu cầu HS tự viết lại đoạn văn
- Gọi HS đọc lại đoạn văn vừa viết
- Nhận xét em viết tốt
 4. Củng cố 
Thế nào là văn tả cảnh?
5.Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS đọc lại bài văn ghi nhớ các lỗi 
Lớp hát
-2 HS lên bảng
- HS đọc
- Lớp nghe .
- HS thảo luận
- 1 HS đọc bài
HS nêu
- HS trình bày
- HS đọc
- 3 hS đọc bài của mình
- HS viết bài
- HS đọc bài vừa viết
-HS nêu
Luyện từ và câu.
Bài 22: Quan hệ từ
 I. Mục tiêu
 - Bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ( ND ghi nhớ); nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn(BT1, mục III); xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu(BT2); biết đặt câu với quan hệ từ(BT3).
 - HS khá, giỏi đặt được câu với các quan hệ từ nêu ở BT3.
 - Giỏo dục HS yờu thớch mụn học .
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng lớp viết sẵn các câu văn ở phần nhận xét
 - BT 2, 3 phần luyện tập viết sẵn vào bảng phụ.
 - HTTC : nhúm, cỏ nhõn, lớp .
 III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có đại từ xưng hô
- Nêu ghi nhớ?
- GV nhận xét ghi điểm
 3. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu bài 
 2. Tìm hiểu ví dụ
 Bài 1
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp
H; từ in đậm nối những từ ngữ nào trong câu
Quan hệ mà từ in đậm biểu diễn quan hệ gì?
- gọi HS trả lời
- GV nhận xét KL 
a) Rừng say ngây và ấm nóng.
b) Tiếng hót dìu dặt của hoạ mi...
c) không đơm đặc như hoa đào nhưng cành mai...
KL: Những từ in đậm trong các ví dụ trên được dùng để nối các từ trong một câu hoặc nối các từ trong một câu hoặc nối các câu với nhau làm người đọc, người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý nghĩa các câu . các từ ấy được gọi là quan hệ từ.
H: quan hệ từ là gì?
Quan hệ từ có tác dụng gì?
Bài 2
- Cách tiến hành như bài 1
- Gọi HS trả lời Gv ghi bảng
a) Nếu ...thì...: biểu thị quan hệ điều kiện giả thiết
b) tuy...nhưng...: biểu thị quan hệ tương phản
KL: Nhiều khi các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải bằng một quan hệ từ mà bằng một cặp từ chỉ quan hệ từ nhằm diễn tả những quan hệ nhất định về nghĩa giữa các bộ phận câu.
3. Ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ
 4. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc nội dung yêu cầu bài
- Yêu cầu hS tự làm bài
- Nhận xét bài làm trên bảng, KL bài làm đúng:
 a) Chim, mây, nước và hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của hoạ mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc
và: nối nước và hoa
của: nối tiếng hót kì diệu với hoạ mi
b) những hạt mưa to và nặng bắt đầu rơi xuống như ai ném đá. 
và: nối to với nặng
như: nối rơi xuống với ai ném đá.
c) bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội nghe ông rủ rỉ giảng về từng loại cây.
Với: nối với ông nội
về: nối với giảng với từng loại cây
Bài 2
- HS làm tương tự bài 1
KL lời giải đúng
a) Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát
- vì...nên...: biểu thị quan hệ nhân quả
b) Tuy...nhưng...: biểu thị quan hệ tương phản
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- yêu cầu HS tự làm bài
- gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng
- Gọi HS đọc câu mình đặt
4. Củng cố 
Quan hệ từ là gì?
5.Dặn dò
- Nhận xét tiết dạy 
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập và chuẩn bị bài sau
-Lớp hát
- 2 HS làm trên bảng
- HS đọc thuộc ghi nhớ
- HS đọc
HS trao đổi thảo luận
- HS nối tiếp nhau trả lời
a) và nối xay ngây với ấm nóng ( quan hệ liên hợp)
b) của nối tiếng hót dìu....( quan hệ sở hữu)
c) Như nối không đơm đặc với hoa đào( quan hệ so sánh)
Nhưng nối với câu văn sau với câu văn trước( quan hệ tương phản)
- HS trả lời
- Hs đọc ghi nhớ
- Hs đọc 
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm
- HS nêu yêu cầu bài tập và làm tương tự bài tập 2
-HS nêu
Âm nhạc GV chuyên dạy
=========================================
Thứ sáu ngày 19-11 nghỉ mít tinh 20-11
Ngày soạn: 17 - 11	Ngày giảng T6 : 19 - 11 - 2010
======================================
==============================================
Hoạt động tập thể :
Tiết 11 .	SINH HOẠT LỚP
Mục tiờu : 
- Giỳp HS thấy được những ưu , nhược điểm của cỏc hoạt động trong tuần qua.Từ đú cú hướng giỏo dục cỏc em phấn đấu và khắc phục .
 B. Nhận xột cỏc mặt hoạt động trong tuần .
 I. Đạo đức :
- Nhỡn chung cỏc em đều ngoan , lễ phộp chào hỏi thầy cụ và người lớn tuổi . Trong lớp đoàn kết vơi bạn bố .
- Phờ bỡnh em : Sơn hay mất trật tự trong lớp . 
 II. Học tập.
 - Lớp đi học đỳng giờ , đến lớp cú sự chuẩn bị bài tương đối tốt . Trong lớp chỳ ý nghe giảng , hăng hỏi phỏt biểu ý kiến xõy dựng bài .
 Vớ dụ : Quyên, Vừ, Dũng, Pâng, Thư, Cường, Hiệp ,.
 - Một số em ý thức học tập chưa cao , trong lớp chưa chỳ ý nghe giảng , cũn hay núi chuyện riờng , lười làm bài tập .
 Vớ dụ : Em Tuấn, Quang, Mai, 
 III. TD- VS :
 - TD : Cỏc em tham gia đầy đủ , tập đỳng động tỏc .
 - VS : Vệ sinh trường lớp sạch sẽ , gọn gàng 
 - Phờ bỡnh một số em ăn quà vặt vứt giấy bỏnh kẹo ra sõn ( cấm HS đến trường mua quà và ăn quà vặt ) .
 - LĐ : cỏc em tham gia đầy đủ , hoàn thành cụng việc .
 IV. Phương hướng tuần 12:
Lớp duy trỡ sĩ số đầy đủ .
Đi học đỳng giờ .
Đến lớp phải học bài , làm bài đầy đủ , cú đủ đồ dựng học tập .
Đeo khăn quàng đầy đủ .
Thi đua học tập tốt đạt nhiều điểm cao .
Nộp đầy đủ cỏc khoản tiền .
================================================

Tài liệu đính kèm:

  • doc11.doc