Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 4

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 4

Hai

12/9/2011

 ĐĐ 4 TH :Có trách nhiệm về việc làm của mình

 TĐ 7 Những con suế bằng giấy

 Toán 16 On tập bổ sung về giải toán

 Vẽ 4 Vẽ theo mẫu:Khối hộp, khối cầu.

 SH 4 Tuần 4

Ba

13/9/2011

 TD 7 GV chuyên dạy

 TLV 7 Luyện tập tả cảnh

 Toán 17 Luyện tập

 LTC 7 Từ trái nghĩa

 KH 7 Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già

14/9/2011 HÁT 4 Hãy giữ cho em bầu trời xanh.

 CT 4 Anh bộ đội Cụ Hồ gốc BỈ

 Toán 18 On tập và bổ sung về giải toán (TT)

 LS 4 Xã hội VN cuối TK XIX-đầu TK XX

 KT 4 GV chuyên dạy

Năm

15/9/2011 TD 8 GV chuyên dạy

 KH 8 Vệ sinh tuổi dậy thì

 TĐ 8 Bài ca về trái đất

 Toán 19 Luyện tập

 LTC 4 Luyện tập về từ trái nghĩa

 

doc 28 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1036Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LICH BÁO GIẢNG TUẦN 4
Thứ
Môn
Tiết
Bài dạy
Chuẩn bị ĐDDH
Hai
12/9/2011
ĐĐ
4
TH :Có trách nhiệm về việc làm của mình
SGK
TĐ
7
Những con suế bằng giấy
SGK
Toán
16
Oân tập bổ sung về giải toán
SGK, VBT ,bảng
Vẽ 
4
Vẽ theo mẫu:Khối hộp, khối cầu.
Sách Vẽ 
SH
4
Tuần 4
Ba
13/9/2011
TD
7
GV chuyên dạy
Ra sân.
TLV
7
Luyện tập tả cảnh
SGK+VBT
Toán
17
Luyện tập
SGK, VBT ,bảng
LTC
7
 Từ trái nghĩa
SGK,VBT
KH
7
Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
SGK, VBT
Tư
14/9/2011
HÁT
4
Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
Sách hát
CT
4
Anh bộ đội Cụ Hồ gốc BỈ
Bảng con ,VBT
Toán
18
Oân tập và bổ sung về giải toán (TT)
SGK,VBT ,bảng
LS
4
Xã hội VN cuối TK XIX-đầu TK XX
SGK
KT
4
GV chuyên dạy
Kim ,chỉ,khuy
Năm
15/9/2011
TD
8
GV chuyên dạy
Ra sân
KH
8
Vệ sinh tuổi dậy thì
SGK ,VBT
TĐ
8
Bài ca về trái đất
SGK
Toán
19
Luyện tập
SGK,VBT,bảng
LTC
4
Luyện tập về từ trái nghĩa
SGK,VBT
Sáu
16/9/2011
ĐL
4
Sông ngòi
Bảng đồ, SGK
TLV
8
Tả cảnh (KT viết)
SGK,VBT
Toán
20
Luyện tập chung
SGK ,VBT,bảng
KC
4
Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai
Tranh
SHL
4
Tuần 4
ATGT
1
Biển báo hiệu giao thông đường bộ.
 Ngày dạy : Thứ hai ngày 12/9/2011
ĐẠO ĐỨC ( Tiết 4)
Thực hành :CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học sinh hiểu rằng mỗi người cần phải có trách nhiệm về hành động của mình, trẻ em có quyền được tham gia ý kiến và quyết định những vấn đề của trẻ em. 
2. Kĩ năng: Học sinh có kỹ năng ra quyết định, kiên định với ý kiến của mình. 
*KNS: - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (biết cân nhắc trước khi nĩi hoặc hành động, khi làm điều gì sai, biết nhận và sửa chữa).
 - Kĩ năng kiên định bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân).
 - Kĩ năng tư duy, phê phán (biết phê phán những hành vi vơ trách nhiệm, đỗ lỗi cho người khác).
3. Thái độ: Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. 
II. Chuẩn bị: 
 Giáo viên: Ghi sẵn các bước ra quyết định trên bảng phụ học nhóm..+Học sinh: SGK 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Oån định: 
- Hát 
2.Kiểm tra bài cũ: 
- 2 học sinh trả bài
- Nêu ghi nhớ – nhận xét
Có trách nhiệm về việc làm của mình (tt)
3.Dạy bài mới: 
Các hoạt động: 
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống bài tập 3. 
- Làm việc cá nhân ® chia sẻ trao đổi bài làm với
- Nêu yêu cầu
bạn bên cạnh ® 4 bạn trình bày trước lớp.
- Kết luận: Em cần giúp bạn nhận ra lỗi của mình và sửa chữa, không đỗ lỗi cho bạn khác. - Lớp trao đổi bổ sung ý kiến
- Em nên tham khảo ý kiến của những người tin cậy (bố, mẹ, bạn ) cân nhắc kỹ cái lợi, cái hại của mỗi cách giải quyết rồi mới đưa ra quyết định của mình.
* Hoạt động 2: Tự liên hệ
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình
- Hãy nhớ lại một việc em đã thành công (hoặc thất bại)
- Trao đổi nhóm
- 4 học sinh trình bày
+ Em đã suy nghĩ như thế nào và làm gì trước khi quyết định làm điều đó?
+ Vì sao em đã thành công (thất bại)?
+ Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
® Tóm lại ý kiến và hướng dẫn các bước ra quyết định –gắn bảng phụ
*KNS: - Kĩ năng tư duy, phê phán (biết phê phán những hành vi vơ trách nhiệm, đỗ lỗi cho người khác).
* Hoạt động 3:
- Chia lớp làm 8 nhóm
Phương pháp , Thảo luận
- Mỗi nhóm thảo luận, đóng vai một tình huống 
- Nêu yêu cầu 
-Trả lời các tình huống sau
+ Nhóm 1,2,3: Em sẽ làm gì nếu thấy bạn em vứt rác ra sân trường?
+ Nhóm 4,5,6: Em sẽ làm gì nếu bạn em rủ em bỏ học đi chơi điện tử?
+ Nhóm 7,8: Em sẽ làm gì khi bạn rủ em hút thuốc lá trong giờ chơi? 
- Đặt câu hỏi cho từng nhóm 
- Nhóm hội ý, trả lời - Lớp bổ sung ý kiến
+ Vì sao em lại ứng xử như vậy trong tình huống?
+ Trong thực tế, thực hiện được điều đó có đơn giản, dễ dàng không?
+ Cần phải làm gì để thực hiện được những việc tốt hoặc từ chối tham gia vào những hành vi không tốt?
® Kết luận: Cần phải suy nghĩ kỹ, ra quyết định một cách có trách nhiệm trước khi làm một việc gì.
- Sau đó, cần phải kiên định thực hiện quyết định của mình 
4.Củng cốø: 
-Trước khi làm 1 việc gì em cần phải có những suy nghĩ gì ?
5. Tổng kết –Dặn dò
Thực hành tốt điều đã học
- Chuẩn bị: - Nhận xét tiết học
Có chí thì nên. 
TẬP ĐỌC (Tiết 7)
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài.Hiểu được các từ ngữ: bom nguyên tử,phóng xạ, truyền thuyết, sát hại ... Trả lời câu hỏi 1,2,3
2. Kĩ năng:- Đọc lưu loát toàn bài.Đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài: Xa da-cô, Xa-xa-ki, Hi-rô-xi-ma, Na-ga-sa-ki.- Đọc diễn cảm bài văn .
3. Thái độ: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới. 
*KNS: -- Thể hiện sự cảm thơng (bày tỏ sự chia sẻ, cảm thơng với nạn nhân bị bom nguyên tử xác hại.)
II. Chuẩn bị:-Giáo viên: - Bảng phụ hướng dẫn học sinh rèn đoạn văn. SGK-Học sinh :-SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Oån định: 
- Hát 
2.Kiểm tra bài cũ: Lòng dân 
- Giáo viên kiểm tra nhóm 6 học sinh 
- Lần lượt 6 học sinh đọc phân vai phần 1 và 2 - Học sinh trả lời
- Giáo viên hỏi về nội dung à ý nghĩa vở kịch 
Ÿ Giáo viên nhận xét cho điểm
3.Dạy bài mới: 
- Nêu chủ điểm :Cánh chim hòa bình
- Hôm nay các em sẽ được học bài "Những con sếu bằng giấy" 
Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc đúng văn bản. 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải,
 - Luyện đọc
- Học sinh qua sát tranh Xa-da-cô gấp những con sếu
- Giáo viên đọc bài văn
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng đoạn 
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp từng đoạn 
- Rèn đọc những từ phiên âm, đọc đúng số liệu 
- Học sinh lần lượt đọc từ phiên âm
- Giáo viên đọc
- Học sinh chia đoạn (4 đoạn)
- Lần lượt học sinh đọc tiếp từng đoạn 
- Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa các từ khó
- Học sinh đọc thầm phần chú giải 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 
- Hoạt động nhóm, cá nhân
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn 
- Học sinh lần lượt đọc từng đoạn 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài
+ Năm 1945, chính phủ Mĩ đã thực hiện quyết định gì? 
-  Ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản 
- Ghi bảng các từ khó
- Giải nghĩa từ bom nguyên tử 
+ Kết quả của cuộc ném bom thảm khốc đó?
-  nửa triệu người chết - 1952 có thêm 100.000 người bị chết do nhiễm phóng xạ 
+ Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
-  Lúc 2 tuổi 
+ Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống bằng cách nào?
-  Tin vào truyền thuyết nếu gấp đủ 1.000 con sếu bằng giấy treo sung quanh phòng sẽ khỏi bệnh 
+ Biết chuyện trẻ em toàn nước Nhật làm gì? 
- gửi tới tấp hàng nghìn con sếu giấy 
+ Xa-da-cô chết vào lúc nào?
................ gấp đựơc 644 con
+ Xúc động trước cái chết của bạn T/P Hi-rô-si-ma đã làm gì?
- Xây dựng đài tưởng nhớ nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. 
Ÿ Giáo viên ghi ý
+ Nếu đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô?
*KNS: - Thể hiện sự cảm thơng (bày tỏ sự chia sẻ, cảm thơng với nạn nhân bị bom nguyên tử xác hại.
- HS trả lời theo ý kiến cá nhân
* Hoạt động 3: Rèn luyện học sinh đọc diễn cảm 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài văn 
- Học sinh nêu cách ngắt, nhấn giọng. 
- Giáo viên đọc diễn cảm 
- Lần lượt học sinh đọc từng đoạn
- Đoạn 1: Đọc nhấn mạnh từ ngữ nêu tội ác của Mỹ
- Đoạn 2: giọng trầm buồn khát vọng sống của cô bé
- Đoạn 3: giọng nhấn mạnh bày tỏ sự xúc động
4. Củng cố
- Giáo viên cho học sinh thi đua bàn, thi đọc diễn cảm bài văn
- Thi đua đọc diễn cảm
Ÿ Giáo viên nhận xét - Tuyên dương 
- Học sinh nhận xét
5. Tổng kết - dặn dò: 
-Đọc bài và Trả lời câu hỏi
- Chuẩn bị - Nhận xét tiết học
"Bài ca về trái đất"
TOÁN (Tiết 16)
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Qua bài toán cụ thể, làm quen một dạng toán quan hệ tIû lệ và biết cách giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó. 
- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ ( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần ).
- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. 
2. Kĩ năng: Rèn học sinh nhận dạng toán, giải toán chính xác. 
3. Thái độ: Vận dụng kiến thức giải toán vào thực tế, từ đó giáo dục học sinh say mê học toán, thích tìm tòi học hỏi. 
II. Chuẩn bị: -Giáo viên: Phấn màu ,SGK -Học sinhø: Vở - SGK - vở nháp ,VBT Toán
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
- Hát 
2.Kiểm tra bài cũ: 
Ôn tập giải toán
- Học sinh sửa bài 
-So sánh kết quả VBT bài 15
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
3.Dạy bài mới: 
-GV treo bảng phụ có viết sẵn viết sẵn nội 
dung ví dụ,yêu cầu HS đọc.
Thời gian
1 giờ
2 giờ
. giờ
Quãng đường 
đi được
4km
8km
..2km
- Yêu cầu HS nhận xét về: Quãng đường đi được trong thời gian tương ứng.
? Qua ví dụ trên hãy nêu mối quan hệ giữa thời gian và quãng đường đi được? 
* GV nêu bài toán ở sgk/19 
– Yêu cầu HS đọc đề toán, tìm hiểu cái đã cho cái phải tìm.
-Yêu cầu 1 em lên bảng  ... g cấp nước cho đồng ruộng và là đường giao thông quan trọng,cungcấp nhiều tôm cá và là nguồn thủy điện rất lớn. 
Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải, trực quan, thực hành 
- Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam: 
+ Vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng. 
+ Vị trí nhà máy thủy điện Hòa Bình và Trị An. 
- Học sinh chỉ trên bản đồ ở SGK 
4.Củng cố 	
- Hoạt động nhóm, lớp 
-Nêu câu hỏi –Liên hệ
-Đặc điểm sông ngòi +Sông quê em như thế nào ?
- Nhận xét, đánh giá 
5. Tổng kết - dặn dò: 
-Học bài
- Chuẩn bị: - Nhận xét tiết học
“Vùng biển nước ta” 
TẬP LÀM VĂN (Tiết 8)
KIỂM TRA VIẾT
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Dựa trên kết quả những tiết làm văn tả cảnh đã học, học sinh viết được bài văn hoàn chỉnh. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chân thực, tự nhiên, có sáng tạo. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu quý cảnh vật, say mê sáng tạo. 
II. Chuẩn bị: -Học sinh : Giấy kiểm tra
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Oån định: 
- Hát 
2. Ki63m tra bài cũ 
 Nêu cấu tạo 1 bài văn tả cảnh.
3. Dạy bài mới: 
“Kiểm tra viết”
Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra. 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại 
- Giáo viên ghi đề 
- 1 học sinh đọc đề kiểm tra 
- Giáo viên gợi ý : chọn 1 đề em thích
1. Tả cảnh buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong 1 vườn cây. 
2. Tả cảnh buổi sáng trong 1 công viên em biết. 
3. Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng quê hương em. 
4. Tả cảnh buổi sáng trên nương rẫy ở vùng quê em.
5. Tả cảnh buổi sáng trên đường phố em thường đi qua.
6. Tả 1 cơn mưa em từng gặp.
7. Tả ngôi trường của em. 
- Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học sinh nếu có. 
- Học sinh chọn một trong những đề và làm bài 
* Hoạt động 2: Học sinh làm bài 
-35 phút
4 .Củng cố :
-Nộp bài
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: 
“Luyện tập báo cáo thống kê” 
TOÁN (Tiết 20)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS luyện tập, củng cố cách giải bài toán về “Tìm hai số biết tổng ( hiệu) và tiû số của hai số đó “ và bài toán liên quan đến quan hệ tiû lệ đã học . 
2. Kĩ năng: Rèn học sinh kỹ năng phân biệt dạng, xác định dạng toán liên quan đến tiû lệ. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào thực tế. 
II. Chuẩn bị: -Giáo viên : Phấn màu, bảng phụ ,SGK
 -Học sinh ; Vở , SGK, nháp , VBT
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Oån định: 
- Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập 
- Kiểm tra cách giải các dạng toán liên quan đến 
- 2 học sinh 
- Lần lượt HS so sánh VBT bài 19 
-Sửa VBT bài 19
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Lớp nhận xét
3.Dạy bài mới: 
Luyện tập 
Các hoạt động: 
- Hoạt động nhóm đôi
* Hoạt động 1: 
- Hướng dẫn học sinh giải các bài toán liên quan đến tỷ số và liên quan đến tỷ lệ ® học sinh nắm được các bước giải của các dạng toán trên 
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành
Ÿ Bài 1:
- 2 học sinh đọc đề
- Giáo viên gợi ý để học sinh tìm hiểu các nội dung: 
- Phân tích đề và tóm tắt 
 + Tổng số nam và nữ là 28 HS
- Tóm tắt đề 
+ Tỉ số của số nam và số nữ là 2 / 5
- Phân tích đề
- Học sinh nhận dạng
- Nêu phương pháp giải
- 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh nêu
Ÿ GV nhận xét chốt cách giải
- Học sinh giải
- Học sinh sửa bài (Đáp số : 8 HS ;20 HS)
- Lần lượt học sinh nêu công thức dạng Tổng và Tỉ
* Hoạt động 2: 
- Hoạt động cá nhân 
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành
(1học sinh lên bảng , cả lớp vào nháp)
Ÿ Bài 2 
_GV gợi mở để đưa về dạng “Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó”
-Lần lượt học sinh phân tích và nêu cách tóm tắt 
-HS giải ( Đáp số : 90 m)
Ÿ Giáo viên nhận xét - chốt lại 
- Lớp nhận xét
* Hoạt động 3:
-Giải vào tập
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành
- Học sinh đọc đề
Ÿ Bài 3 và 4 
- Phân tích đềø ,tóm tắt và chọn cách giải
(Học sinh yếu chọn 1 trong 2 bài để giải)
- Học sinh giải 
- Học sinh sửa bài +Bài 3 = 6 lít 
 +Bài 4 =20 ngày.
Ÿ Giáo viên chấm bài –Nhận xét 
- Lớp nhận xét
4. Củng cố 
-Nhận xét 
-Nhắc lại cách giải dạng toán vừa học
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài ở vở BT 
-Bài 20
- Chuẩn bị: - Nhận xét tiết học
Ôn bảng đơn vị đo độ dài
KỂ CHUYỆN (Tiết 4)
TIẾNG VĨ CẦM Ở MĨ LAI
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi hành động dũng cảm của những người lính Mỹ có lương tri đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. 
2. Kĩ năng: Dựa vào lời kể của giáo viên và những hình ảnh minh họa ở SGK , học sinh tìm được lời thuyết minh cho mỗi hình ảnh. Kể chuyện rõ ràng, tự nhiên Biết sáng tạo câu chuyện theo lời nhân vật. 
3. Thái độ: Ghét chiến tranh, yêu chuộng hòa bình. 
*KNS: - Thể hiện sự cảm thơng ( Cảm thơng với nững nạn nhân của vụ thảm sát Mĩ Lai, đồng cảm với hành động dũng cảm của những người Mĩ cĩ lương tri).- Phản hồi/ lắng nghe tích cực.
II. Chuẩn bị: -Giáo viên : bảng phụ ghi tên các nhân vật , tranh
 - Học sinh: SGK 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
- Hát 
2.Kiểm tra bài cũ: 
- 1, 2 học sinh kể lại câu chuyện mà em
Ÿ Giáo viên nhận xét 
đã được chứng kiến, hoặc đã tham gia. 
3.Dạy bài mới: 
“Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai” 
Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: - Giáo viên kể chuyện 1 lần
- Học sinh lắng nghe và quan sát tranh.
- Treo bảng phụ ghi tên các nhân vật .
-Đọc tên nhân vật
+ Mai-cơ: cựu chiến binh + Tôm-xơn: chỉ huy đội bay+ Côn-bơn: xạ thủ súng máy 
+ An-drê-ốt-ta: cơ trưởng + Hơ-bớt: anh lính da đen 
+ Rô-nan: một người lính bền bỉ sưu tầm tài liệu về vụ thảm sát. 
- Giáo viên kể lần 2 và giải nghĩa từ. 
 -Đọc chú giải ở SGK
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện. 
- 1 học sinh đọc yêu cầu
Phương pháp: Kể chuyện. 
- Từng nhóm tiếp nhau trình bày lời thuyết minh
cho mỗi hình. - Cả lớp nhận xét
* Hoạt động 3: Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. 
.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải 
Ghét chiến tranh, yêu chuộng hòa bình
- Các nhóm bàn bạc, thảo luận nêu ý nghĩa của
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
câu chuyện. 
4. Củng cố
- Chọn ý đúng nhất. 
- Tổ chức thi đua 
-Nhận xét
- Các tổ thi đua tìm bài thơ, bài hát hay truyện đọc nói về ước vọng hòa bình. 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Về nhà tập kể lại chuyện 
- Chuẩn bị: - Nhận xét tiết học
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Giáo dục ATGT : 1
BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	
 -Nhớ và giải thích nội dung 23 biển báo đã học .
 -Hiểu ý nghĩa nội dung và sự cần thiết của 10 biển báo giao thông mới
2. Kĩ năng: -Giải thích sự cần thiết của biển báo giao thông , có thể mô tả lại biển
báo giao thông bằng lời , bằng hình vẽ cho người khác biết.
3. Thái độ: -Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người chấp hành luật lệ giao thông.
II. Chuẩn bị: 
-	Thầy- Trò : Sách GK, SGV , Tranh vẽ, mô hình biển báo . 
III. Các hoạt động:
Oån định : Hát .
Kiểm tra bài cũ : -Giáo viên cho học sinh quan sát các biển báo giao thông ,học sinh chọn 3 biển báo , nêu ý nghĩa .
 -Giáo viên nhận xét .
 3. Dạy bài mới :
 a)Oân lại các loại biển báo : +Biển báo cấm .
 +Biển báo nguy hiểm .
 +Biển hiệu lệnh .
 +Biển chỉ dẫn .
(Phương pháp : Quan sát tranh và trả lời câu hỏi gợi mở, nhắc nhở của giáo viên )
 b) Học các biển báo mới :
(Phương pháp : Xem hình , giải thích ý nghĩa )
 - Giới thiệu , giải thích ý nghĩa các biển báo : 111a;123 a,b ;207 
a ; 224 ;226 ;227 ;426 ;430 ;436 .
(Chia ra : +Biển báo cấm +Biển hiệu lệnh +Biển chỉ dẫn .)-Trang 6
 - Nêu ý nghĩa của biển báo hiệu giao thông .Ghi nội dung chính .
 -Học sinh đọc ghi nhớ trang 7:
(Em cần ghi nhớ nội dung ,ý nghĩa các biển báo giao thông để thực hiện và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện với mình )
 c)Thực hành :
 -Thảo luận nhóm 4 , ghi ý trả lời các câu hỏi sau vào bảng phụ học nhóm và trình bày :
 +Trên đường từ nhà đến trường em gặp những biển báo giao thông nào ? Ý nghĩa của biển báo đó ?
 +Muốn phòng trách tai nạn giao thông em cần phải làm gì ?
Nhận xét , tuyên dương tổ nhóm tốt .
4.Củng cố :
 -Có mấy nhóm biển báo giao thông ?
 -Khi tham gia giao thông em phải thực hiện hững gỉ để phòng chống tai nạn giao thông .
5.Dặn dò :
 -Nắm nội dung ý nghĩa các biển báo giao thông đã học .
 -Luôn có ý thức chấp hành luật giao thông .
Sinh hoạt lớp Tuần 4
I ) YÊU CẦU :
 -Nhận xét ,đánh giá các hoạt động trong tuần vừa qua, biết được các mặt mạnh , yếu và đề ra hướng khắc phục trong tuần tiếp theo .
 -Thông báo các hoạt động tuần sau. -Tuyên dương tổ và cá nhân tốt trong tuần.
II)NỘI DUNG SINH HOẠT :
 1/Nhận xét các hoạt động trong tuần : 4
Hoạt động
Ưu điểm đạt được
Khuyết điểm cần khắc phục
Đạo đức
Nề nếp
Học tập
Vệ sinh
Thể dục
Phong trào
2/ Tuyên dương tổ và cá nhân tốt : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
3/ Hoạt động tuần :5
 -Chủ điểm : THÁNG AN TOÀN GIAO THÔNG
 -Các hoạt động :
Hoạt động
Nội dung
Đạo đức
Nề nếp
Học tập
Vệ sinh
Thể dục
Phong trào

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc