Tiết 55: TRANH LÀNG HỒ
I-Mục tiêu:
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.
-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
III-Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: HS đọc lại bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
2.Bài mới:
-HĐ 1:Luyện đọc
Một HS đọc toàn bài.
HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài (2 lượt), GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai cho HS và giúp HS giải nghĩa từ:làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình,
TUẦN 28 Thöù hai, ngaøy 21 thaùng 3 naêm 2011 TAÄP ÑOÏC Tiết 55: TRANH LÀNG HỒ I-Mục tiêu: -Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào. -Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3) II-Chuẩn bị: Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc. III-Các hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: HS đọc lại bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. 2.Bài mới: -HĐ 1:Luyện đọc Một HS đọc toàn bài. HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài (2 lượt), GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai cho HS và giúp HS giải nghĩa từ:làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, HS luyện đọc theo cặp. GV đọc toàn bài. -HĐ 2: Tìm hiểu bài HS đọc thầm từng đoạn, cả bài lần lượt trả lời các câu hỏi SGK: +Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam. +Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? +Tìm những từ ngữ ở 2 đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ. +Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ? (HS khá, giỏi trả lời). HS nêu nội dung bài. -HĐ 3: Đọc diễn cảm GV hướng dẫn HS giọng đọc toàn bài với giọng vui tươi , thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làng Hồ. 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài , cả lớp nhận xét. GV hướng dẫn HS đọcdiễn cảm đoạn 1. HS thi đọc diễn cảm. -HĐ 4: Củng cố HS nhắc lại nội dung bài. 3.Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Đất nước --------------------------------------------------------- KHOA HỌC Tiết 55: SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT I-Mục tiêu: Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con. II-Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Chồi thường mọc ra ở vị trí nào nếu ta trồng cây từ một số bộ phận của cây mẹ? Chồi mọc ra từ vị trí nào trên củ khoai tây, gừng, hành, tỏi và lá bỏng? 2.Bài mới: -HĐ 1: Sự sinh sản của động vật HS đọc mục bạn cần biết trang 112, trao đổi với bạn bên cạnh trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập: Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Đa số loài vật được chia thành mấy giống? a-Hai giống. b-Ba giống. Câu 2: Cơ quan sinh dục đực tạo ra gì? a-Trứng. b-Tinh trùng. Câu 3: Cơ quan sinh dục cái tạo ra gì? a-Trứng. b-Tinh trùng. Câu 4: Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì? a-Sự thụ tinh. b-Sự mang thai. Câu 5: Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành gì? a-Phôi. b-Cơ thể mới. Câu 6: Cơ thể mới của động vật có đặc điểm gì? a-Mang những đặc tính của bố và mẹ. b-Mang nhũng đặc tính của bố . c-Mang những đặc tính của mẹ. HS các nhóm trình bày. GV chốt lại. -HĐ 2:Tìm hiểu các cách sinh sản của động vật HS thảo luận nhóm 4, cùng quan sát các hình 1, 2 chỉ vào từng hình và nói với nhau : con nào được nở ra từ trứng; con nào vừa được đẻ ra đã thành con? Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -HĐ 3: Trò chơi “Thi nói tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con” GV tổ chức cho HS thi đua nói tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con ,theo 3 dãy, dãy nào nói trùng các con vật mà dãy bạn đã nói hoặc đến dãy của mình mà không nói được là thua. GV tuyên dương dãy thắng cuộc. -HĐ4: Vẽ hoặc sưu tầm tranh ảnh những con vật yêu thích GV cho HS vẽ tranh ,sưu tầm tranh các con vật mà các em thích.HS lên trình bày. Cả lớp, GV nhận xét. -HĐ 5: Củng cố :HS đọc mục bạn cần biết . 3.Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Sự sinh sản của côn trùng --------------------------------------------------------- TOÁN Tiết 136: LUYỆN TẬP CHUNG I-Mục tiêu: -Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian. -Biết đổi đơn vị đo thời gian. -Làm được BT 1,2. II-Chuẩn bị: Bảng phụ III-Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian. 2.Bài mới: -HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT +BT1: GV hướng dẫn để HS nhận ra bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ô tô và xe máy. HS nhắc lại công thức tính vận tốc. Cả lớp làm bài vào vở nháp, 1 HS làm ở bảng lớp. GV cho HS biết : cùng quãng đường đi , nếu thời gian đi của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ô tô thì vận tốc của ô tô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy. +BT2: GV hướng dẫn HS đổi 1250 m = 1,25km ; đổi 2 phút = giờ Áp dụng công thức tính vận tốc để giải vào vở, 1 HS làm bảng phụ. +BT3,4: GV hướng dẫn, HS về nhà làm. -HĐ 2: Củng cố HS nhắc lại cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian. 3.Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập chung --------------------------------------------------------- KỂ CHUYỆN Tiết 28: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I-Mục tiêu: -Tìm và kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm với thầy giáo, cô giáo. -Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. II-Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Ôn tập giữa học kì II. 2.Bài mới: -HĐ 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài Một HS đọc đề bài. GV yêu cầu HS phân tích đề, gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong 2 đề bài. HS tiếp nối nhau đọc gợi ý . GV nhắc HS tìm câu chuyện cho phù hợp. HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mình chọn kể. -HĐ 2: Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện HS kể chuyện với bạn bên cạnh, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. HS thi kể chuyện trước lớp. Cả lớp, GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay. 3.Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Lớp trưởng lớp tôi ------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba, ngày 22 tháng 3 năm 2011 CHÍNH TẢ Tiết 28: CỬA SÔNG I-Mục tiêu: -Nhớ-viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông. -Tìm được các tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài(BT2). II-Chuẩn bị: Bảng phụ III-Các hoạt động dạy học: .Bài mới: -HĐ 1: Hướng dẫn HS nhớ-viết HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông. Cả lớp đọc thầm. GV nhắc HS chú ý cách trình bày các khổ thơ 6 chữ, các dấu câu(dấu chấm, dấu ba chấm) , những chữ dễ viết sai chính tả:tôm rảo, lưỡi sóng, lấp lóa, HS gấp SGK , nhớ lại 4 khổ thơ , tự viết bài. HS bắt lỗi, GV chấm một số vở, nhận xét. -HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT +BT2: HS đọc yêu cầu của BT.HS làm việc cá nhân tìm các tên riêng trong 2 đoạn trích và giải thích cách viết các tên riêng đó. Cả lớp làm bài vào vở nháp, 1 HS làm ở bảng phụ.Nhận xét, sửa chữa. -HĐ 3: Củng cố HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. 3.Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét tiết học.Chuẩn bị: Đất nước(Nhớ-viết) --------------------------------------------------------- TOÁN Tiết 137: LUYỆN TẬP CHUNG I-Mục tiêu: -Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian. -Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian. -Làm được BT 1,2 . II-Chuẩn bị: Bảng phụ III-Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại công thức tính vận tốc , quãng đường, thời gian. 2.Bài mới: -HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT +BT 1: Câu a: GV hướng dẫn HS tìm hiểu có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán.; chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau. GV giải thích : Khi ô tô gặp xe máy thì cả ô tô và xe máy đi hết quãng đường 180km từ 2 chiều ngược nhau . GV hướng dẫn giải bài toán. GV chốt lại: Trong bài toán trên để tính thời gian ô tô gặp xe máy ta đã lấy khoảng cách giữa 2 xe chia cho tổng vận tốc của chúng.Đó cũng là quy tắc tính thời gian để 2 xe đi ngược chiều nhau gặp nhau. Câu b: HS đọc đề bài, làm tương tự câu a. GV gợi ý: *Mỗi giờ 2 ô tô đi được bao nhiêu km? *Sau mấy giờ 2 ô tô gặp nhau? Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng lớp. +BT 2: HS đọc đề bài. GV gợi ý để HS tìm thời gian ca nô đi hết quãng đường AB trước khi tính quãng đường AB. HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ. +BT3,4 : GV hướng dẫn để HS về nhà làm. -HĐ 2: Củng cố Muốn tính thời gian để 2 xe đi ngược chiều nhau gặp nhau ta làm như thế nào? 3.Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập chung ----------------------------------------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 55: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG I-Mục tiêu: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo yêu cầu của BT 1; điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao , tục ngữ(BT2). II-Chuẩn bị: Bảng phụ III-Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại nghĩa của từ truyền thống. HS tìm từ có tiếng truyền , trong đó tiếng truyền có nghĩa là trao lại cho người khác. 2.Bài mới: -HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT +BT1: HS đọc yêu cầu của BT . HS thảo luận theo nhóm đôi, minh họa mỗi truyền thống đã nêu (BT1) bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao, nhóm nào tìm nhiều hơn càng đáng khen. Các nhóm viết vào vở nháp những câu tục ngữ, ca dao tìm được. HS các nhóm trình bày. Cả lớp, GV nhận xét. +BT2:HS đọc yêu cầu của BT, giải thích bằng cách phân tích mẫu (như SGK) HS thảo luận nhóm 4, phỏng đoán chữ còn thiếu trong câu, điền chữ đó vào ô trống. Đại diện nhóm trình bày, sau đó giải ô chữ màu xanh.Cả lớp-GV nhận xét. -HĐ 2:Củng cố HS đọc lại một số câu ca dao, tục ngữ ở BT1,2. 3.Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối. ------------------------------------------------------------ ĐẠO ĐỨC Tiết 28: EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC I-Mục tiêu: -Có hiểu biết ban đầu , đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này. -Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta. II-Chuẩn bị: III-Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Trẻ em có quyền và trách nhiệm gì để gìn giữ ,bảo vệ hòa bình? Để gìn giữ nền hòa bình chúng ta cần phải làm gì? Nêu những điều tốt đẹp mà hòa bình mang lại cho trẻ em và mọi người? 2.Bài mới: -HĐ1: Tìm hiểu thông tin HS đọc thông tin, quan sát hình trang 40-41,thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. +Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 1-Liên Hợp Quốc được thành lập vào thời gian nào? a- 24-10-1945 b- 14-10-1945 2-Tính đến năm 2005, Liên Hợp Quốc bao gồm bao nhiêu quốc gia thành viên? a- 51 b- 191 3-Trụ sở chính của Liên Hợp Quốc đặt tại đâu? a- Niu I-oóc b- Pháp 4-Liên Hợp Quốc có nhiều hoạt động nhằm mục đích gì? a-Bảo vệ hòa bình. b-Thiết lập hòa bình và công bằng trên toàn thế giới. 5- Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em đã được Liên Hợp Quốc thông qua vào thời gian nào? a- ... , thi đua viết sơ đồ chu trình sinh sản của một loại côn trùng. Tuyên dương đội thắng cuộc. 3.Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Sự sinh sản của ếch -------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm, ngày 24 tháng 3 năm 2011 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 56: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI I-Mục tiêu: Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối , tác dụng của phép nối . Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu; thực hiện được yêu cầu của các BT ở mục III. II-Chuẩn bị: Bảng phụ ghi BT 1 của phần Nhận xét. III-Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại nghĩa của từ truyền thống. HS đọc thuộc lòng một số câu ca dao, tục ngữ ở BT2 của tiết trước. 2.Bài mới: -HĐ1: Phần Nhận xét +BT1: HS đọc yêu cầu của BT, trao đổi với bạn bên cạnh để làm bài. GV mở bảng phụ đã viết đoạn văn. HS nhìn bảng, chỉ rõ mối quan hệ từ in đậm có tác dụng gì. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. +BT2: HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, tìm thêm những từ ngữ mà các em biết có tác dụng nối giống như cụm từ vì vậy ở đoạn trích trên. HS phát biểu ý kiến.GV chốt lại. -HĐ2: Phần Ghi nhớ Một số HS đọc nội dung phần ghi nhớ. -HĐ3: Luyện tập +BT1: Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1. GV cho HS làm việc theo nhóm 4, các nhóm lên bốc thăm xem nhóm mình tìm những từ ngữ có tác dụng nối trong 3 đoạn đầu hay tìm những từ ngữ có tác dụng nối trong 4 đoạn cuối . HS đọc kĩ từng câu, từng đoạn văn, tìm những quan hệ từ hoặc từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp, giải thích quan hệ giữa các câu, đoạn. Đại diện nhóm trình bày, GV chốt lại. +BT2: HS đọc nội dung BT2. Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui, suy nghĩ, phát hiện chỗ dùng từ nối sai. GV treo bảng phụ có ghi nội dung BT2, HS gạch dưới từ nối dùng sai, sửa lại cho đúng. HS đọc thầm lại mẩu chuyện vui, nhận xét về tính láu lỉnh của cậu bé trong truyện. -HĐ3: Củng cố HS nhắc lại nội dung ghi nhớ SGK. 3.Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Ôn tập về dấu câu ----------------------------------------------------------- TOÁN Tiết 139: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN I-Mục tiêu: -Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2, 3,5,9. -Làm được BT1,2, BT3 (cột 1),BT5. II-Chuẩn bị: Bảng phụ III-Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian. 2.Bài mới: -HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT +BT1:Cho HS đọc các số ở câu a ,rồi nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số đó. HS nêu miệng. +BT2: HS viết số thích hợp vào chỗ chấm. HS làm bài vào vở, 3 HS làm bảng phụ. Khi chữa bài nên lưu ý HS tự nêu đặc điểm của các số tự nhiên, các số lẻ, các số chẵn liên tiếp. +BT3: (cột 1) HS nhắc lại cách so sánh các số tự nhiên trong trường hợp chúng có cùng số chữ số hoặc không cùng số chữ số. HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp. +BT4: HS về nhà làm. +BT5: HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. Nêu đặc điểm của số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5. HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ. -HĐ2: Củng cố HS nhắc lại cách so sánh 2 số tự nhiên có cùng số chữ số hoặc không cùng số chữ số. 3.Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Ôn tập về phân số ----------------------------------------------------------- LỊCH SỬ Tiết 28 : TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP I-Mục tiêu: Biết ngày 30-4-1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn , kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất: +Ngày 26-4 1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn trong thành phố. +Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập , nội các Dương Văn minh đầu hàng không điều kiện. II-Chuẩn bị: Tranh SGK. III-Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được kí kết vào thời gian nào trong khung cảnh ra sao? Nêu những điểm cơ bản của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam. Hiệp định Pa-ri về Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào? 2.Bài mới: -HĐ 1:Khái quát về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 HS làm việc cá nhân , trả lời câu hỏi: So sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa-ri ? GV nêu khái quát về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. -HĐ 2: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc tiến công vào Dinh Độc Lập HS đọc SGK, làm việc theo nhóm 4, trả lời câu hỏi: +Quân ta tiến vào Sài Gòn theo mấy mũi tiến công?Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ gì? +Kể lại sự kiện xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập. +Tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận. Hỏi HS : Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì? Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện? GV kết luận về diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. -HĐ 3: Ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh HS trao đổi với bạn bên cạnh về ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử HS phát biểu ý kiến. GV chốt lại. -HĐ 4: Củng cố HS đọc ghi nhớ SGK. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Hoàn thành thống nhất đất nước ------------------------------------------------------------ KĨ THUẬT LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (Tiết 2) I- MỤC TIÊU: HS cần phải: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng. - Lắp từng bộ phận và ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng. II- CHUẨN BỊ: - Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I- Ổn định: II- Bài mới: Hoạt động 3: Thực hành lắp máy bay trực thăng a- Chọn chi tiết: HS nhận bộ lắp ghép và chọn chi tiết theo SGK để ngay ngắn vào nắp hộp. - Gọi HS nêu lại ghi nhớ phần SGK. - Gọi HS nêu lại cách lắp từng bộ phận. - GV kiểm tra cách chọn chi tiết của HS. b- Lắp từng bộ phận: - GV lưu ý HS quan sát từng hình và đọc kĩ nội dung quy trình kĩ thuật trước khi thực hành. - HS nêu từng bộ phận và các chi tiết cho bộ phận đó. - Cho HS thực hành. - GV quan sát giúp đỡ HS. - GV lưu ý HS đối với lắp cánh quạt, càng máy bay: Quạt phải đủ vòng hãm. Càng cánh quạt phải lưu ý vị trí trên dưới của các thanh, mặt phải, mặt trái của càng để sử dụng ốc vít. c- Lắp toàn bộ sản phẩm. - HS lắp xong , GV kiểm tra và hướng dẫn các em hoàn thành. - GV lưu ý HS lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ phải lắp đúng vị trí. Bước lắp sàn ca bin và càng máy bay phải được lắp thật chặt. IV- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị tiết sau: Lắp máy bay trực thăng (tiết 3) -------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu, ngày 25 tháng 3 năm 2011 Tập làm văn Tiết 56: TẢ CÂY CỐI ( KIỂM TRA VIẾT ) I-Mục tiêu: Viết được một bài văn tả cây cối đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài), đúng yêu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý. II-Chuẩn bị: III-Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cây cối. 2.Bài mới: -HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài HS tiếp nối nhau đọc đề bài và gợi ý SGK. Cả lớp đọc thầm lại các đề văn. HS tiếp nối nhau nêu đề bài mình chọn tả. -HĐ2: HS làm bài HS làm bài vào giấy kiểm tra. GV thu bài. 3.Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Tập viết đoạn đối thoại ------------------------------------------------------------ ĐỊA LÍ Tiết 28: CHÂU MĨ ( Tiếp theo) I-Mục tiêu: -Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ. -Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì . -Chỉ và đọc trên bản đồ tên thủ đô của Hoa Kì. -Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ. II-Chuẩn bị: Bản đồ Các nước trên thế giới. III-Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Nêu vị trí địa lí của châu Mĩ. Nêu đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Mĩ. 2.Bài mới: -HĐ1: Dân cư châu Mĩ HS làm việc cá nhân, đọc bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục trang 103 để : +Nêu số dân của châu Mĩ. +So sánh số dân của châu Mĩ với các châu lục khác. HS dựa vào bảng số liệu trang 124, cho biết các thành phần dân cư châu Mĩ. Vì sao dân cư châu Mĩ lại có nhiều thành phần , nhiều màu da như vậy? Người dân châu Mĩ sinh sống chủ yếu ở những vùng nào? HS trả lời, GV chốt lại. -HĐ2: Kinh tế châu Mĩ HS quan sát hình 4, đọc SGK trang 125, thảo luận nhóm 4 các câu hỏi: +Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ. +Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ , Trung Mĩ và Nam Mĩ. + Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ , Trung Mĩ và Nam Mĩ. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -HĐ3: Hoa Kì Một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì và thủ đô Oa-sinh-tơn trên bản đồ. Hoa Kì giáp những quốc gia và những đại dương nào? HS trao đổi với bạn bên cạnh, nêu một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì. HS phát biểu, GV chốt lại. -HĐ4: Củng cố HS đọc ghi nhớ SGK. 3.Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Châu Đại Dương và châu Nam Cực --------------------------------------------------------------- TOÁN Tiết 140: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ I-Mục tiêu: -Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số. -Làm được BT1, 2, BT3(a,b), BT4. II-Chuẩn bị: Các hình ở BT1 III-Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. 2.Bài mới: -HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT +BT1: HS viết phân số ,hỗn số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình ở câu a, câu b vào bảng con. 2 HS viết bảng lớp.Đọc các phân số , hỗn số vừa viết. +BT2: HS nhắc lại cách rút gọn phân số. HS làm bài vào vở,1 HS làm bảng phụ. +BT3: HS nhắc lại cách quy đồng mẫu số 2 phân số. Câu b: GV gợi ý để HS tìm MSC bé nhất. HS làm bài vào vở nháp, 2 HS lên bảng làm câu a,b .(Câu c về nhà làm). +BT4: HS nêu lại cách so sánh 2 phân số có cùng mẫu số hoặc không cùng mẫu số; 2 phân số có tử số bằng nhau. HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ. +BT5: GV hướng dẫn cho HS về nhà làm. -HĐ2:Củng cố HS nhắc lại cách rút gọn phân số, cách quy đồng mẫu số. 3.Nhận xét , dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Ôn tập về phân số (tt) ----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: