Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 18 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 18 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản

 Dạy sáng

Tiết 1: Toán

DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC

 I. Mục tiêu

 -Biết tính diện tích hình tam giác.

 - Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.

 -Bài tập cần làm: bài1

 II. Đồ dùng dạy học

- Gv chuẩn bị 2 hình tam giác to, bằng nhau.

- HS chuẩn bị 2 hình tam giác to, bằng nhau, kéo cắt giấy.

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 18 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Ngày soạn: 31/12/2009
Ngày giảng: Thứ 2 ngày 4/1/2010
 Dạy sáng
Tiết 1: Toán
DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
 I. Mục tiêu
 -Biết tính diện tích hình tam giác.
 - Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
 -Bài tập cần làm: bài1
 II. Đồ dùng dạy học
- Gv chuẩn bị 2 hình tam giác to, bằng nhau.
- HS chuẩn bị 2 hình tam giác to, bằng nhau, kéo cắt giấy.
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm BT 3 tiết trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS
B. Dạy học bài mới
1)Giới thiệu bài Nêu yêu cầu giờ học.
2)Tìm hiểu bài
a)Cắt, ghép hình tam giác
- GV hướng dẫn 
+ Lấy 1 trong 2 hình tam giác bằng nhau.
+ Vẽ đường cao lên hình tam giác đó.
+Cắt hình tam giác thành hai phần theo đường cao (đánh số 1,2 cho từng phần)
+ Ghép hai mảnh 1,2 vào hình tam giác còn lại để thành một hình chữ nhật ABCD.
+ Vẽ đường cao EH.
b)So sánh đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép
+Hãy so sánh chiều dài DC của hình chữ nhật và độ dài đáy DC của hình tam giác.
+Hãy so sánh chiều rộng AD của hình chữ nhật và chiều cao EH của hình tam giác.
+Hãy so sánh dtích hình chữ nhật ABCD và diện tích hình tam giác EDC.
c)Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình chữ nhật
-Gọi HS nêu công thức tính diện tích của hình chữ nhật ABCD.
-AD= EH, thay AD= EH ta có diện tích hình chữ nhật ABCD là DC x EH.
-Dtích hình tam giác EDC bằng 1/2 diện tích hình chữ nhật nên ta có dtích của hình tam giác EDC là :
(DC x EH) : 2 (hay )
+ DC là gì của hình tam giác EDC ?
+ EH là gì của hình tam giác EDC ?
+Vậy để tính diện tích của hình tam giác EDC chúng ta làm như thế nào ? - GV giới thiệu công thức :
+ Gọi S là diện tích.
+ Gọi a là độ dài đáy của hình tam giác.
+ Gọi h là chiều cao của hình tam giác.
+Công thức tính diện tích của hình tam giác là : 
3)Luyện tập - thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- GV cho HS chữa bài trước lớp.
-GV nhận xét ,chốt Kq đúng.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn chuẩn bị giờ sau luyện tập.
-1HS lên bảng làm bài, 
-HS dưới lớp nhận xét.
-HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS thao tác theo hướng dẫn của GV.
- HS so sánh và nêu :
+ Chiều dài của hình chữ nhật bằng độ dài đáy của tam giác.
+ Chiều rộng của hình chữ nhật bằng chiều cao của tam giác.
+ Diện tích hình chữ nhật gấp 2 lần diện tích hình tam giác (vì hình chữ nhật bằng 2 hình tam giác ghép lại).
- HS nêu : Diện tích hình chữ nhật ABCD là DC x AD
+ DC là đáy của hình tam giác EDC.
+ EH là đường cao tương ứng với đáy DC.
+Ta lấy độ dài đáy DC nhân với chiều cao EH rồi chia cho 2.
-Vài HS nhắc lại.
- Muốn tính diện tích của hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
-1HS đọc đề bài,cả lớp đoc thầm ở SGK.
-2HS lên bảng làm.
a, Diện tích của hình tam giác là :
 8 x 6 : 2 = 24 (cm2)
b, Diện tích của hình tam giác là :
2,3 x 1,2 : 2 = 1,38 (dm2)
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
	Tiết 2: Tập đọc
 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ( TIẾT 1)
 I. Mục tiêu
-Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
-Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của BT2.
-Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3.
-HS khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ,bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
 II. Đồ dùng dạy - học 
*Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 (mỗi bài ghi vào 1 tờ giấy nhỏ).
* Phiếu kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 trang 95 SGK (2 bản).
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Giới thiệu bài
-Nêu yêu cầu tiết học và cách gắp thăm bài đọc
2. Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
-Cử 1 HS giữ hộp phiếu bài tập đọc, khi có 1 bạn kiểm tra xong, thì gọi 1 HS khác tiếp tục.
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
+ Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung như thế nào ?
+ Hãy đọc tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
+ Như vậy cần lập bảng thống kê có mấy cột dọc, có mấy hàng ngang ?
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS mở mục lục sách để tìm bài cho nhanh.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- HS lắng nghe.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS ) về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi, nhận xét.
-1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
+ Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung Tên bài - Tác giả - Thể loại.
+ Các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh : Chuyện một khu vườn nhỏ, Tiếng vọng, Thảo quả, Hành trình của bầy ong, Người gác rừng tí hon, Trồng rừng ngập mặn.
+Bảng thống kê có 3 cột dọc : Tên bài - Tên tác giả - Thể loại và 7 hàng ngang : 1 hàng là yêu cầu,6 hàng là 6 bài tập đọc.
- HS cả lớp làm bài vào vở, 1 nhóm làm trên bảng phụ.
- HS nhận xét, bổ sung.Chữa bài.
TT
Tên bài
Tác giả
Thểloại
1
Chuyện một khu vườn nhỏ
Văn Long
văn
2
Tiếng vọng
Nguyễn Quang Thiều
thơ
3
Thảo quả,
Ma Văn Kháng
văn
4
Hành trình của bầy ong
Nguyễn Đức Mậu
thơ
5
Người gác rừng tí hon
Nguyễn Thị Cẩm Châu
văn
6
Trồng rừng ngập mặn
Phan Nguyên Hồng
văn
Bài 3 - Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gợi ý : Em nên đọc lại chuyện Người gác rừng tí hon để có được những nhận xét chính xác về bạn chứ không phải như một nhân vật trong chuyện.
- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét cho điểm từng HS nói tốt.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
- Dặn dò về nhà ôn lại nội dung chính của từng bài tập đọc.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm SGK.
- Làm bài vào vở.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
**********************
Tiết 4: Khoa học
SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
 I. Mục tiêu
- Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
 II. Đồ dùng dạy học
Hình trang 73 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1.Bài cũ:
GV nhận xét bài kiểm tra học kì 1
2. Bài mới
HĐ1: Trò chơi tiếp sức:"Phân biệt 3 thể của chất "
* Chuẩn bị:
-HS lắng nghe. 
a) Bộ phiếu ghi tên một số chất, mỗi phiếu ghi tên một chất.
Cát trắng; Nước đá; Nhôm; Muối; Đường; Xăng; Dầu ăn; Nước;hơi nước,ôxy, ni-tơ.... 
b) Kẻ sẵn trên bảng có nội dung giống nhau như sau:
Bảng " Ba thể của chất "
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
* Cách tiến hành
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội có thể cử 5 hoặc 6 bạn tham gia chơi.
- Khi GV hô " Bắt đầu ": Người thứ nhất của mỗi đội rút một tấm phiếu bất kì đọc nội dung phiếu rồi nhanh lên bảng dán tấm phiếu đó lên cột tương ứng trên bảng. Người thứ nhất dán xong thì đi xuống, người thứ hai tiếp tục.
- Đội nào gắn xong các phiếu trước và đúng là thắng cuộc.
Bước 2: Tiến hành chơi.
Bước 3: Kiểm tra-GV cùng HS không tham gia kiểm tra KQ của các đội chơi.
HĐ2 Trò chơi: " Ai nhanh, ai đúng?"
* Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí.
* Cách tiến hành:
Bước1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
-GV đọc câu hỏi. sau 5 giây là gõ thước
- Nếu trả lời đúng là thắng cuộc.
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi
HĐ3: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống. 
Bước 1: Cho HS quan sát các hình trang 73 SGK và nói về sự chuyển thể của nước.	
Bước 2: 
- Dựa vào các gợi ý qua hình vẽ nêu trên, GV yêu cầu HS tự tìm thêm các ví dụ khác.
-GV:Qua ví dụ trên cho thấy, khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là một dạng biến đổi lí học.
HĐ 4: Trò chơi " Ai nhanh, ai đúng? "
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát cho các nhóm một số phiếu trắng bằng nhau.
- Trong cùng một thời gian, nhóm nào viết được nhiều tên các chất ở 3 thể khác nhau hoặc viết được nhiều tên các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác là thắng.
3.Củng cố dặn dò
-GV tổng kết bài
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
- HS 2 đội đứng xếp hàg dọc trước bảng. Cạnh mỗi đội có một hộp đựng các tấm phiếu, có cùng nội dung, số lượng các tấm phiếu như nhau. 
- Các đội cử đại diện lên chơi: Lần lượt từng người tham gia chơi của mỗi đội lên dán các tấm phiếu mình rút được vào cột tương ứng trên bảng.
* Chuẩn bị: Chuẩn bị theo nhóm:
-Một bảng con và phấn.
-Các nhóm ghi nhanh đáp án vào bảng .
-HS chơi, đáp án 1 - b ; 2 - c ; 3- a
-Nêu được một số ví dụ.
-HS quan sát H 73
-Nhiều Hsinh nêu.
Dưới đây là đáp án:
Hình 1: Nước ở thể lỏng
Hình 2: Nước đá chuyển từ thể rắn sang thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ bình thường.
Hình 3: Nước bốc hơi chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ cao.
-Nhiều Hsinh nêu.
-Các nhóm làm việc như hướng dẫn của GV. Hết thời gian, các nhóm dán phiếu của mình lên bảng.
Bước 3: 
-Cả lớp cùng kiểm tra xem nhóm nào có sản phẩm nhiều và đúng là thắng cuộc.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau
***********************
Tiết 4: Hoạt động ngoài giờ
CHÚNG EM HÁT DÂN CA
 I. Mục tiêu
- Giới thiệu một số làn điệu dân các vùng, miền.
- Hs biết hát một số bài hát dân ca.
- Giáo dục hs thích hát dân ca.
 II. Chuẩn bị 
- Một số làn điệu dân ca các vùng, miền.
- Trang phục một số thể loại dân ca.
 III. Lên lớp
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Ổn định
2. Giới thiệu: Giới thiệu nội dung yêu cầu tiết học.
3. Nội dung
* Gv giới thiệu một số làn điệu dân ca các vùng miền.
- Dân ca Nam Bộ: Lí cây bông, lí con sáo...
- Dân ca Bắc Bộ: Hoa thơm bướm lượn...
- Dân ca Trung Bộ.
- Dân ca các dân tộc thiểu số: Inh lả ơi, Đi tới trường...
* Hs tìm hiểu về dân ca các vùng miền
- Hãy kể tên các bài hát dân ca các vùng miền mà các em biết.
* Thi hát dân ca
- Tổ chức cho các tổ thi hát dân ca.
- Gv chấm và công bố kết quả.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn dò về nhà tìm hiểu thêm các làn điệu dân ca trong cộng đồng.
- Hs lắng nghe.
- Hs thi đua kể giữa các tổ.
- Các tổ cử đại diện thi hát dân ca, có thể kết hợp thêm trang phục dân ca.
***************************
Dạy chiều
Tiết 1: Luyện tập đọc
ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ
 I. Mụ ...  phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng lứa gà.
- Học sinh nghe.
- Học sinh làm bài tập cá nhân.
- Nhiều HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
- Chuẩn bị bài sau
Ngày soạn: 2/1/2010
Ngày giảng: Thứ tư ngày 6/1/2010
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
 I. Mục tiêu Biết:
-Giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.
-Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
-Làm các phép tính với số thập phân.
-Viết số đo đại lượng đưới dạng số thập phân.
-Bài tập cần làm: Phần1, Phần2: bài 1,bài 2.
 II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu bài tập có nội dung như phần1 SGK, phô tô cho mỗi HS một bản.
 III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của gv 
Hoạt động của hs
1. Kiểm tra bài cũ
-GV gọi HS nêu số đo của các cạnh trong hình ở bài 4a.
-Gọi HS lên bảng làm bài tập 4b SGK.
- GV nhận xét ghi điểm cho HS
2. Dạy học bài mới
a)Giới thiệu bài : -Nêu yêu cầu bài học.
b) Tổ chức cho HS làm bài
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu cho HS tự làm bài.
c) Hướng dẫn chữa bài
Phần 1(3đ, mỗi lần khoanh đúng được1 đ)
-Gọi HS đọc đáp án của mình . 
-GV nhận xét, nêu Đ/án: 1-B, 2-C, 3-C.
Phần 2 -Cho HS làm bài vào vở.
-Gv thu vở chấm, gọi Hs lên bảng chữa bài.
Bài 1 Đặt tính rồi tính
Bài 2 Viết sô thập phân thích hợp vào chỗ châm.
3. Củng cố - dặn dò
GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị giờ sau kiểm tra định kì cuối kì I.
- 1HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. 
- HS lắng nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS nhận phiếu và làm bài.
-Nhiều HS thực hiện.
- 4 HS lên bảng làm bài 1 . 
-Hs làm bài vào vở.
 a, 8m5dm = 8,5m; b, 8m25dm2 = 8,05 
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Kể chuyện
ÔN TẬP HỌC KÌ I ( Tiết 4 )
 I. Mục tiêu
- Kiểm tra đọc::-Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút;biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ,đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nghe viết đúng bài chính tả, viết đúng tên riêng phiên âm tiếng nước ngoàivà các từ ngữ dễ viết sai,trình bày đúng bài Chợ Ta-sken, tốc độ viết khoảng 95 chữ /15 phút.
 II. Đồ dùng dạy - học
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập dọc và học thuộc lòng
- Ảnh minh hoạ người Ta-sken trong trang phục dân tộc và chợ Ta-sken.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Giới thiệu bài
-Nêu mục tiêu tiết học
2. Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
3. Viết chính tả
a, Tìm hiểu nội dung đoạn văn.
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Hình ảnh nào trong bài gây ấn tượng cho em nhất trong cảnh chợ Ta-sken.
b, Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm từ dễ viết sai chính tả.
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được vào bảng con.
c, Viết chính tả
-GV đọc chính tả.
d, Thu, chấm bài.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
-HS lắng nghe xác định yêu cầu của tiết học.
- HS HS gắp thăm bài - chuẩn bị;
-Từng HS lên đọc và trả lời câu hỏi.
- Các HS khác theo dõi, nhận xét.
- 2 HS tiếp nối đọc thành tiếng.
- HS nối tiếp nhau nêu các hình ảnh mà em yêu thích.
-HS tìm và nêu .
-Ví dụ : Ta-sken, trộn lẫn, nẹp, mũ vải thêu, xúng xính, chờn vờn, thõng dài, ve vẩy,...
-HS luyện viết ở bảng con.
-HS viết vào vở.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị tiết sau.
*************************
Tiết 3: Tập đọc
ÔN TẬP HỌC KÌ I ( Tiết 5 )
I. Mục tiêu
- Viết được lá thư gửi người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập ,rèn luyện của bản thân trong học kì I, đủ ba phần (đầu thư, phần chính, cuối thư), đủ nội dung cần thiết.
II. Đồ dùng dạy - học 
- HS chuẩn bị giấy viết thư.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của gv 
Hoạt động của hs
1. Giới thiệu bài
-Nêu mục tiêu của tiết học. 
2. Thực hành viết thư
a) Xác định yêu cầu đề bài
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài.
- Hướng dẫn HS cách làm bài :
+ Nhớ lại cách viết thư đã học ở lớp 3. +Đọc kĩ các gợi ý trong SGK.
+ Em viết thư cho ai ? Người ấy đang ở đâu ?
+ Dòng đầu thư em viết thế nào ?
+ Em xưng hô với người thân như thế nào?
+ Phần nội dung thư nên viết :
-HS lắng nghe xác định yêu cầu của tiết học.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý trong SGK
- HS làm việc cá nhân.
Kể lại kết quả học tập và rèn luyện của mình trong học kì I. Đầu thư : Thăm hỏi tình hình sức khoẻ, cuộc sống của người thân, nội dung chính: em kể về kết quả học tập, rèn luyện sự tiến bộ của em trong học kì I và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ trong học kì II. Cuối thư: em chúc người thân mạnh khoẻ, lời hứa hẹn, chữ kí và kí tên.
- Yêu cầu HS viết thư :
- Gọi HS đọc bức thư của mình, GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho HS.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS tự làm bài ;
- 3 đến 5 HS đọc bức thư của mình.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
************************
Tiết 4: Đạo đức
Đ/c Hoàng soạn
************************
Tiết 5: Thể dục
BÀI 35
 I- Mục tiêu:
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái và đổi chân khi đi đều sai nhịp. 
- Chới trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động. 
 II- Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Kẻ sân chơi trò chơi. 
 III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: Mở đầu 6 – 10 phút
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1-2 phút.
* Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục đã học: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp. 
* Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1-2, 1-2: 1 phút.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục đã học: mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
* Trò chơi khởi động (do giáo viên chọn): 1 – 2 phút.
Hoạt động 2: Ôn tập đi đều vòng phải, vòng trái và đổi chân khi đi đều sai nhịp: 10 - 12 phút.
- Chia lớp thành các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Các tổ trưởng điểu khiển tổ của mình tập, giáo viên quan sát để sửa sai hoặc giúp đỡ những học sinh thực hiện chưa tốt.
- Chọn tổ thực hiện tốt nhất lên biểu diễn. Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn” : 6 – 8 phút.
- Nhắc lại cách chơi rồi mới chơi. Các tổ thi đua với nhau, giáo viên trực tiếp điều khiển, chú ý nhắc nhở, đề phòng không để xảy ra chấn thương cho các em. 
Hoạt động 4: Kết thúc: 4- 6 phút
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài và nhận xét, đánh giá kết quả bài học: 2 – 3 phút.
- Giáo viên giao bài tập về nhà: Ôn động tác đi đều.
- Học sinh chạy chậm thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập: 1 phút.
- Hs thực hiện.
- Hs luyện tập theo tổ.
- Thi đi đều theo 2 hàng dọc. Lần lượt từng tổ thực hiện 1 lần và đi đều trong khoảng 15 – 20m. Tổ nào tập đều, đúng, đẹp được biểu dương, tổ nào kém nhất sẽ phải chạy một vòng xung quanh sân tập.
- Hs tham gia chơi.
- Đi thường theo nhịp và hát: 1 – 2 phút.
**************************
Ngày soạn: 3/1/2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 8/1/2010
Tiết 1: Toán
HÌNH THANG
 I. Mục tiêu
-Có biểu tượng về hình thang.
-Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt hình thang với các hình đã học.
-Nhận biết hình thang vuông.
-Bài tập cần làm:bài 1, bài 2, bài 4.
 II. Đồ dùng dạy học
- Sử dụng đồ dùng dạy học toán lớp 5.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của gv 
Hoạt động của hs
1. Giới thiệu bài Giới thiệu hình thang.
- Em hãy tìm điểm giống nhau giữa hình cái thang và hình ABCD.
-GV :Hình ABCD mà các em vừa quan sát vì thế mới được gọi là hình thang.
2. Dạy học bài mới
a)Hình thành biểu tượng về hình thang
 -GV yêu cầu HS sử dụng bộ lắp ghép để lắp hình thang.
 b) Nhận biết một số đặc điểm của hình thang
+ Hình thang ABCD có mấy cạnh ?
+Các cạnh của hình thang có gì đặc biệt?
+ Vậy hình thang là hình như thế nào ?
- GV kết luận : Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song. Hai cạnh song song gọi là hai cạnh đáy. Hai cạnh kia gọi là hai cạnh bên.
-Hãy chỉ rõ các cạnh đáy, các cạnh bên của hình thang ABCD ?
- GV: cạnh đáy AB gọi là đáy bé, cạnh CD gọi là đáy lớn.
- GV kẻ đường cao AH của hình thang ABCD:AH là đường . Độ dài của AH là chiều cao .
?Đường cao AH như thế nào với hai đáy của hình thang ABCD ?
c) Luyện tập thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi HS lên nêu .
- Vì sao hình 3 không phải là hình thang ?
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV lần lượt nêu từng câu hỏi HS trả lời.
Bài 4
- GV vẽ hình thang vuông ABCD như SGK lên bảng, sau đó lần lượt yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau :
+ Đọc tên hình trên bảng ?
+ Hình thang ABCD có những góc nào là góc vuông ?
+ Cạnh bên nào vuông góc với hai đáy ?
- GV giới thiệu : Hình thang có cạnh bên vuông góc với hai đáy gọi là hình thang vuông.
- GV yêu cầu HS nhắc lại .
3. Củng cố - dặn dò
- Điểm quan trọng nhất để vẽ hình thang là gì ?
Hình thang là hình có hai cạnh đối diện song song.
- GV nhận xét giờ học
- Hướng dẫn HS về nhà và chuẩn bị bài sau.
-HS lắng nghe xác định nhiệm vụ của tiết học.
+Hình thangABCD giống phần khung giữa hai bậc thang.
- HS thực hành lắp hình thang.
-HS nêu.
+ Hình thang ABCD có 4 cạnh là AB, BC, CD, DA.
+ Hình thang là hình có 4 cạnh trong đó có hai cạnh song song với nhau.
- HS nghe và HS nhắc lại.
- HS nêu : Hình thang ABCD có :
+ Hai cạnh đáy AB và DC song song với nhau. + Hai cạnh bên là AD và BC.
- HS quan sát hình và nghe giảng.
-HS:Đường cao AH vuông góc với hai đáy AB và CD của hình thang ABCD.
1HS đọc đề bài.
- Nhiều HS nêu ý kiến của mình.
Vì không có hai cạnh đối diện song song.
-HS sử dụng Ê- ke để kiểm tra các góc.
- 1 HS nêu, các HS khác nghe để nhận xét và bổ sung ý kiến. Cả lớp thống nhất bài giải đúng .
- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi :
+ Hình thang ABCD.
+ Hình thang ABCD có góc A và góc D là hai vuông góc.
+ Cạnh bên AD vuông góc với hai đáy AB và DC.
- Một số HS nêu lại kết luận về hình thang vuông trước lớp. 
- Để vẽ được hình thang chúng ta phải vẽ được hai đáy song song.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
******************************
Tiết 2: Luyện từ và câu
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Kiểm tra theo đề chung của phòng
******************************
Tiết 3: Tập làm văn
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Kiểm tra theo đề chung của phòng
*****************************
Tiết 4: Địa lí
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Kiểm tra theo đề chung của phòng
*****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL5 T18hai buoiKTKN.doc