Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 5 (buổi chiều)

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 5 (buổi chiều)

LỊCH SỬ : BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU

 I. Mục tiêu:

- Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX ( giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu).

+ Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc.

+ Từ năm 1905 – 1908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông du.

- Kính trọng và nhớ ơn nhà yêu nước Phan Bội Châu

 II. Chuẩn bị:

- Bản đồ Thế giới ( để xác định vị trí Nhật Bản).

 III. Các hoạt động:

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 5 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH BUỔI CHIỀU. LỚP 5 -- TUẦN 5
Từ ngày 12 - 9 đến 16 - 9 - 2011
Thứ - ngày
Tiết
Môn học
Tiết PPCT
Bài dạy
2 
12 - 9
1
Lịch sử
5
Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
2
Ôn Tiếng Việt
Ôn tập
3
Thể dục
9
Đội hình đội ngũ – Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
4 
Ôn Toán
Ôn tập
5
15 - 9
1
Tập làm văn
9
Luyện tập làm báo cáo thống kê
2
Ôn Tiếng Việt
Ôn tập
3
Ôn Toán
Ôn tập
4
Ôn KSĐ
Ôn tập Khoa học
6
 16- 9
1
Tập làm văn
10
Tả cảnh (Trả bài viết)
2
Kể chuyện
5
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
3
Ôn Tiếng Việt
Ôn tập
4
SHTT
5
Sinh hoạt lớp
Thứ Hai, ngày 12 tháng 9 năm 2011
LỊCH SỬ : BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
 I. Mục tiêu:
- Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX ( giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu).
+ Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc.
+ Từ năm 1905 – 1908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông du.
- Kính trọng và nhớ ơn nhà yêu nước Phan Bội Châu 
 II. Chuẩn bị:
Bản đồ Thế giới ( để xác định vị trí Nhật Bản).
 III. Các hoạt động:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc ghi nhớ bài trước
GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài:1’
- 2 HS
Hoạt động 2: ( làm việc theo nhóm) :12-14’
Đến đầu thế kỉ XX, xuất hiện 2 nhà yêu nước tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Hai ông đã đi theo khuynh hướng cứu nước mới.
Hãy nêu thân thế của PBC ?
- HS chú ý lắng nghe.
*Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc.
- YC HS đọc SGK và trả lời câu hỏi 
+ Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì?
+ Kể lại những nét chính về phong trào Đông du.
+ Ý nghĩa của phong trào Đông du.
+ Những người yêu nước được đào tạo ở nước Nhật tiên tiến để có kiến thức về khoa học, kĩ thuật, sau đó đưa họ về hoạt động cứu nước.
+ Sự hưởng ứng phong trào Đông du của nhân dân trong nước, nhất là của những thanh niên yêu nước Việt Nam.
+ Phong trào đã khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.
-Đại diện nhóm trình bày 
* Hoạt động 3: ( làm việc cả lớp)
Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi giặc Pháp? 
- Nhật Bản trước đây là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam. Trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản phương Tây và nguy cơ mất nước, Nhật Bản đã tiến hành cải cách, trở nên cường thịnh. Phan Bội Châu cho rằng: Nhật Bản cũng là một nước châu Á “ đồng văn, đồng chủng”
( tức là cùng chung nền văn hoá Á Đông, cùng chủng tộc da vàng) nên hi vọng vào sự giứp đỡ của Nhật Bản để đánh Pháp.
Phong trào Đông Du kết thúc như thế nào?
( Dành cho HS khá giỏi )
- Lo ngại trước sự phát triển của phong trào Đông du, thực dân Pháp đã câu kết với Chính phủ Nhật chống lại phong trào. Năm 1908, Chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản.
- Đọc phần bài học
 3. Củng cố, dặn dò:2’
- GV nhận xét tiết học
THỂ DỤC
BÀI 9:ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI: NHẢY Ô TIẾP SỨC.
I.Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Cách chào báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học, cách xin phép ra, vào lớp, tập hợp hàng dọc, hàng ngang, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau, Yêu cầu báo cáo mạch lạc, tập hợp hàng nhanh chóng, động tác thành thạo, đều, đẹp đúng khẩu lệnh.
-Trò chơi: "Nhảy ô tiếp sức” Yêu cầu HS chơi đúng luật, tập trung chú ý, phản xạ nhanh, chơi đúng luật. hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.
- Còi và kẻ sân chơi.
III. Nội dung và Phương pháp lên lớp.
Nội dung
Thời lượng
Cách tổ chức
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
-Trò chơi: Tìm người chỉ huy
-Giậm chân tại chỗ theo nhịp và hát.
B.Phần cơ bản.
1)Đội hình đội ngũ.
-Quay phải quay trái, đi đều: Điều khiển cả lớp tập 1-2 lần 
-Chia tổ tập luyện – gv quan sát sửa chữa sai sót của các tổ và cá nhân.
2)Trò chơi vận động:
Trò chơi: Mèo đuổi chuột.
 Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.
-Yêu cầu 1 nhóm làm mẫu và sau đó cho từng tổ chơi thử.
Cả lớp thi đua chơi.
-Nhận xét – đánh giá biểu dương những đội thắng cuộc.
Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức: GV tổ chức tương tự như trên.
C.Phần kết thúc.
Hát và vỗ tay theo nhịp.
-Cùng HS hệ thống bài.
-Nhận xét đánh giá kết quả giờ học giao bài tập về nhà.
1-2’
2-3’
10-12’
3-4’
7-8’
6-8’
2-3lần
1-2’
1-2’
1-2’
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
TIẾNG VIỆT : ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp Hs củng cố về từ trái nghĩa
II. Các hoạt động dạy - học:
Các bài tập cần làm
Hoạt động dạy - học
Bài 1: Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ?
Bài 2: Gạch chân các từ trái nghĩa trong các câu sau:
a, Chết vinh hơn sống nhục
b, Gạn đục khơi trong
c, Xấu người đẹp nết
d, Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
e, Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa
g, Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau
h, Khoai đất lạ, mạ đất quen
i, Ba chìm bảy nổi
k, Ăn ít ngon nhiều
Bài 3 : Điền từ trái nghĩa vào chỗ chấm
Sáng/ .... ; Trắng/ .... ; Khóc/ ... ; 
Buồn/ .... ; Hòa bình/ ... ; Đoàn kết/ ....; Nắng/ .... ; No/ .... ; Cao/ .... ; 
Tốt/ .... ; Lương thiện/ ... ; Giữ gìn/ ...
 Bài 4 : Tìm từ dùng sai và thay thế từ đúng trong các trường hợp dùng từ trái nghĩa sau :
a, Hẹp nhà tốt bụng
b, Gạn cặn khơi trong.
c, Ăn ít nói to.
d, Bóc nhỏ cắn dài.
đ,Áo thủng khéo vá hơn lành vụng may.
e, Trần Quốc Toản tuổi ít mà chí lớn.
Bài 5: Tìm từ trái nghĩa trong từng cụm từ sau:
Hoa tươi/ .... Cau tươi/ ....
Rau tươi/ .... Củi tươi/ ....
Cá tươi/ .... Nét mặt tươi/ ....
Trứng tươi/ .... Màu sắc tươi/ .... 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: HS trả lời- nêu ví dụ
Bài 2: HS nêu YC bài tập
Thảo luận nhóm đôi, trả lời 
Các nhóm khác nhận xét, chữa bài
Chết/sống; vinh/nhục
đục/ trong; xấu/đẹp; đen/sáng
nắng/mưa; trước/sau; lạ/quen;
chìm/nổi; ít/nhiều
Bài 3: HS thảo luận nhóm, tìm từ trái nghĩa
Các nhóm lần lượt trả lời
Nhận xét, chữa bài
Sáng/tối; Trắng/đen; Khóc/cười; Buồn/vui; Hòa bình/chiến tranh; Đoàn kết/chia rẽ; Nắng/mưa; No/đói; Cao/thấp; Tốt/xấu; 
Lương thiện/ độc ác; Giữ gìn/ phá phách
Bài 4: HS tự làm bài
GV chấm, chữa bài
a, hẹp/ rộng b, đục/ trong
c, ít/ nhiều d, ngắn/ dài
đ, rách/ lành e, nhỏ/ lớn
Bài 5: HS suy nghĩ để tìm các từ trái nghĩa
Lần lượt Hs trả lời
GV nhận xét, chữa bài
Hoa tươi/ ..héo.. Cau tươi/ ...khô.
Rau tươi/ ...héo. Củi tươi/ ..khô..
cá tươi/ ....ươn Nét mặt tươi/ ..ỉu xìu
Trứng tươi/ .ung... Màu sắc tươi/ ..xỉn.. 
3. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học
TOÁN : ÔN TẬP
I. Mục tiêu : Củng cố về giải toán tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó và bài toán liên quan đến tỷ lệ
 II. Hoạt động dạy học:
Các bài tập cần làm
Hoạt động dạy - học
Bài 1: Một tủ sách có hai ngăn đựng được tất cả 315 quyển sách. Biết rằng số sách ở ngăn 1 bằng 3/4 số sách ở ngăn 2. Tính số sách ở mỗi ngăn?
 Bài 2: Tuổi con bằng tuổi mẹ. Con kém mẹ 28 tuổi . Tính tuổi của mỗi người ?
 GV giúp HS nhận ra dạng toán (hiệu- tỉ)
Bài 3 : Sửa 24 m đường trong 1 ngày cần 4 công nhân. Hỏi sửa 72 m đường với năng suất đó trong 1 ngày cần bao nhiêu công nhân?
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: HS đọc đề bài
Gọi HS nêu được dạng toán và công thức tính Bài toán Tổng - Tỉ
1 HS lên bảng giải, cả lớp làm bài vào vở
GV chấm và chữa bài cho HS
(Đáp số: 135 quyển; 180 quyển)
Bài 2: HS đọc đề bài
Gọi HS nêu được dạng toán và công thức tính Bài toán Hiệu - Tỉ
1 HS lên bảng giải, cả lớp làm bài vào vở
GV chấm và chữa bài cho HS
(Đáp số: 8 tuổi; 36 tuổi)
Bài 3: HS đọc đề bài
GV hướng dẫn HS tóm tắt
24 m : 4 người/ ngày
72 m: ..... người/ ngày
1 HS lên bảng giải, cả lớp làm bài vào vở
GV chấm và chữa bài cho HS
 (Đáp số: 12 công nhân)
3. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học
Thứ Năm, ngày 15 tháng 9 năm 2011
TẬP LÀM VĂN : LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. Mục tiêu:
- Biết thống kê theo hàng (BT1) và thống kê bằng cách lập bảng (BT2) để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ.
- Cẩn thận, nghiêm túc trong khi làm bài.
II. Chuẩn bị:
- Sổ điểm của lớp hoặc phiếu ghi điểm của mỗi HS.
- Một số mẫu thống kê đơn giản.
- Bút dạ, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Kiểm tra: 4-5’
- GV chấm vở của 3 HS về đoạn văn tả cảnh trường học.
- GV nhận xét.
HS lắng nghe
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:1’
Hoạt động 2: HD HS luyện tập29-30’
a) Hướng dẫn HS làm BT 1. 
 * HS đọc yêu cầu đề 
 Các em nhớ lại các điểm số của mình trong tuần.
Các em thống kê số điểm ấy theo đúng 4 yêu cầu a, b, c, d.
- GV nhận xét.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày.
b)Hướng dẫn làm bài tập 2. 
- GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.
- Tổ trưởng thu lại kết quả thống kê của các bạn trong tổ và lập bảng thống kê kết quả của từng cá nhân và của tổ.
- Cho HS làm bài. GV phát phiếu và bút dạ cho các tổ.
- HS làm việc theo tổ.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét.
- Đại diện tổ trình bày.
3. Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà viết lại bảng thống kê 
TIẾNG VIỆT : LUYỆN VIẾT : BÀI 5
I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chữ hoa C , câu Chim trời cá nước, ai được thì ăn.
Luyện viết chữ đứng,nét đều của câu ứng dụng và nội dung đoạn văn Từ điển tranh về các con vật.
II. Chuẩn bị: Mẫu chữ
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài.
2. Hướn ... u mét vuông?
HS nêu: 1dam2 = 100m2
H Đ 3: Giới thiệu đơn vị đo điện tích héc-tô-mét vuông :4-5’
Tương tự như phần 1. 
Hec-tô mét vuông viết tắt là: hm2
1 hm2 = 100 dam2 = 100 00 m2
Tương tự như phần 1.
HĐ 4: Thực hành: 18-20’ 
Bài 1: Gv viết các số, yêu cầu HS lần lượt đọc các số đo diện tích
GV nhận xét
Bài 1: HS lần lượt đọc
Một số em nhận xét 
Bài 2: GV đọc các số đoc diện tích, yêu cầu HS viết vào vở
Gv chấm, nhận xét
Bài 2: HS luyện viết số đo diện tích với đơn vị dam2, hm2. 
a, 271 dam2 b, 18954 dam2 
c, 603 hm2 d, 34 620 hm2 
Bài 3: a, Gọi HS nêu YC bài
- Bài 3:Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
Gọi 3 HS lên bảng làm bài 
HS làm bài vào vở
Nhận xét, chữa bài
2 dam2 = 200 m2 3 dam2 15 m2 = .... m2
30hm2 = 3000dam2 ; 12hm25dam2 = ... dam2
 b) GV hướng dẫn cách làm (như trong SGK) rồi cho HS tự làm bài. 
100 m2 = 1 dam2; 1m2 = dam2
 3m2 = dam2
GV chấm, chữa bài
 Hs thực hiện vào vở
27m2 = dam2 1dam2 = hm2
8 dam2 = hm2 15 dam2 = hm2
3. Củng cố dặn dò : 2’
Nhận xét tiết học
Dặn HS về nhà làm bài 4 SGK trang 27
HS lắng nghe và nghi nhớ
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : TỪ ĐỒNG ÂM
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND Ghi nhớ).
- Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mucIII) ; đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm ( 2trong số 3 từ ở BT2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.
-Thấy được sự phong phú, đa dạng của Tiếng Việt
II. Chuẩn bị:
- Các mẩu chuyện, câu đố vui, ca dao, tục ngữ có từ đồng âm.
- Một số tranh ảnh nói về các sự vật, hiện tượng, hoạt động có tên gọi giống nhau.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Kiểm tra: 4-5’
-3 HS nộp vở
- GV chấm vở viết đoạn văn tả cảnh bình yên của một miền quê hoặc một thành phố mà em biết.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:1’.
Hs lắng nghe
Hoạt động 2: Phần Nhận xét:12-13’ 
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2.
HS đọc yêu cầu đề 
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
 .Đọc kĩ các câu văn ở BT 1 và xem dòng nào ở BT 2 ứng với câu văn ở BT 1
- HS làm bài cá nhân, trình bày kết quả
+Dòng 1 của BT2 ứng với câu 1 của BT1
+Dòng 2 của BT2 ứng với câu 2 của BT1
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
- HS nhận xét.
Hoạt động 3: Phần Ghi nhớ: 2’
Gọi HS đọc ghi nhớ
- 3 HS đọc và tìm ví dụ
Hoạt động 4: Luyện tập: 16-17’ 
a) Hướng dẫn HS làm BT 3.
- HS đọc yêu cầu đề 
 - HS đọc kĩ các câu a, b, c. 
 Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ của câu a, b, c.
- GV nhận xét và chốt lại
b) Hướng dẫn HS làm BT 4.
 - HS đọc yêu cầu đề 
- HS làm bài. Một số HS trình bày
 Tìm nhiều từ cờ, nước và bàn có nghĩa khác nhau và đặt câu với các từ vừa tìm được.
+Cờ đỏ sao vàng là quốc kì của nước ta.
+Cờ vua là môn thể thao đòi hỏi trí thông minh.
+Nước giếng nhà em rất trong.
+ Nước ta có hình chữ S.
+ Cái bàn học của em rất đẹp.
 +Tổ em họp để bàn về việc làm báo tường.
- Cả lớp nhận xét
- GV nhận xét và chốt lại.
3. Củng cố, dặn dò:2’
- Yêu cầu HS về nhà tập tra Từ điển học sinh để tìm từ đồng âm.
 HS lắng nghe và ghi nhớ
KHOA HỌC: THỰC HÀNH:
NÓI “KHÔNG” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN (Tiếp)
I. Mục tiêu 
- Xử lí các thông tin về tác hại của rượu, bia, ma tuy và trình bày những thông tin đó.
 - Thực hiện kĩ năng từ chối không sử dụng các chất gây nghiện.
 II. Đồ dùng dạy học :
 - Thông tin và hình trang 20 ,21,22,23,SGK.
 - Các hình ảnh thông tin về tác hại của rượu, bia, ma tuý sưu tầm được.
 -Phiếu học tập.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giái viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 
H. Nêu những điều nguy hại do rượu bia gây ra?
H. Tác hại của ma tuý đối với bản thân và xã hội ?
-Nhận xét chung.
 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
-Nhận xét bài bạn.
2.Bài mới : 
HĐ1:Chơi trò chơi : tránh xa nguy hiểm.
* Nêu yêu cầu, cách chơi: Làm sao đi qua ghế mà không chạm ghế, không chạm vào người đã bị ghế giật điện.
-Cho Hs chơi, đặt câu hỏi cho HS trả lời:
 + Em có cảm nhận như thế nào khi đi qua chiếc ghế?
 + Tại sao đi qua chiếc ghế, Một số bạn đã đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế ?
-Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn làm cho bạn chạm vào ghế?
-Tại sao có bạn lại tự mình chạm vào ghế ?
GV kết luận
* Lắng nghe yêu cầu 
-Trao đổi trong nhóm cách thực hiện cách chơi.
-Thực hiện chơi
-3 -4 HS trả lời.
-Nêu nhận xét ý kiến của mình về bản thân.
-Nêu kết luận qua trò chơi.
HĐ2:Đóng vai từ chối,không sử dụng chất gây nghiện.
* Nêu tình huống cho HS thực hành : Có bạn rủ hút thuốc lá,uống rượu, sử dụng ma tuý.
-Yêu cầu thảo luận đóng vai.
-Các nhóm trìmh bày trước lớp.
HS vận dụng thực tế vào cuộc sống đối với chất gây nghiện để đóng vai
Các nhóm nhận xét
 HĐ3:Liên hệ bản thân
Cho HS nêu các tình huống cần phải tránh.
-Nêu những lần em đã chứng kiến, hoặc thực hiện để từ chối một việc làm không tốt nào đó.
-Nhận xét hs những việc trình bày
-Khắc sâu cho HS
Mỗi cá nhân đưa ra tình huống cho bản thân.
-Thảo luận đóng vai theo nhóm
-Lần lượt các nhóm trình bày.
-Nhận xét nhóm bạn rồi rút kết luận.
3.Củng cố dặn dò: 
* Nêu lại nội dung bài.
-Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 HS nêu lại nội dung.
-Chuẩn bị bài sau
ĐỊA LÍ : VÙNG BIẾN NƯỚC TA
 I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta:
+ Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông.
+ Ở vùng biển Việt Nam, nước không bao giờ đóng băng.
+ Biển có vai trò điều hòa khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn.
- Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu,trên bản đồ (lược đồ).
 II. Chuẩn bị:
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Tranh ảnh về những nơi du lịch và bãi tắm 
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 4-5’
GV nhận xét, ghi điểm
- 2 HS đọc ghi nhớ
- HS chú ý lắng nghe.
B. Bài mới:
HĐ 1:Giới thiệu bài:1’
HĐ 1: Vùng biển nước ta
 ( làm việc cả lớp):5-6’
 - GV vừa chỉ vùng biển nước ta trên Bản đồ Việt Nam vừa nói vùng biển nước ta rộng và thuộc Biển Đông.
 H. Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở những phía nào?
 Kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông
HĐ 2: Đặc điểm của vùng biển nước ta:
 ( làm việc cá nhân): 5-6’
Đặc điểm của vùng biển nước ta
Nước không bao giờ đóng băng.
Miền Bắc và miền Trung hay có bão.
Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống.
- Cho một số HS lên trình bày.
GV nhận xét
 HĐ 3: Vai trò của biển
(làm việc theo nhóm): 11-12’
 Kết luận: Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát.
H. Em hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn vùng biển?
3. Củng cố, dặn dò:4’
* Trò chơi: Kể tên các địa điểm du lịch hoặc bài biển của nước ta.
 GVHD cách chơi: Một HS ở nhóm 1 đọc tên 1 địa điểm du lịch hoặc bãi biển thì một HS ở nhóm 2 phải đọc tên tỉnh hoặc thành phố có địa điểm mà HS nhóm 1 vừa nêu. Và ngược lại. Trò chơi tiếp tục như thế cho đến khi cả 2 nhóm không tìm thêm được địa điểm du lịch hoặc bãi biển nào nữa
- GV nhận xét tiết học. 
- HS quan sát lược đồ trong SGK.
- HS trả lời
- HS nghe và nhắc lại.
- HS đọc SGK và hoàn thành bảng sau vào vở:
Ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất
- Một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.
HS thảo luận nhóm để nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
HS lắng nghe
* HS khá giỏi TL: Thuận lợi là khai thác thế mạnh của biển, để phát triển KT; khó khăn là thiên tai bão,..
HS lắng nghe
HS chia nhóm và tham gia chơi
TOÁN : MI-LI-MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I.Mục tiêu:
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông. Biết quan hệ mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông. 
- Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong Bảng đơn vị đo diện tích. 
- HS tích cực, tự giác làm bài
II.Chuẩn bị:
- Hình vẽ biểu diễn hình vuông, có cạnh dài 1cm như trong phần a) của SGK 
- Một bảng có kẻ sẵn các dòng, các cột như trong phần b) của SGK những chưa viết chữ và số. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:4-5’
GV nhận xét, ghi điểm
2 HS làm bài 4
16 dam2 91m2 = 16 dam2
32dam25m2 = 32 m2
2.Bài mới:
H. Nêu những đơn vị đo diện tích đã học 
Giới thiệu bài: 1’: “Để đo những diện tích rất bé người ta còn dùng đơn vị mi-li-mét vuông”. 
HS nêu: (cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2).
Lắng nghe
H Đ 1: Giới thiệu Mi-li mét vông:
GV hướng dẫn HS để tự nêu được: “Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm”. 
HS lắng nghe và nhắc lại. 
HS nêu cách viết kí hiệu mi-li-mét vuông: mm2 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ, từ đó, HS tự phát hiện ra mối quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông. 
1cm2 = 100mm ;
 1mm2 = cm2
HĐ 2.Bảng đơn vị đo diện tích: 8-10’ 
- GV hướng dẫn HS hệ thống hóa các đơn vị đo diện tích đã học thành bảng đơn vị đo diện tích (Như SGK) GV viết vào bảng
.+ HS nêu các đơn vị đo diện tích đã học theo thứ tự: mm 2 ,cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2
Gọi HS nhìn vào bảng và nêu 
Đơn vị chính để đo diện tích là mét vuông. Những đơn vị bé hơn mét vuông là dm2, cm2, mm2 , những đơn vị lớn hơn mét vuông là dam2, hm2, km2 
GV giới thiệu thêm: 1km2 = 100hm2 
- GV giúp HS quan sát bảng đơn vị đo diện tích vừa thành lập, nêu nhận xét: 
+ Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền. 
+ Mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền
 HS đọc lại bảng đơn vị diện tích để ghi nhớ bảng này.
HĐ3. Thực hành: 18-20’ 
Bài 1: Hs nêu yêu cầu bài
-Bài 1:Thực hiện
a,GV viết bảng, YC HS đọc số đo diện tích
b, GV đọc, HS viết vào vở 
GV gọi HS chữa bài
a, HS đọc
b, 168 mm2 2 310 mm2
Bài 2: Nhằm rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo. 
Bài 2a: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé 
5cm2 = 500 cm2 12km2 = 1200hm2
1hm2 = 10000m2 7hm2 = 700 00m2
 Bài 3: GV hướng dẫn 
1mm2= cm2 1dm2= m2
Bài 3: HS làm vào vở
 8mm2 = cm2 7dm2 = m2
 29mm2 = cm2 34dm2 = m2
3. Củng cố dặn dò : 2’
Nhận xét tiết học
Dặn HS làm bài 2 SGK trang 28
- Nhắc lại phần bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 52 buoi.doc