Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 19 - Trường TH Trường Đông A

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 19 - Trường TH Trường Đông A

TẬP ĐỌC Tiết 37 : NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I- Mục tiêu:

-Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật ( anh Thành , anh Lê ).

-Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 ( không cần giải thích lí do ).

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II- Chuẩn bị:

Bảng phụ ghi đoạn 1.

 

doc 17 trang Người đăng hang30 Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 19 - Trường TH Trường Đông A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
********** TUẦN 19 **********
Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2011
TẬP ĐỌC Tiết 37 : NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I- Mục tiêu:
-Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật ( anh Thành , anh Lê ).
-Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 ( không cần giải thích lí do ).
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi đoạn 1.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
3 HS đọc thuộc 3 bài ca dao về lao động sản xuất và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. Bài mới:
-HĐ 1: Luyện đọc
GV viết bảng các từ :phắc-tuya , Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa để hướng dẫn HS đọc.
 Một HS khá ,giỏi đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí và trích đoạn kịch Người công dân số Một.
GV chia phần trích vở kịch thành 3 đoạn để HS luyện đọc:
+Đoạn 1:từ đầu  vào Sài Gòn này làm gì?
+Đoạn 2:Anh Lê này xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
+Đoạn 3:Phần còn lại.
HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (2 lượt ), GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai cho HS và giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong bài: Phắc-tuya, đốc học , nghị định,
HS luyện đọc theo cặp.
GV đọc lại toàn bộ trích đoạn kịch.
-HĐ 2: Tìm hiểu bài
HS đọc thầm từng đoạn, cả bài để trả lời lần lượt câu hỏi 1, 2, 3 –SGK.Câu hỏi 3, phần giải thích lí do ( HS khá , giỏi trả lời ).
Một vài HS nêu nội dung của trích đoạn kịch.
- HĐ 3: Đọc diễn cảm
GV hướng dẫn HS đọc toàn bộ trích đoạn kịch đúng theo lời các nhân vật.
3 HS đọc đoạn kịch theo cách phân vai. Cả lớp, GV nhận xét.
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1 theo cách phân vai.Lời gọi:Anh Thành!( đọc nhấn giọng, hồ hởi) ; Có lẽ thôi , anh ạ. ( điềm tĩnh, mong được thông cảm, ẩn chứa một tâm sự chưa nói ra được),
Từng tốp HS phân vai luyện đọc.
Một vài cặp HS thi đọc diễn cảm.
- HĐ 4: Củng cố
Vài HS nhắc lại nội dung của trích đoạn kịch.
3. Nhận xét , dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Người công dân số Một (tt )
--------------------------------------------------------------------
KHOA HỌC Tiết 37: DUNG DỊCH
I- Mục tiêu:
-Nêu được một số ví dụ về dung dịch.
-Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất.
II-Chuẩn bị :
 Đường ,nước sôi để nguội ,cốc ,thìa .
 III-Các hoạt động dạy học :
 1.Bài cũ :
 Hỗn hợp là gì ? cho ví dụ.
 Để tách các chất ra khỏi hỗn hợp người ta sử dụng phương pháp nào?
 Nêu cách tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng.
 2.Bài mới :
 -HĐ1 :Thực hành “Tạo ra một dung dịch “
 Mục tiêu :Giúp hoc sinh biết cách tạo ra một dung dịch ,kể tên một số dung dịch .
 HS đọc phần thực hành trang 76.
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
 HS làm việc nhóm 4: Tạo ra một dung dịch đường hoặc dung dịch muối.
 (Cách tiến hành như SGK ).Nêu nhận xét và ghi vào mẫu báo cáo.
 Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét , bổ sung.
 Hỏi HS: 
 *Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện nào ?
 *Dung dịch là gì ?
 *Kể tên một số dung dịch mà em biết ?
 GV kết luận :Muốn tạo ra dung dịch phải có 2 chất trở lên ,có một chất lỏng và một chất hoà tan .Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau được gọi là dung dịch .
 -HĐ 2 :Thực hành 
 Mục tiêu :HS nêu được cách tách các chất trong dung dịch .
 HS đọc mục Hướng dẫn thực hành trang 77 SGK ,đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm.
 GV làm thí nghiệm, HS quan sát trả lời các câu hỏi của mục hướng dẫn thực hành trang 77.(yêu cầu 3 HS lên nếm thử nước đọng trên đĩa,nước trong cốc và nêu nhận xét .)
 Qua thí nghiệm trên, ta có thể làm thế nào để tách các chất trong dung dịch ?
 GV kết luận:Cách làm đó được gọi là chưng cất.
 Một vài HS đọc mục bạn cần biết trong SGK trang 77.
 -HĐ 3: Đố bạn
 HS đọc 2 câu hỏi cuối trang 77, quan sát hình 4 và 5, trao đổi với bạn bên cạnh trả lời. Sau đó tổ chức cho HS chơi đố bạn 2 câu hỏi trên.
 GV chốt lại.
 -HĐ 4:Củng cố 
 Một vài HS đọc lại mục bạn cần biết trang 76,77.
 3.Nhận xét ,dặn dò:
 GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Sự biến đổi hoá học .
. . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . .******** . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
TOÁN Tiết 91:DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I- Mục tiêu:
Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị:
Bộ đồ dùng dạy Toán lớp 5.
III- Các hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại một số đặc điểm của hình thang, hình thang vuông.
2. Bài mới:
-HĐ 1:Hình thành công thức tính diện tích hình thang
GV đính hình thang ABCD lên bảng và cho HS biết điểm M là trung điểm của cạnh BC.
GV nêu vấn đề:Tính diện tích hình thang ABCD đã cho.
GV vừa hướng dẫn , vừa thực hành , HS làm theo yêu cầu của GV: cắt rời hình tam giác ABM ; sau đó ghép lại như hướng dẫn trong SGK để được hình tam giác ADK.
HS nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành.
GV yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK ( như trong SGK ).
HS nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình để rút ra qui tắc và công thức tính diện tích hình thang. GV kết luận và ghi công thức tính diện tích hình thang lên bảng.
Một vài HS nhắc lại qui tắc và công thức tính diện tích hình thang.
-HĐ 2: Thực hành
+BT1:HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
HS nhắc lại cách tính diện tích hình thang.HS vận dụng công thức tính diện tích hình thang để tính câu a. Câu b cho HS về nhà làm.
 Cả lớp làm bài vào vở , 1 HS làm ở bảng lớp. Cả lớp ,GV nhận xét.
+BT2: Cho HS xác định yêu cầu của đề bài.
GV đính lên bảng 2 hình thang của BT 2.
HS nêu cách tính diện tích của hình thang.Nêu độ dài hai đáy và chiều cao của hình thang a, b.Hỏi HS vì sao biết chiều cao của hình thang b là 4 cm?
HS làm bài vào vở , 2 HS làm bảng lớp.Cả lớp, GV nhận xét.
+BT3: ( HS khá, giỏi ) GV gợi ý cách làm , nếu không đủ thời gian cho HS về nhà làm.
-HĐ 3: Củng cố
Một vài HS nhắc lại qui tắc và công thức tính diện tích hình thang.
3. Nhận xét , dặn dò:
GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị:Luyện tập
---------------------------------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN Tiết 19: CHIẾC ĐỒNG HỒ
I- Mục tiêu :
Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ trong sách giáo khoa; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện .
Biết trao đổi ý nghĩa câu chuyện .
II- Chuẩn bị.
Tranh phóng to .
III- Các hoạt động dạy học :
1- Bài cũ :
1 HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc của tiết trước.
2- Bài mới : 
- HĐ 1:Giáo viên kể chuyện
GV kể lần 1, giải nghĩa từ: tiếp quản, đồng hồ quả quýt.
GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh họa .
 -HĐ 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện .
Học sinh kể theo cặp, nêu ý nghĩa .
Thi kể trước lớp ,vừa kể vừa chỉ vào tranh .
Vài HS kể toàn bộ câu chuyện, nêu ý nghĩa.
Chọn học sinh kể hay nhất .
 -HĐ 3:Củng cố
Câu chuyện khuyên ta điều gì ?
3. Nhận xét, dặn dò:
Gv nhận xét tiết học. - Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
Chuẩn bị: Kể chyện đã nghe đã đọc . 
-------------------------------------------------------------------------------- 
Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2011
CHÍNH TẢ Tiết 19: NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC
I-Mục tiêu:
-Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Làm được bài tập 2, bài tập 3a.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi BT 2.
III- Các hoạt động dạy-học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS viết bảng con các từ:cưu mang, bươn chải.
2.Bài mới : 
-HĐ1: Hướng dẫn học sinh nghe viết : 
Gv đọc bài chính tả và hỏi : 
Bài văn cho em biết điều gì ? 
Tìm tên riêng, từ khó trong bài , học sinh viết vào bảng con .
Gv đọc cho học sinh viết bài , soát lỗi.
HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
GV chấm điểm một số vở, nhận xét.
-HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập .
+Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 2 . 
Cả lớp làm vào vở , tìm chữ cái thích hợp(theo yêu cầu của BT )với mỗi ô trống để hoàn chỉnh bài thơ Tháng giêng của bé. 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp nhận xét và sửa bài .
+Bài tập 3a :HS đọc yêu cầu của BT.
Các em tìm tiếng bắt đầu bằng r, d, hay gi thích hợp với mỗi ô trống trong mẩu chuyện vui Làm việc cho cả ba thời.
 HS nêu miệng, cả lớp, GV nhận xét.
1 HS đọc lại mẩu chuyện.
-HĐ 3:Củng cố 
Nhắc HS viết đúng những tiếng bắt đầu bằng r, d, gi.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS sửa lỗi hoàn chỉnh.
Chuẩn bị bài : Cánh cam lạc mẹ .
----------------------------------------------------------------------------------
TOÁN Tiết 92: LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu:
Biết tính diện tích hình thang.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II- Các hoạt động dạy –học:
1. Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại qui tắc và công thức tính diện tích hình thang.
HS sửa BT 1b trang 93 .
2. Bài mới:
-HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT
+BT1: HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang và củng cố kĩ năng tính toán trên các số tự nhiên, phân số và số thập phân để tính diện tích hình thang.
Cả lớp làm vào vở, 3 HS làm bảng lớp. Nhận xét, sửa chữa.
+BT 2: GV hướng dẫn cho HS về nha ... thể hiện đúng lời nhân vật : anh Thành ( hồ hởi ) ,anh Lê ( quan tâm , lo lắng ) , anh Mai ( điềm tĩnh , từng trải ) , người dẫn chuyện .
HS luyện đọc phân vai theo nhóm. - HS thi đọc diễn cảm theo cách phân vai .
-HĐ 4: Củng cố
HS nhắc lại nội dung của trích đoạn kịch.
3. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài :Thái sư Trần Thủ Độ . 
------------------------------------------------------------------------
TOÁN Tiết 93: LUYỆN TẬP CHUNG
I-Mục tiêu:
 Học sinh biết :
- Tính diện tích hình tam giác vuông , hình thang .
- Giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm .
 -Cả lớp làm được bài tập 1, 2.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị : 
 Bảng phụ làm bài tập 2 
III -Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : Luyện tập 
Nêu qui tắc , công thức tính diện tích hình thang.
Sửa bài tập 2 trang 94.
 2.Bài mới: Luyện tập chung 
-HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT
+Bài tập 1 : 
HS nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác vuông.
HS làm vơ,û 3 em lên bảng , gv chấm điểm , rồi nhận xét kết quả .
Bài tập 2: 
Vận dụng công thức tính diện tích hình thang trong tình huống có yêu cầu phân tích hình vẽ tổng hợp.
GV gợi ý để HS tính được diện tích hình thang ABED và diện tích hình tam giác BEC rồi so sánh xem diện tích hình thang lớn hơn diện tích hình tam giác bao nhiêu dm2 
1 em lên bảng , lớp làm vở , gv chấm điểm .
+Bài tập 3 a: ( Dành cho học sinh khá giỏi nếu còn thời gian ) .
HS đọc đề , tóm tắt đề , nêu cách giải 
giải .
a/ Diện tích mảnh vườn hình thang là :
( 50 +70 ) x 40 : 2 = 2400( m2)
 Diện tích trồng đu đủ :
 2400: 100 x 30 = 720 ( m2 )
 Số cây đu đủ trồng được là :
720 : 1,5 = 480 ( cây )
 Đáp số : 480 cây
-HĐ 2: Củng cố 
Thi đua viết công thức : Tính diện tích hình thang , diện tích hình tam giác 
3. Nhận xét , dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Hình tròn . Đường tròn .
-----------------------------------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN Tiết 37: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI ( Dựng đoạn mở bài )
I-Mục tiêu :
-Nhận biết được hai kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả người (bài tập 1).
-Viết được đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở bài tập 2 . 
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ viết 2 kiểu mở bài : 
Mở bài trưcï tiếp : Giới thiệu trực tiếp người hay vật định ta.
Mở bài gián tiếp : Nói một chuyện khác , từ đó chuyển sang giới thiệu người định tả .
III-Các hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ: 
HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
2.Bài mới: Luyện tập tả người( Dựng đoạn mở bài )
-HĐ 1:Hướng dẫn HS làm bài tập 
+Bài tập 1 :
Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1 .
Một em đọc mở bài a , 1 em đọc mở bài b và giải từ khó .
Gv hỏi : 
 Hai cách mở bài đoạn a ,b có gì khác nhau ? .
Đoạn a : Mở bài trực tiếp : Giới thiệu trực tiếp người định ta ( tả bà )û. 
Đoạn b : Mở bài gián tiếp : Giới thiệu hoàn cảnh , sau đó mới giới thiệu người được tả (bác nông dân đang cày ruộng ) . 
Vậy đoạn văn nào hay hơn? vì sao ?( Đoạn b hay hơn vì có giới thiệu chuyện khác , làm cho mở bài hay hơnvà người viết cũng suy nghĩ nhiều hơn .) 
+Bài tập 2 : 
Học sinh đọc đề và phân tích đề .
Học sinh chọn đề văn để viết đoạn mở bài . Chú ý chọn đề nói về đối tượng mà em yêu thích , em có tình cảm, hiểu biết về người đó.
HS tiếp nối nhau nói tên đề bài em chọn.
 Tại sao em chọn đề đó? ( vì em kính yêu, ngộ nghĩnh, quen biết, em thích, ngưỡng mộ ) 
HS viết hai đoạn mở bài theo 2 cách đã biết cho đề văn đã chọn (SGK ).
HS viết các đoạn mở bài . 2em viết bảng phụ .
Trình bày và nhận xét . - Gv chấm điểm nếu đoạn văn hay .
-HĐ 2: Củng cố 	
HS nhắc lại kiến thức về 2 kiểu mở bài trong bài văn tả người.
3.Nhận xét , dặn dò:
GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về hoàn chỉnh bài tập 2 .
Chuẩn bị bài : Luyện tập tả người ( kết bài ) 
------------------------------------------------------
LỊCH SỬ Tiết 19: CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
I- Mục tiêu:
-Tường thuật sơ lược được chiến dịch Điện Biên Phủ .
- Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ .
Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch : tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai .
II- Chuẩn bị :
Bản đồ hành chính Việt Nam .
III- Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : 
2. Bài mới : Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ .
- HĐ 1 : Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và âm mưu của giặc Pháp .
 HS đọc SGK, tìm hiểu về hai khái niện : tập đoàn cứ điểm và pháo đài .
GV treo bản đồ hành chính Việt Nam- Vài HS lên chỉ vị trí của Điện Biên Phủ .
GV nêu một số thông tin về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ .
Hỏi HS :Vì sao Pháp lại xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương ?( âm mưu thu hút bộ đội chủ lực của ta ). 
 GV chốt lại.
- HĐ 2 : Chiến dịch Điện Biên Phủ 
HS đọc SGK từ đầu ra hàng, quan sát hình 1,2,3,4 trang 38,39 , thảo luận nhóm 4 để tường thuật sơ lược chiến dịch Điện Biên Phủ theo các câu hỏi gợi ý:
+Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ ? 
+Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt tấn công ? Hãy thuật lại đợt tấn công cuối cùng.
	Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét , bổ sung.
	Hỏi HS : 
+ Vì sao ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ ? 
+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.
+ Kể tên một số gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ .
HS trả lời, GV chốt lại.
-HĐ 3: Củng cố
Vài HS đọc ghi nhớ SGK.
3. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị: Nước nhà bị chia cắt .
----------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 7 tháng 1 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 38: CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
I-Mục tiêu : 
 -Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng các quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối ( nội dung ghi nhớ ) .
 -Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn ( BT1 , mục III) , viết được đoạn văn theo yêu cầu của bài tập 2 . 
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ làm bài tập 2. 
III- Các hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ :Câu ghép . 
 Thế nào là câu ghép ? - Đặt câu ghép . 
 Nêu miệng bài tập 3 
2. Bài mới :Cách nối các vế câu ghép .
-HĐ 1: Hướng dẫn HS phần Nhận xét : 
Học sinh đọc bài tập 1, 2 của phần nhận xét .
HS đọc lại câu văn, đoạn văn. Xác định 2 vế của câu ghép , gạch dưới những từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu.
2 HS làm ở bảng phụ. Cả lớp, GV nhận xét.
Hỏi HS :Từ kết quả phân tích trên , các em thấy các vế của câu ghép được nối với nhau theo mấy cách ? HS trả lời , GV nhận xét.
Một số HS đọc ghi nhớ SGK.
-HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện tập
 + Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu và nội dung của BT1 . 
 Tìm câu ghép và các vế câu ghép đó được nối với nhau bằng cách nào.
 HS trao đổi với bạn bên cạnh làm bài , nêu miệng kết quả.Cả lớp,GV nhận xét.
+Bài tập 2 : HS viết đoạn văn từ 3 -5 câu tả ngoại hình người bạn , có ít nhất 1 câu ghép . 
 HS viết đoạn văn vào vở, 1 HS viết bảng phụ.
 HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn và cho biết các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào . Cả lớp ,GV nhận xét . 
-HĐ 3:Củng cố
Vài HS nhắc lại nội dung ghi nhớ SGK.
3. Nhận xét ,dặn dò:
GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị : Mở rộng vốn từ Công dân . 
--------------------------------------------------------------------------
TOÁN Tiết 94 :HÌNH TRÒN . ĐƯỜNG TRÒN
I- Mục tiêu:
-Nhận biết được hình tròn , đường tròn và các yếu tố của hình tròn .
-Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn .
-Cả lớp làm được bài tập 1, 2.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị:
Bộ đồ dùng dạy toán 5 
HS chuẩn bị : Com pa , thước kẻ . 
Bảng phụ làm bài tập 
III -Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : Luyện tập chung 
 Nêu qui tắc , công thức tính diện tích hình thang, hình tam giác.
 2. Bài mới: Hình tròn .Đường tròn .
-HĐ 1: Giới thiệu về hình tròn , đường tròn .
GV đưa ra tấm bìa hình tròn , chỉ tay lên mặt tấm bìa và nói : “đây là hình tròn” .
GV dùng com pa vẽ trên bảng một hình tròn nói : “ đầu chì của com pa vạch ra một đường tròn” .
HS dùng com pa vẽ trên giấy một hình tròn .
GV giới thiệu cách tạo dựng một bán kính hình tròn : Lấy một điểm A trên đường tròn , nối tâm O với điểm A , đoạn thẳng OA là bán kính của đường tròn .
Học sinh tìm hiểu về đặc điển của hình tròn : “ Tất cả các bán kính của đường tròn đều bằng nhau , trong hình tròn đường kính gấp 2 lần bán kính” .
-HĐ 2:Thực hành 
+Bài tập 1 : 
Rèn cho HS kĩ năng sử dụng com pa để vẽ hình tròn. 
Học sinh làm bài tập vào vở ,2 em lên bảng .
1a/ Vẽ hình tròn có bán kính : 3cm .
1b/ Vẽ hình tròn có đường kính : 5cm 
Gv chấm điểm, nhận xét .
+Bài tập 2 :
Cho đoạn thẳng AB = 4cm .HS vẽ hai hình tròn tâm A và tâm B đều có bán kính 2 cm. GV gợi ý ,HS vẽ vào vở.
+Bài tập 3: (HS khá ,giỏi ) vẽ theo mẫu SGK – nếu không đủ thời gian cho HS về nhà làm .
-HĐ 3: Củng cố
HS nhắc lại các yếu tố của hình tròn.
3. Nhận xét, dăn dò:
GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị : Chu vi hình tròn
---------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 19 MOT COT.doc