Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 29 (chuản kiến thức)

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 29 (chuản kiến thức)

I) Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Li-vơ-pun, bao lơn,.

 - Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.

2. Kỹ năng:

 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

 - Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi linh hoạt giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn.

3. Thái độ: Giúp đỡ, hết lòng vì bạn bè

II) Chuẩn bị:

 Tranh minh họa SGK ; bảng phụ.

III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 34 trang Người đăng huong21 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 29 (chuản kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29:
Thứ hai ngày 01 tháng 4 năm 2013
Tập đọc
Một vụ đắm tàu
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Li-vơ-pun, bao lơn,...
	- Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
2. Kỹ năng: 
	- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
	- Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi linh hoạt giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn.
3. Thái độ: Giúp đỡ, hết lòng vì bạn bè
II) Chuẩn bị:
	Tranh minh họa SGK ; bảng phụ.
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
1.Ổn định tổ chức
2. Giới thiệu chủ điểm
- Yêu cầu HS mở SGK trang 107 và hỏi: Em hãy đọc tên chủ điểm?
- GV nêu: Chủ điểm Nam và nữ giúp các em hiểu sự bình đẳng nam nữ và vẻ đẹp riêng về tính cách của mỗi giới.
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài
3.2 Hướng dẫn luyện đọc 
- Gọi HS đọc bài.
- Yêu cầu HS chia đoạn.
- Yêu cầu 5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ cho từng HS.
- Ghi bảng các tên nước ngoài: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta.
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng kể chuyện, diễn cảm.
Hoạt động của trò
- HS nêu Chủ điểm: Nam và nữ
- Lắng nghe.
- 1 HS giỏi đọc.
- Bài chia 5 đoạn.
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS 1: Trên chiếc tàu thuỷ...sống với họ hàng
+ HS 2: đêm xuống...băng cho bạn.
+ HS 3: Cơn bão dữ dội...thật hỗn loạn.
+ HS 4: Ma-ri-ô...thẫn thờ, tuyệt vọng.
+ HS 5: Một ý nghĩ vụt đến...”Vĩnh biệt Ma-ri-ô”.
- Luyện đọc tên riêng của người và địa danh nước ngoài.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc nối tiếp đoạn.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi.
3.3 Tìm hiểu bài
- Giới thiệu: Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta là hai bạn nhỏ người I-ta-li-a, rời cảng Li-vơ-pun ở nước Anh về I-ta-li-a. Hai bạn quen nhau trên chuyến tàu ấy.
+ Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?
+ Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào?
+ Thái độ của Giu-li-ét-ta như thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa nhỏ hơn xuống xuồng là Ma-ri-ô?
+ Lúc đó Ma-ri-ô đã phản ứng như thế nào?
+ Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé?
- Giảng: Phải đặt mình vào hoàn cảnh phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết mới thấy được hành động cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô mới 12 tuổi. Lẽ ra Ma-ri-ô được xuống xuồng cứu nạn vì cậu nhỏ hơn, nhưng nhìn thấy vẻ mặt thẫn thờ, tuyệt vọng của Giu-li-ét-ta, một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô đã nhường sự sống cho bạn, nhận cái chết về mình. Cậu thật dũng cảm, dám hi sinh bản thân vì bạn.
+ Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong truyện.
+ Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện?
- Gắn bảng phụ ghi nội dung chính.
- Lắng nghe.
+ Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dụi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.
+ Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên, những đợt sóng lớn phá thủng thân tàu, phun nước vào khoang, con tàu chìm dần giữa biển khơi. Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển.
+ Giu-li-ét-ta sững sờ, buông thõng hai tay, đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng.
+ Một ý nghĩ vụt đến. Ma-ri-ô quyết định nhường chỗ cho bạn, cậu hét to: Giu-li-ét-ta, xuống đi bạn còn bố mẹ...và cậu ôm ngang lưng thả bạn xuống nước.
+ Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.
- Lắng nghe.
+ Ma-ri-ô là một bạn trai kín đáo, cao thượng đã nhường sự sống của mình cho bạn. Giu-li-ét-ta là một bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm, sẵn sàng giúp đỡ bạn, khóc nức nở khi thấy Ma-ri-ô và con tàu chìm dần.
* Nội dung: Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
- Kết luận: Cuộc gặp gỡ của Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô trên một chuyến tàu về nước Anh. Mỗi người có một cuộc đời, một hoàn cảnh riêng: một vui, một buồn. Tai nạn đắm tàu xảy ra, chúng ta đều thấy rõ họ là những người bạn tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ, hi sinh cho nhau lúc hoạn nạn. Giu-li-ét-ta có những nét tính cách điển hình của con gái: hồn nhiên, nhân hậu, dịu dàng. Ma-ri-ô lại mang những nét tính cách điển hình của nam giới: kín đáo, cao thượng, giàu nghị lực. Đó là những tính cách các em nên học tập.
3.4 Đọc diễn cảm
- Gọi 5 HS đọc nối tiếp từng đoạn. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn từ: Chiếc xuồng cuối cùng...”Vĩnh biệt Ma-ri-ô”.
+ Treo bảng phụ có đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo vai.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Sau đó một số HS nêu cách đọc.
+ Theo dõi GV đọc mẫu, tìm chỗ ngắt giọng, nhấn giọng.
+ 4 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc phân vai: người dẫn chuyện, một người dưới xuồng, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta.
- 3 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn nhóm đọc hay nhất, bạn đọc hay nhất.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Toán: 
Tiết 141: Ôn tập về phân số (tiếp theo)
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố tiếp về khái niệm phân số, tính chất cơ bản của phân số và vận dụng trong quy đồng mẫu số để so sánh các phân số có mẫu số khác nhau, sắp xếp các phân số theo thứ tự.
2. Kỹ năng: Thực hành làm được các bài tập.
3. Thái độ: Tích cực học tập.
II) Chuẩn bị:
	Bảng phụ viết yêu cầu bài tập 1, bài tập 2, bài tập 5 (a)
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra 2 học sinh làm 2 ý của BT4 (Tr - 149); Giải thích cách làm.
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài:
2.2 Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
- Đưa ra bảng phụ, giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu của bài tập 1
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, 1 học sinh chữa bài ở bảng
+ Nêu ý nghĩa của tử số và mẫu số. 
+ Nêu phân số chỉ số phần không tô màu của băng giấy 
- Tiến hành tương tự BT1
(Yêu cầu HS làm bài và giải thích cách làm)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở 
- Gọi HS chữa bài (mỗi HS chữa 1 ý), giải thích cách làm.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, cho điểm HS.
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh quy đồng mẫu số các phân số sau đó xếp theo thứ tự. 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- 2 học sinh 
Bài 1(149): Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
- Hiểu yêu cầu của bài
- Làm bài, chữa bài
* Đáp án: 
+ Tử số cho ta biết số phần đã tô màu của băng giấy; Mẫu số cho ta biết số phần được chia ra của băng giấy.
+ Nêu: 
Bài 2(149): Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
- Thực hiện tương tự BT1
* Đáp án: Khoanh vào chữ 
Vì của 20 là 5. Có 5 viên bi đỏ nên số bi là màu đỏ.
Bài 4(150): So sánh các phân số
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Làm bài, chữa bài, giải thích cách làm
a) và 
Vì nên > 
b) và 
 < (Hai phân số có cùng tử số)
c) và 
 1
Do đó > 
Bài 5(150):
- 2 HS nêu
* Đáp án:
a, 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Củng cố bài, nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về học bài, xem lại bài.
Đạo đức:
Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc (T2)
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh có những hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc.
2. Kỹ năng: Đóng vai phóng viên.
3. Thái độ: Tôn trọng, ủng hộ các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc.
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: Tranh, ảnh, bài báo,  về tổ chức Liên Hợp Quốc
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh nêu ghi nhớ (T1)
- Việt Nam ra nhập tổ chức Liên Hợp Quốc vào ngày, tháng, năm nào?
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài:
2.2 Nội dung
* Hoạt động 2: Trò chơi “Phóng viên” BT2 (SGK)
- Phân công một số học sinh thay nhau đóng vai phóng viên để tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến tổ chức Liên Hợp Quốc, thông qua các câu hỏi.
- HDHS chơi: HS đóng vai phóng viên đặt câu hỏi, HS tham gia chơi trả lời các câu hỏi phóng viên đưa ra.
- Nhận xét, khen học sinh đóng vai tốt, học sinh trả lời đúng.
* Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ
- Hướng dẫn học sinh trưng bày tranh, ảnh, bài báo,  về hoạt động của Liên Hợp Quốc
- Khen HS sưu tầm được tư liệu hay.
- 2 học sinh 
- Đóng vai phóng viên, phỏng vấn
- HS tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi:
+ Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào?
+ Trụ sở LHQ đóng ở đâu?
+ VN đã trở thành thành viên của LHQ từ khi nào?
+ Bạn hãy kể tên một cơ quan của LHQ ở Việt Nam mà bạn biết?
+ Bạn hãy kể một việc làm của LHQ mang lại lợi ích cho trẻ em?
+ Bạn hãy kể một hoạt động của cơ quan LHQ ở VN hoặc ở địa phương mà bạn biết?
- Trưng bày tranh, ảnh, bài báo, về Liên Hợp Quốc đã sưu tầm được theo nhóm 4. 
- Đại diện nhóm giới thiệu tranh sưu tầm được của nhóm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV giới thiệu một số hoạt động của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam và trên thế giới.
- Củng cố bài, nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở học sinh thực hiện nội dung bài học.
Thứ ba ngày 2 tháng 4 năm 2013
Môn: TẬP LÀM VĂN
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. MUÏC TIEÂU:
 Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của giáo viên; trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện.
	KNS*: - Thể hiện sự tự tin (đối thoại hoạt bát, tự nhiên, đúng mục đích, đúng đối tượng hoàn cảnh giao tiếp)
	- Kĩ năng hợp tác có hiệu quả để hoàn chỉnh màn kịch.
	- Tuy duy sáng tạo.
II. ÑOÀ DUØNG DAÏY HOÏC:
- Một số tờ giấy khổ A4 để các nhóm viết tiếp lời thoại cho màn kịch.
- Một số vật dụng để HS sắm vai diễn kịch.
III. CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC CHUÛ YEÁU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 Trong hai tiết TLV ở tuần 25, 26, các em đã luyện viết lời đối thoại để chuyển hai trích đoạn của truyện Thái sư Trần Thủ Độ thành hai màn kịch ngắn. Tiết học hôm nay, các em sẽ luyện viết các đoạn đối thoại để chuyển trích đoạn truyện Một vụ đắm tàu thành hai màn kịch.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1
- GV cho một HS đọc nội dung BT1. 
- GV cho hai HS tiếp nối nhau đọc hai phần của truyện Một vụ đắm tàu đã chỉ định trong SGK.
Bài tập 2 : KNS*: - Thể hiện sự tự tin (đối thoại hoạt bát, tự nhiên, đúng mục đích, đún ... ần đặt câu cảm, sử dụng dấu chấm than.
- Làm vở.
- HS trình bày: 
Ý a) Câu cầu khiến: Chị mở cửa sổ giúp em với !
Ý b) Câu hỏi: Bố ơi, mấy giờ thì hai bố con mình đi thăm ông bà ?
Ý c) Câu cảm thán: Cậu đã đạt được thành tích thật tuyệt vời !
Ý d) Câu cảm thán: Ôi, búp bê đẹp quá !
Toán:
Tiết 145: Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng (tiếp)
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập, củng cố về: 
	- Viết số đo độ dài và đo khối lượng dưới dạng số thập phân
	- Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng
2. Kỹ năng: Làm được các bài toán liên quan.
3. Thái độ: Tích cực học tập.
II) Chuẩn bị:
	Bảng phụ, bảng con. 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra học sinh làm ý c của bài tập 3 (trang 153)
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Gọi học sinh chữa bài trên bảng lớp
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở, 2HS làm vào bảng phụ.
- Gọi học sinh làm vào bảng phụ gắn bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng sau mỗi lần giơ bảng.
- Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và đo khối lượng.
- 3 học sinh 
Bài 1(153): Viết các số đo dưới dạng số thập phân
- 2 HS nêu yêu cầu.
- Làm bài cá nhân, 2 học sinh chữa bài trên bảng lớp
* Đáp án:
a) Có đơn vị là km
4km 382m = 4,382 km
2km 79m = 2,079 km
700m = 0,7 km
b) 
Có đơn vị là m
7m 4dm = 7,4 m
5m 9cm = 5,09 m
5m 75mm = 5,075 m
Bài 2(153): Viết các số đo dưới dạng số thập phân.
- 2 HS nêu yêu cầu.
- Làm bài và chữa bài.
a)
Có đơn vị là kg
2kg 350g = 2,35kg
1kg 65g = 1,065kg
b)
Có đơn vị là tấn
8tấn 760kg = 8,76 tấn
2tấn 77kg = 2,077 tấn
Bài 3(153): Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Làm bài, nêu cách làm.
* Đáp án:
a) 0,5 m = 50 cm
b) 0,075 km = 75m
c) 0,064 kg = 64 g
d) 0,08 tấn = 80 kg
3. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố bài, nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về học bài.
Địa lí
CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC
A. Mục tiêu: 
1.KiÕn thøc:Học xong bài này, HS:
- Nêu được những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
2.Kü n¨ng:- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
3.Th¸i ®é:Hs thÝch kh¸m ph¸thÕ giíi qua b¶n ®å.
B. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương và châu Nam Cực, quả địa cầu.
- Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
- Phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy học:	 
I. Kiểm tra bài cũ
- Dân cư châu mĩ có đặc điểm gì nổi bật?
- Nền kinh tế Bắc Mĩ có khác so với Trung Mĩ và Nam Mĩ.
- Em biết gì về đất nước Hoa Kì?
II. Bài mới
* Giới thiệu bài
Trong những bài địa lí trước, các em đã được tìm hiểu về châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ và đã được biết bao nhiêu điều thú vị ở mỗi châu lục. Bài địa lí hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về 2 châu lục còn lại. Đó là châu Đại Dương và châu Nam Cực.
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1
Bước 1
- Yêu cầu HS dựa vào lược đồ hình 1 – SGK và bản đồ tự nhiên châu Đại Dương, kênh chữ trong SGk để thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Châu Đại Dương gồm những phần đất nào?
+ Cho biết lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Nam hay bán cầu Bắc?
+ Đọc tên và chỉ vị trí một số đảo và quần đảo.
Bước 2
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận kết hợp với chỉ bản đồ.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV sửa chữa và chốt lại.
- GV mở rộng:
Nằm giữa màu xanh mênh mông của trung tâm và Tây Nam Thái Bình Dương, châu Đại Dương có tổng diện tích gần 9 triệu km2 gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và vô số các đảo lớn nhỏ nằm rải rác hoặc tập trung thành những quần đảo, tạo thành các chuỗi đảo hình vòng cung. Lục địa Ô-xtrây-li-a nguyên là 1 phần của lục địa Nam cực, được tách ra và trôi dạt về phía Xích đạo cách đây từ 5 triệu năm đến 10 triệu năm. Lục địa Ô-xtrây-li-a có đường chí tuyến Nam chạy qua, còn các đảo và quần đảo chủ yếu nằm trong vùng vĩ độ thấp.
* Hoạt động 2
Bước 1
- Yêu cầu HS trưng bày tranh ảnh (nếu có).
- Yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, SGK, hoàn thành phiếu học tập sau:
Khí hậu
Thực, động vật
Lục địa 
Ô-xtrây-li-a
Các đảo và quần đảo
Chú ý:
- Cho 2 HS làm phiếu cỡ to để dán bảng chữa bài.
- Nếu không chuẩn bị được phiếu. GV hướng dẫn HS kẻ bảng trên vào vở và làm bài vào vở.
Bước 2
- Yêu cầu HS dán bài lên bảng và trình bày bài làm.
- Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại.
Bước 3
GV hỏi thêm: (dành cho HS giỏi)
- Vì sao lục địa Ô-xtrây-li-a lại có khí hậu khô hạn?
- Vì sao các đảo và quần đảo lại có khí hậu nóng ẩm?
GV mở rộng thêm:
- Lục địa Ô-xtrây-li-a là lục địa khô hạn vào bậc nhất thế giới: gần 60% diện tích lục địa không có dòng chảy thường xuyên, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển mạnh, chiếm gần 50% diện tích lục địa. Trên lục địa bảo tồn được những động vật độc đáo duy nhất trên thế giới như các loài thú có túi, cáo mỏ vịt,...ở đây có hơn 600 loài bạch đàn khác nhau. Các đảo và quần đảo có khí hậu nóng ẩm, rừng nhiệt đới xanh quanh năm cùng với rừng dừa đã biến các đảo thành những “thiên đàng xanh” giữa Thái Bình Dương.
* Hoạt động 3
- Yêu cầu HS đọc bảng số liệu ở bài 17.
- Yêu cầu HS dựa vào SGK, và bảng số liệu ở bài 17, trả lời các câu hỏi:
+ Về số dân, châu Đại Dương có gì khác so với các châu lục đã học?
+ Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau?
* GV mở rộng thêm:
- Lục địa Ô-xtrây-li-a được người Hà Lan tìm thấy vào khoảng thế kỉ XVII. Khi đó những người dân bản địa có nguồn gốc từ Đông Nam á đã di cư đến lục địa này sinh sống cách đây khoảng 4000 năm. Ngày 26-1-1788, thuyền trưởng Actua Philip theo lệnh của Nữ hoàng Anh đã đưa đến đây (khi đó là thuộc địa của Anh) một nhóm tù nhân bị đi đầy. Đây chính là những người châu Âu đầu tiên đến sinh sống trên lục địa này.
+ Trình bày đặc điểm kinh tế của lục địa Ô-xtrây-li-a
- GV mở rộng:
- Châu Đại Dưong có mật độ dân số thấp nhất thế giới. Kinh tế của các nước châu Dại Dương phát triển không đều. Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len là 2 nước có nền kinh tế phát triển hơn cả. Các nước còn lại kinh tế chủ yếu dựa vào du lịch và khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.
Chuyển ý:
- Châu Nam Cực là châu lục được biết đến muộn nhất. Con người đã phát hiện ra châu Nam Cực vào cuối thế kỉ XVII, nhưng mãi đến đầu thế kỉ XX một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên được lục địa và sau đó tiến sâu dần vào các vùng nội địa. Phần 2 của bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về châu lục này.
* Hoạt động 4
Bước 1:
- GV treo lược đồ châu Nam Cực (hình 5) phóng to.
- Yêu cầu HS dựa vào bản đồ, quả Địa cầu, SGK, tranh ảnh để thảo luận theo các câu hỏi:
+ Cho biết trên quả Địa cầu và trên bản đồ vị trí của châu Nam Cực.
+ Nêu đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực.
+ Vì sao châu Nam Cực không có dân cư sinh sống thường xuyên.
Bước 2:
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận kết hợp với chỉ quả Địa cầu và bản đồ.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV sửa chữa và chốt lại.
- GV mở rộng:
+ Châu Nam Cực còn gọi là “cực lạnh” của thế giới, một năm có 2 mùa: mùa đông là thời kì không có ánh sáng Mặt Trời, chỉ có đêm tối. Mùa hạ, Mặt Trời không bao giờ lặn, nhiệt độ có cao hơn mùa đông nhưng không làm tan lớp băng dày. Năm 1967 các nhà khoa học Na Uy đã đo được nhiệt độ thấp nhất ở Nam Cực là -94,50C. Thể tích băng ở đây lên tới 35 triệu km2. Do khí hậu lạnh khắc nghiệt nên thực vật không thể tồn tại. Lục địa nam Cực giàu khoáng sản như than đá, sắt, đồng,...Cho đến nay, châu Nam Cực vẫn không có dân cư sinh sống thường xuyên, chỉ có các nhà khoa học sống trong các trạm nghiên cứu khoa học, được trang bị những phương tiện kĩ thuật hiện đại.
- 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
1. Châu Đại Dương
a. Vị trí địa lí, giới hạn
* Thảo luận nhóm đôi
Bước 1: HS thảo luận
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận kết hợp với chỉ bản đồ:
+ Châu Đại Dương gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở vùng trung tâm và Tây Nam Thái Bình Dương.
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Nam.
+ Một số đảo và quần đảo: Quần đảo Niu Di-len, quần đảo Xô-lô-môn, quần đảo Tu-va-lu, quần đảo Va-nu-a tu, quần đảo Phít-ghi,..., đảo Ta-xma-li-a, đảo Nu-ven Ca-lê-đô-ni,...
- Lắng nghe.
b. Đặc điểm tự nhiên
* Làm việc cá nhân.
Bước 1: HS làm bài.
Bước 2: HS trình bày bài làm.
Ghi chú: Đáp án phiếu học tập ở cuối bài.
Bước 3:
- Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn là vì có đường chí tuyến Nam chạy qua, phần lớn diện tích lục địa nằm trong đới chí tuyến của Nam bán cầu.
- Các đảo và quần đảo có khí hậu nóng ẩm vì có bốn mặt giáp với biển, lượng mưa nhiều.
- Lắng nghe.
c. Người dân và hoạt động kinh tế
* Làm việc cả lớp.
+ Với số dân là 33 triệu người, châu Đại Dương là châu lục có số dân sinh sống ít nhất trong các châu lục có dân cư sinh sống.
+ Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo khác nhau là: Trên lục địa Ô-xtrây-li-a và quần đảo Niu Di-len dân cư chủ yếu là người da trắng (con cháu người Anh di cư ssang từ thế kỉ trước), còn trên các đảo dân cư chủ yếu là người dân bản địa có da sẫm màu, tóc xoăn, mắt đen.
+ Đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a: Là nước có nền kinh tế phát triển, nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa. Các ngành công nghiệp năng lượng, khai thác, luyện kim, chế tạo máy, chế biến thực phẩm phát triển mạnh.
- Lắng nghe.
2. Châu Nam Cực
* Thảo luận nhóm 4.
Bước 1: HS thảo luận.
Bước 2: 
- Vị trí của châu Nam Cực: nằm hoàn toàn trong vòng cực Nam (66033’N), phần trung tâm của lục địa gần trùng với cực Nam của Trái Đất.
- Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực: là châu lục lạnh nhất thế giới. Quanh năm nhiệt độ luôn dưới 00C, có khí xuống tới -880C. Toàn bộ bề mặt phủ một lớp băng dày, trung bình trên 2000m. Động vật tiêu biểu nhất là chim cánh cụt. Đó là loài chim không biết bay, nhưng bơi lặn dưới nước rất giỏi, sống tập trung thành đàn ven biển.
- Châu Nam Cực không có dân cư sinh sống thường xuyên là vì: nhiệt độ của châu lục này quá thấp.
- Lắng nghe.
III. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
 ----------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 29 lop 5.doc