Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 11 - Trường TH Trần Quốc Toản

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 11 - Trường TH Trần Quốc Toản

Chiều :Tiết 1: Luyện Tập đọc:

CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I.Mục tiêu:

-HS rèn đọc diễn cảm toàn bài và củng cố nội dung toàn bài.

-Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, biết bảo vệ thiên nhiên.

II. Lên lớp:

1. Rèn đọc diễn cảm toàn bài:

-HS nêu lại cách đọc diễn cảm toàn bài:đọc phân biệt giọng nhân vật:giọng bé Thu hồn nhiên nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi.

-1 H đọc toàn bài, cả lớp theo dõi, nhận xét, sửa sai.

-H đọc theo nhóm 2, mỗi em đều được đọc toàn bài, H trong nhóm lắng nghe, sửa chữa cho bạn.

-_ thi đọc diễn cảm toàn bài, T cùng cả lớp nhận xét, sửa sai, ghi điểm.

2. Nội dung bài:

-HĐ cả lớp, T nêu câu hỏi, H trả lời về nội dung bài đọc, nội dung chính toàn bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu bé Thu.

3. Củng cố dặn dò:

-Qua bài văn, em thấy cần phải làm gì để môi trường sống của gia đình nói riêng, môi trường sống nói chung ngày càng đẹp?(trồng cây,vệ sinh thường xuyên,.)

-Dặn về nhà đọc bài,ôn nội dung bài.

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 11 - Trường TH Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
(Từ ngày 16/11 /2009 đến 20 /11 / 2009)
 ***********************
Thứ/ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Thứ hai
chiều
(16/11 )
1
2
3
4
Luyện tập đọc
Kỹ thuật
Luyện lịch sử
Chào cờ
Chuyện một khu vườn nhỏ
Rữa dụng cụ nấu ăn vằn uống
Luyện bài tuần 9-10
Thứ ba
(17/11)
1
2
3
4
Toán
Chính tả
LTVC
Lịch sử
Trừ hai số thập phân
Nghe viết:Luật bảo vệ môi trường
Đại từ xưng hô
Ôn tập
Thứ tư
(18 /11)
1
2
3
4
5
Toán
Kể chuyện
Tập đọc
Âm nhạc
Đạo đức
Luyện tập
Người đi săn và con nai
Tiếng vọng
GVCT
Thực hành giữa kỳ I
Thứ sáu
(20/11)
1
2
3
4
Toán
LTVC
Tập làm văn
Địa lý
Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
Quan hệ từ
Luyện tập làm đơn
Lâm nghiệp và thuỷ sản
Thứ sáu
(Chiều)
 (20/11)
1
2
3
 Luyện toán
 Luyện TLV
Sinh hoạt
Luyện tập thuyết trình tranh luận
Trừ hai số thập phân
Lớp
 Cam Tuyền, ngày 13 tháng 11 năm 2009
 Người lập
 	 	 Phạm Thị Hoài
 Ngày soạn:14/11/2009
 Ngày giảng: thứ hai, ngày 16 tháng 11 năm 2009
Chiều :Tiết 1:	 Luyện Tập đọc:
CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I.Mục tiêu:
-HS rèn đọc diễn cảm toàn bài và củng cố nội dung toàn bài.
-Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, biết bảo vệ thiên nhiên.
II. Lên lớp:
1. Rèn đọc diễn cảm toàn bài:
-HS nêu lại cách đọc diễn cảm toàn bài:đọc phân biệt giọng nhân vật:giọng bé Thu hồn nhiên nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi.
-1 H đọc toàn bài, cả lớp theo dõi, nhận xét, sửa sai.
-H đọc theo nhóm 2, mỗi em đều được đọc toàn bài, H trong nhóm lắng nghe, sửa chữa cho bạn.
-_ thi đọc diễn cảm toàn bài, T cùng cả lớp nhận xét, sửa sai, ghi điểm.
2. Nội dung bài:
-HĐ cả lớp, T nêu câu hỏi, H trả lời về nội dung bài đọc, nội dung chính toàn bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu bé Thu.
3. Củng cố dặn dò:
-Qua bài văn, em thấy cần phải làm gì để môi trường sống của gia đình nói riêng, môi trường sống nói chung ngày càng đẹp?(trồng cây,vệ sinh thường xuyên,...)
-Dặn về nhà đọc bài,ôn nội dung bài.
....................................................................
Tiết 2: 	 Kỹ thuật:	
RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG
I Mục tiêu: 
- Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- BIết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
-Biết liên hệ với việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ở gia đình 
- Có ý thức giúp gia đình .
II Đồ dùng dạy học:
 Một số bát, đũa và dụng cụ, nước rửa bát (chén).
- Tranh ảnh minh hoạ theo nội dung SGK 
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS
III.Lên lớp:
-Giới thiệu bài: T ghi đề bài lên bảng.
*Hoạt động 1. Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
- HS nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thừng dùng (đã học ở bài 7).
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1(SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau bữa ăn. GV nêu vấn đề: Nếu như dụng cụ nấu ăn, bát, đũa không được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ như thế nào?
- Nhận xét và tóm tắt nội dung của hoạt động 1: Bát, đũa, thìa, đĩa sau khi được sử dụng để ăn uóng nhất thiết phải được cọ rửa sạch sẽ, không để lưu cữu qua bữa sau hoặc qua đêm. Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống không những làm cho các dụng cụ đó sạch sẽ, khô ráo, ngăn chặn được vi trùng gây bệnh mà còn có tác dụng bảo quản, giữ cho các dụng cụ không bị hoen rỉ.
*Hoạt động 2. Tìm hiểu cách rửa sạch dụng nấu ăn và ăn uông.
- HS mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình.
- Hướng dẫn HS quan sát hình, đọc nội dung mục 2(SGK) và đặt câu hỏi để yêu cầu HS so sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày trong SGK .
- Nhận xét và hướng dẫn HS các bước rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống theo nội dung SGK . GV lưu ý HS một số điểm sau:
+ Trước khi rửa bát cần dồn hết thức ăn, cơm còn lại trên bát đĩa vào một chỗ. Sau đó tráng qua một lượt bằng nước sạch tất cả dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
+ Không rửa cốt (li) uống nước cùng với bát, đĩa, thìa, dĩa,để tránh làm cốc có mùi mỡ hoặc mùi thức ăn.
+Nên dùng nước rửa bát để rửa sạch mỡ và mùi thức ăn trên bát, đĩa. Về mùa đông, nên hoà nước rửa bát vào nước ấm để rửa cho sạch mỡ. Có thể dùng nước vo gạo để rửa bát cũng rất sạch.
+ Dụng cụ nấu ăn và ăn uống phải được rửa hai lần bằng nước sạch. Có thể rửa bát vào chậu, cũng có thể rửa trực tiếp dưới vòi nước. Dùng miếng rửa bát hoặc xơ mướp khô, búi rửa bát cọ sạch cả mặt trong và mặt ngòi của dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
+ úp từng dụng cụ ăn uống đã rửa sạch vào rổ cho ráo nước rồi mới úp vào chạn. Nếu trời nắng, nên phơi rổ úp bát dưới nắng cho khô ráo.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình rửa bát.
*Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập
IV Nhận xét dặn dò:
- GV nhận xét ý thức học tập của HS.
-GV động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình rửa bát sau bữa ăn.
- Dặn dò HS về nhà học bài, và chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để giờ sau học bài “Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn”.
...........................................................................
Tiết 3:	Luyện lịch sử:
LUYỆN BÀI TUẦN 9-10
I.Mục tiêu:
-Củng cố nội dung hai bài trên.
-Làm được một số bài tập có nội dung liên quan đến bài học
-Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc
II.Chuẩn bị : Nội dung bài tập
III. Lên lớp
1.Bài cũ: Nêu phần ghi nhớ của hai bài trên
2. Bài mới: Ôn nội dung hai bài của tuần 9-10
a. Bài:Cách mạng mùa thu.
Bài 1:Em hãy điền các sự kiện xảy ra vào thời gian dưới đây.
-Cuối năm1940:....
-Tháng 3-1945:.....
-Giữa tháng 8-1945:...
Bài 2:Khi thế của đoàn quân khởi nghĩa biểu hiện ntn? Em hãy lựa chọn một trong các ý cho dưới đây để trả lời:
+Hàng chục vạn nhân dân xuống đường biểu dương lực lượng.
+Họ mang trong tay những vũ khí thô sơ tiến về quảng trường Nhà hát lớn.
+Quần chúng xông vào chiếm các cơ quan đầu não của kẻ thù.
Bài 3:Hàng năm chúng ta kỹ niệm Cách mạng tháng Tám thành công vào ngày tháng nào?
-Ngày 23-8	-Ngày 19-8
-Ngày 25-8 	-Ngày 28-8
b.Bài Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập
Bài 1:Những mô tả dưới đây là quang cảnh ở đâu, diễn ra vào thời gian nào và gắn liền với sự kiện gì?
-Một vùng trời bát ngat cờ và hoa
-Già trẻ gái trai đều xuống đường
-Những dòng người từ các ngả tập trung về quảng trường.
Bài 2:Cuối bản tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ kết luận:Toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do,độc lập ấy.thể hiện điều gì?
Bài 3:Hãy nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong Lễ tuyên bố độc lập.
3.Củng cố dặn dò: Về nhà ôn lại nội dung bài và chuẩn bị bài sau.
......................................................
Tiết 4:	 Chào cờ:
Tập trung đầu tuần
.........................................................................
Ngày soạn : 15 /11/ 2009
Ngày giảng:Thứ 3 ngày 17/11/ 2009
Tiết 1:	 Toán
TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN 
I. Mục đích yêu cầu :
- Biết trừ hai số thập phân, vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế. Bài tập cần làm . Bài 1 (a,b). Bài 2 (a,b). Bài 3. 
-Giáo dục tính cẩn thận chính xác .
II. Đồ dùng dạy học:
III. Họat động dạy học:
1/ Bài cũ: 
Bài 3/ 52 Gọi 4 hs lên bảng.Sau khi làm xong 1 em đại diện chỉ cách làm cho cả lớp
2/ Bài mới: S/ 53 
	- Cá nhân xem VD1;2
	- Qua 2 VD, em hãy so sánh cách cộng và cách trừ số thập phân ? ( giống nhau )
	- Dựa vào cách cộng , em hãy nêu cách trừ 2 số thập phân ?
 	- Nhiều hs lập lại, GV ghi bảng
- Bài 1/54 và bài 2/ 54 :1 hs đọc yêu cầu bài tập
	- Cá nhân làm
	- 3 hs lên bảng sửa bài 1 ; 3 hs sửa bài 2
 Bài 3/54:1 hs đọc yêu cầu bài tập theo 2 cách.
Nhóm đôi trao đổi cách làm rồi cá nhân làm trên nháp ( Giao bảng phụ cho 1 nhóm ghi kết quả )
Bài giải
C1 Số kg đườn còn lại sau khi lấy ra 10,5 kg là:
28,75 – 10,5 = 18,25(kg)
Số kg đường còn lại trong thùng là:
18,25 – 8 = 10,259(kg)
ĐS: 10,25kg
 C2
Số kg đường lấy ra tất cả là:
10,5 + 8 = 18,5(kg)
Số kg đường còn lại trong thùng là
28,75 – 18,5 = 10,25(kg)
ĐS:10,25kg
 3/ Củng cố: 2 hs nhắc cách trừ 2 số thập phân
 4/ Nhận xét, dặn dò:	+ Học cách trừ hai số thập phân
	+ Ôn cách tìm phần còn lại trong giải toán
	--------------------------------------------------------
Tiết 2: 	Chính tả
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
I. Mục đích yêu cầu
Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn bản “Luật Bảo vệ môi trường”
Làm được BT(2) a/b, hoặc BT (3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học
Một số tờ phiếu ghi từng cặp chữ theo cột dọc ở bài tập 2a , 2b
III. Các hoạt động dạy học
1/ Bài cũ: 
 Ghi 2 từ láy vần có âm cuối ng 
2/ Bài mới : Giói thiệu bài và nội dung bài tập
a) Bài viết:
S/ 103 giới thiệu bài và nội dung của luật
Đọc mẫu
1 Hs đọc lại 
H : Điều 3 khoản 3 luật bảo vệ môi trường nói gì ? ( giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường)
Lưu ý hs cần chú ý chính tả ở các từ: phòng ngừa, ứng phó, suy thoái, khắc phục, tiết kiệm
Cho hs viết bảng con những từ khó trên
Nhắc cách ngồi , hình thức trình bày
Đọc cho hs viết và dò lại
S/ 103 HS tự soát lỗi
Chấm 1 số bài( những em còn lại 2 em đổi vở soát lỗi nhau)
GV nhận xét ưu khuyết của những bài đã chấm . Hỏi: Số lỗi của lớp ?
b) Bài tập:
 Bài 2/104
Một em đọc yêu cầu bài tập (phần b)
Nhóm 4: cho các em bốc thăm và tìm ghi vào băng giấy rồi dán lên bảng
 Bài 3/104
Một em đọc yêu cầu bài tập (phần a)
Chia lóp thành 3 dãy , mỗi dãy đứng nối nhau thành 1 hàng dọc, em này nói nhỏ vào tai em kia chuyền đến em đầu hàng, em này sẽ ghi từ tìm được của nhóm lên bảng. Trong 3 phút, nhóm nào tìm được nhiều từ sẽ thắng cuộc
3/ Nhận xét: Nhận xét tiết học
	Dặn: Tập viết những chữ đã viết sai
.......................................................................
Tiết 3 	 Luyện từ và câu
ĐẠI TỪ XƯNG HÔ 
I.Mục đích yêu cầu:
- Nắm khái niệm đại từ xưng hô
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn ( (BT1 mục III); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống ( BT2) 
II.Đồ dùng dạy học:
	8 bảng phụ 1/4
III.Các hoạt động dạy- học:
 1/ Bài cũ: Hỏi: Thế nào là đại từ ? Nói với bạn một câu, trong đó có dùng đại từ 
 2/ Bài mới:	
	a) Phần nhận xét:
 Bài tập 1/104: Một hs đọc
Hỏi: Đoạn văn có những nhân vật nào? ( Hơ Bia, cơm và thóc gạo)
2 hs đóng vai cơm và Hơ Bia nói chuyện với nhau cho cả lớp theo dõi
Hỏi: Những từ in đậm nào chỉ người nói, những từ in đậm nào chỉ người nghe
Hỏi: Từ nào được dùng để chỉ người hay vật được nhắc đến 
 Bài tập 2/ 105: Một hs đọc
Nhóm đôi đóng vai nói chuyện với nhau và tìm ý trả lời ( Hơ Bia: kiêu căng, coi thường người đối thoại ; Cơm: tự trọng, lịch sự vớ ... từ và tác dụng của nó trong câu (BT2); biết đặt câu với quân hệ từ (BT3).Tìm được quan hệ từ và biết chúng quan hệ gì trong câu (BT1,BT2).
-Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho (BT4)
II.Đồ dùng dạy học:
	7 bảng phụ ¼ để làm bài tập 1; 2
III.Các hoạt động dạy- học:
 1/ Bài cũ: Mời 2 hs nói chuyện với nhau trong đó có dùng đại từ xưng hô 
 2/ Bài mới:	
	a) Phần nhận xét:
 Bài tập 1/109: Một hs đọc
Nhóm 4 trao đổi tìm ý trả lời ( giao bảng phụ ¼ cho 3 nhóm ghi kết quả 3 câu a; b; c)
Hỏi: Nhiệm vụ của các từ và; của; như ; nhưng có gì giống nhau ? có gì khác nhau?
Nếu hs lúng túng GV có thể gợi ý như sau:
Hỏi: Phần a có mấy câu? ( 1 câu) Vậy từ và nối các từ hay nối các câu? ( các từ)
Tương tự với phần b; c
GV: những từ in đậm trong các ví dụ trên được dùng để nối các từ trong một câu hoặc nối các câu với nhau nhằm giúp người đọc , người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý giữa các câu. Các từ ấy dược gọi là quan hệ từ
 Bài tập 2/ 110: Một hs đọc
- GV giải thích cách làm
- Nhóm đôi trao đổi. 2 hs lên bảng gạch dưới cặp từ chỉ quan hệ giữa các ý
- GV: những cặp từ trên cũng được gọi là quan hệ từ
- Hỏi: So sánh quan hệ từ ở bài tập 1 với quan hệ từ ở bài tập 2?
	b) Phần ghi nhớ: 4 hs nối tiếp đọc phần ghi nhớ ( em phần 1; em phần 2 và đáo lại)
c)Phần luyện tập:
 Bài tập 1/110: Một hs đọc
Nhóm 6 thi tìm và ghi kết quả lên bảng phụ ¼ ( nhóm nào xong trước thì mang lên dán trước ; GV chú ý ghi số thứ tự để biết nhóm nào nhanh và xét thêm về kết quả đúng + lời trình bày của nhóm về tác dụng của chúng để tính thi đua cho các nhóm)
 Bài tập 2/ 111: Một hs đọc
Thực hiện như bài 1 ( giao 4 bảng phụ ¼)
 Bài tập 3/ 111: Một hs đọc
Cá nhân suy nghĩ đặt câu thầm trong trí ( hoặc ghi nhanh vào nháp)
Thi đố nhau: GV sinh hoạt luật chơi
	+ Chia lớp theo 3 dãy, mời mỗi dãy 1 đại diện lên làm trọng tài. GV cho biết sau khi mỗi dãy có 4 bạn được mời đặt câu thì kết thúc trò chơi
	+ 3 trọng tài quoẳn tù tì xem dãy nào đặt câu trước thì nhóm đó phải đặt 1 câu với 1 trong 3 từ: và; nhưng ; của
	+ Nhóm đó đặt xong cả lớp nhận xét đúng sai bằng tập hoặc viết: quy định bạn đúng thì đưa tập; bạn sai thì đưa viết
	+ Em vừa đặt câu của nhóm này có quyền chỉ định 1 em bất kì của nhóm bạn và yêu cầu bạn đó đặt câu với từ theo ý mình( VD: em nhóm 1 đặt câu xong thì gọi:” Mời bạn Trung (nhóm 2) đặt câu với từ nhưng)
 3)Củng cố, dặn dò: Học thuộc phần ghi nhớ
......................................................................
Tiết 3: Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. Mục đích yêu cầu :
- Củng cố kiến thức về cách viết đơn
- Viết được một lá đơn ( Kiến nghị ) đúng thể thức, rõ ràng, nêu được lý do kiến nghị, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
II. Đồ dùng dạy học :
	- Bảng phụ viết sẵn mẫu đơn
III . Hoạt động dạy và học :
1/ Bài cũ : Kiểm tra việc sửa bài kiểm tra ở tiết trước
2/ Bài mới :
 	- GV: Trong tuần 6, các em đã học cách viết đơn xin tham gia vào một hoạt động . Trong tiết học hôm nay, các em sẽ luyện tập viết lá đơn kiến nghị
a)Hướng dẫn hs viết đơn:
- 2 hs nối tiếp đọc 2 đề bài
- GV giải thích : Em có thể chọn 1 trong 2 đề bài , nhưng nên chọn đề bài nào thực tế đối với em hơn để em có nhiều hiểu biết khi viết đơn
- Hỏi 1 số em xem chọn đề nào 
- 1 hs đọc phần chú ý khi viết đơn
- Treo bảng phụ ; đề nghị em nào quên mẫu đơn thì nhìn lại đó viết cho đúng
- HS làm bài trên nháp
- 1 số hs trình bày lá đơn cho lớp nhận xét
b)Củng cố, dặn dò : + Chỉnh sửa lá đơn cho hoàn chỉnh rồi ghi vào vở bài tập / 78
 + Quan sát một người trong gia đình để chuẩn bị cho đề bài Tả một người thân
.........................................................................
Tiết 4: Địa lí	
LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
 I. Mục tiêu :
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta
+Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản; phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
+Ngành thuỷ sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng.
-Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận biết về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản.
-Giáo dục HS thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng, không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, phá hoại rừng và nguồn lợi thủy sản
II. Tài liệu và phương tiện: Tranh về trồng cây , trồng rừng , nuôi cá hoặc bảo vệ nguồn lợi thủy sản
III. Hoạt động dạy - học:
 1/ Bài cũ : H: Hãy kể 1 số loại cây trồng ở nước ta ? Loại cây nào được trồng nhiều nhất ?
	H : Kể tên 1 số loại gia súc , gia cầm được nuôi ở nước ta ? Nói rõ những loại nào được nuôi nhiều ở đâu ?
 2/ Bài mới:
 	a) Hoạt động 1: Lâm nghiệp
- Nhóm 4 : Quan sát hình 1 và trả lời 2 câu hỏi / 89 SGK
	Câu 1 : Các hoạt động chính là trồng rừng , chăm sóc và bảo vệ rừng , khai thác gỗ và các lâm sản khác
	Câu 2 : Diện tích rừng nước ta từ năm 1980 đến năm 1995 có giảm nhưng sau đó có tăng trở lại 
	Câu 3: Rừng có nhiều ở đâu ? ( vùng núi , trung du và một phần ở ven biển )
	Hỏi thêm : Vì sao diện tích rừng bị giảm ( hoặc tăng ) trong các thời điểm đó ? ( Nếu hs không nói được thì GV giải thích xem như cũng là phần kết luận cho hoạt động 1 : Bị giảm là do việc khai thác rừng bừa bãi của nhân dân ta. Nhưng sau đó , nhà nước đã vận động nhân dân ta trồng và bảo vệ rừng nên diện tích rừng tăng trở lại)
 b) Hoạt động 2: Ngành thủy sản
- Giải thích : “Thủy sản là những sản phẩm thu được từ dưới nước ” 
- Nhóm đôi : Đọc các thông tin , xem tranh ảnh và biểu đồ để trả lời câu hỏi :
	H: Ngành thủy sản gồm các hoạt động nào ? ( nuôi trồng và khai thác thủy sản )
	H: Kể tên các thủy sản được nuôi nhiều ở nước ta ? ( Cá nước ngọt : ba sa, cá tra, cá lóc ,..) Cá nước lợ và nước mặn : cá song , cá tai tượng , cá trình . Tôm : sú , tôm hùm ; các loại trai ốc ..)
	H: Dựa vào hình 4 , hãy so sánh sản lượng thủy sản của năm 1990 và năm 2003 ? ( Sản lượng thủy sản tăng rất nhiều . Trong đó ,sản lượng nuôi trồng tăng nhan hơn sản lượng đánh bắt )
	H: Ngành thủy sản phân bố chủ yếu ở đâu ? ( vùng ven biển và nơi có nhiều sông hồ)
	Kết luận : 1 hs đọc nội dung cuối bài / 90
 3/ Dặn dò :	Xem lại bài . Tích cực trồng cây xanh ; có ý thức bảo vệ rừng và các nguồn lợi thuỷ sản
.................................................................................
Buổi chiều: Ngày soạn:15/11/2009
 Ngày giảng:Thứ 6 ngày 20/11/2009
Tiết 1:	 Luyện Tập làm văn:
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN
I. Mục tiêu:
-Rèn cáh thuyết trình tranh luận bằng cách dùng lí lẽ dẫn chứng để thuyết phục người nghe.
-Có thái độ đúng khi thuyết trình tranh luận: bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người cùng tranh luận.
II. Chuẩn bị:Bảng phụ ghi sẵn đề bài
III.Lên lớp:
a)Bài cũ:H nêu những yêu cầu vần có khi thuyết trình tranh luận. (Có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình tranh luận; có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận; biết cách nêu lí lẽ, dẫn chứng)
b) HD luyện tập:
-Đề bài:Môn Toán, môn Tiếng Việt, môn nào cần thiết hơn? Em và các bạn đã có một cuộc tranh luận rất sôi nỏi về vấn đề này. Em hãy ghi lại cuộc tranh luận ấy.
*Hoạt động 1:Tranh luận thao nhóm 4: mỗi người tự nêu ra ý kiến của mình để bảo vệ rằng: môn Toán (Tiêáng Việt) là cần thiết hơn cả , ghi lại ý kiến của mình ra giấy, cả lớp trình bày tranh luận trước lớp.
T cùng cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm nào có cuộc tranh luận sôi nổi nhất.
Kết luận:Cả 2 môn đều cần thiết.
*Hoạt động 2: Viết bài thuyết trình về sự cần thiết của cả 2 môn:
+HS viết bài vào vở và trình bày trước lớp. T cùng cả lớp nhận xét, bình chọn bạn thuyết trình có sức thuyết phục nhất.
-Gợi ý tham khảo:Môn toán giúp người ta biết đo đạc, tính toán, biết cách trình bày mọi việc một cách khoa học, chính xác. Học giỏi toán sẽ học giỏi nhiều môn học khác và lớn lên sẽ áp dụng những kiến thức về toán vào trong đời sống. Nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật có được là nhờ toán học. Nhưng khi trình bày một bài toán hay một công thức toán học thì vẫn phải dùng đến từ ngữ, câu chữ của Tiếng Việt.
Môn Tiếng Việt giúp ta biết đọc, biết viết, cảm nhận được cái hay,cái đẹp của cuộc sống. Nhờ có Tiếng Việt mà chúng ta biết dùng lời nói để bộc lo äcảm xúc, tình cảm cho mọi người xung quanh.
Tóm lại: cả Toán và Tiếng Việt đều cần thiết đối với con người. Chúng ta cần học tôt cả 2 môn.Không được coi trọng môn này, xem nhẹ môn kia.
3. Củng cố dặn dò:
-T nhận xét giờ học, dặn về nhà xem lại các yêu cầu khi thuyết trình tranh luận, áp dụng vào cuộc sống.
........................................................................
Tiết 2: 	 Luyện toán:
TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu:
-Củng cố cách làm tính trừ các số thập phân
-Rèn giải toán có sử dụng phép trừ các số TP
-Giáo dục tính cẩn thận,chính xác.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn BT.
III. Lên lớp:
1. Bài cũ: HS nêu cách trừ các STP.
2. Luyện tập:
Bài 1: (Bảng con):Đặt tính rồi tính:
78,2 - 1,67 ;60,203 - 0.547 23,75+8,42 -19,83 48,11- 26,85 + 8,07
Bài 2:Tìm x
a. x + 2,47 = 9,25 b. X – 6,54 = 7,91
c. 3,72 = x = 6,54 d.9,6 – x = 3,2
Bài 3:
Một thùng đựng 17,65 l dầu.Người ta lấy ra 3,5 l,sau đó lại lấy ra 2,75 l nữa.Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít dầu? (Giải bài toán bằng hai cách)
-H giải vào vở. T chấm và chữa bài. 
3. Củng cố dặn dò:
-T nhận xét giờ học. Dặn về nhà hoàn thành BT trong vở BT.
Tiết 3:	 Sinh hoạt:
 LỚP 
I. Mục tiêu:
-HS biết được ưu điểm, tồn tại của của lớp trong tuần qua.
-Nêu kế hoạch tuần tới.
-Giáo dục tinh thần phê và tự phê.
II. Lên lớp:
1. Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần: (lớp trưởng)
2. Ý kiến cá nhân.
3. Ý kiến GV:
-Cả lớp đã dậy lên phong trào thi đua học tập rất sôi nổi. Các nề nếp đều hoạt động tốt. Một số em đã sáng tác đượccác bài thơ, bài văn, sưu tầm được các bài hát múa về chủ đề ngày Nhà giáo Việt Nam: Thuỳ Linh, Trang, Huyền, Bảo....
-Tham gia thi báo tường đạt gải cao, giao lưu HS giỏi trường khá tốt..
*Tồn tại: Một số em chưa có tinh thần thi đua, vẫn lười học:Quân,Vũ, Toán,Đạt...Chưa tham gia làm báo tường cho lớp.
 4.Kế hoạch tuần tới:
-Tiếp tục ổn định nề nếp số, lượng HS
-Tăng cường phụ đạo HS yếu.
-Vệ sinh cá nhân,trường lớp sạch sẽ.
-Giáo dục tính đoàn kết,giúp đỡ lẫn nhau.
-Chú ý môi trường thân thiện và rèn chữ giữ vở.
......................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5tuan 11CKT.doc