Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 15 - Trường TH Đinh Bộ Lĩnh

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 15 - Trường TH Đinh Bộ Lĩnh

TẬP ĐỌC

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

I. MỤC TIÊU:

- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.

- Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quí trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. ( trả lời được câu hỏi 1,2,3 )* KT: Lê Quang Hùng đọc đoạn 1.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 15 - Trường TH Đinh Bộ Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
Tuần 15 : Từ ngày 29/11/2010 →03/12/2010
Thứ 
Môn học
Tên bài giảng
Ghi chú
2
29-11
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Khoa học
Đạo đức
- Nói chuyện dưới cờ
- Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
- Luyện tập(S/72).
- Thuỷ tinh.
- Tôn trọng phụ nữ (Tiết 2).
3
30-11
Thể dục
Chính tả
Toán
LTVC
Lịch sử
- Bài 29.(GV chuyên dạy)
- Nghe - viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
- Luyện tập chung( S/72).	
- Mở rộng vốn từ : Hạnh phúc.
- Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950. 
Giáo viên dạy thay
4
01-12
Tập đọc
Toán
TLV
Địa lí
Kĩ thuật
- Về ngôi nhà đang xây.
- Luyện tập chung (S/73).
- Luyện tập tả người (Tả hoạt động).	
- Thương mại và du lịch.
- Lợi ích của việc nuôi gà. . 
5
02-12
Thể dục
LTVC
Toán
Khoa học
Mĩ thuật
- Bài 30. (GV chuyên dạy)
- Tổng kết vốn từ.
- Tỉ số phần trăm (S/73).
- Cao su.
- Vẽ tranh. Đề tài Quân đội.
GV chuyên
6
03-12
Toán
TLV
Âm nhạc
Kể chuyện
SHTT
- Giải toán về tỉ số phần trăm. (S/75)
- Luyện tập tả người(Tả hoạt động).
- Ôn tập TĐN số 3, số 4. Kể chuyện âm nhạc.
- Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- Sinh hoạt lĐội.
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
TẬP ĐỌC
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU:
- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.
- Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quí trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. ( trả lời được câu hỏi 1,2,3 )* KT: Lê Quang Hùng đọc đoạn 1.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng 2 khổ thơ bài Hạt gạo làng ta.
B. Dạy- học bài mới:
 1.Giới thiệu bài.- Dẫn dắt và ghi tên bài.
 2.Luyện đọc và tìm hiểu bài.
 a) Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV chia đoạn: 4 đoạn.
 + Đ1: Từ đầu đến khách quý.
 + Đ2: Tiếp theo đến nhát dao.
 + Đ3: Tiếp theo đến chữ nào.
 + Đ4: Còn lại.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn. Kết hợp luyện đọc những từ ngữ: Y hoa, già Rok.
b) Tìm hiểu bài:
* Người dân Chư Lênh đã chuẩn bị đón tiếp cô giáo trang trọng như thế nào?
* Cô giáo được nhận làm người của buôn làng bằng nghi thức như thế nào?
* Tìm những chi tiết thể hiện thái độ của dân làng đối với cái chữ.
* Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
ND: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành.
c) Luyện đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn chung giọng đọc toàn bài:
 + Cần đọc với giọng nghiêm trang ở đoạn dân làng đón cô giáo. 
 + Đọc với giọng vui vẻ, hồ hởi đoạn dân làng xem chữ của cô. Cần nhấn giọng : Chật níc, trang trọng, chém, thật sâu
- GV đưa bảng phụ chép đoạn văn “ Già Rok xoa tay....chữ cô giáo” .
- GV đọc mẫu và hướng dẫn cách đọc cho HS.
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn vừa luyện đọc.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị cho tiết tập đọc tới. 
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài.
- Nghe.
- HS dùng viết chì để đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS nối tiếp đọc đoạn.
- 2 HS giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo cặp.
-1- 2 HS đọc cả bài.
- Họ đến rất đông, ăn mặc như đi hội, trải lông thú trên lối đi, trưởng buôn đón khách, cho cô giáo thực hiện nghi lễ..
- Trưởng buôn giao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột. Cô giáo chém một nhát thật sâu vào cột.
- Mọi người im phăng phắc. Mọi người hò reo khi Y Hoa viết xong chữ.
- HS phát biểu ý kiến:
 + Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết.
 + Họ muốn trẻ em biết chữ.
- HS luyện đọc diễn cảm .
- 1 vài HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. 
____________________________________
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: HS biết:
- Chia một số TP cho một số TP
- Biết vận dụng để tìm X và giải toán có lời văn.
* Làm các BT: 1(a,b,c), bài 2a, bài 3*KT: Lê Quang Hùng làm BT1a 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng nhóm, phấn viết.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS nêu quy tắc chia một số TP cho một số TP và thực hành tính :
 91,08 : 3,6 
- Nhận xét – Ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài.
 2. Thực hành: ( BT 1a,b,c; 2a; 3)
Bài 1(a, b, c):
- Cho HS đọc yêu cầu của bài .
- Y/c HS nêu quy tắc chia một số TP cho một số TP.
- Nhận xét – Chữa bài .
 Bài 2(a) :
- Yêu cầu HS làm bài rồi chữa.
- Nhận xét – Chữa bài .
Bài 3 : 
- Cho HS đọc bài toán.
+Bài toán thuộc dạng toán nào đã học ?
+Giải bằng cách nào thuận tiện nhất ?
- Cho HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm .
- GV chấm một số bài của HS .
- Nhận xét – Chữa bài .
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số TP .
- Về nhà học bài.
- GV nhận xét tiết học.
- 1 HS nêu quy tắc và thực hành tính.
- Đọc đề 
- Nêu quy tắc .
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS chữa bài.
a) 17,55 : 3,9 = 4,5
b) 0,603 : 0,09 = 6,7
c) 0,3068 : 0,26 = 1,18
- HS làm vào vở .
- 1 HS lên bảng chữa bài .
- HS nhận xét.
a) X x 1,8 = 72
 X = 72 : 1,8 
 X = 40
- Đọc đề.
+ Toán liên quan đến dại lượng tỉ lệ
+ Rút về đơn vị.
Giải
Một lít dầu hỏa cân nặng là :
3,952 : 5,2 = 0,76 (kg)
Số lít dầu hỏa có là :
5,32 : 0,76 = 7 ( lít)
 Đáp số : 7 lít
******************************oo************************
KHOA HỌC
THUỶ TINH
I.MỤC TIÊU:
Nhận biết một số tính chất của thuỷ tinh.
Nêu được công dụng của thuỷ tinh.
Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình minh họa bài học trang 60-61 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên một số loại đồ gốm mà em biết ?
- Nêu tính chất của gạch, ngói.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
B.Bài mới:
 1.Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học
 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 * HĐ1:Quan sát thảo luận nhóm đôi(làm việc với sgk) 
- GV yêu cầu HS trao đổi với bạn kề bên những thông tin liên hệ với gia đình mình ghi thông tin vào phiếu học tập của nhóm 
- GV yều cầu HS trao đổi và trình bày theo nhóm .
- Hãy kể tên một số đồ dùng làm bằng thủy tinh ở nước ta? 
- Em thấy thủy tinh thường dùng làm gì 
* HĐ2: Quan sát và thảo luận, hoặc thực hành sử lý thông tin
Tổ chức gv gắn hình minh họa lên bảng 
Trả lời câu hỏi trong sgk trang 60 
Chữa bài yêu cầu hs trình bày nội dung đã thảo luận chỉ hình ảnh các đồ dùng bằng thủy tinh được làm bằng các loại cát trắng đá vôivà một số chất phụ da khác 
 * Bài học: SGK
3.Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết tiết học.
- Chuẩn bị tiết học sau: Cao su
- GV nhận xét tiết học. 
- HS trả lời .
- Lớp nhận xét.
- HS nghe và giở sgk trang 60-61 đồng thời ghi bài theo gv
- HS nghe luật chơi nêu thắc mắc nếu chưa hiểu yêu cầu 
- Chia nhóm ngẫu nhiên theo vị trí 
- Các nhóm trình bày theo cặp 
- HS khác đặt câu hỏi phát vấn về nội dung nhóm bạn trình bày nếu chưa rõ. 
- HS trao đổi nhóm rồi khoảng 5 cặp đứng lên giới thiệu về thông tin của nhóm mình. 
- Trình bày ý kiến của nhóm mình 
- Nhóm khác bổ sung thêm. 
DẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ ( TIẾT 2)
I/ Môc tiªu:
- Như tiết 1
II/ §å dïng d¹y- häc:
- Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Ho¹t ®éng d¹y
Ho¹t ®éng häc 
A. Kiểm tra: 
Nêu những việc làm thể hiện sự tôn trọng phụ nữ ?
B. Dạy- học bài mới:
.1. Giới thiệu bài:
- Giáo viên ghi bài
2. HĐ dạy học:
Hoạt động 1: Xử lý tình huống(bài tập 3, SGK).
Giúp HS hình thành kĩ năng xử lý tình huống.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và 
phân công nhiệm vụ đóng vai 1 tình huống bài tập 2. 
- GV yêu cầu các nhóm thể hiện trước lớp
- GV kết luận: 
Tình huống a: em nên dừng lại dỗ em bé, hỏi tên, địa chỉ. Sau đó có thể dẫn em bé đến đồn công an để nhờ tìm gia đình của bé.
Tình huống b: hướng dẫn các em cùng chơi chung hoặc lần lượt thay phiên nhau chơi.
Tình huống c: nếu biết đường, em hướng dẫn đường đi cho cụ già. Nếu không biết, em trả lời cụ 1 cách lễ phép.
- HS làm việc theo nhóm, cùng thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
- Đại diện các nhóm lên đóng vai, các nhóm khác thảo luận, nhận xét.
Hoạt động 2: Làm bài tập 4, SGK. 
Giúp HS biết những ngày và tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ ; biết đó là biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm làm bài tập 4. 
- GV yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp.
- GV kết luận: 
 + Ngày 8- 3 là ngày quốc tế phụ nữ .
 + Ngày 20-10 là ngày phụ nữ Việt Năm. 
 + Hội phụ nữ, câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ. 
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện các nhóm trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam.
 (bài tập 5, SGK) 
Giúp HS củng cố bài học.
- GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về 1 người phụ nữ mà em yêu mến dưới hình thức tìm hiểu giữa các nhóm hoặc đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn.
- HS làm việc theo nhóm, cùng hát múa, đọc thơ, kể chuyện.
3. Củng cố –dặn dò:
- GV dặn HS về nhà học thuộc bài cũ .
----------------------------------***-------------------------------
Thứ tư ngày 01 tháng 12 năm 2010
TẬP ĐỌC
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I/ MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do ( HS khá giỏi đọc diễn cảm được toàn bài thơ với giọng vui, tự hào).
- Hiểu nội dung ý nghĩa : Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.( trả lời được câu hỏi 1,2,3). * KT: Lê Quang Hùng đọc đoạn 1.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ để ghi những câu cần luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS sinh lên bảng kiểm tra bài.
- Nhận xét đánh giá và cho điểm HS.
B. Dạy- học bài mới:
 1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Cần đọc với giọng tả, chẫm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm, vui, trải dài ở 2 dòng thơ cuối. Nhấn giọng ở những từ ngữ: Xây dở, nhú lên, tựa vào, rót, lớn lên
- Cho HS luyện đọc từ ngữ khó: Giàn giáo, huơ, sẫm biếc.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài..
b) Tìm hiểu bài.
* Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh ngôi nhà đang xây?
* Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà.
 - Yêu cầu HS đọc thầm lại bài.
* Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi.
* ND: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.
c) Đọc diễn cảm và HTL:
- GV hướng dẫn cách đọc cả bà ... c chi tieát cuûa moät soá ñoà ñieän, maùy moùc vaø caùc ñoà duøng trong nhaø.
 Khoâng neân ñeå caùc ñoà duøng baèng cao su ôû nôi coù nhieät ñoä quaù cao (cao su seõ bò chaûy) hoaëc ôû nôi coù nhieät ñoä quaù thaáp (cao su seõ bò gioøn, cöùng,). Khoâng ñeå caùc hoùa chaát dính vaøo cao su.
Hoïc sinh traû lôøi.
Hoïc sinh nhaän xeùt.
------------------------------------------------****--------------------------------------------
Thứ sáu ngày 03 tháng 12 năm 2010
TOÁN
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số .
- Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
* Làm bài tập: bài 1, bài 2(a,b); bài 3.*KT: Lê Quang Hùng làm BT1.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Bảng phụ ghi quy tắc tìm tỉ số phần trăm cuả 2 số .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A. Kiểm tra:
- Gọi HS lên viết thành tỉ số phần trăm :
- HS dưới lớp viết vào nháp.
- Nhận xét – Ghi điểm.
B. Dạy- học bài mới
1. Giới thiệu bài.
2.Ví dụ.
* Gọi HS đọc VD 1 (sgk)
- Cho thảo luận nhóm đôi tìm tỉ số HS nữ và số HS toàn trường. 
- Với phân số TP GV hướng dẫn cho HS giải quyết bằng cách :
+ Thực hiện phép chia 315 : 600 =0,525 
+ Nhân với 100 và chia cho 100 
( 0,525 x 100 : 100 = 52,5%)
- Cách viết gọn : 315 : 600 = 0,525 = 52,5%
- Ta nói 52,5% là tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS toàn trường.
- Gọi HS nêu lại cách làm.
- Treo bảng phụ và gọi một số HS đọc cách tính tỉ số phần trăm.
* Gọi HS nêu VD2 .
+ Muốn tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển ta làm thế nào?
- Cho HS tiếp tục thảo luận nhóm đôi và áp dụng quy tắc để tính , 1HS lên bảng làm.
- Nhận xét – Chữa bài .
3.Thực hành(BT 1; 2a,b; 3 )
Bài 1:
- Cho HS đọc y/c đề .
- Cho HS quan sát mẫu của sgk và giải thích tại sao 0,57 = 57% ?
- Vậy muốn viết thành tỉ số % ta phải làm gì tiếp theo ?
- Cho HS làm vào vở và nêu kết quả ,1 HS làm trên bảng lớp .
- Nhận xét – Chữa bài .
Bài 2a,b:
- Cho HS đọc y/c đề .
- Cho HS quan sát mẫu sgk .
- Nêu quy tắc tìm tỉ số phần trăm.
* Quy ước trong bước tìm thương ta chỉ lấy đến 4 chữ số ở phần TP , sau đó làm bước 2 theo quy tắc.
- Cho HS làm vào vở , 1 HS làm trên bảng lớp.
- Nhận xét – Chữa bài .
a) 19 : 30 = 0,6333= 63,33%
b) 45 : 61 = 0,7377 = 73,77%
 Bài 3:
- Cho HS đọc y/c đề .
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Nhận xét – Chữa bài .
3. Củng cố dặn dò:
 - Nêu cách tìm tỉ số phần trăm?
 - Về nhà học bài.
35% 
60%
- Đọc VD1
- Thảo luận nhóm đôi và nêu kết quả
- Lắng nghe.
- Nêu lại cách làm.
- Đọc quy tắc 4- 5 HS.
- Nêu VD2.
+ Tìm thương của khối lượng muối và khối lượng nước biển dưới dạng số TP.
+ Nhân nhẩm thương với 100 và viết thêm kí hiệu% vào tích tìm được.
Giải
Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là :
2,8 : 80 = 0,035 = 3,5%
 Đáp số : 3,5%
- Đọc đề.
- Quan sát mẫu và giải thích : bài đã cho các tỉ số dưới dạng số TP tức là đã tiến hành bước 1 .
- Tiến hành bước 2 : nhân nhẩm với 100 và thêm kí hiệu % vào bên phải 
- Kết quả tìm được.
57% ; 30% ; 23,4% ; 135%
- Đọc đề .
- Quan sát mẫu .
- HS nêu.
- HS làm bài rồi chữa bài.
+ Lớp học có 25 h/s ; trong đó có 13 nữ .
+ Số h/s nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số h/s lớp học đó?
- HS cả lớp tự làm vào vở , 1 HS khá làm trên bảng lớp
Giải
Tỉ số phần trăm của số h/s nữ so với số h/s của cả lớp là :
 13 : 25 = 0,54 = 52%
 Đáp số 52%
_____________________________
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả hoạt động)
I.MỤC TIÊU:
 - Biết lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của người ( BT1 )
- Biết dựa vài dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người đó.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Một số tờ giấy khổ to cho HS lập dàn ý trên phiếu.
- Một số tranh ảnh sưu tập được về những em bé kháu khỉnh ở độ tuổi này.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi một vài học sinh lên bảng kiểm tra bài.
- Nhận xét đánh giá và cho điểm HS.
B. Dạy- học bài mới:
 1.Giới thiệu bài.
-Dẫn dắt và ghi tên bài.
2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- GV nhắc lại yêu cầu và lưu ý HS ngoài tả hành động là trọng tâm, các em có thể tả thêm về ngoại hình của em bé.
- GV : đưa tranh ảnh sưu tầm được về em bé cho HS quan sát hoặc quan sát trong SGK.
-GV: Các em hãy trình bày những điều đã quan sát được ở nhà về một em bé.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện dàn ý của 2 HS đã trình bày.
- GV: Đây là dàn ý riêng của hai bạn, các em còn lại không bắt chước một cách máy móc, các em chỉ dựa vào dàn ý chúng để lập dàn ý chi tiết riêng của mình vì hoạt động của các em không phải giống nhau hoàn toàn.
- Cho HS làm dàn ý và trình bày.
- GV nhận xét và khen những HS biết lập dàn ý chi tiết, có nhiều ý hay.
Bài 2:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài 2.
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho HS làm bài và đọc đoạn văn.
-GV nhận xét và khen HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn hoàn chỉnh và cho điểm một số bài.
3.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt yêu cầu về nhà hoàn chỉnh đoạn văn, viết lại vào vở.
- 2- 3 HS lên bảng làm theo yêu cầu của GV.
-1 HS đọc to yêu cầu BT, lớp đọc thầm.
- HS quan sát tranh, ảnh em bé.
-2 HS nói lại điều mình đã quan sát được.
-Lớp nhận xét .
- HS nghe để học cách làm.
- HS làm dàn ý của riêng mình đọc gơị ý.
- Một số em đọc dàn ý trước lớp. 
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS viết một đoạn văn tả hoạt động của em bé.
- Một số HS đọc đoạn văn vừa viết.
-Lớp nhận xét.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.MỤC TIÊU:
- Kể lại được một câu chuyện em đã được nghe, được đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK ( HS khá giỏi kể được câu chuyện ngoài SGK có nội dung như yêu cầu). 
- Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 Một số sách tranh, bài báo viết về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS kể lại câu chuyện Pa-xtơ và em bé.
- Nhận xét, đánh giá .
B.Dạy- học bài mới:
 1.Giới thiệu bài.
- Dẫn dắt và ghi tên bài.
 2.Hướng dẫn kể chuyện.
a) Tìm hiểu đề bài.
- GV ghi đề bài lên bảng lớp, gạch dưới những từ ngữ cần chú ý.
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK
 - Gọi HS giới thiệu về câu chuyện em sẽ kể.
b) Kể trong nhóm.
c) Kể trước lớp.- Cho HS thi kể.
- GV nhận xét, khen những HS có câu chuyện hay, kể hay, nêu ý nghĩa câu chuyện đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện đã kể ở lớp cho người thân nghe.
- 2 HS lên bảng kể chuyện.
- Nghe.
- 1 HS đọc đề bài, nhấn giọng ở những từ ngữ đã được lưu ý.
(đã nghe, đã đọc,những người góp sức chống lại đói nghèo lạc hậu...)
- 4 HS tiếp nối đọc gợi ý.
- HS tiếp nối nhau giới thiệu..
- 4 HS ngồi 2 bàn tạo thành 1 nhóm cùng kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của chuyện.
- 2- 3 HS lên thi kể và nêu ý nghĩa câu chuyện mình kể.
- Lớp nhận xét.
ÂM NHẠC
ÔN TẬP TĐN SỐ 3, SỐ 4 - KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I.MỤC TIÊU:
- Tập biểu diễn một số bài hát đã học.
- Biết nội dung câu chuyện và nghe bài Dạ cổ hoài lang.
* HS khá giỏi: Biết đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 3, số 4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Nhạc cụ quen dùng
- Nhạc cụ gõ: Song loan, thanh phách....
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Phần mở đầu:
- GV giới thiệu nội dung bài học.
2.Phần hoạt động:
 a.Nội dung 1: Ôn tập TĐN số 3, số 4.
- Hoạt động 1: Ôn tập TĐN số 3, ghép lời và gõ đệm theo phách. Tập đoc nhạc và đánh nhịp 2
 4
- Hoạt động 2: Ôn tập TĐN số 4, ghép lời. Tập đọc nhạc và đánh nhịp 2
 4
b.Nội dung 2: Nghe băng, nghe GV hát Dạ cổ hoài lang.
3. Phần kết thúc:
- Đọc lại bài TĐN
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết học sau.
- HS ôn tập.
- HS đọc TĐN số 3.
- HS ôn TĐN số 4.
Dạ cổ hoài lang
Từ là từ phu tướng-Bảo kiếm sắc phong lên đàng- vào ra luống trông tin nhạn- Năm canh mơ màng- Em luôn trông tin chàng - Ơi! Gan vàng thêm đau - Đường đẫu xa, ong bướm - Xin đó đừng phụ nghĩa tao khang - Còn đêm luống trông tin bạn - Ngày mỏi mòn như đá vọng phu - Vọng phu vọng(?) luống trông tin chàng- Lòng xin chớ phũ phàng- Chàng là chàng có hay- Đêmm thiếp nằm luống những sầu tây - Biết bao thuở đó - đây sum vầy? - Duyên sắt cầm đừng lạt phai- là nguyện - cho chàng- Hai chữ an- gia đàng- Trở lại- Gia đàng- Cho én nhạn hiệp đôi.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
SINH HOẠT ĐỘI
I. Ổn định tổ chức:
- Tập họp hàng dọc, báo cáo cho chi đội trưởng
- Chi đôị trưởng báo cáo với GVCN theo nghi thức đội
II. Chào cờ:- Chuyển đội hình chữ U
- Chào cờ, hát Đội ca, hô khẩu hiệu Đội
III. Tiến hành sinh hoạt:
1.Chi đội trưởng nêu mục đích, lí do sinh hoạt; giới thiệu đại biểu 
2. Nhận xét, đánh giá các hoạt động tuần qua
 - Chi đội trưởng giới thiệu lần lượt các bạn trong ban chỉ huy chi đội lên nhận xét ưu, khuyết điểm các hoạt động của chi đội theo thứ tự: CĐP học tập, CĐP văn thể mĩ, CĐP kỉ luật, CĐP lao động
 Thảo luận: Các đội viên tham gia đóng góp ý kiến,bổ sung, giải đáp thắc mắc.
 - Chi đôị trưởng nhận xét, đánh giá chung, tuyên dương, nhắc nhở
 - Chi đội trưởng phổ biến công tác đến
3 Phổ biến công tác đến:
- Tuyên truyền ý nghĩa ngày 22-12
- Tham gia sinh hoạt 22- 12: Thi vẽ tranh.
- Chi đội tổ chức thi vẽ tranh
- Củng cố công tác đội
4. Ôn nghi thức đôị, nội dung chương trình rèn luyện đội viên, tuyên truyền Đội
 Đại diện đội Tuyên truyền măng non lên tuyên truyền măng non:
 + Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
 + Tuyên truyền ý nghĩa ngày 22-12
 +Nêu nội dung chuyên hiệu: “Nhà sinh học nhỏ tuổi”
5. Sinh hoạt vui chơi:
 - Ôn bài múa: Em yêu trường em.
 - Ôn trò chơi “Trời -đất- biển”
6. Nhận xét tiết sinh hoạt:- Chi đội trưởng nhận xét giờ sinh hoạt
- GVCN nhận xét, tuyên dương học sinh gương mẫu,nhắc nhở HS thực hiện các nhiệm vụ tốt hơn.
Học tập: Học tập tương đối tốt, vẫn chưa tập trung ở một số em, chưa nghiêm túc trong giờ học: Huy, Dũng, Thượng.
Lao động: tương đối tốt, tình hình xả rác ở lớp học vẫn còn, góc phòng học chưa thường xuyên sạch sẽ 
Kỉ luật: Cơ bản tốt, một vài em vẫn quên đeo khăn quàng: Hùng.
Văn thể mĩ: các nề nếp thể dục, múa hát tập thể tương đối tốt.
7 Kết thúc: Hát bài Đi ta đi lên.
---------------------------------------♥♥-------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 Tuan 15 20102011.doc