Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 34 (chi tiết)

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 34 (chi tiết)

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/ phút; đọc diễn cảm được đoạn thơ, bài văn đã học; thuộc 5 - 7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu ND, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo y/c BT2.

- Học sinh khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng ND văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật:

II. CHUẨN BỊ:

- Phiếu viết tên các bài tập đọc, HTL, kẻ bài tập 2.

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 479Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 34 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 Từ / / /2013
 Thứ 
 Ngày
Môn
Tiết
CT
 Tên bài dạy
Hai
SHDC
Mĩ thuật
34
Vẽ tranh đề tài tự chọn
Tập đọc
67
Ôn tập (tiết 1)
Toán
166
Luyện tập
Đạo đức
34
Dành cho địa phương (Tiết 3)
Ba
Tập làm văn
67
Ôn tập (tiết 2)
Kể chuyện
34
Ôn tập (tiết 3)
Toán
167
Luyện tập
Lịch sử
34
Ôn tập HKII
Khoa học
67
Tác động của con người
Tư
Tập đọc
68
Ôn tập (tiết 4)
Âm nhạc
34
Ôn tập KT 2 bài hát Em vẫn nhớ trường xưa,...
Thể dục
67
TC: Nhảy ô tiếp sức. TC: Dẫn bóng
Toán
168
Ôn tập về biểu đồ
LT & câu
67
Ôn tập (tiết 5)
Năm
Chính tả
34
Ôn tập (tiết 6)
LT & câu
68
Ôn tập tiết 7 KT Đọc
Toán
169
Luyện tập chung
Địa lí
34
Ôn tập cuối năm
Khoa học
68
Một số biện pháp bảo vệ môi trường 
Sáu
Tập làm văn
68
Kiểm tra viết (tiết 8)
Thể dục
68
TC: Nhảy nhanh, nhảy đúng và Ai kéo khoẻ
Toán
170
Luyện tập chung
Kĩ thuật
34
Lắp ghép mô hình tự chọn (tiết 2)
SHTT
34
Sinh hoạt lớp
Thứ hai, ngày tháng 5 năm 2013
Tập đọc (Tiết 69)
Ôn tập (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
	- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/ phút; đọc diễn cảm được đoạn thơ, bài văn đã học; thuộc 5 - 7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu ND, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo y/c BT2.
- Học sinh khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng ND văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật:
II. CHUẨN BỊ:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc, HTL, kẻ bài tập 2.
Nội dung cần ghi nhớ
1. Câu kể Ai thế nào? Gồm 2 bộ phận:
 - VN trả lời câu hỏi: Thế nào? VN chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật được nói đến ở CN. VN thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ)tạo thành.
 - CN trả lời câu hỏi: Là gì (là ai, con gì) ? CN chỉ sự vật có đăc điểm, tính chất, trạng thái được nêu ở VN. CN thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
2. Câu kể Ai là gì? Gồm 2 bộ phận:
 - VN trả lời câu hỏi: Là gì (là ai, là con gì)? VN được nối với CN bằng từ là. VN thường do danh từ (hoặc danh từ) tạo thành.
 - CN trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? CN chỉ sự vật có đăc điểm, tính chất, trạng thái được nêu ở VN. CN thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
Lời giải bài tập 2:
Kiểu câu Ai thế nào?
 Thành phần câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai (cái gì, con gì)?
Thế nào?
Cấu tạo
- Danh từ (cụm danh từ)
- Đại từ
- Tính từ (cụm tính từ)
- Động từ (cụm động từ)
Kiểu câu Ai là gì?
 Thành phần câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai (cái gì, con gì)?
Thế nào?
Cấu tạo
- Danh từ (cụm danh từ)
- Là + danh từ (cụm danh từ)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Giới thiệu:
 Hôm nay, thầy sẽ kiểm tra về đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn và đọc thuộc bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. 
2. Kiểm tra:
*Bài 1:
- Gọi hs lên bảng bốc thăm.
- Chấm điểm.
3. Luyện tập:
* Bài 2:
- Cho HS nêu y/c BT, nhắc lại nội dung y/c BT, nêu: Trong SGK đã có sẵn kiểu câu Ai làm gì?, các em chỉ cần lập bảng tổng kết 2 kiểu câu còn lại.
- Cho HS làm bài, đính bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ (phần chuẩn bị).
- Cho trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng (đính bảng phụ phần chuẩn bị).
4. Củng cố- Nhận xét- Dặn dò:
- GV liên hệ thực tế.
- Nhận xét – Khen 
- Chuẩn bị: Ôn tập(Tiết 2)
- HS lắng nghe
- HS bốc thăm, xem lại bài.
- HS đọc bài, trả lời 1 câu hỏi trong bài.
- 1 hs đọc yêu cầu.
- HS quan sát và làm bài.
- HS trình bày
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Toán (Tiết 166)
Luyện tập
I. MỤC TIÊU:
	- Biết giải bài toán về chuyển động đều.
- Làm được các bài tập: Bài 1, bài 2.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Em hãy phát biểu quy tắc tính vận tốc.
- Em hãy phát biểu quy tắc tính quãng đường.
- Em hãy phát biểu quy tắc tính thời gian.
- GV nhận xét – Cho điểm.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi bảng.
 Hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại về cách giải bài toán về chuyển động đều.
b. Hướng dẫn HS hoạt động.
BT 1:
- HS đọc đề - Xác định dạng toán.
- Định hướng dạng BT: Dạng toán về chuyển động đều tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- 1 HS lên bảng giải- Lớp làm BT- Nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
BT 2:
- HS đọc đề - Xác định dạng toán.
- Định hướng dạng BT: Dạng toán về chuyển động đều.
- 1 HS lên bảng giải - Lớp làm BT- Nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố - Dăn dò:
- GV liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- 3 HS đứng tại chỗ phát biểu
- HS lắng nghe.
 Bài giải 
a) 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
 Vận tốc của ô tô:
 120 : 2,5 = 48(km/giờ)
b)Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe:
 15 x 0,5 = 7,5(km)
c) Thời gian người đó cần để đi:
 6 : 5 = 1,2(giờ )
 Đáp số: a)48km/giờ
 b)7,5km
 c)1,2 giờ 
 Bài giải :
 Vận tốc của ô tô:
 90 : 1,5 = 60(km/giờ)
 Vận tốc của xe máy :
 60 : 2 = 30(kmgiờ)
 Thời gian của xe máy đi từ A đến B:
 90 : 30 = 3 (giờ )
 Ô tô đến B trước xe máy:
 3 – 1,5 = 1,5(giờ)
 Đáp số: 1,5 giờ 
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Đạo đức (Tiết 34)
Dành cho địa phương (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- HS thể hiện hành vi tốt trong học tập, lao động tích cực để đóng góp cho quê hương, nhắc nhở các bạn bè xây dựng đất nước.
- HS tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức nhằm bảo vệ hoà bình; chống kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh hoạ cho tiết dạy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Em hãy nêu một số tài nguyên thiên nhiên mà em biết?
- Em phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đó? 
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi bảng.
 Hôm nay, các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về các hoạt động đóng góp xây dựng Tổ quốc và tham gia tìm hiểu các hoạt động đấu tranh cho hoà bình.
b. Hướng dẫn HS hoạt động.
Hoạt động 1: Em yêu tổ quốc Việt Nam
- Em có nhận xét gì về truyềng thống lịch sử của dân tộc Việt Nam?
- Yêu Tổ quốc VN em phải làm gì?
- HS thảo luận nhóm 4 và làm trên phiếu học tập.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
- 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- Dân tộc VN có lịch sử hào hùng chống ngoại xâm, giữ gìn độc lập dân tộc, dân tộc VN có nhiều người con ưu tú đóng góp sức mình để bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc VN em phải cố gắng học tập tốt, thực hiện và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy để sau này có thể lao động đóng góp cho sư nghiệp phát triển đất nước.
- HS thảo luận và trình bày.
- Lớp nhận xét.
* Phiếu thảo luận:
Những khó khăn của
đất nước ta còn gặp phải
Bạn có thể làm gì để khắc phục?
- Nạn phá rừng còn nhiều
- Bảo vệ rừng và cây trồng, không chặc cây và bẻ cây bừa bãi,
- Ô nhiễm môi trường
- Bỏ rác đúng nơi quy định, tham gia làm vệ sinh môi trường.
- Lãng phí điện
- Tham ô, tham nhũng
- Sử dụng điện nước tiết kiệm.
- Phải trung thực, ngay thẳng.
Hoạt động 2: Giữ gìn và bảo vệ hoà bình
- HS trưng bày với chủ đề “Em yêu hoà bình”.
- Mỗi góc chọn 3 HS phụ trách
- Sau khi hoàn thành sản phẩm đã trưng bày, GV mời HS giới thiệu góc sản phẩm của mình.
- Trẻ em có phải cần gìn giữ hoà bình không? 
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Dành cho địa phương 
- Căn cứ vào các sản phẩm tìm được để chia lớp thành các góc:
 + Góc tranh ảnh chủ đề về hoà bình.
 + Góc hình ảnh
 + Góc báo chí
 + Góc âm nhạc
- Đại diện nhóm giới thiệu.
- Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng của mình.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ ba, ngày tháng 5 năm 2013
Tập làm văn (Tiết 69)
Ôn tập (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
- Hoàn chỉnh được bảng tổng kết về trạng ngữ theo y/c BT2
II. CHUẨN BỊ:
- Câu hỏi bốc thăm.
Các loại trạng ngữ
Câu hỏi
Ví dụ
Trạng ngữ 
chỉ nơi chốn
Ở đâu?
- Ngoài đường, xe cộ đi lại như mắc cửi.
Trạng ngữ
 chỉ thời gian
Khi nào?
Mấy giờ?
- Sáng sớm tinh mơ, nông dân đã ra đồng.
- Đúng 8 giờ sáng, chúng tôi bắt đầu lên đường.
Trạng ngữ
 chỉ nguyên nhân
Vì sao?
Nhờ đâu?
Tại đâu?
- Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
- Nhờ siêng năng, chăm chỉ, chỉ 3 tháng sau, Nam đã vượt lên đầu lớp.
- Tại Hoa biếng học mà tổ chẳng được khen.
Trạng ngữ
 chỉ mục đích
Để làm gì?
Vì cái gì?
- Để đỡ nhức mắt, người làm việc trên máy vi tính cứ 45 phút phải nghỉ giải lao.
Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng.
Trạng ngữ
 chỉ Phương tiện
Bằng cái gì?
Với cái gì?
- Bằng một giọng nói nhỏ nhẹ, chân tình, Hà khuyên bạn nên chăm học.
- Với đôi bàn tay khéo léo, Dũng đã nặn được con trâu thật như ý. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC:
Bài 1:
- Gọi hs lên bảng bốc thăm.
- Chấm điểm.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi bảng.
- Hôm nay, thầy sẽ kiểm tra về đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn và hoàn chỉnh được bảng tổng kết về trạng ngữ.
b. Hướng dẫn HS hoạt động.
* Bài 2:
- Cho HS nêu y/c BT, nhắc lại nội dung y/c BT, nêu: Trong SGK đã có sẵn kiểu câu Ai làm gì?, các em chỉ cần lập bảng tổng kết 2 kiểu câu còn lại.
- Cho HS làm bài, đính bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ (phần chuẩn bị).
- Cho trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng (đính bảng phụ phần chuẩn bị).
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV liên hệ thực tế.
- Nhận xét- Khen
- Chuẩn bị: Ôn tập (tiết 3)
- 7 Hs bốc thăm, xem lại bài.
- HS đọc bài, trả lời 1 câu hỏi trong bài.
- HS lắng nghe
- 1 hs đọc yêu cầu.
- HS quan sát và làm bài.
- HS trình bày
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Kể chuyện (Tiết 35)
Ôn tập tiết 3
I. MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Biết lập bảng thống kê và nhận xét về bảng thống kê theo y/c của BT 2, 3.
* GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG:	
 1. Các KNS cơ bản được giáo dục:
- Thu thập, xử lí thông tin: lập bảng thống kê.
- Ra quyết định (lựa chọn phương án)
 2. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Đối thoại với thuyết trình viên về ý nghĩa của các số liệu.
II. CHUẨN BỊ:
- Câu hỏi bốc thăm.
Thống kê tình hình phát triển giáo dục tiểu học Việt Nam
(từ năm học 2000 – 2001 đến 2004 – 2005)
1. Năm học
2. Số trường
3. Số học sinh
4. Số giáo viên
5. Tỉ lệ HS dân
 tộc thiểu số
2000 - 2001
13 859
9 741 100
355 900 
15,2%
2001- 2002
13 903
9 315 300
355 900
15,8%
2002 - 2003
14 163
8 815 700
363 100
16,7%
2003- 2004
14 346
8 346 000
366 200
17,7%
2004 - 2005
14 158
7 744 800
362 400
19,1%
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY  ... t đoạn văn khoảng 5 câu (dựa vào ND, hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.)
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC:
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi bảng.
 Hôm nay, các em sẽ viết chính tả đoạn thơ trong bài Trẻ con ở Sơn Mỹ và viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu theo yêu cầu SGK.
b. Hướngdẫn HS hoạt động.
*Bài 1. 
 a) Hướng dẫn HS viết chính tả:
- GV đọc bài chính tả một lượt.
- Bài chính tả nói gì?
- Cho HS đọc lại đoạn thơ cần viết.
- Đọc cho HS viết một số từ khó vào bảng con.
- Đọc cho HS viết chính tả.
- Đọc bài cho HS soát lỗi.
 b) Thu bài chấm:
-Y/c một số hS nộp bài viết cho GV chấm.
-Trả bài, nhận xét.
*Bài 2 :
*Giao việc: 
 Dựa vào những hiểu biết của em và những hình ảnh được gơi ra từ bài thơ, viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu theo yêu cầu SGK.
* GV lưu ý:
- Khi viết các em cần dựa vào những hình ảnh gợi ra từ bài thơ vàdựa vào những hiểu biết của riêng mình.
- Lưu ý đề bài tả một đám trẻ chứ không phải tả một đứa trẻ.
- Nếu chọn câu b các em nên tả một buổi chiều tối chứ không phải tả buổi chiều hoặc một đêm yên tĩnh chứ không phải tả đêm ồn ào, náo nhiệt ở vùng biển, làng quê.
- HS làm bài & cho trình bày. 
- GV nhận xét – khen những HS viết đoạn văn hay.
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV liên hệ thực tế.
- Nhận xét- Khen
- Chuẩn bị: KTĐK cuối HKII
- HS lắng nghe.
- Nghe – viết : Trẻ con ở Sơn Mỹ (từ đầu đến hạt gạo của trời)
- Lớp lắng nghe.
- Bài thơ miêu tả trẻ con ở Sơn Mĩ bằng những hình ảnh sinh động, hấp dẫn
- HS đọc lại bài chính tả.
- Viết bảng con từ khó.
- Viết bài vào vở.
- Soát lỗi.
- Nộp bài và tự soát lỗi.
- Nêu y/c BT + đọc câu a,b
Lắng nghe.
- Viết đoạn văn theo y/c.
- Đọc đoạn văn, nhận xét, tuyên dương.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Luyện từ và câu
KT đọc
(Sử dụng đề thống nhất)
Toán (Tiết 169)
Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ; biết vận dụng để tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Làm được các bài tập: Bài 1, bài 2, bài 3.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Em hãy phát biể quy tắc cộng hai phân số
- Em hãy phát biể quy tắc trừ hai phân số
- Em hãy phát biể quy tắc nhân hai phân số
- Em hãy phát biểu quy tắc chia hai phân số. 
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi bảng.
- Hôm nay, các em cùng ôn tập lại phép cộng, phép trừ; biết vận dụng để tính giá trị của biểu thức và, tìm thành phần chưa biết của phép tính. 
b. Hưóng dẫn HS hoạt động.
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu BT
- 3 HS lần lượt lên bảng làm bài
- HS nhận xét.
- GV nhận xét – Cho điểm
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu BT
- 3 HS lần lượt lên bảng làm bài
- HS nhận xét
- GV nhận xét – Cho điểm
Bài 3:
- HS đọc đề- Xác định dạng toán.
- Định hướng dạng BT: Tính diện tích hình thang theo đơn vị đo m2, ha
- 1 HS lên bảng giải- Lớp làm BT- Nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- HS nối tiếp nhau phát biểu
- HS lắng nghe.
Bài giải :
 a) 85793 – 36841 + 3826
 = 48952 + 3826 = 52778
 b) - += = 
 c) 325,97 + 86,54 + 103,46
 = (86,54 + 103,46) +325,97 = 515,97
Bài 2 :
- Bài giải :
a) x + 3,5 = 4,72 + 2,28
 x + 3,5 = 7
 x = 7- 3,5
 x = 3,5
 b) x – 7,2 = 3,9 + 2,5 
 x – 7,2 = 6,4
 x = 6,4 + 7,2 
 x = 13,6
Bài giải 
Đáy lớn của mảnh đất hình thang:
Chiều cao mảnh đất hình thang:
Diện tích mảnh đất:
 20000m2 = 2ha 
 Đáp số : 20000m2 ; 2ha 
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Địa lí (TIết 34)
Ôn tâp cuối năm
I. MỤC TIÊU:
 - Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ Thế giới.
 - Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam cực.	
II. CHUẨN BỊ:
- Bản đồ thế giới 
- Quả địa cầu. 
- Các tài liệu có liên quan.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định:
- Em hãy nêu vị trí và đặc điểm tự nhiên ở châu Á.
- Em hãy nêu vị trí và đặc điểm tự nhiên ở châu Âu
- Em hãy nêu vị trí và đặc điểm tự nhiên ở châu Mĩ.
- GV nhận xét - Cho điểm.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi bảng.
Hôm nay, các em sẽ tiếp tục hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên, dân cư, hoạt động kinh tế của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam cực.	
b. Hướng dẫn HS hoạt động.
Hoạt động 1: Xem bản đồ
- GV treo bản đồ thế giới
- HS tìm cá châu lục và đại dương trên thế giới.
- Chỉ vị trí của đường xích đạo
- Đường xích đạo đi qua giữa châu luc nào? Khí hậu châu lục đó như thế nào?
- Châu lục nào không có người ở? Vì sao?
Hoạt động 2: Một số đặc điểm của châu lục.
- Liên bang Nga thuộc châu lục nào?
- Châu lục nào có nền kinh tế phát triển nhất? Vì sao?
- Ở châu Mĩ có nền kinh tế phát triển nhất tập trung ở đâu? 
- Đại dương nào có độ sâu lớn nhất và diện tích lớn nhất thế giới?
- Nước nào được xem có nền công nghiệp phát triển nhất châu Á?
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV liên hệ thực tế: 
- Nhận xét- Khen
- Chuẩn bị: KTĐK cuối HKII
- 3 HS lần lược trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe.
- HS lên bảng chỉ giới hạn địa hình của 6 châu lục đã học và vị trí của các đại dương trên thế giới-
- HS chỉ vị trí của đường xích đạo
- Đường xích đạo đi qua giữa châu Phi. Đây là vùng khí hậu nóng nhất thế giới.
- Châu Nam Cực không có người sinh sống. Vì đây là châu lục lạnh nhất thế giới không thích hợp cho sự sống động vật và thực vật.
- Liên bang Nga thuộc Đông Âu và Bắc Âu.
- Châu Âu có nền kinh tế phát triển nhất. Vì châu Âu có khí hậu ôn hoà, đất đai màu mỡ, có khoa học kĩ thuật phát triển nên công nghiệp phát triển. Vì vậy châu Âu được xem như là một trong những châu lục phát triển nhất thế giới.
- Ở châu Mĩ có nền kinh tế phát triển nhất tập trung ở Bắc Mĩ.
- Thái Bình Dương có độ sâu lớn nhất và diện tích lớn nhất thế giới.
- Nhật Bản và Hàn Quốc được xem có nền công nghiệp phát triển nhất châu Á.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ sáu, ngày tháng 5 năm 2013
TLV
Kiểm tra viết
Toán (Tiết 170)
Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS tiếp tục củng cố các kĩ năng thực hành tính nhân, chia và vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Bài 1 (cột 1), Bài 2 (cột 1), bài 3.
II. CHUẨN BỊ:
- Bài 1 và 2 phần còn lại, bài 4.
- Nếu còn thời gian cho HS làm BT 4 tại lớp.
BT4: 
- HS đọc đề - Xác định dạng toán.
- Định hướng dạng BT: Dạng toán về tỉ số phần trăm.
- 1 HS lên bảng giải- Lớp làm BT - Nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài giải 
Vì tiền lãi bằng 20% giá mua (tiền vốn ) nên 120% tiền vốn chính là 1 800 000đ.
Tiền vốn để mua số hoa quả đó :
 (1800 000 : 120) x 100 = 1 500 000(đ)
 Đáp số: 1 500 000 đ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Em hãy phát biểu quy tắc tính quãng đường.
- Em hãy phát biểu quy tắc tính vận tốc
- Em hãy phát biểu quy tắc tính thời gian. 
3. Dạy bài mới.
a. giới thệiu bài, ghi bảng.
 Hôm nay, các em tiếp tục thực hành tính nhân, chia và vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
b. Hướng dẫn HS hoạt động.
BT 1: (cột 2 và 3 nếu cần)
- HS nêu yêu cầu BT
- 4 HS lần lượt lên bảng - Lớp làm BT
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét, cho điểm.
BT 2: (b và d nếu cần)
- HS nêu yêu cầu BT
- HS lần lươt lên bảng - Lớp làm BT
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
BT 3:
- HS đọc đề - Xác định dạng toán.
- Định hướng dạng BT: Dạng toán về tỉ số phần trăm.
- 1 HS lên bảng giải- Lớp làm BT- Nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung
- HS nối tiếp nhau phát biểu.
.- HS lắng nghe.
HS giải, thống nhất kết quả:
 a) 23905 ; 830450 ; 746028
b)
 c) 4,7 ; 2,5 ; 61,4
 d) 3 giờ 15 phút ; 1 phút 13 giây 
- Bài giải:
 Bài giải
Ngày đầu cửa hàng bán được:
 2400 x 35 : 100 = 840(kg)
Ngày thứ hai cửa hàng bán được:
 2400 x 40 : 100 = 960(kg)
Ngày thứ ba cửa hàng bán được:
 2400 – ( 840 + 960 ) = 600(kg)
 Đáp số: 600kg 
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Kĩ thuật (Tiết 34)
Lắp ghép mô hình tự chọn (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Chọn được chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được một mô hình tự chọn.
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ lắp ghép kĩ thuật
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Kiểm tra HS chuẩn bị đồ dùng sản phẩm đã làm tiết trước.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi bảng.
- Hôm nay, các em tiếp hoàn thành sản phẩm lắp mô hình tự chọn.
b. Hướng dẫn HS hoạt động.
Hoạt động 1: HS chọn mô hình lắp ghép:
Chọn chi tiết:
 - Yêu cầu HS chọn chi tiết
 - Yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kỹ mô hình và hình vẽ chọn chi tiết cho phù hợp.
Hoạt động 2: Thực hành lắp
b) Lắp từng bộ phận
 - HS trao đổi và thực hiện theo nhóm 4.
 - GV yêu cầu các nhóm thực hành lắp từng bộ phận của sản phẩm mình chọn
c) Cất sản phẩm:
- HS cất sản phẩm vào túi giờ sau lắp.
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Lắp ghép mô hình tự chon (tiết 3/3)
- Tổ kiểm tra chéo.
- HS lắng nghe.
Chọn chi tiết:
 - Yêu cầu HS chọn chi tiết
- HS tiếp tục quan sát và thực hiện nhanh cách lắp từng bộ phận của mô hình mình chọn.
- HS chọn chi tiết và lắp theo thứ tự các dụng cụ cần lắp theo SGK.
- HS lắp. Máy bừa có bộ phận: xe kéo, bộ phận bừa, băng chuyền, giá đỡ băng chuyền.
- HS tự sắp xếp sản phẩm vào nắp hộp
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
SINH HOẠT TUẦN 34
 I. MỤC TIÊU:
 Nhận xét tình hình hoạt động trong tuần.
 Đưa ra kế hoạch tuần 35 để thực hiện.
 II. SINH HOẠT:
 Nhận xét tuần qua.
 + Vệ sinh lớp học, sân trường,
 + Vệ sinh cá nhân
 + Đồng phục
 + Thực hiện nội quy lớp học...
 + Khen ngợi những em có cố gắng, tích cực trong học tập, động viên nhắc nhở những em chưa cố gắng.
III. KẾ HOẠCH TUẦN 35:
 - Vệ sinh trong, ngoài lớp học trước khi vào học.
 - Thực hiện nội quy lớp học.
 - Hướng dẫn HS khá giỏi cách giúp đỡ HS yếu kém (trước khi vào học, khi ở nhà).
 - Kết hợp giáo dục đạo đức cho HS, nhắc nhở cách đi đường an toàn.
 - Nhắc nhở HS thực hiện ăn sạch uống sạch, rửa tay trước khi ăn uống, phòng ngừa các dịch bệnh.
- Nhắc nhở HS về ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối HK II.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34 V.doc