Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 20 - Trường TH Trần Quốc Toản

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 20 - Trường TH Trần Quốc Toản

Tập đọc: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

I- MỤC TIÊU :

1- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời các nhân vật.

2- Hiểu : Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nhiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

 Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 439Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 20 - Trường TH Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 20
Thứ
Môn
Tên bài dạy
Hai
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Khoa học
Đạo đức
 Chào cờ
 Thái sư Trần Thủ Độ
 Luyện tập
 Sự biến đổi hóa học
 Em yêu quê hương (t2)
Ba
Thể dục
Chính tả
Toán
LTVC
Lịch sử
 GV chuyên dạy
 Cánh cam lạc mẹ
 Diện tích hình tròn
 MRVT: Công dân
 Ôn tập: Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp
Tư
Kể chuyện
Tập đọc
Toán
Địa lí
Kĩ thuật
 KC đã nghe, đã đọc
 Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng
 Luyện tập
 Châu Á (tt)
 GV chuyên dạy
Năm
Thể dục
Tập làm văn
Toán
Khoa học
Mỹ thuật
 GV chuyên dạy
 Tả người (KT viết)
 Luyện tập chung
 Năng lượng
 GV chuyên dạy
Sáu
SHTT
Toán
LTVC
Tập làm văn
Âm nhạc
 SHTT
 Giới thiệu biểu đồ hình quạt
 Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
 Lập chương trình hoạt động
 GV chuyên dạy
 –––––––ËËËË˗———————
 Thứ 2 ngày 10 tháng 1 năm 2011
Tập đọc:	THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I- MỤC TIÊU : 
1- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời các nhân vật. 
2- Hiểu : Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nhiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
 Tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A- Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra 2 nhóm đọc phân vai trích đoạn kịch (Phần 2)
CH: Anh Lê, anh Thành đều là những người yêu nước nhưng họ khác nhau như thế nào ? 
CH: Người công dân số 1 là ai ? 
Mỗi nhóm 4 HS đọc phân vai : anh Thành, anh Lê, anh Mai và người dẫn chuyện.
Nhóm 1 đọc + trả lời câu hỏi 1, nhóm 2 đọc và trả lời câu hỏi. 
- GV nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới 
* HĐ1 : Gọi HS đọc diễn cảm bài văn 
- GV hướng dẫn 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm. 
* HĐ2 : HS đọc đoạn nối tiếp 
- GV chia đoạn 
- HS đánh dấu đoạn trong SGK. 
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến “...ông mới tha cho”
+ Đoạn 2 : Tiếp theo đến ...”thưởng cho”.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại 
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp 
- HS nối tiếp đọc đoạn lượt 1 
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai : Linh Từ Quốc Mẫu, kiệu, chuyên quyền, ... cho HS đọc đoạn tiếp lượt 2 + giải nghĩa từ. 
- HS luyện đọc từ ngữ khó đọc. 
* HĐ 3 : Cho HS đọc trong nhóm 
- HS luyện đọc nhóm 3
* HĐ 4 : GV đọc cả bài 
- Tìm hiểu bài 
CH: Khi có nguời muốn xin chưa câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì ? 
- Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu người đó phải chặt một ngón chân để phân biệt với những câu đương khác. 
CH : Theo em cách xử sự này của Trần Thủ Độ có ý gì ? 
- HS trả lời.
- GV chốt lại ý : răn đe những kẻ có ý định mua quan bán tước, làm rối loạn phép nước của Trần Thủ Độ.
CH : Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lý ra sao ? 
- Ông hỏi rõ đầu đuôi sự việc và thấy việc làm của người quân hiệu đúng nên ông không trách móc mà còn thưởng cho vàng bạc.
- GV chốt ý đoạn 2 : Các phân xử nghiêm minh của Trần Thủ Độ.
CH : Khi biết có viên quan tâm với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào ? 
- Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho việc quan dám nói thẳng. 
“Quả có chuyện như vậy ...”
CH : Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào ? 
- HS đọc, trả lời. 
- GV chốt ý nghĩa câu chuyện. 
4- Đọc diễn cảm 
- GV đưa bảng phụ ghi sẵn đoạn 3 lên và hướng dẫn đọc. 
- GV đọc mẫu.
- HS nghe. 
- Phân nhóm 4 cho HS luyện đọc.
- HS đọc phân vai : người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ (nhóm 4) 
- Cho HS thi đọc.
- 2 -> 3 nhóm lên thi đọc phân vai. 
- GV nhận xét + khen nhóm đọc hay. 
- Lớp nhận xét. 
5- Củng cố, dặn dò 
H : Em hãy nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
- 2 -> 3 HS nhắc laị. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe. 
 ________________________ 
 Toán: LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU : 	
Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó. 
II- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
 1. Kiểm tra bài cú:
1 .Nêu quy tắc và công thức tính chu vi chu vi hình tròn. 
 2.Tính chu vi hình tròn biết : d = 1,2cm ; r = 2,7 dm
 2. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề 
2 HS làm
HĐ1. Bài 1 b,c
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
* Bài 1 
- Tính chu vi hình tròn có bán kính r.
- 2 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở. 
+ Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn. 
+ Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi vở để kiểm tra bài.
+ GV nhận xét chung, chữa bài
- HS dưới lớp nhận xét bài của bạn 
Hỏi : Muốn tính chu vi hình tròn có bán kính r ta làm như thế nào ?
- Lấy bán kính nhân 2 rồi nhân với số 3,14
HĐ2: Bài 2
Hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
* Bài 2 
- HS đọc yêu cầu : Biết chu vi, tính đường 
kính (hoặc bán kính) 
Hỏi : Dựa vào công thức suy ra cách tính đường kính của hình tròn.
d = C : 3,14
- GV xác nhận cách làm. 
- Tương tự : Khi đã biết chu vi có thể tìm được bán kính không ? Bằng cách nào ? 
C = r x 2 x 3,14
- GV xác nhận và yêu cầu cả lớp ghi vở công thức suy ra 
Suy ra : r = C : (2 x 3,14) 
- Yêu cầu HS tự làm bài; gọi 2 HS lên bảng. 
+ GV nhận xét chung, chữa bài
HĐ3: Bài 3 a
Hỏi : Bài toán cho biết gì ?
Hỏi : Bài toán hỏi gì ? 
*Bài 3 
- Đường kính của 1 bánh xe là 0,65m
a) Tính chu vi của bánh xe.
b) Quãng đường người đó đi được khi bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng, 100 vòng ? 
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm ý (a), thảo luận để làm ý (b) 
- HS làm bài. 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. 
- Chữa bài 
- 1 HS giải bảng, lớp làm vào vở. 
- Gọi 2 HS đọc bài giải, yêu cầu HS khác nhận xét và chữa bài vào vở. 
- HS làm vào vở.
- HS chữa bài. 
*HĐ4: Bài 4 HS khá giỏi
- Hỏi : Bài toán hỏi gì ? 
- Hỏi: Chu vi hình H gồm những phần nào ? 
- Yêu cầu HS chọn đáp án trên bảng con.
* Bài 4 
- Tính chu vi hình tròn cộng với đường kính hình tròn. 
- Đáp án D. 
 Củng cố, dặn dò 
 Yêu cầu HS về nhà xem lại công thức tính đường kính hình tròn và bán kính khi biết chu vi. 
Khoa học: SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC
(Tiếp theo)
I- MỤC TIÊU : 
HS biết : 
- Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hóa học. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Giấm, que tăm, giấy, diêm, nến 
- Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, 1 cốc thủy tinh, thìa nhỏ có cán dài. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A- Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS lên trả lời
- 2 HS trả lời 
1- Thế nào là sự biến đổi hóa học ? Cho ví dụ. 
2- Thế nào là sự biến đổi lý học ? Cho ví dụ. 
- GV nhận xét, ghi điểm, 
B- Bài mới 
Hoạt động 1 : Trò chơi “Bức thư bí mật”
+ Bước 1 : Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi được giới thiệu ở trang 80 SGK 
- HS thảo luận nhóm 4
- Viết thông điệp của mình vào giấy như hướng dẫn ở SGK trang 80
+ Bước 2 : Từng nhóm giới thiệu bức thư của nhóm mình cho các bạn cùng nghe. 
- Đại diện 4 nhóm trình bày, cả lớp nhận xét : độ đậm nhạt của bức thư và nội dung viết của bức thư (một suy nghĩ ngắn gọn)
- GV hỏi học sinh :
Hóa học xảy ra khi nào.
- Dưới tác dụng của nhiệt. 
- GV chốt ý hoạt động 1 
Hoạt động 2 : Thực hành xử lý thông tin trong SGK 
- HS thảo luận nhóm đôi : Đọc thông tin quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi trong bài tập 1 và 2 trang 80, 81 SGK 
- HS đọc thầm, quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi bài tập 1 và 2
- Các nhóm khác bổ sung.
- GV tóm ý : Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
Hoạt động 3 : Trò chơi “Tiếp sức” 
- Cho các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút tìm ví dụ và nêu :
+ Sự biến đổi gì ?
+ Dưới tác dụng nào ? 
- HS lắng nghe, tham gia trò chơi
- HS nhận xét.
- Phổ biến luật chơi - cách thức chơi
- GV nhận xét chung - khen 
Dặn dò : 
- Làm lại các thí nghiệm 
- Chuẩn bị bài sau : Năng lượng 
Đạo đức: EM YÊU QUÊ HƯƠNG
(Tiết 2)
I- MỤC TIÊU : 
Học xong bài này, HS biết : 
- Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Tranh ảnh về quê hương nơi HS đang sống. 
- Giấy rôki, giấy xanh - đỏ - vàng. 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A- Kiểm tra bài cũ : 
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
1- Điều gì đã khiến em luôn nhớ về quê hương ?
2- Hãy nêu nhưng hành động thể hiện lòng yêu quê hương của em. 
- 2 HS trả lời. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
B- Dạy bài mới : 
- Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Hoạt động1: THẾ NÀO LÀ YÊU QUÊ HƯƠNG 
- Yêu cầu HS làm bài tập số 1, thống nhất câu trả lời.
- HS thực hiện theo yêu cầu GV.
- Sau đó, GV nêu lần lượt từng ý, yêu cầu HS giơ tay nếu đồng ý, không giơ tay nếu còn phân vân hoặc không đồng ý, GV yêu cầu một số HS giải thích các ý kiến vì sao đồng ý / không đồng ý / phân vân.
- HS cả lớp cùng làm việc.
- Cho HS nhắc lại những việc làm thể hiện tình yêu với quê hương.
- HS nhắc lại các ý : a, c, d, e. 
- GV chốt ý.
Hoạt động 2: NHẬN XÉT HÀNH VI 
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, nêu ý kiến trao đổi sắp xếp các ý kiến đó vào nhóm : Tán thành hoặc không tán thành hoặc phân vân. 
- Sắp xếp các ý kiến vào 3 nhóm :”Tán thành” hoặc “không tán thành” hoặc “phân vân” viết vào trang giấy để nhớ. 
- GV phát cho các nhóm 3 miến giấy màu : xanh, đỏ, vàng.
- HS nhận giấy màu. 
- GV nhắc lại lần lượt từng ý đê HS bày tỏ thái độ : nếu tán thành, HS giơ giấy màu xanh, không tán thành : màu đỏ, phân vân : màu vàng. 
- Các HS lắng nghe và giơ giấy màu để bày tỏ thái độ.
+ GV cho HS gắn thẻ từ được tán thành.
+ HS lên bảng gắn ý kiến được tán thành : Các ý : 1, 3, 5, 8, 9, 10 
+ Với các ý không tán thành hoặc phân vân GV cho HS giải thích tại sao rồi rút ra kết luận. 
+ Với các ý 2, 4, 6, 7 HS sẽ giải thích lý do tại sao không tán thành hoặc còn phân vân.
+ Hỏi HS những biểu hiện khác mà em cho là thể hiện tình yêu thực sự với quê hương.
+ 1 - 2 HS nhắc lại các ý : 1, 3, 5, 8, 9, 10 và nêu thêm hành động khác mà mình biết. 
Hoạt động 3: CUỘC THI “TÔI LÀ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG” 
- GV yêu cầu HS trình bày trên bàn những sản phẩm, kết quả đã chuẩn bị được theo bài thực hành ở tiết trước.
- HS trình bày tranh, ảnh, bài viết, tên bài hát ... về quê hương 
- GV căn cứ vào kết quả HS làm được chia các em về 4 nhóm chính : Nhóm họa sĩ, nhóm nhà văn và nhóm ca sỹ, nhóm nghệ nhân.
- HS trưng bày theo 4 nhóm
- Phát cho các nhóm giấy làm việc nhóm. 
- Yêu cầu các nhóm HS viết lời giới thiệu về các sản phẩm mà nhóm mình đã sưu tầm được cho cả lớp biết. 
- HS làm việc nhóm trình bày sản phẩm vào giấy, viết nội dung giới thiệu và luyện tập trong nhóm. 
- Tổ ... i đều cần năng lượng. Nêu được ví dụ.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Chuẩn bị theo nhóm : nến, diêm, ô tô đồ chơi chạy pin có đèn và còi. - Hình trang 83 SGK 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A- Kiểm tra bài cũ 
- Nêu ví dụ về sự biến đổi hóa học dưới tác 
dụng của nhiệt. 
- Cho ví dụ và nêu rõ sự biến đổi hóa học dưới tác dụng của ánh sáng. 
- 2 HS trả lời
B- Bài mới 
Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm 
- Làm việc theo nhóm 6
- Cho HS làm việc theo nhóm và thảo luận : trong mỗi thí nghiệm HS cần nêu rõ :
+ Hiện tượng quan sát được 
+ Vật bị biến đổi như thế nào ? 
+ Nhờ đâu vật có biến đổi đó ? 
- Thực hiện, trả lời 
+ Dùng tay nhấc cặp lên.
+ Nhiệt và phát sáng
+ Chưa lắp pin ô tô không hoạt động, lắp pin vào đèn sáng, còi kêu, xe chạy
+ Năng lượng do bàn tay, nến bị đốt cháy, năng lượng của pin 
- Các nhóm khác bổ sung. 
- GV chốt ý hoạt động 1 
Hoạt động 2 
- Gọi HS đọc phần mục cần biết SGK 
- 2 Hs đọc. 
- GV dùng lò xo cho HS kéo
- 2 HS kéo lò xo 
Hỏi : Trường hợp nào lò xo giảm nhiều hơn ?
- HS trả lời 
GV ghi : Muồn làm  năng lượng 
- Gv treo tranh hình 3 - cả lớp cùng quan sát thảo luận nhóm đôi và trả lời
- Trong tranh có những hoạt động nào ?
- Nguồn NL cung cấp cho mỗi hoạt động đó ? 
- HS trả lời 
- GV gọi từng em trả lời, GV gắn lên bảng 
Hoạt động
Nguồn năng lượng
Máy bơm nước
Người nông dân đang cày
...
Điện, xăng
Thức ăn
...
- Gọi HS đọc lại các hoạt động 
- Cho HS trò chơi : “TÌm nguồn thức ăn” 
- HS tham gia trò chơi.
- Ngồi tại lớp các em luân phiên chỉ nhau (theo nhóm), mỗi em đứng lên tự tìm ví dụ
- Gv nhận xét, dặn dò : Bài sau: 
 Sử dụng năng lượng chất đốt 
 ______________________________________
 Thứ 6 ngày 14 tháng 1 năm 2011
Toán: GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT
I MỤC TIÊU: Giúp HS : 
- Bước đầu biết cách đọc, phân tích và xử lý số liệu ở mức đơn giản trên biểu đồ hình quạt. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Hình vẽ 1 biểu đồ tranh (hoặc biểu đồ cột ở lớn 4) 
- Phóng to biểu đồ vào bảng phụ (nếu không có điều kiện có thể dùng hình vẽ trong SGK).III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
Kiểm tra bài cũ 
GV: Hãy nêu tên các dạng biểu đồ đã biết ?
- Biểu đồ dạng tranh.
- Biểu đồ dạng cột
- Biểu đồ các tác dụng, ý nghĩa gì trong thực tiễn ? 
- Biểu đồ trực quan giá trị của một số đại lượng, và sự so sánh giá trị của các đại lượng đó. 
Bài mới 
HĐ1: Giới thiệu biểu đồ hình quạt 
- HS nghe và ghi tên bài vào vở.
Sách giáo khoa 25%
Các loại sách khác 25% 
Truyện thiếu nhi 50% 
a) Ví dụ 1 : 
- Gv treo tranh ví dụ 1 lên bảng và giới thiệu.
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu HS quan sát tranh trên bảng.
- HS quan sát hình vẽ. 
Hỏi : Biểu đồ có dạng hình gì ? Gồm những phần nào ?
- Biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành nhiều phần. Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng.
- Hướng dẫn HS tập “đọc” biểu đồ :
Hỏi : Biểu đồ biểu thị cái gì ? 
- Biểu đồ biểu thị tỉ số phần trăm các loại sách có trong thư viện của một trường tiểu học. 
Hỏi : Hình tròn tương ứng với bao nhiêu phần trăm?
- Hình tròn tương ứng với 100% và là tổng số sách có trong thư viện.
Hỏi : Nhìn vào biểu đồ, hãy nhận xét vế số lượng của từng loại sách; so sánh với tổng số sách có trong thư viện.
- HS trả lời. 
Hỏi : Số lượng truyện thiếu nhi so với từng loại sách còn lại như thế nào ?
- Gấp đôi. 
- Kết luận: Các phần biểu diễn có dạng hình quạt, gọi là biểu đồ hình quạt. 
- Tổng kết các thông tin mà HS đã khai thác được qua biểu đồ. 
b) Ví dụ 2 : 
Bơi lội 12,5% 
Nhảy dây 50% 
Cầu lông 25,0%
Cờ vua 12,5% 
- Gắn bảng phụ lên bảng. 
- HS quan sát và trả lời. 
Hỏi : Biểu đồ cho biết điều gì ? 
- Biểu đồ cho biết tỉ số phần trăm HS tham gia các môn thể thao của lớp 5C
Hỏi : Có tất cả mấy môn thể thao được thi đấu ? 
- 4 môn : cầu lông, bơi lội, cờ vua, nhảy dây. 
+ Yêu cầu HS nêu tỉ số phần trăm HS tham gia từng môn thể thao.
Hỏi : 100% số HS tham gia ứng với bao nhiêu bạn? 
- 32 bạn. 
Hỏi : Muốn tìm số bạn tham gia môn bơi lội ta áp dụng dạng toán nào ?
- Bài toán về tỉ số phần trăm dạng 2 (tìm giá trị một số phần trăm của một số)
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm ra nháp.
- HS làm bài. 
Hỏi : Nhìn vào biểu đồ, hãy so sánh về tỉ số % HS tham gia từng môn thể thao. 
Hỏi : Muốn tính b phần trăm của một số a ta làm thế nào 
- Ta tính như sau : a x b : 100
Hỏi : Biểu đồ hình quạt có tác dụng gì ? 
- Biểu diễn các tỉ số phần trăm giữa các giá trị đại lượng nào đó so với toàn thể. 
- GV xác nhận, yêu cầu HS nhắc lại.
- HS thực hiện yêu cầu.
HĐ2: Thực hành đọc, phân tích, xử lý số liệu trên biểu đồ hình quạt
* Bài 1 
- Gọi 1 HS đọc đề bài. 
- Dự đoán số HS thích màu xanh nhiều nhất, màu tím ít nhất.
- Yêu cầu HS quan sát biểu đồ và tự làm vào vở.
- HS làm bài và chữa bài. 
+ Gọi 4 HS lần lượt đọc bài làm.
+ HS khác theo dõi, nhận xét 
- Yêu cầu 1 HS nhắc lại cách tìm số phần trăm của một số.l
- HS nhắc lại. 
* Bài 2 HS khá giỏi
- Gọi 1 HS đọc đề bài. Tự quan sát, trả lời vào vở. 
* Bài 2 
- HS quan sát và đọc biểu đồ. 
- GV gắn bảng phụ lên bảng (vẽ hình như bài tập 2 SGK (trang 102)
- Nêu ý nghĩa của tỉ số phần trăm đã đọc được từ biểu đồ hình quạt
- Đây là biểu đồ hình quạt nói về kết quả học tập của HS ở một trường tiểu học. 
+ Yêu cầu HS trong lớp tự đặt câu hỏi cho bạn dựa theo biểu đồ
- HS nêu câu hỏi và trả lời 
- GV xác nhận và yêu cầu HS nhắc lại.
-Khi đọc biểu đồ cần phải đọc cả phần chú thích hình vẽ và các ký hiệu thể hiện trên biểu đồ. 
Luyện từ và câu: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I- MỤC TIÊU : 
1- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. 
2- Nhận biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép (BT1); biết cách dùng các quan hệ từ để nối các vế câu ghép (BT3). 
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai (nếu có) 
- Một số tờ giấy khổ to đã photo các bài tập. 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A- Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra cả lớp 
- 2 HS làm bảng, lớp viết vở nháp. 
H:Em hãy tìm những từ đồng nghĩa với từ Công dân. 
B- Bài mới 
HĐ 1 : Hướng dẫn HS làm BT 1 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT 1 
- 1 Hs đọc yêu cầu + đọc đoạn trích.
+ Tìm các câu ghép trong đoạn văn. 
- Cho HS làm bài. 
- HS làm bài cá nhân. 
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. GV dán 3 băng giấy (tờ giấy) đã ghi sẵn 3 câu ghép có trong đoạn văn.
- Lớp nhận xét. 
HĐ 2 : Hướng dẫn HS làm BT 2 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe. 
+ Các em đọc lại 3 câu ghép vừa tìm được ở BT 1 
+ Xác định các vế câu ghép trong mỗi câu trên. 
- Cho HS làm bài. 
- 3 HS lên làm trên bảng lớp. HS còn lại dùng bút chì gạch chép đánh dấu các về câu trong SGK.
HĐ 3 : Hướng dẫn HS làm BT 3 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT 3 và làm bài
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe. 
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
- Lớp nhận xét. 
+ Ở câu 1 : .... quan hệ từ thì; dấu phẩy
+ Ở câu 2 : cặp quan hệ từ tuy ... nhưng 
+ Ở câu 3 : dấu phẩy. 
3- Ghi nhớ: 
- Cho HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK 
- 3 HS đọc.
4- Luyện tập 
* HĐ 1 : Hướng dẫn HS làm BT 1 
- Cho HS đọc yêu cầu + đọc đoạn văn.1
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo. 
- GV giao việc : có 3 việc.
+ Đọc lại đoạn văn.
+ Tìm câu ghép trong đoạn văn.
+ Xác định các vế câu và các cặp quan hệ từ trong câu 
- Cho HS làm bài.
- HS làm bài cá nhân 
+ Câu 1 là câu ghép : gồm 2 vế câu 
+ Cặp quan hệ từ là nếu ... thì 
* HĐ 2 : Hướng dẫn Hs khá giỏi làm BT 2 
- GV giao việc : 3 việc 
+ Đọc lại đoạn trích
+ Khôi phục lại những từ đã bị lược đi.
+ Giải thích vì sao tác giả lược các từ đó. 
- 1 HS đọc yêu cầu của BT + đọc đoạn trích. 
- Cho HS làm bài. GV dán lên bảng phiếu ghi đoạn văn có từ bị lược. 
- 1 HS lên bảng làm trên phiếu. 
- Lớp làm trong vở bài tập.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
- Lớp nhận xét kết quả. 
+ Từ cấn điền và chỗ trống lần lượt là : nếu, thì. 
+ Tác giả lược bớt các từ trên để câu văn gọn, tránh lặp. Người đọc vẫn hiểu đủ, đúng những nội dung. 
* HĐ 3 : Hướng dẫn HS làm BT 3 
(Cách tiến hành tương tự bài tập 2) 
- GV chốt lại kết quả đúng :
Từ cần điền : còn 
Từ cần điền : nhưng (hoặc mà)
Từ cần điền : hay 
5- Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
 Tập làm văn: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I- MỤC TIÊU : 
- Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể.
- Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20 – 11.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Bảng phụ., bút dạ + một số tờ giấy khổ to để HS làm bài. 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
- Làm bài tập 
* HĐ 1 : Hướng dẫn HS làm BT 1 
- Cho HS đọc toàn bộ BT 1
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm. 
- GV giao việc : 3 việc 
a/ Nêu được mục đích của buổi liên hoan văn nghệ 
b/ Nêu được những việc cần làm và sự phân công của lớp trưởng.
c/ Thuật lại diễn biến của buổi liên hoan.
- Cho HS làm bài và trình bày kết quả
- HS làm bài theo nhóm 2 
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- Lớp nhận xét, bổ sung 
* HĐ 2 : Hướng dẫn HS làm BT 2 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc gợi ý
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Em đóng vai lớp trưởng, lập một chương trình hoạt động của lớp để chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. 
- Cho HS làm bài. GV phát giấy khổ to + bút dạ cho các nhóm (hoặc phát bảng nhóm)
- Hs làm việc theo nhóm 4.
- GV nhận xét + bình chọn nhóm làm bài tốt, trình bày sạch đẹp
- Lớp nhận xét. 
3- Củng cố, dặn dò 
H:Theo em lập chương trình hoạt động có ích lợi gì ? 
- 3 -> 4 HS phát biểu
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết TLV tuần sau.
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I. Mục tiêu:
 - Sinh hoạt múa hát tập, ôn nghi thức đội.
 - Đánh giá các mặt hoạt động trong tuần.
II. Tiến hành:	
 1/ Đại diện từng phân đội đánh giá các mặt hoạt động của đội viên trong tuần.
 2/ Lớp trưởng nhận xét chung.
 3/ GVCN đánh giá:
 * Ưu:
 - Thực hiện tốt 4 hành vi văn minh, 5 nề nếp trực ban.
 - Lớp tự quản tương đối tốt.
 - Sắp hàng ra về nghiêm túc.
 * Tồn tại: Một số em vẫn chưa cố gắng trong học tập.
 4/ Ôn nghi thức đội:
 - Quay trái, quay phải, các động tác tiến lùi.
 - Giậm chân tại chỗ, đi đều.
 5/ Múa hát tập thể, trò chơi.
 III. Dặn dò: Phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu. Học và làm bài cần nghiêm túc hơn. Trong lớp cần chú ý nghe giảng bài.
 ØØØØØØØØØØØØ ØØØØØ ØØØØ

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL5TUAN 20.doc