TUẦN 21
Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2012
TẬP ĐỌC
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi của đất nước.
KNS: Tự nhận thức được trách nhiệm của mình trong tập thể, tăng thêm tinh thần tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ (viết đoạn cần luyện đọc)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- 2 HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng. GV hỏi:
+ Việc làm của ông Thiện thể hiện phẩm chất gì? Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Tuần 21 Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2012 Tập đọc Trí dũng song toàn I. Yêu cầu cần đạt: - Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật. - Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi của đất nước. KNS: Tự nhận thức được trách nhiệm của mình trong tập thể, tăng thêm tinh thần tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ (viết đoạn cần luyện đọc) III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - 2 HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng. GV hỏi: + Việc làm của ông Thiện thể hiện phẩm chất gì? Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài. - GV nhận xét ghi điểm. 2. Dạy bài mới: (30 phút) Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Luyện đọc - GV cho 1-2 HS khá ( giỏi) đọc bài văn. - Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ. - GV chia bài văn thành 4 đoạn - HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn. + HS đọc xong lượt 1, GV hướng dẫn HS đọc các từ khó : thảm thiết, hỏi cho ra lẽ, giổ tổ cụ, góp giỗ, Liễu Thăng... + HS đọc xong lượt 2, GV hướng dẫn giải nghĩa từ đã chú giải ở SGK. GV giải thích thêm: tiếp kiến (gặp mặt), hạ chỉ (ra chiếu chỉ, ra lệnh), than (than thở), cống nạp (nạp, nộp ). - HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm bài văn. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài GV tổ chức cho HS đọc từng đoạn, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc SGK. + Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lễ góp giỗ Liễu Thăng? (GV phân tích thêm để HS nhận ra sự khôn khéo của Giang Văn Minh). + Hãy nhắc lại nội dung đối đáp giữa Giang Văn Minh và đại thần nhà Minh! + Vì sao nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh? + Vì sao có có thể nói ông Giang Văn Minh là người có trí dũng song toàn? Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm - 5 HS đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai nhân vật trong bài. - Chọn đoạn 1 để hướng dẫn lớp đọc diễn cảm- HS thi đọc diễn cảm đoạn này. 3. Củng cố, dặn dò: (5 phút) - Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì? (Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi, danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài). ? Với bản thân mình, em cần có trách nhiệm gì đối với lớp, Nhà trường ? - GV nhận xét giờ học. Dặn về nhà tiếp tục luyện đọc - chuẩn bị bài sau: Tiếng rao đêm Chính tả Nghe- viết: Trí dũng song toàn I. Yêu cầu cần đạt: - Viết đúng bài, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm được bài tập (2) a/b hoặc BT (3 a/b. II. Đồ dùng dạy học: Vở BT Tiếng Việt, bút dạ, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - 1 HS viết ở bảng, cả lớp viết ở giấy nháp các từ chứa âm đầu r, d, gi. - GV nhận xét ghi điểm. 2. Dạy bài mới: (30 phút) Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Viết chính tả - GV đọc bài chính tả (Từ thấy sứ thần... đến hết bài) - Tìm hiểu bài : Đoạn văn kể về điều gì? - Luyện viết từ khó: thảm bại, sai người ám hại , ông , linh cửu, thiên cổ... - HS đọc thầm lại đoạn văn. - Viết chính tả: + GV lưu ý HS cách trình bày bài , tư thế ngồi viết cách cầm bút . + GV đọc cho HS viết (đọc to, rõ ràng từng câu hoặc từng bộ phận) - Khảo bài: GV đọc chậm cho HS khảo bài, chữa lỗi. - GV chấm một số bài- nhận xét bài viết. Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập 2b: - HS đọc yêu cầu bài tập . - HS làm bài cá nhân. - GV dán 3 tờ phiếu lên bảng lớp - Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh. - HS tiếp nối nhau đọc kết quả. - Cả lớp nhận xét, GV bổ sung nhận xét và chấm thi đua (các từ cần điền lần lượt là: dũng cảm, vỏ, bảo vệ) . Bài tập 3b : - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập . - HS tự làm bài tập vào vở. - Gọi một số HS trình bày bài tập đã làm - GV nhận xét. + GV nêu ý nghĩa của mẫu chuyện cười. + Các từ cần điền : tưởng, mãi, hãi, giải , cổng, phải, nhỡ. 3. Củng cố dặn dò: (5 phút) - Giáo viên nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà kể mẫu chuyện vui : Sợ mèo không biết cho người thân nghe. Toán Luyện tập về tính diện tích I. Yêu cầu cần đạt: Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ để HS làm bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Viết công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình vuông, hình chữ nhật. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Hướng dẫn luyện tập: (30 phút) Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Giới thiệu cách tính - GV vẽ hình trong SGK lên bảng. - HS nhận xét để đi đến chia hình đã cho thành các hình quen thuộc (các phần nhỏ) có thể tính được diện tích. Cụ thể, chia hình đã cho thành hai hình vuông và một hình chữ nhật. - Hãy xác định kích thước của các hình mới tạo thành. Cụ thể: hình vuông có cạnh 20m; hình chữ nhật có các kích thước là 70m và 40,1m. - Hãy tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất. Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: Tính diện tích của mảnh đất có kích thước theo hình vẽ. - Yêu cầu HS nêu cách phân tích hình vẽ để tìm cách tính. - HS tự làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn. (1HS làm trên bảng phụ). - GV hướng dẫn HS chữa bài. Chia hình đã cho thành hai hình chữ nhật, tính diện tích của chúng, từ đó tính diện tích của miếng đất. - Diện tích hình chữ nhật 1: (3,5+4,2+3,5)x3,5 = 39,2(m2) 1 3,5m - Diện tích hình chữ nhật 2: 4,2 x 6,5 =27,3 (m2) - Diên tích mảnh đất là: 39,2 + 27,3 = 66,5(m2) 3,5m 2 3,5m 6,5m 4m Bài 2(dành cho HS khá-giỏi): Tính diện tích khu đất có kích thước như hình vẽ: Tiến hành tương tự như bài tập 1. - HCN có các kích thước là 141m và 80m bao phủ khu đất. - Khu đất đã cho chính là hình chữ nhật bao phủ bên ngoài khoét đi hai HCN nhỏ ở góc trên bên phải và góc dưới bên trái. - Diện tích của khu đất bằng diện tích của cả HCN bao phủ trừ đI diện tích của hai hình chữ nhật nhỏ với các kích thước là 50m và 40,5m. 3. Củng cố, dặn dò: (5 phút) GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Thứ 3 ngày 31 tháng 1 năm 2012 Toán Luyện tập về tính diện tích (Tiếp) I. Yêu cầu cần đạt: Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ để HS làm bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Viết công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình vuông, hình chữ nhật. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Hướng dẫn luyện tập: (30 phút) Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Giới thiệu cách tính - GV vẽ hình trong SGK lên bảng. - HS nhận xét để đi đến chia hình đã cho thành các hình quen thuộc (các phần nhỏ) có thể tính được diện tích. Cụ thể, chia hình đã cho thành 1 hình tam giác và một hình thang. - Dựa vào bảng số liệu đã cho yêu cầu HS: Hãy tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất. Hoạt động 3: Luyện tập - HS làm bài tập trong SGK vào vở bài tập Toán. Bài 1: Tính diện tích của mảnh đất có hình dạng như hình vẽ dưới đây: - Yêu cầu HS phân tích hình vẽ để tìm cách tính. ?(cần tính diện tích của một hình chữ nhật và hai hình tam giác. - HS tự làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.(1HS làm trên bảng phụ) - GV hướng dẫn HS chữa bài. Kết quả cuối cùng: Diện tích mảnh đất là 7833m2. Bài 2(Dành cho HS khá-giỏi): Tính diện tích khu đất có kích thước như hình vẽ: Tiến hành tương tự như bài tập 1. 3. Củng cố, dặn dò: (5 phút) - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Lịch sử Nước nhà bị chia cắt I. Yêu cầu cần đạt: - Biết đôi nét về nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954: + Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. + Mĩ - Diệm âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam nhân dân ta phải tiếp tục cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ- Diệm: thực hiện âm mưu “tố cộng”, “diệt cộng”, thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội. - Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính Việt Nam; hình minh hoạ ở SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Nêu các sự kiện tiêu biểu trong giaiđoạn 1945-1954 ? - Nêu các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1945-1954 theo các bài đã học? - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: (30 phút) Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ: - GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu các vấn đề sau: + Tìm hiểu nghĩa: Hiệp định, hiệp thương, Tổng tuyển cử, tố cộng - diệt cộng. + Tại sao có Hiệp định Giơ-ne-vơ? + Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì? + Mong ước điều gì của nhân dân qua hiệp định này? - HS trình bày các nội dung của câu hỏi trên- lớp và giáo viên nhận xét bổ sung. Hoạt động 3: Đất nước bị chia cắt thành 2 miền Nam - Bắc - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4. ? Vì sao đất nước ta bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc ? Có thể gợi ý HS thảo luận theo các nội dung sau: + Mĩ có âm mưu gì? + Nêu dẫn chứng về việc dế quốc Mĩ cố tình phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ? + Những việc làm của đế quốc Mĩ đã gây hậu quả gì cho nhân nhân ta? + Muốn xoá bỏ nỗi đau chia cắt, dân tộc ta phải làm gì? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận - mỗi nhóm chỉ phải nêu một vấn đề. - Các HS khác theo dõi đối chiếu kết quả, bổ sung. - GV có thể ghi ý trả lời của HS lên bảng lớp thành một hệ thống có nội dung tổng hợp. 3. Củng cố, dặn dò: (5 phút) - HS nêu lại nội dung bài. Giáo viên tổng kết bài. Nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị bài sau- sưu tầm thêm tư liệu có dội dung như bài học. Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : Công dân I. Yêu cầu cần đạt: - Làm được BT1, 2. - Viết được đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân theo yêu cầu của BT3. II. Hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - HS nêu miệng bài tập 1, 2, 3 (phần luyện tập) tiết Luyện từ và câu trước. - GV nhận xét. 2. Hướng dẫn luyện tập: (30 phút Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Luyện tập Bài tập 1: Ghép từ công dân vào trước hoặc sau từng từ dưới đây để tạo thành những cụm từ có nghĩa: - HS đọc yêu cầu bài tập 1 - HS làm bài cá nhân vào VBT (3 HS làm vào phiếu học tập) - Dán bài làm trên bảng lớp- nhận xét, bổ sung, chữa bài. - GV chốt lại lời giải đúng. Nhóm 1: Nghĩa vụ công dân, quyền công dân, ý thức công dân, bổn phận công dân, trách nhiệm công dân. Nhóm 2: công dân gương mẫu, công dân danh dự. Bài tập 2: Đánh dấu vào ô tương ứng: - HS đọc yêu cầu BT2 - HS cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, làm BT cá nhân - 1 HS làm ở bảng phụ - th ... t. - Các nhóm trình bày nội dung đã thảo luận- bổ sung - GV chốt các ý cơ bản và mở rộng. Hoạt động 3: Một số máy móc, hoạt động của con người sử dụng năng lượng mặt trời. - HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 84, 85 SGK và trả lời theo nội dung sau: - Kể một số ví dụ về sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày ( chiếu sáng; phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm, làm muối ...) - Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời. - Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương. + Lớp nhận xét ý kiến, bổ sung. + GV chuẩn các kiến thức mà HS đã nêu ra trong quá trình thảo luận, nêu thêm một số công trình có sử dụng năng lượng mặt trời có mục đích cung cấp thêm hiểu biết cho HS. Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi để củng cố kiến thức về vai trò của năng lượng mặt trời. - Cử 2 nhóm tham gia (mỗi nhóm 5 HS ). - GV vẽ hình mặt trời lên bảng - hai nhóm chuẩn bị tham gia chơi. - Các nhóm cử thành viên luân phiên nhau ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên trái đất nói chung và con người nói riêng - sau đó nối với hình vẽ mặt trời. - Nhận xét kết quả cuộc chơi, biểu dương nhóm thắng cuộc. 3. Củng cố, dặn dò: (5 phút) - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Thứ 4 ngày 01 tháng 2 năm 2012 Toán Luyện tập chung I. Yêu cầu cần đạt: Biết: Tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học. Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế. II. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Viết công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Hướng dẫn luyện tập: (30 phút) Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: Tính độ dài đáy của tam giác khi biết diện tích và chiều cao: - Một số HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác. - Một số HS nêu cách làm bài này.HS tự làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn. - GV hướng dẫn HS chữa bài. Độ dài đáy của hình tam giác là: =(m) Bài 2 (Dành cho HS khá-giỏi): Một HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV vẽ hình lên bảng. - Tính diện tích khăn trái bàn tức là tính diện tích hình nào? - Tính diện tích hình thoi bằng cách nào? - HS tự làm bài, GV theo dõi, hướng dẫn thêm (1HS làm trên bảng phụ). - Nhận xét, chữa bài. Diện tích khăn trải bàn là: 2 x 1,5 = 3 (m2) Diên tích hình thoi là: 2 x 1,5 : 2 = 1,5(m2) Bài 3: GV vẽ hình lên bảng. - HS phân tích và nêu cách tính. - HS tự làm bài sau đó trình bày bài làm trước lớp. - Nhận xét, chữa bài.Độ dài của sợi dây chính bằng chu vi hình tròn đường kính 0,35m cộng với 3,1 x 2(m). 3. Củng cố, dặn dò : (5 phút) GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn lại công thức diện tích để vận dụng làm bài tập. Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. Yêu cầu cần đạt: Kể được một câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử - văn hoá; hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ. II. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút) - 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc nói về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: (5 phút) Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài (10 phút) - 1 HS đọc 3 đề bài (SGK) - GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài. Cụ thể: Đề 1: Kể một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử- văn hoá. Đề 2: Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ. Đề 3: Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sỹ - Cho HS đọc các gợi ý (SGK) - GV yêu cầu HS đọc kĩ gợi ý cho đề các em đã lựa chọn. - Gọi HS giới thiệu trước lớp câu chuyện mình sẽ kể - Yêu cầu HS lập nhanh dàn ý cho câu chuyện - chỉ gạch đầu dòng không viết thành đoạn văn. Hoạt động 3: Kể chuyện - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4. - HS kể trong nhóm trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, kể hấp dẫn nhất. 3. Củng cố, dặn dò: (5 phút) GV nhận xét tiết học. HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe. Tập đọc Tiếng rao đêm I. Yêu cầu cần đạt: - Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi linh hoạt thể hiện được nội dung truyện. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động xdũng cảm cứu người của anh thương binh (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3). II. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Gọi 2 HS đọc bài: Trí dũng song toàn và nêu nội dung chính của bài đọc - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy bài mới: (30 phút) Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Luyện đọc -1 HS khá đọc bài - Cả lớp đọc thầm. - Hướng dẫn HS đọc nối tiếp đoạn. - HS luyện đọc các từ ngữ: khuya, tĩnh mịch, thảm thiết, khập khiễng, cấp cứu - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp đọc chú giải và giải nghĩa từ. - 1HS đọc lại toàn bài. - GV đọc mẫu toàn bài. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài - HS đọc đoạn 1 + 2 - Cả lớp đọc thầm + Tác giả nghe tiếng rao bán bánh giò vào lúc nào? + Nghe tiếng rao tác giải có cảm giác như thế nào? Đám cháy xảy ra vào lúc nào? + Đám cháy được miêu tả như thế nào? - HS đọc đoạn 3 + 4 - Cả lớp đọc thầm + Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? + Con người và hành động của anh có gì đặc biệt? - HS đọc lướt toàn bài và trả lời câu hỏi sau: + Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc? + Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống? Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc diễn cảm - GV yêu cầu HS đọc diễn cảm nối tiếp từng đoạn của bài. GV chú ý giúp HS thể hiện đúng nội dung từng đoạn. - GV đưa bảng phụ chép sẵn đoạn cần luyện đọc hướng dẫn các em đọc đúng giọng. - HS luyện đọc theo nhóm 2. - Cho HS thi đọc diễn cảm - GV nhận xét, khen các nhóm đọc tốt 3. Củng cố, dặn dò: (5 phút) - HS nêu ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét tiết học. Thứ năm, ngày 02 tháng 2 năm 2012 Tập làm văn Lập chương trình hoạt động i. Yêu cầu cần đạt: - Lập được một chương hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý trong SGK. - KNS : Hợp tác với bạn trong nhóm lập được chương trình hoạt động II. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút) - Cho HS nói lại tác dụng của việc lập chương trình hoạt động và cấu tạo của chương trình hoạt động. - GV nhận xét cho điểm hs. 2. Dạy bài mới: (30 phút) Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài. - HS đọc yêu cầu bài tập. - GV nhắc lại yêu cầu. - HS đọc lại đề bài. - HS chọn đề mình thích rồi nêu lên. - GV đưa bảng phụ có ghi cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động. Hoạt động 3: Lập chương trình hoạt động. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 và phát phiếu học tập . Nhắc HS cần phải có ý thức hợp tác với bạn để lập được chương trình hoạt động. - HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập. - Đại diện nhóm trình bày kết quả- HS nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Chọn bài tốt nhất bổ sung cho tốt hơn để cho HS tham khảo. 3. Củng cố , dặn dò: (5 phút) GV nhận xét tiết học. Về nhà HS lập chương trình hoạt động chưa tốt về nhà lập lại viết vào vở. Luyện từ và câu Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ I. Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết được một số từ hoặc quan hệ từ thông dụng. - Chọn được quan hệ từ thích hợp (BT3), biết thêm vế câu tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả ( ở BT4). HS khá-giỏi giải thích được vì sao chọn quan hệ từ ở BT3, làm được toàn bộ BT4. II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp. Bút dạ , phiếu khổ to. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ : - 2HS đọc lại đoạn văn đã viết ở tiết Luyện từ và câu trước. - GV nhận xét cho điểm HS . 2. Dạy bài mới: (5 phút) Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Luyện tập - HS làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt. Bài tập 3:HS nêu yêu cầu bài tập. Điền quan hệ từ tại, nhờ vào chỗ trống sao cho thích hợp: HS trao đổi theo cặp làm bài. Gọi HS nêu kết quả chữa bài. HSKG giải thích vì sao lại điền như vậy. GV nhận xét, chữa bài Nhờ thời tiết thuận lợi nên lúa tốt. Tại thời tiết không thuận lợi nên lúa xấu Bài 4: Viết thêm vế câu thích hợp: - HS tự làm bài, (1HS làm trên bảng phụ). - Nhận xét, chữa bài. (Một số HS lần lượt trình bày bài làm của mình sau đó nhận xét bài làm của bạn trên bảng phụ) VD: Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bị cô chê. 3. Củng cố, dặn dò: (5 phút) - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Toán Hình hộp chữ nhật - hình lập phương I. Yêu cầu cần đạt: - Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật và lập phương. - Biết các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. II. Đồ dùng dạy học: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Bảng phụ . Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút) GV nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Giới thiệu hình hộp chữ nhật (5 phút) - GV cho HS quan sát hình hộp chữ nhật. - HS thảo luận theo nhóm 2 về các đặc điểm của hình hộp chữ nhật. - Đại diện nhóm trình bày kết quả - HS nhận xét và bổ sung. - Nêu tên các đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Giới thiệu hình lập phương (5 phút) - GV cho HS quan sát hình hộp chữ nhật. - HS thảo luận theo nhóm 2 về các đặc điểm của hình lập phương. - Đại diện nhóm trình bày kết quả - HS nhận xét và bổ sung. GV kết luận. Hoạt động 4: Luyện tập (23 phút) - HS làm bài tập trong SGK vào vở bài tậpToán. Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống: Cho HS lần lượt nêu miệng sau đó nhận xét, kết luận. Hình hộp chữ nhật và hình lập phương đều có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh Bài 2(Dành cho HS khá-giỏi): Một HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV vẽ hình lên bảng. - Tính diện tích mặt đáy tức là tính diện tích những hình nào? - HS tự làm bài, GV theo dõi, hướng dẫn thêm (1HS làm trên bảng phụ). - Nhận xét, chữa bài. Bài 3: GV vẽ hình lên bảng. - HS trình bày ý kiến. - GV hướng dẫn HS chữa bài. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò (5 phút) GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: