Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 12 - Trường TH Đinh Bộ Lĩnh

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 12 - Trường TH Đinh Bộ Lĩnh

TẬP ĐỌC

MÙA THÁO QUẢ

I.MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ trang 113, SGK.Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 12 - Trường TH Đinh Bộ Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
Tuần 12 : Từ ngày 07/11/2011 →11/11/2011
Thứ 
Môn học
Tên bài giảng
Ghi chú
2
07-11
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Khoa học
Đạo đức
- Nói chuyện dưới cờ
- Mùa thảo quả
- Nhân một số thập phân với 10,100,1000,...
- Sắt, gang, thép.
- Kính già, yêu trẻ.
3
08-11
Thể dục
Chính tả
Toán
LTVC
Lịch sử
- Bài 23.(GV chuyên dạy)
- Nghe-viết: Mùa thảo quả.
- Luyện tập( S/58).	
- MRVT: Bảo vệ môi trường.
- Vượt qua tình thế hiểm nghèo. 
Giáo viên dạy thay
4
09-11
Tập đọc
Toán
TLV
Địa lí
Kĩ thuật
- Hành trình của bầy ong.
- Nhân một số thập phân với một số thập phân (S/58).
- Cấu tạo của bài văn tả người.	
- Công nghiệp.
- Cắt, khâu, thêu tự chọn . 
5
10-11
Thể dục
LTVC
Toán
Khoa học
Mĩ thuật
- Bài 24. (GV chuyên dạy)
- Luyện tập về quan hệ từ.
- Luyện tập (S/60).
- Đồng và hợp kim của đồng.
- Vẽ theo mẫu. Mẫu vẽ có hai vật mẫu.
GV chuyên
6
11-11
Toán
TLV
Âm nhạc
Kể chuyện
SHTT
- Luyện tập. (S/61)
- Luyện tập tả người( Quan sát và chọn lọc chi tiết).
- Học hát: Bài Ước mơ. (GV chuyên)
- Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- Sinh hoạt lớp.
Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011
TẬP ĐỌC
MÙA THÁO QUẢ
I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trang 113, SGK.Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài thơ Tiếng vọng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng và lần lượt trả lời từng câu hỏi.
+ Vì sao tác lại day dứt về cái chết của con chim sẻ?
+ Bài thơ nói với chúng ta điều gì?
2/ Bài mới: 
HĐ1: Luyện đọc
- Một HS khá giỏi đọc toàn bài
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS 1: Thảo quả trên rừng...nếp khăn. 
+ HS 2: Thảo quả ... không gian.
+ HS 3: Sự sống ... nhấp nháy vui mắt.
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối từng đoạn.
- GV đọc mẫu.
- 1 HS đọc trước lớp.
HĐ2: Tìm hiểu bài
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
+ Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa.
+ Các từ hương, thơm được lặp lại cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt. Có cảm giác lan toả, kéo dài.
+ Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh. 
+ Qua một năm... Một năm nữa... lấn chiếm không gian. 
+ Hoa thảo quả này ở đâu?
+ Dưới gốc cây.
+ Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp?
+ Rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, ngập hương thơm. Sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng, say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, nhấp nháy.
+ Đoạn bài văn em cảm nhận được điều gì?
ND: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả.
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính.
HĐ3: Thi đọc diễn cảm
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
+ Treo bảng phụ có đoạn văn chọn đọc diễn cảm.
+ Đọc mẫu.
+ HS theo dõi để tìm cách đọc.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ 2HS ngồi cạnh nhau luyện đọc.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- 3 đến 5 HS đọc diễn cảm.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Hành trình của bầy ong.
 ___________________________
TOÁN
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000,...
I.MỤC TIÊU:
- Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...
- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
* Làm BT 1, 2 . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng nhóm, bảng con, phấn viết.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ:
Tính:
2,3 x 7	12,4 x 5	56,02 x 14
- GV nhận xét, ghi điểm
- HS lên bảng làm bài.
2/ Bài mới:
HƯỚNG DẪN NHÂN NHẨM MỘT SỐ TẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000,...
a. Ví dụ 1: GV nêu ví dụ: Hãy thực hiện phép tính 27,867 x 10
- 1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
 27,867
 10
 278,670
- Nhận xét phần đặt tính và tính của HS.
- GV nêu: Vậy ta có 27,867 x 10 = 278,67
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10.
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
+ Suy nghĩ để tìm cách viết 27,867 thành 278,67.
+ Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số thì ta được số 278,67.
+ Vậy khi nhân một số thập phân với 10 ta có thể tìm được ngay kết quả bằng cách nào?
+ Vậy khi nhân một số thập phân với 10 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số là được ngay tích.
b. Ví dụ 2
- GV nêu ví dụ: Hãy đặt tính và thực hiện phép tính 53,286 x 100
- 1 HS lên bảng thực hiện phép tính, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
 53,286
 100
 5328,600
- GV nhận xét phần đặt tính và và kết quả tính của HS.
- Vậy 53,286 x 100 bằng bao nhiêu?
- HS cả lớp theo dõi.
- HS nêu: 53,286 x 100 = 5328,6.
+ Hãy nêu rõ các thừa số và tích trong phép nhân 53,286 x 100 = 5328,6.
+Các thừa số là 53,286 và 100, tích 5328,6.
+ Hãy tìm cách để viết 53,286 thành 5328,6. 
+ Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 53,286 sang bên phải hai chữ số thì ta được số 5328,6.
+ Vậy khi nhân một số thập phân với 100 ta có thể tìm được ngay kết quả bằng cách nào?
+ Vậy khi nhân một số thập phân với 100 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy sang bên phải hai chữ số là được ngay tích.
c. Quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...
- GV hỏi: Muốn nhân một số thập phân với 10 ta làm như thế nào?
- HS: Muốn nhân một số thập phân với 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số.
- Muốn nhân một số thập phân với 100 ta làm như thế nào?
- Muốn nhân một số thập phân với 100 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải hai chữ số.
- Dựa vào cách nhân một số thập phân với 10, 100 em hãy nêu cách nhân một số thập phân với 1000.
- Muốn nhân một số thập phân với 1000 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải ba chữ số.
- Hãy nêu quy tắc nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,...
- 3 đến 4 HS nêu trước lớp.
LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH
Bài 1: GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cột tính, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: GV gọi HS đọc đề bài toán. 
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV viết lên bảng để làm mẫu một phần:
12,6m = .......cm
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 0,586m = 85,6cm
 5,75dm = 57,5cm
 10,4dm = 104cm
Bài 3: HDHS khá, giỏi làm bài
 GV gọi HS đọc đề bài toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS khá, giỏi làm bài vào vở bài tập. 
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
____________________________
KHOA HỌC
SẮT, GANG, THÉP
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nêu được nguồn gốc và một số tính chất của sắt, gang, thép.
- Kể được một số ứng dụng của gang, thép trong đời sống và trong công nghiệp.
- Biết cách bảo quản các đồ dùng được làm từ sắt, gang, thép trong gia đình.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Hình minh hoạ trang 48, 49 SGK.
 - GV mang đến lớp: kéo, đoạn dây thép ngắn, miếng gang . Phiếu học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng trả lời về nội dung bài trước, 
+ Em hãy nêu đặc điểm và ứng dụng của tre?
+ Em hãy nêu đặc điểm và ứng dụng của mây, song?
2/ Bài mới: 
Nội dung 1
NGUỒN GỐC VÀ TÍNH CHẤT CỦA SẮT, GANG, THÉP
- Chia HS thành nhóm mỗi nhóm 4 HS.
- HS chia nhóm và nhận đồ dùng học tập sau đó hoạt động trong nhóm.
- 1 HS đọc tên các vật vừa được nhận.
- Đọc: kéo, dây thép, miếng gan.
- 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp, cả lớp bổ sung.
- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS, sau đó yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Trao đổi trong nhóm và trả lời.
+ Gang, thép được làm ra từ đâu?
+ Gang, thép được làm ra từ quặng sắt.
+ Gang, thép có điểm nào chung?
+ Gang, thép đều là hợp kim của sắt và các bon.
+ Gang, thép khác nhau ở điểm nào?
+ Gang rất cứng và không thể uốn hay kéo thành sợi. Thép có ít các bon hơn gang và có thêm một vài chất khác nên bền và dẻo hơn gang.
Nội dung 2
ỨNG DỤNG CỦA GANG, THÉP TRONG ĐỜI SỐNG
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp như sau:
- 2 HS cùng bàn trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi.
+ HS quan sát từng hình minh hoạ trang 48, 49 SGK trả lời các câu hỏi.
* Tên sản phẩm là gì?
* Chúng được làm từ vật liệu nào?
- Gọi HS trình bày ý kiến.
- 6 HS tiếp nối nhau trình bày.
- GV hỏi: Em còn biết sắt, gang, thép được dùng để sản xuất những dụng cụ, chi tiết máy móc, đồ dùng nào nữa?
- Tiếp nối nhau trả lời: Sắt và các hợp kim của sắt còn dùng để sản xuất các đồ dùng: cày, cuốc, dây phơi quần áo, cầu thang, hàng rào sắt, song cửa sổ, đầu máy xe lửa, xe ôtô, cầu, xe đạp, xe máy, làm nhà,...
Nội dung 3
CÁCH BẢO QUẢN MỘT SỐ ĐỒ DÙNG ĐƯỢC LÀM TỪ SẮT VÀ HỢP KIM CỦA SẮT
- GV hỏi: Nhà em có những đồ dùng nào được làm từ sắt hay gang, thép. Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó của gia đình mình.
- Tiếp nối nhau trả lời:
Ví dụ:
Dao được làm từ hợp kim của sắt nên khi sử dụng xong phải rửa sạch, cất ở nơi khô ráo, nếu không sẽ bị gỉ.
Hàng rào sắt, cánh cổng được làm bằng thép nên phải sơn để chống gỉ.
Nồi gang, chảo gang được làm từ gang nên phải treo, để ở nơi an toàn. Nếu bị rơi, chúng sẽ bị vỡ vì chúng rất giòn.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở và tìm hiểu những dụng cụ, đồ dùng được làm từ đồng. 
----------------------------------------***------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
KÍNH GIÀ , YÊU TRẺ
I.MỤC TIÊU:
Biết vì sao cần phải kính trọng , lễ phép với người già , yêu thương , nhường nhịn em nhỏ.
Nêu được những hành vi , việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già , yêu thương em nhỏ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:*HS:Sách GK 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1.Bài cũ:
Tình bạn(tt)
2.Bài mới: 
*Hoạtđộng 1: Cả lớp.
Tìm hiểu truyện: “Sau đêm mưa” 
+GV:-Đội kịch đó ... g trong sản xuất và đời sống của đồng.
 - Quan sát , nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình minh hoạ trang 50, 51 SGK.- Vài sợi dây đồng ngắn.
- Phiếu học tập có sẵn bảng so sánh về tính chất giữa đồng và hợp kim của đồng (đủ dùng theo nhóm, 1 phiếu to) như SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước, sau đó nhận xét cho điểm từng HS.
+ Kể tên một số đồ dùng làm bằng sắt, gang, thép?
+ Nêu tính chất của sắt, gang, thép?
+ Nêu cách bảo quản một số đồ dùng bằng sắt, gang, thép.
2/Giới thiệu bài: Đây là sợi dây đồng. Đồng có nguồn gốc từ đâu? Nó có tính chất gì? Nó có ứng dụng gì trong đời sống? Cách bảo quản các đồ dùng bằng đồng như thế nào? Các em sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài học hôm nay.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1
TÍNH CHẤT CỦA ĐỒNG
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.
+ Yêu cầu HS quan sát và cho biết:
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm, cùng quan sát dây đồng và nêu ý kiến của mình sau đó thống nhất và ghi vào phiếu của nhóm...
Màu sắc của sợi dây?
Độ sáng của sợi dây?
Tính cứng và dẻo của sợi dây?
- 1 nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác bổ sung và đi đến thống nhất.
Hoạt động 2
NGUỒN GỐC, SO SÁNH TÍNH CHẤT CỦA ĐỒNG 
VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
- Chia HS thành nhóm mỗi nhóm 4 HS.
- Phát phiếu học tập cho từng nhóm.
- Hoạt động trong nhóm, cùng đọc SGK và hoàn thành bảng so sánh.
- Yêu cầu HS đọc bảng thông tin ở trang 50 SGK và hoàn thành phiếu so sánh về tính chất giữa đồng và hợp kim của đồng.
- Gọi 1 nhóm xong đầu tiên dán phiếu lên bảng, đọc phiếu yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
- Nhận xét, nhìn vào phiếu của HS và kết luận.
- 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất.
- Hỏi: Theo em đồng có ở đâu?
- Trao đổi và trả lời: Đồng có ở trong tự nhiên và có trong quặng đồng.
Hoạt động 3
MỘT SỐ ĐỒ DÙNG ĐƯỢC LÀM BẰNG ĐỒNG 
VÀ HỢP KIM ĐỒNG, CÁCH BẢO QUẢN CÁC ĐỒ DÙNG ĐÓ
HS thảo luận cặp đôi như sau:
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
* Tên đồ dùng đó là gì?
* Đồ dùng đó được làm bằng vật liệu gì? Chúng thường có ở đâu?
- 5 HS nối tiếp nhau trình bày.
- GV hỏi: Em còn biết những sản phẩm nào khác được làm từ đồng và hợp kim của đồng?
- Tiếp nối nhau phát biểu.
Trống đồng, dây quấn động cơ, thau đồng, chậu đồng, vũ khí, nông cụ lao động,...
- Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu biết thực tế.
- GV nêu vấn đề: Ở gia đình em có những đồ dùng nào làm bằng đồng? Em thường thấy người ta làm như thế nào để bảo quản các đồ dùng bằng đồng?
- Tiếp nối nhau trả lời. Ví dụ:
+ Ở nhà thờ họ quê em có mấy cái lư đồng. Em thấy bác trưởng họ hay dùng giẻ ẩm để lau, chùi,...
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, tìm hiểu tính chất của những đồ dùng bằng nhôm trong gia đình. 
 __________________________________
: 
Thứ 6 ngày 11 tháng 11 năm 2011
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: Biết:
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
* Làm Bt 1, 2. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng số trong bài tập 1a kẻ sẵn vào bảng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Kiểm tra bài cũ:
Tính nhẩm: 12,35 x 0,1	 76,8 x 0,01
 7,89 x 0,01	 27,9 x 0,001
- HS lên bảng làm bài.
2/ Bài mới:
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Bài 1: Yêu cầu HS đọc yêu cầu phần a
- GV yêu cầu HS tự tính giá trị của các biểu thức và viết vào bảng.
- HS đọc thầm trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a
B
c
(a x b) x c
a x (b x c)
2,5
3,1
0,6
(2,5 x 3,1) x 0,6 = 4,65
2,5 x (3,1 x 0,6) = 4,65
1,6
4
2,5
(1,6 x 4) x 2,5 = 16
1,6 x (4 x 2,5) = 16
4,8
2,5
1,3
(4,8 x 2,5) x 1,3 = 15,6
4,8 x (2,5 x 1,3) = 15,6
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
+ Em hãy so sánh giá trị của hai biểu thức (a x b) x c và a x (b x c) khi a = 2,5 ; b = 3,1 ; c = 0,6.
+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau và bằng 4,65.
- Hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
- Phép nhân các số thập phân có tính chất kết hợp. Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có nhân số thứ nhất với tích của hai số còn lại.
b) GV yêu cầu HS đọc đề bài phần b.
- HS đọc đề bài, 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
9,65 x 0,4 x 2,5 = 9,65 x (0,4 x 2,5)
 = 9,65 x 1 = 9,65
0,25 x 40 x 9,84 = (0,25 x 40) x 9,84 
 = 10 x 9,84 = 98,4
7,38 x 1,25 x 80 = 7,38 x (1,25 x 80)
 = 7,38 x 100 = 738
34,3 x 5 x 0,4 = 34,3 x (5 x 0,4)
 = 34,3 x 2 = 68,6
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn cả về kết quả tính và cách tính.
- 1 HS nhận xét.
- GV hỏi HS vừa lên bảng làm bài: Vì sao em cho rằng cách tính của em là thuận tiện nhất?
- 4 HS lần lượt trả lời. Ví dụ:
Khi thực hiện 9,65 x 0,4 x 2,5 ta tính tích 0,4 x 2,5 trước vì 0,4 x 2,5 = 1 nên rất thuận tiện cho phép nhân sau là 9,65 x 1 = 9,65.
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) (28,7 + 34,5) x 2,4
 = 63,2 x 2,4 = 151,68
b) 28,7 + 34,5 x 2,4
 = 28,7 + 82,8 = 151,68
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: Dành cho HS khá giỏi.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Người đó đi được quãng đường là:
12,5 x 2,5 = 31,25 (km)
 Đáp số: 31,25km
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Quan sát và chọn lọc chi tiết)
I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu , đặc sắc về ngoại hình , hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giấy khổ to và bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi: Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người.
- Nhận xét.
- HS đọc thuộc lòng phần Ghi nhớ.
 2/ Bài mới:
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và ND của BT.
- 2 HS tiếp nối đọc trước lớp.
- Đọc kĩ bài văn, dùng bút chì gạch chân những chi tiết tả mái tóc, giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt của bài, sau đó viết lại vào giấy. 
- Thảo luận nhóm 4.
- Gọi nhóm làm bài trên giấy khổ to dán bài lên bảng, GV ghi nhanh lên bảng ý kiến bổ sung để có một bài làm hoàn chỉnh.
- 1 nhóm HS báo cáo kết quả làm bài, HS nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Gọi HS đọc lại phiếu đã hoàn thành.
- 1 HS đọc thành tiếng. HS dưới lớp viết vào vở những chi tiết tả đặc điểm ngoại hình của người bà.
- Hỏi: Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả?
- Tác giả quan sát bà rất kĩ, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả.
- GV chốt ý.
- Lắng nghe.
Bài 2: GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách tổ chức làm bài 1.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả?
-Tác giả đã quan sát kĩ từng hoạt động của anh thợ rèn: bắt thỏi thép, quai búa, đập...
- Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn này?
- Cảm giác như đang chứng kiến anh thợ làm việc và thấy rất tò mò.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Về nhà học tập cách miêu tả của nhà văn để lập dàn ý cho bài văn. Nhận xét tiết học.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.MỤC TIÊU: 
- Kể được câu chuyện đã nghe,đã đọc,nói về nội dung bảo vệ môi trường, lời kể rõ ràng ngắn gọn
 -Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể , biết nghe và nhận xét lời kể của bạn
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
HS và GV chuẩn bị một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường.	
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể từng đoạn truyện Người đi săn và con nai.
- HS tiếp nối nhau kể chuyện.
- 1 HS nêu ý nghĩa của truyện.
2/Giới thiệu bài: Tiết học này, các em hãy tự kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội ung liên quan đến chủ đề bảo vệ môi trường.
- HS lắng nghe.
 HƯỚNG DẪN HS KỂ CHUYỆN
a. Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài. 
- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. 
- GV phân tích đề bài, gạch chân dưới các từ ngữ: đã nghe, đã đọc bảo vệ môi trường
- Lắng nghe.
- HS đọc phần gợi ý.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Gọi HS giới thiệu những truyện em đã được đọc, được nghe có nội dung về bảo vệ môi trường.
- Lần lượt HS giới thiệu.
b. Kể trong nhóm:
- Cho HS thực hành kể trong nhóm. 
- 2 HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe và tìm ý nghĩa của truyện.
c.Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể. 
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe 
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
 12 : SINH HOẠT LỚP
I/ Tuyên bố lí do:
II/ Giới thiệu đại biểu:
III/ Đánh giá công tác qua,phổ biến công tác đến:
1)Các lớp phó lần lượt lên đánh giá công tác qua của lớp 
2)Lớp trưởng tổ chức có bạn trong lớp thảo luận
 Lớp trưởng tổng kết ,đánh giá chung các mặt hoạt động
3)Giáo viên nhận xét chung:
a.Tuyên dương học sinh thực hiện tốt :
 Thực hiện Tuần học tốt đạt kết quả nhiều nhất với : 12 điểm 10
 Học tập tích cực, phát biểu bài sôi nổi,chuẩn bị bài cũ tốt: Trâm, Phương, Hiền, Tỉnh, Tiền, Diễm,....
 Học sinh có tiến bộ trong rèn chữ, giữ vở: Hội, Toàn
 b.Nhắc nhở:
 Học sinh cần chăm chỉ hơn trong viêc chuẩn bị bài ở nhà: ýâm, Thắng, luyện đọc cho đúng, rõ ràng hơn:Hùng, Thuý.
 Một số em còn ít tập trung trong giờ học, hay nói chuyện riêng như:Huy, Dũng
 c. Yêu cầu HS thực hiện một số công tác sau:
 Học thuộc bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
 Tiếp tục tích cực, chủ động trong học tập.
 Chú ý phải chuẩn bị đầy đủ bài, dụng cụ học tập trước khi đến lớp 
 Phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của trường, lớp nhất là tác phong nhanh nhẹn, trang phục nghiêm chỉnh, giữ kỉ luật , trật tự lớp học.
 Các đôi bạn tiếp tục giúp đỡ bạn học yếu hơn mình nhất là nội dung cộng, trừ, số chia số thập phân, chia số tự nhiên để chuẩn bị cho học phép chia số thập phân sắp đến.
 Lớp phó Lao động chú ý hơn về vệ sinh lớp học nhất là khu vực góc cuối lớp.
 4)Sinh hoạt:
 Ôn bài hát Hành khúc Đội.
----------------------------------------------***--------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 Tuan 12 2011 2012.doc