Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Xiêng My

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Xiêng My

TẬP ĐỌC

TRANH LÀNG HỒ

I . MỤC TIÊU :

 -Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi ,tự hào.

 -Hiểu ý nghĩa: ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh sang tạo. ( trả lời các câu hỏi 1,2,3 ).

II . CHUẨN BỊ :

 - GV: Tranh minh họa cho bài đọc.

 - HS:

 

doc 11 trang Người đăng hang30 Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Xiêng My", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 27
 Sáng thứ hai, ngày 7 tháng 3 năm 2011
TẬP ĐỌC
TRANH LÀNG HỒ
I . MỤC TIÊU :
 -Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi ,tự hào.
 -Hiểu ý nghĩa: ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh sang tạo. ( trả lời các câu hỏi 1,2,3 ).
II . CHUẨN BỊ : 
 - GV: Tranh minh họa cho bài đọc.
 - HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên đọc lại bài: “ Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” và trả lời câu hỏi về nội dung.
- GV nhận xét bài cũ.
 2/ Bài mới : 
*Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
*Hoạt động 2 : Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc : 
- GV gọi HS đọc toàn bài và chia đoạn, cho HS đọc tiếp nối từng đoạn. Cho HS luyện đọc từ khó, kết hợp giúp HS hiểu một số từ có trong phần chú thích cuối bài. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài :
- Cho HS đọc thầm kết hợp đọc thành tiếng từng đoạn kết hợp suy nghĩ và trả lời các câu hỏi cuối bài. 
Kết luận: nhờ lòng yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ nhân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ tạo tới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa Việt Nam. 
*Hoạt động3: Hưỡng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
- HDHS đọc đoạn tiêu biểu : Từ ngày đến .. hóm hỉnh và vui tươi.
- GV đọc mẫu.
- Gọi HS đọc bài.
3. Củng cố và dặn dò: 
- GV liên hệ thực tế và nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc thêm và chuẩn bị trước bài hôm sau.
- HS lên bảng đọc bài và TLCH.
- 1 HS đọc toàn bài
- HS đọc tiếp nối từng đoạn 2-3 lượt.
- HS luyện đọc theo cặp, 2 em đọc toàn bài.
- Đọc, suy nghĩ, trao đổi, thảo luận để trả lời các câu hỏi.
- HS rút ra nội dung chính của bài tập đọc.
Một số em nhắc lại.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn theo hướng dẫn của GV .
- HS đọc theo nhóm.
- Các nhóm thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay nhâát.
- HS nhắc lại ý nghĩa.
TOÁN :
LUYỆN TẬP
I . MỤC TIÊU :
 - Biết tính vận tốc của chuyển đông đều.
 - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.( làm bài tập 1,2,3). 
II . CHUẨN BỊ : 
 - GV: Bảng nhóm
 - HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng nêu quy tắc và công thức tính V.
- GV nhận xét bài cũ
2/ Bài mới: 
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
*Hoạt động2: HDHS luyện tập thực hành.
Bài1: Thực hiện mục tiêu 1
- Gọi HS đọc y/c bài tập, cho HS làm bài và chữa bài.
- GV chốt lại bài làm đúng.
Bài 2: Thực hiện mục tiêu 2
- HS tiếp tục rèn luyện kĩ năng tính V.
- Cho HS làm bài cá nhân, GV đánh giá bài làm của HS .
Bài3: HS biết tính thời gian xe chuyển động sau đó tính V .
- GV chốt lại bài làm đúng.
3. Củng cố và dặn dò: 
- GV nhấn mạnh nội dung bài học.
- GV nhận xét chung giờ học . 
- HS lên trả lời bài cũ.
- HS áp dụng công thức để tính, 2 em lên bảng làm bằng hai cách khác nhau. Cả lớp nhận xét và chữa bài.
- HS tự làm bài rồi nêu miệng kết quả để thống nhất ý kiến.
- HS tự làm bài kết hợp làm trên phiếu học tập và chữa bài.
- HS nhắc lại qui tắc tính V.
 chiều thứ hai, ngày 7 tháng 3 năm 2011
CHÍNH TẢ :
CỬA SÔNG
I.MỤC TIÊU :
 - HS nhớ và viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài “Cửa sông”.
 - Tìm được tên riêng trong hai đoạn trích trong SGK , củng cố khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2). 
II.CHUẨN BỊ : 
 - GV: Viết sẵn qui tắc viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài ra bảng phụ.
 - HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng đọc thuộc qui tắc viết hoa tên người tên địa lí, em khác viết lại một số danh từ riêng trong bài trước.
- GV nhận xét bài cũ.
 2/ Bài mới: 
*Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
*Hoạt động 2 : HDHS nhớ viết để thực hiện mục tiêu 1.
- Cho HS đọc bài, GV đọc lại và nêu câu hỏi về nội dung bài viết.
- GV HDHS viết từ khó.
- GV lưu ý HS cách ngồi viết và cách trình bày bài viết.
- GV nhắc HS mở vở ra viết bài.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- GV chấm bài và nhận xét.
*Hoạt động3: Hướng dẫn HS luyện tập để đạt mục tiêu 2.
Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập, cho HS làm bài cá nhân.
- GV chốt lại ý kiến đúng.
- GV treo bảng phụ có viết sẵn qui tắc và cho HS đọc lại. 
3. Củng cố và dặn do:ø 
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài, chữa lỗi trong bài và chuẩn bị trước bài hôm sau.
- HS lên bảng trả lời bài cũ.
- 1-2 HS đọc bài viết. 
- HS viết nháp từ khó, 1 em lên bảng viết.
- HS viết bài.
- HS đổi vở soát bài.
- HS đọc y/ cầu BT, cả lớp đọc thầm suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
- Cả lớp làm vào vở BTTV .
..............................................................................................................................
	 Sáng thứ ba, ngày 8 tháng 3 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : 
 MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG.
I . MỤC TIÊU :
 - Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Truyền thống trong những câu ca dao ,tục ngữ quen thuộc theo yêu cầu BT1 ; điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ BT2.
II . CHUẨN BỊ : 
 - GV: Phiếu học tập khổ to cho HS làm bài.
 - HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng nêu nghĩa của từ truyền thống, em khác tìm những từ đươc ghép với từ “truyền” có nét nghĩa là để lại cho người khác.
- GV nhận xét bài cũ.
2/ Bài mới : 
*Hoạt động1 : Giới thiệu bài
*Hoạt động2 : HDHS làm bài tập luyện tập.
Bài 1: GV nêu yêu cầu bài 1, GV phát phiếu và giao nhiệm vụ cho h.
- GV chốt lại lời giải đúng 
Bài 2: GV HDHS làm vào vở bài tập TV.
 GV chốt lại lời giải đúng.
- Đó là ô chữ: uống nước nhớ nguồn.
Bài 3: Cho các nhóm thi tìm và đọc tất cả các câu tục ngữ, ca dao, thơ... ca ngợi truyền thống văn hóa của dân tộc ta.
GV khen ngợi nhóm tìm được nhiều và đúng.
3. Củng cố và dặn dò:
- GV nhấn mạnh nội dung bài học. 
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài, xem lại các bài tập và chuẩn bị bài cho hôm sau.
- HS lên bảng trả lời bài cũ.
- HS làm bài theo nhóm rồi dán phiếu lên bảng để chữa bài.
 - HS làm bài vào vở BTTV và kiểm tra chéo nhau rồi nhận xét trước lớp.
- HS nối tiếp đọc.
TOÁN :
QUÃNG ĐƯỜNG
I .MỤC TIÊU :
 - Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều. (làm bài tập 1,2).
II.CHUẨN BỊ : 
 - GV:
 - HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng đọc thuộc quy tắc tính vkhi biết quãng đường và thời gian.
GV nhận xét bài cũ.
2/ Bài mới : 
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
*Hoạt động 2: Khái niệm quãng đường.
- GV nêu bài toán, nêu nhiệm vụ cho HS 
- GV nêu câu hỏi để HS rút ra công thức tính S khi biết v và thời gían.
- GV nêu tiếp ví dụ 2, nêu câu hỏi gợi ý để HS tự giải và rút ra nhận xét.
- GV kết luận: nếu đơn vị thời gian có cả giờ và phút thì phải đổi về cùng một đơn vị đo.
*Hoạt động 3: HDHS thực hành làm BT.
 Bài1: cho HS vận dụng trực tiếp công thức để tính.
GV chốt lại bài làm đúng.
Bài2: GV nhắc HS đổi từ phút ra giờ và áp dụng CT để tính.
- GV chốt lại bài làm đúng.
 - GV nêu yêu cầu bài tập 3 và cho HS làm bài vào vở.
- GV chấm và chữa bài.
- GV đánh giá chung kết quả làm bài của HS .
3. Củng cố và dặn do:ø 
- GV nhấn mạnh nội dung bài học.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà làm bài, xem lại các bài tập và chuẩn bị trước bài hôm sau.
- HS lên bảng trả lời bài cũ.
- HS đọc và tìm hiểu đề bài, nêu phép tính, tìm lời giải và đáp số.
- HS trao đổi và tự tìm cách tính rồi nêu miệng kết quả để rút ra nhận xét.
- HS nêu CT tính S
 S = v t.
- HS làm bài và nêu miệng để thống nhất kết quả. 
- HS làm bài cá nhân, 1 em lên bảng chữa bài.
- HS tự làm bài .
- HS nhắc lại cách tính S khi biết v và t.
 Chiều thứ ba, ngày 8 tháng 3 năm 2011
KỂ CHUYỆN:
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.MỤC TIÊU :
 - Tìm và kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người việt nam hoặc một kỉ niệm về thầy giáo, cô giáo. 
 -Biết trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện. 
II.CHUẨN BỊ : 
 - GV: Sách truyện đọc lớp 5.
 - HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm tra bài cũ : 
- HS lên bảng kể lại câu chuyện đã nghe đã đọc ở tiết trước.
- GV nhận xét bài cũ.
2/ Bài mới : 
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
*Hoạt động 2: HDHS kể.
- Gọi HS đọc y/cầu. 
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu đề bài. Gọi HS đọc nối tiếp các gợi ý trong SGK.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
*Hoạt động 3: Thực hành kể và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
- GV gợi ý và tổ chức cho HS kể chuyện theo cặp, GV theo dõi và giúp đỡ những em yếu.
- GV HDHS nhận xét và đánh giá từng HS kể.
3.Củng cố và dặn dò: 
- GV liên hệ thực tế.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
- HS lên trả lời bài cũ.
- HS đọc đề.
- HS nối tiếp đọc gợi ý trong SGK.
- HS nối tiếp nêu tên câu chuyện mình định kể.
- HS luyện kể theo cặp và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
 - HS thi kể chuyện trước lớp.
 Lớp bình chọn người có câu chuyện hay nhất và người có giọng kể hay nhất.
KHOA HỌC : 
CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
I . MỤC TIÊU : 
 - Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dữ trữ . 
II. CHUẨN BỊ : 
 - GV:Ươm trước một số hạt đậu.
 - HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng trình bày quá trình phát triển thành hạt và quả. Nêu điều kiện để sự thụ phấn xảy ra.
- GV nhận xét bài cũ.
2/ Bài mới : 
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
*Hoạt động2: Thảo luận.
- GV chia nhóm và nêu nhiệm vụ học tập và giao cho các nhóm.
- Nhóm 1: trình bày cấu tạo của hạt.
- Nhóm 2: trình bày quá trình hạt mọc thành cây con.
- Nhóm 3: nêu điều kiện để giúp hạt nảy mầm.
- GV chốt lại từng nội dung trên.
- GV nêu câu hỏi để HS rút ra bài học.
- GV chốt lại nội dung bài học.
*Hoạt động3: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi .
- GV cho HS chỉ vào từng hình trong SGK và trình bày sự phát triển của hạt mướp từ khi được gieo xuống đến khi mọc thành cây con.
- GV ghi vắn tắt các bước lên bảng cho nhiều HS nhắc lại.
3. Củng cố và dặn dò: 
- GV nhấn mạnh nội dung bài học.
- GV nhận xét chung giờ học.
- HS trả lời bài cũ.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS nối tiếp đọc mục bạn cần biết.
- HS trao đổi theo cặp , đại diện nhóm nối tiếp trình bày các giai đọan phát triển của cây non.
 Sáng thứ tư, ngày 9 tháng ...  ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
II.CHUẨN BỊ: 
 - GV: Tranh ảnh lễ kí hiệp định, nội dung hiệp định
 - HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng học thuộc ghi nhớ của bài “ Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không”.
- GV nhận xét bài cũ.
2/ Bài mới : 
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm để nắm được lí do buộc Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri và những điều khoản quan trọng của hiệp định.
- GV gọi HS đọc bài, .
- GV nêu câu hỏi và phát cho mỗi nhóm một phiếu có ghi sẵn câu hỏi thảo luận .
 Kết luận: sau những thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam và Bắc buộc Mĩ phải kí hiệp định Pa ri chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở VN.
*Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- GV nêu câu hỏi cho HS tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của hiệp định Pa-ri.
Kết luận: Mĩ phải thừa nhận sự thất bại ở VN, đánh dấu một thắng lợi LS mang tính chất chiến lược, buộc Mĩ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.
4. Củng cố và dặn do:ø 
- GV nhấn mạnh nội dung bài học.
- GV nhận xét chung giờ học
- HS trả lời bài cũ.
- HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét và bổ sung. 
- HS suy nghĩ trao đổi với bạn và phát biểu ý kiến.
- HS nối tiếp đọc nội dung bài học trong SGK.
KHOA HỌC :
CÂY CON CÓ THỂ MỌCLÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
I. MỤC TIÊU :
 - Kể được tên một số câycó thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ. 
II.CHUẨN BỊ : 
 - GV: Sưu tầm một vài củ hành, củ khoai tây, củ gừng, củ nghệ, một đoạn dây khoai lang hay thân cây mì.
 - HS:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm tra bài cũ : 
- HS lên bảng trình bày quá trình mọc thành cây con của hạt.
GV nhận xét bài cũ.
2/ Bài mới : 
*Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
*Hoạt động 2: Quan sát và trả lời câu hỏi 
- GV HDHS quan sát mẫu vật thật đã chuẩn bị để tìm chồi ở một số cây khác nhau.
Kết luận : ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
*Hoạt động 3: Thảo luận
- GV nêu nhiệm vụ cho HS thảo luận về cách trồng mía.
- GV chốt lại lời giải đúng.
*Hoạt động 4: Thực hành.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà thực hành.
3.Củng cố và dặn dò: 
- GV nhấn mạnh nội dung bài học.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài hôm sau.
- HS lên bảng trả lời bài cũ.
- HS quan sát và trình bày trước lớp những điều đã quan sát được. Em khác nhận xét và bổ sung.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét và bổ sung. 
- HS nối tiếp đọc mục bạn cần biết.
Thứ năm, ngày 10 tháng 3 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NỐI
I .MỤC TIÊU :
 - HS hiểu thế nào là liên kết câu trong bài bằng từ ngữ nối.hiểu vả nhận biết được những từ ngữ dùng để nối cấc câu và bước đầu bieetss sử dụng các từ ngữ nối để liên kết các câu ; thực hiện được các yêu cầu của các bài tập ở mục III
 II.CHUẨN BỊ : 
 - GV: Viết sẵn đoạn văn ở BT1 ra bảng phụ.
 - HS: Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng đặt câu có từ “truyền thống”, đọc thuộc một số câu ca dao tục ngữ ở bài tập 2.
 GV nhận xét bài cũ.
2/ Bài mới : 
*Hoạt động1 : Giới thiệu bài
*Hoạt động 2: Phần nhận xét.
Bài 1: Cho HS đọc y/c bài tập, GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS .
- GV treo bảng phụ, cho HS nhìn và phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: cho HS đọc y/c bài tập, nêu nhiệm vụ học tập cho HS . GV chốt lại ý kiến đúng.
GV nêu câu hỏi gợi ý để HS rút ra phần ghi nhớ.
*Hoạt động 3: HDHS luyện tập
Bài1: gọi HS đọc nối tiếp y/c của bài tập, tổ chức cho HS làm bài theo nhóm đôi.
- GV chốt lại bài làm đúng.
 Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập, cho cả lớp làm vào vở BTTV. 
- GV chốt lại bài làm đúng.
3.Củng cố và dặn dò: 
- GV nhấn mạnh nội dung bài học.
- GV nhận xét chung giờ học.
- HS lên trả lời bài cũ.
- HS đọc thầm, suy nghĩ, trao đổi để chỉ rõ mối quan hệ từ in đậm có tác dụng gì.
- HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
- HS nối tiếp đọc ghi nhớ 2-3 lượt.
- HS trao đổi và làm bài vào vở BTTV, kết hợp cho 2 nhóm, nhóm làm 3 đoạn đầu và nhóm kia làm 4 đoạn sau trên phiếu học tập để chữa bài.
 - HS làm việc cá nhân vào vở BT, nối tiếp trình bày kết quả để thống nhất ý kiến.
TOÁN :
THỜI GIAN
I .MỤC TIÊU:
 - Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều. ( làm bài tập 1 cột 1,2; bài 2).
II.CHUẨN BỊ : 
 - GV: Phiếu học tập khổ to cho HS làm bài và chữa bài.
 - HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi HS lên bảng nêu qui tắc và công thức tính V và S. 
- GV nhận xét bài cũ.
2/ Bài mới : 
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
*Hoạt động 2: Hình thành cách tính thời gian.
- GV nêu bài toán, nêu nhiệm vụ học tập cho HS thảo luận để giải quyết các bài toán và rút ra nhận xét về cách tính thời gian khi biết vận tốc và quãng đường.
Kết luận: thời gian bằng quãng đường chia cho vận tốc.
 T = S : V
*Hoạt động 3: HDHS luyện tập thực hành.
Bài1: GV nêu yêu cầu bài tập và cho HS làm bài cá nhân. 
- GV chốt lại bài làm đúng và lưu ý HS cách chuyển đổi số đo thời gian.
Bài 2 : 
- GV y/cầu HS làm bài cá nhân vào vở. GV chấm và chữa bài.
- GV chốt lại bài làm đúng.
3. Củng cố và dặn dò: 
- GV nhấn mạnh nội dung bài học.
- GV nhận xét chung giờ học, dặn HS về nhà học bài, xem lại các bài tập và chuẩn bị trước bài hôm sau.
- HS lên bảng trả lời bài cũ.
- HS đọc đề, suy nghĩ, trao đổi với bạn để làm bài ra giấy nháp.
- HS tính rồi nêu miệng kết quả để thống nhất.
- HS nêu qui tắc và công thức tính thời gian.
- HS làm bài cá nhân, 1 em lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả.
- HS tự làm bài, 2 em làm bài ra phiếu học tập (mỗi em một bài) để chữa bài.
Thứ sáu, ngày 11 tháng 3 năm 2011
TẬP LÀM VĂN :
ÔN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI
I .MỤC TIÊU :
 - Biết được trình tự tả , tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hóa tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn.
 -Viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận quên thuộc.
II.CHUẨN BỊ:
 - Giấy khổ to cho HS viết đoạn văn, viết sẵn cấu tạo của bài văn tả cảnh ra bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm tra bài cũ : 
2/ Bài mới : 
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài (GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học). 
*Hoạt động 2: HDHS luyện tập.
Bài 1: Gọi HS đọc nội dung yêu cầu bài tập.
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS .
- GV theo dõi và uốn nắn.
- GV chốt lại lời giải đúng.
Kết luận: tg đã nhân hóa cây chuối bằng cách gắn cho cây chuối những từ ngữ chỉ đặc đỉêm phẩm chất của người hoặc hoạt động của người.
- GV dán cấu tạo của bài văn tả cảnh lên bảng.
Bài 2: cho HS nêu y/c bài tập
- GV nhắc HS một số điều cần lưu ý và y/c các em làm vào vở BTTV kết hợp làm trên phiếu khổ to. 
- GV chấm và nhận xét chung các đoạn văn của HS .
3.Củng cố và dặn dò: 
 - GV nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị trước cho bài hôm sau.
- HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm suy nghĩ, trao đổi theo cặp để trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Hai nhóm làm trên phiếu khổ to để dán bài trên bảng.
- Cả lớp nhận xét và chưã bài.
- HS nối tiếp đọc.
- HS đọc y/c bài tập 2.
- HS làm bài. Một số em đọc đoạn viết trước lớp.
- HS dán phiếu lên bảng để chữa bài.
TOÁN :
LUYỆN TẬP
I .MỤC TIÊU :
 - Biết tính thời gian của một chuyển động đều.
 - Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quang đường.( bài tập 1,2,3). 
II.CHUẨN BỊ : 
 - GV: Phiếu học tập cho HS làm bài chữa bài.
 - HS:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS lên bảng nêu qui tắc và công thức tính thời gian cho một chuyển động.
- GV nhận xét bài cũ.
2/ Bài mới : 
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
*Hoạt động 2: HDHS luyện tập.
Bài 1: nêu yêu cầu bài tập và cho HS làm bài cá nhân.
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: cho HS làm bài cá nhân kết hợp làm trên phiếu học tập để chữa bài. Lưu ý HS đổi trước về cùng đơn vị đo rồi mới tính.
 GV chốt lại bài làm đúng.
Bài 3: 
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV chấm và chữa bài.
3.Củng cố và dặn do:ø 
- GV nhấn mạnh nội dung ôn tập.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà xem lại các bài tập và chuẩn bị trước bài hôm sau.
- HS trả lời bài cũ.
- HS áp dụng trực tiếp công thức để tính rồi nêu miệng kết quả để thống nhất.
- HS làm bài rồi chữa bài trên phiếu học tập. cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
ĐỊA LÍ :
CHÂU MĨ
I.MỤC TIÊU :
 - Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Mĩ : nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ.
 - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
 +Địa hình châu Mĩ từ tây sang đông; núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên.
+ Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới , ôn đới và hàn đới.
 - Sử dụng quả cầu, bản đồ, lược đồnhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ.
 - Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ.
II.CHUẨN BỊ : 
 - GV: Bản đồ tự nhiên thế giới. Quả địa cầu.
 - HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS lên bảng trình bày đặc điểm dân cư và kinh tế của CP.
- GV nhận xét bài cũ.
2/ Bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
*Hoạt động 2: Quan sát và trả lời câu hỏi.
- GV HDHS quan sát lược đồ trong SGK và nêu câu hỏi cho HS trả lời. 
- GV treo bản đồ tự nhiên thế giới, y/c HS lên chỉ bản đồ và trình bày.
 Kết luận: Châu Mĩ là châu duy nhất nằm ở bán cầu Tây, diện tích lớn thứ hai trong các châu lục.
*Hoạt động 3: Thảo luận.
- GV HDHS đọc thông tin trong SGK , GV nêu nhiệm vu,ï cho HS thảo luận để tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của Châu Mĩ.
Kết luận: địa hình CM thay đổi từ Tây sang Đông. Dọc bờ biển phía tây là 2 dãy núi cao đồ sộ Cocđie và Anđec. Ơû giữa là đồng bằng rộng lớn: đồng bằng trung tâm va đồng bằng A-ma-dôn.
- GV nêu câu hỏi để HS rút ra phần bài học SGK 
3. Củng cố và dặn do:ø 
- GV nhấn mạnh nội dung bài học.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài .
- HS lên bảng trả lời bài cũ.
- HS đọc, trao đổi với bạn và trả lời câu hỏi. Cả lớp nghe nhận xét và bổ sung.
- HS lên bảng chỉ và trình bày.
- HS thảo luận nhóm 4. 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét và bổ sung. 
- HS lên chỉ bản đồ vị trí của hai dãy núi lớn và hai đồng b ằng lớn của Châu Mĩ.
 - HS rút ra bài học SGK. nhiều em nối tiếp nhắc lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 28 ckt.doc