Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 7 - Trường TH Trần Quốc Toản

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 7 - Trường TH Trần Quốc Toản

ATGT: Bài 4:

 NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG

I. Mục tiêu:

- HS hiểu các nguyên nhân gây ra TNGT.

- Biết vận dụng kiến thức đó học để phân đoán nguyên nhân gây ra TNGT. Có ý thức chấp hành đúng giao thông đường bộ.

II. Chuẩn bị:

- Nội dung về câu chuyện về TNGT.

- Một số bức vẽ tình huống sang đường an toàn, không an toàn.

III. Các hoạt động dạy-học:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân một TNGT.

- GV treo tranh - Đọc mẫu tin về an toàn giao thông - Phân tích.

- HS thảo luận nhóm đôi: (hiện tượng?, Xảy ra vào thời điểm nào? Xảy ra ở đâu? Hậu quả? Nguyên nhân? )

GV nhận xét, kết luận ( SGV trang 35 )

*Hoạt động2: Thử xác định nguyên nhân gây tai nạn.

- Mỗi tổ cử một em kể về câu chuyện về tai nạn giao thông mà em biết.

- GV chọn hai câu chuyện tiêu biểu để HS thảo luận, phân tích theo mẫu ở hoạt động 1

- GV kết luận ( SGV trang 36)

* Hoạt động 3: Thực hành làm chủ tốc độ.

- Thử nghiệm tốc độ .

- Cho HS thực hành dưới sự điều khiển của GV.

- Kết luận: SGV trang 36.

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 7 - Trường TH Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
(Từ ngày 19/10 /2009 đến 23 /10 / 2009)
 ***********************
Thứ/ngày
Tiết
Môn
 Tên bài dạy
Thứ hai
19/10
1
2
3
4
Chào cờ
H ĐNG
Luyện T Đ
Kỹ thuật
ATGT:Bài 4
Những người bạn tốt.
Nấu cơm (Tiết 1)
Thứ ba
20/10
1
2
3
4
Thể dục
Toán
Chính tả
LTVC
Bài 13
Khái niệm số thập phân
Nghe viết:Dòng kinh quê hương
Từ nhiều nghĩa
Thứ tư
21/10
1
2
3
4
5
Toán
Kể chuyện
Tập đọc
Mỹ thuật
Âm nhạc
Khái niệm số thập phân
Cây cỏ nước Nam
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.
Vẽ tranh:An toàn giao thông
Ôn bài hát:Con chim hay hót.
Thứ sáu
23/10
1
2
3
4
Toán
LTVC
Tập làm văn
Địa lý
Luyện tập 
Luyện tập về từ nhiều nghĩa
Luyện tập tả cảnh
Ôn tập
Thứ sáu
(Chiều)
 23/10
1
2
3
Luyện TLV
Luyện toán
Sinh hoạt
Luyện tập tả cảnh
Luyện tập khái niệm STP
Lớp
Duyệt của BGH TTCM Cam Tuyền, ngày 17 tháng 10 năm 2009
Người lập
 	 Phạm Thị Hoài
	 Ngày soạn:18/10/2009
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
 Tiết 1:HĐNG 	 ATGT: Bài 4: 
 NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
- HS hiểu các nguyên nhân gây ra TNGT.
- Biết vận dụng kiến thức đó học để phân đoán nguyên nhân gây ra TNGT. Có ý thức chấp hành đúng giao thông đường bộ.
II. Chuẩn bị:
- Nội dung về câu chuyện về TNGT.
- Một số bức vẽ tình huống sang đường an toàn, không an toàn.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân một TNGT.
- GV treo tranh - Đọc mẫu tin về an toàn giao thông - Phân tích.
- HS thảo luận nhóm đôi: (hiện tượng?, Xảy ra vào thời điểm nào? Xảy ra ở đâu? Hậu quả? Nguyên nhân? )
GV nhận xét, kết luận ( SGV trang 35 )
*Hoạt động2: Thử xác định nguyên nhân gây tai nạn.
- Mỗi tổ cử một em kể về câu chuyện về tai nạn giao thông mà em biết.
- GV chọn hai câu chuyện tiêu biểu để HS thảo luận, phân tích theo mẫu ở hoạt động 1
- GV kết luận ( SGV trang 36)
* Hoạt động 3: Thực hành làm chủ tốc độ.
- Thử nghiệm tốc độ .
- Cho HS thực hành dưới sự điều khiển của GV.
- Kết luận: SGV trang 36.
3. Dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà viết một đoạn văn kể về một vụ tai nạn giao thông
---------------------------------------------------
Tiết 3:	 Luyện tập đọc
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
I.Mục đích yêu cầu:
- Ôn tập cũng cố nội dung bài và rèn đọc diễn cảm toàn bài.
- Đọc đúng: A- ri- ơn, Xi- xin, boong tàu. đọc tồn bài với giọng kể sơi nổi, hồi hộp.
-Rèn kỹ năng đọc cho Hiếu,Quân.
-Giáo dục lòng thương người.
II.Đồ dùng dạy học:
Tranh SGK/ 58
	 III. Hoạt động dạy - học
1.Rèn đọc bài:
-HS nêu cách đọc diễn cảm toàn bài,T chốt lại.
-HS rèn đọc theo cặp
-Chú ý cho Hiếu ,Quân đọc cá nhân trước lớp.
-HS thi đọc cá nhân trước lớp,cả lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất
2.Ôn nội dung bài:
-HS nêu câu hỏi trả lời nội dung bài,HS khác nêu câu trả lời và nhận xét bạn trả lời.
-Tnhận xét ,chốt lại câu trả lời đúng
3. Củng cố dặn dò:
-HS nêu nội dung bài.
-T nhận xét giờ học.
-Dặn về nhà luyện đọc bài nhiều lần và ôn lại nội dung bài.
....................................................................
Tiết 3: 	 Kỹ thuật:
NẤU CƠM (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết cách nấu cơm bằng bếp đun
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình
II. Tài liệu và phương tiện:
	Tranh: Nồi nấu cơm thường . Bếp củi hoặc lò xô. Lon đong gạo. Đũa.
	Phiếu học tập:
	1/ Kể tên các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng bếp đun
	2/ Nêu các công việc chuẩn bị và tiến hành nấu cơm bằng bếp đun	
3/ Theo em, muốn nấu cơm bằng bếp đun đạt yêu cầu cần chú ý những gì?
	4/ Nêu ưu điểm, nhược điểm của cách nấu cơm bằng bếp đun 
III. Hoạt động dạy - học:
 1/ Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ mà GV phân công các nhóm mang theo
 2/ Bài mới:
 	a) Hoạt động 1: Tìm hiểu các cách nấu cơm ở gia đình
	- GV nêu câu hỏi cho cá nhân xung phong trả lời 
	-Gia đình em nấu cơm bằng bếp gì? ( dầu, điện , củi,ga)
	XðKết luận: Có thể nấu cơm bằng nồi cơm điện hoặc bằng nồi nấu trên bếp điện, lò xô, bếp củi, trấu, rơm (lá khô).
 b) Hoạt động 2: Cách nấu cơm bằng nồi trên bếp
- Chia nhóm 4
- Giao phiếu học tập
- Hướng dẫn hs cách trả lời phiếu học tập (đọc mục 1, quan sát hình1; 2; 3 và liên hệ thực tế để trả lời )
- Các nhóm làm việc (khoảng 13 phút)
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Đại diện 2 nhóm lên thực hiện các thao tác chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun
- Lớp nhận xét.
- GV lưu ý hs: Cần chọn nồi có đáy dày để nấu; lượng nước vừa phải ; có thể cho gạo vào nồi ngay từ đầu cũng có thể chờ nước sôi mới cho gạo vào ; phải nấu với lửa to và đều nhưng khi nước cạn thì phải để lửa nhỏ để cơm khỏi khét ( Nếu cơm lỡ bị khét thì lấy 1 viên than củi thổi sạch tro bụi rồi cho vào nồi cơm – nó sẽ khử hết mùi khét )
 	3/ Dặn dò:	Thực hành nấu cơm ở nhà
	Chuẩn bị tiết sau
...................................................................................
Ngày soạn: 19.10. 2009
Ngày giảng, thứ 3.20.10.2009
Tiết 1:	Thể dục : bài 13
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “TRAO TÍN GẬY”
I. Mục tiêu:
- Thực hiện tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. HS tập hợp hàng nhanh,trật tự, đi đều vòng phải, vòng trái .Biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Chơi trò chơi “trao tín gậy” nhanh nhẹn, bình tĩnh, trao tín gậy cho bạn.
II. Địa điểm và phương tiện:
 Sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập.
- 1 chiếc còi, 4 tín gậy, kẻ sân chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Mở đầu ( 6 – 10 phút )
Hs tập hợp 2 hàng dọc.
GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1-2 phút. 
HS khởi động chạy nhẹ nhàng trên sân trường 100 – 200 m rồi đi thường hít thở sâu, xoay khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai hông: 2-3 phút.
Chơi trò chơi “chim bay, cò bay” : 2-3 phút
Hoạt động 2: Đội hình đội ngũ : 18 – 22 phút
Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- GV điều khiển cả lớp tập 1-2 phút
Chia 4 tổ tập luyện do tổ trường điều khiển tập 4-5 phút , GV quan sát, nhận xét sửa chữa sai sót cho HS.
Tập hợp lớp cho từng tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét., biểu dương thi đua giữa các tổ 1-2 lần.
Cán sự lớp điều khiển cả lớp tập 2-3 phút để củng cố.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Trao tín gậy” : 7-8 phút
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi.
- Cho cả lớp cùng chơi theo tổ, thi đua giữa các tổ`. GV quan sát, nhận xét, biểu dưong.
Hoạt động 4: Kết thúc : 4-6 phút
- HS thực hiện một số động tác thả lỏng: 1-2 phút
Cho HS đứng tại chỗ hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp: 1-2 phút.
GV cùng HS hệ thống lại bài vừa học: 1-2 phút.
GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà: 1– 2 phút.
........................................................................
Tiết 2 	Toán 
KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu: 
-Biết đọc,biết viết số thập phân dạng đơn giản.Bài tập cần làm BT1,2
-Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học  Các bảng nêu trong SGK (kẻ sẵn vào bảng phụ của lớp) 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : 
- goi 2 em HS lờn bảng làm bải tập1 phần a, b. cả lớp làm bài vào bảng con .
- GV và HS nhận xột chữa bài ; GV ghi điểm , nhận xột phần bài cũ.
*Giới thiệu khái niệm ban đầu về số thập phân
a. Hướng dẫn HS tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng ở phần a để nhận ra, chẳng hạn:
- Có 0m 1dm tức là có 1dm; viết lên bảng: 1dm = m.
- GV giới thiệu: 1dm hay m viết thành 0,1m; viết 0,1m lên bảng cùng hàng với m (như SGK).
Tương tự với 0,01m; 0,001m.
- GV nêu hoặc giúp HS tự nêu: Các phân số thập phân , , (dùng thước chỉ khoanh vào các phân số này ở trên bảng) được viết thành 0,1; 0,01; 0,001 (chỉ khoanh vào 0,1; 0,01; 0,001 ở trên bảng).
- GV vừa viết lên bảng vừa giới thiệu: 0,1 đọc là không phẩy một (gọi vài HS chỉ vào 0,1 và đọc). GV giúp HS tự nêu rồi viết lên bảng: 0,1 = .
*Giới thiệu tương tự với 0,01; 0,001.
- GV chỉ vào 0,1; 0,01; 0,001 (đọc lần lượt từng số) và giới thiệu 0,1; 0,01; 0,001 gọi là các số thập phân.
 Hoạt động 2: Thực hành đọc, viết các số thập phân (dạng đã học)
Bài 1:GV hướng dẫn HS đọc các phân số thập phân và số thập phân ứng với các vạch trên tia số.
Bài 2: GV hướng dẫn HS tự viết các số thập phân. Khi chữa bài nên cho người đọc các số thập phân trong bài tập.
Bài 3:HD về nhà làm.
IV. Dặn dò: Về làm bài tập trong SGK
........................................................................
Tiết 3 Chính tả
DÒNG KÊNH QUÊ HƯƠNG
I - Mục tiêu:-Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi.
	-Tìm được vằn thích hợp dể điền vào cả ba chỗ trống trong đoạn thơ(BT2); thực hiện được cả 2 trong 3 ý (a, b, c) của bài tập 3.
	-Giáo dục H tính cẩn trận khi trình bày. 
 II- Đồ dùng dạy - học
 - Vở BT.
 III. Các hoạt động dạy - học
 Hoạt động 1 - kiểm tra bài cũ 
 HS viết những từ chứa các nguyên âm đôi ưa, ươ trong 2 khổ thơ của Huy Cận - tiết Chính tả trước (lưa thưa, mưa, tưởng, tươi..) và giải thích quy tắc đánh dấu thanh trên các tiếng có nguyên âm đôi ưa, ươ
 - Giới thiệu bài GV nêu MĐ, YC của tiết học 
 Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết : Dòng kinh quê hương 
 	 - GV đọc bài viết .
 - HS tìm hiểu ND bàiviết . -HS luyện viết đúng những từ ngữ dễ viết sai: mái xuồng, giã bàng, ngưng lại, lảnh lót
 	- GV đọc cho HS viết bài.
-HS đổi chéo để soát bài .
	- GV chấm 1 số bài . 
	Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. 
Bài tập 2
 - HS thảo luận nhóm đôi - trình bày miệng -HS khác NX
 - GV chốt lời giảI đúng :
 - Lời giải: Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều/ Mải mê đuổi một con diều/ Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
Bài tập 3
 -HS thảo luận nhóm 4.
 - đại diện nhóm trình bày - nhóm khác NX .
 - GV chốt lời giảI đúng :
 - Lời giải: Đông như kiến/Gan như cóc tía/ Ngọt như mía lùi.
 - Sau khi điền đúng tiếng có chứa ia hoặc iê vào chỗ trống, HS đọc thuộc các thành ngữ trên.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
 - HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ia, iê.
 - GV nhận xét tiết học 
.......................................................................
Tiết 4 Luyện từ và câu
TỪ NHIỀU NGHĨA
I - Mục tiêu:
	-Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa (ND ghi nhớ).
 -Nhận biết được từ mang nghĩa gốc,từ mang nghĩa chuyễn trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa(B ... thành hỗn số 
Bài 1: - GV hướng dẫn HS tự thực hiện việc chuyển một phân số (thập phân) có tử số lớn hơn mẫu số thành một hỗn số. Chẳng hạn, chuyển thành số. Sau khi HS đã làm được nên cho HS thống nhất cách làm theo hai bước:
162	10	- Lấy tử số chia cho mẫu số.
 62	16	 - Lấy thương tìm được là phần nguyên của hỗn số; 
 2	lấy phần phân số (của hỗn số) bằng cách lấy số dư làm tử số lấy số chi làm mẫu số.
Nên cho HS thực hành chuyển phân số thập phân thành hỗn số (theo mẫu trên)
- Khi đã có các hỗn số nên cho HS nhớ lại cách viết các hỗn số đó thành số thập phân (như bài đã học). Chẳng hạn: 16= 16,2; 	97= 97,5; ...
Bài 2: a. GV hướng dẫn HS tự chuyển các phân số thập phân (có tử số lớn hơn mẫu số) thành số thập hân (theo mẫu của bài 1). HS chỉ viết kết quả cuối cùng còn bước trung gian (chuyển từ phân số thành hỗn số) thì làm ở vở nháp. Chẳng hạn:
= 83,4; 	; ....
Chú ý: HS chưa học chia số tự nhiên cho số tự nhiên để có thương là số thập phân, nên phải làm theo các bước của bài 1.
*Hoạt động 2: Ôn cách chuyển đơn vị đo từ dạng số thập phân sang số tự nhiên 
Bài 3: HS tự làm bài rồi chữa bài.
 GV hướng dẫn thêm cho HS yếu: 2,1 m = 21 dm
IV. Dặn dò: Về làm bài tập trong SGK.
.........................................................................
Tiết 3 	Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I - Mục tiêu:
-Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy (BT1,2 ), hiểu nghiã gốc của từ ăn và hiếu đươch mối quan hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyễn trong các câu bài tập3 .
-Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ (BT4). 
II- Đồ dùng dạy - học
 VBT Tiếng Việt 5, tập một 
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 - kiểm tra bài cũ : HS nhắc lại kiến thức về từ nhiều nghĩa và làm lại BT 2 phần Luyện tập tiết LTVC trước.
 - Giới thiệu bài
 Trong tiết LTVC trước, các em đã tìm hiểu các từ nhiều nghĩa là danh từ (như răng, mũi, tai, lưỡi, đầu, cổ, lưng, mắt, tay, chân). Trong giờ học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu từ nhiều nghĩa là các động từ.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài tập 1
 -HS đọc YC BT. 
 - HS làm vào nháp. Hai HS làm bài trên bảng
 - Lời giải
Từ “chạy”
(1) Bé chạy lon ton trên sân
(2) Tàu chạy băng băng trên đường ray.
(3) Đồng hồ chạy đúng giờ
(4) Dân làng khẩn trương chạy lũ
Các nghĩa khác nhau
Sự di chuyển nhanh bằng chân (d)
Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông (c)
Hoạt động của máy móc (a)
Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến (b)
 - Vậy từ “ chạy “ trong các câu trên có mấy nghĩa ? nghĩa trong câu nào là nghĩa gốc ? nghĩa trong câu nào là nghĩa chuyển ?
Bài tập 2
 -HS đọc YC BT.
 - GV nêu vấn đề: Từ chạy là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa của từ chạy có nét nghĩa gì chung? BT này sẽ giúp các em hiểu điều đó.
 -HS thảo luận cặp đôi.- 2 nhóm nêu ý kiến – nhóm khác NX –GV chốt bàI làm đúng:
 - Lời giải:
Dòng b (sự vận động nhanh) nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có trong các ví dụ ở BT1. Nếu có HS chọn dòng a (sự di chuyển), GV yêu cầu cả lớp thảo luận. Có thể đặt câu hỏi: Hoạt động của đồng hồ cơ thể có thể coi là sự di chuyển bằng chân không? HS sẽ phát biểu: Hoạt động của đồng hồ là sự vận động của máy móc 
Bài tập 3
HS đọc YC BT.
HS hoạt động cá nhân – trình bày miệng - HS khác NX –GV chốt lời giải đúng
 Lời giải: từ ăn trong câu c được dùng với nghĩa gốc (ăn cơm)
 - GV chốt KT : nghĩa gốc là nghĩa như thế nào ?
Bài tập 4
 - HS đọc YC BT .
 GV lưu ý: chỉ đặt câu với các nghĩa đã cho của từ “đi” và “đứng”. Không đặt câu với các nghĩa khác.
 - HS hoạt động cá nhân- 2 HS làm trên bảng – HS khác NX –GV chốt lời giải đúng :
 - VD về lời giải phần a:
 + Nghĩa 1: Bé Thơ đang tập đi/ Ông em đi rất chậm
 + Nghĩa 2: Mẹ nhắc Nam đi tất vào cho ấm/ Nam thích đi giày.
 - VD về lời giải phần b:
 + Nghĩa 1: Cả lớp đứng nghiêm chào lá quốc kì/ Chú bộ đội đứng gác
 + Nghĩa 2: Mẹ đứng lại chờ Bích /Trời đứng gió
 Nếu có HS đặt những câu như Nam đi một nước cờ cao: Cụ đã đi (mất, từ trần), không kịp trối trăng gì cho con cháu; Cô giáo tôi là một phụ nữ đứng tuổiGV cần nói để HS hiểu: nghĩa của đi và đứng trong những câu văn trên không phải là nghĩa đã được xác định trong BT 4.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
 GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ những kiến thức đã học về từ nhiều nghĩa; về nhà viết thêm vào vở một vài câu văn vừa đặt ở BT 4.
......................................................................
Tiết 3 	 Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
	I - Mục tiêu :
-Biết chuyễn một phần dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trính tự miêu tả. 
II- Đồ dùng dạy - học
 - Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng HS.
 - Một số bài văn, đoạn văn hay tả cảnh sông nước.
III. Các hoạt động dạy - học
	-Hoạt động 1 
 - kiểm tra bài cũ 
 HS nói vai trò của câu mở đoạn trong mỗi đoạn và trong bài văn, đọc câu mở đoạn của em - BT 3 (tiết TLV trước)
 -Giới thiệu bài: Trong các tiết TLV trước, các em đã quan sát một cảnh sông nước, lập dàn ý cho bài văn. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ học chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập 
 - GV kiểm tra dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của HS
 - HS đọc thầm đề bài và gợi ý làm bài.
 - Một vài HS nói phần chọn để chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh
 - GV nhắc HS chú ý:
 + Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh. Nên chọn một phần tiêu biểu thuộc thân bài - để viết một đoạn văn.
 + Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn.
 + Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết.
 - HS viết đoạn văn.
 - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn. Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả cảnh sông nước hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.
-Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại để thầy cô kiểm tra trong tiết TLV sau. Dặn HS về nhà xem trước yêu cầu và gợi ý của tiết TLV tuần 8: luyện tập tả cảnh ở địa phương. Quan sát và ghi lại những điều quan sát được về một cảnh đẹp ở địa phương.
.......................................................................
Tiết 4 	Địa lí
 ÔN TẬP
I / Mục tiêu : 
-Xác định và mô tả được vị trí nước ta trên bản đồ.
-Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lý tự nhiên VN ở mức độ đơn giản, đặc điểm của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi...
-Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, song lớn, các đảo,quần đảo của nước ta trên lược đồ.
II/ Chuẩn bị : - Phiếu học tập có vẽ lược đồ trống Việt Nam
 - Bản đồ địa lí TNVN
III / Các hoạt động dạy học 
*Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu các loại đất chủ yếu ở nước ta, đặc điểm của các loại đất ?
- Ở nước ta có những loại rừng nào ?Vai trò của rừng nước ta.
- Gọi 2 HS trả lời , GV nhận xét ,ghi điểm . GV nhận xét phần học bài cũ .
*Giới thiệu bài : GV Nêu mục tiêu yêu cầu của tiết học
- GV cho HS lên bảng chỉ và mô tả vị trí , giới hạn nước ta trên bản đồ .
- GV cho lớp nhận xét sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày .
*Hoạt động 2 ( tổ chức trò chơi : Đối đáp nhanh )
Bước 1 : tham gia trò chơi, chia số HS đó thành hai nhóm bằng nhau , mỗi HS được gắn một số thứ tự bắt đầu từ 1. Như thế hai em có số thứ tự giống nhau sẽ đứng đối diện nhau .
Bước 2 : GV hướng dẫn HS cách chơi 
Bước 3 : Gv cho HS nhận xét , đánh giá cụ thể , tổng số điểm của nhóm nào cao hơn thì nhóm đó thắng cuộc .
Hoạt động 3 : ( làm việc theo nhóm )
Bước 1 : HS các nhóm thảo luận và hoàn thành câu 2 trong SGK
Bước 2 : Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
- GV kẻ sẳn bảng thống kê lên bảng và giúp HS điền các kiến thức đúng vào bảng
- GV chốt lại các đặc điểm chính đã nêu trong bảng.
**Lưu ý : Ở câu 2, có thể mỗi nhóm phải điền đặc điểm của cả 5 yếu tố tự nhiên nhưng cũng có thể chỉ điền 1 hoặc 2 trong 5 yếu tố để đảm bảo thời gian
......................................................................
Buổi chiều:
Tiết 1:	 Luyện Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I.Mục tiêu:
-Rèn kỹ năng phân tích đề bài, lập dàn bài cho bài văn tả cảnh sông nước .
-Viết được một đoạn văn tả cảnh sông nước theo dàn ý.
-Giáo dục tình cảm yêu thiên nhiên nói chung ,yêu sông nước nói riêng
II.Chuẩn bị: 
-Đề bài.
III.Lên lớp:
A.Bài cũ:H nêu dàn ý bài văn tả cảnh 
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài, ghi đề bài:
Sông nước (ao, hồ ,biển) gắn bó với cuộc sống người đân Việt Nam. Sông nước chứa biết bao vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên. Hãy tả một cảnh sông nước mà em yêu thích 
a) Hãy lập dàn ý cho đề bài trên.
b) Viết 1 đoạn văn tả cảnh sông nước theo dàn ý em đã xây dựng.
2. HD HS làm bài:
-HD phân tích đề (gạch chân từ quan trọng)
HS lập dàn ý theo nhóm trên phiếu, trình bày.T cùng cả lớp chữa bài.
HS viết 1 đoạn văn vào vở. T chấm 1 số em
3. Củng cố dặn dị:
-T đọc 1 số đoạn văn hay về tả cảnh sông nước(Sách tham khảo)
-HD về nhà viết 1 bài văn hoàn chỉnh.
...........................................................................
Tiết 2:	Luyện toán:
LUYỆN TẬP KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu:
-Củng cố khái niệm số thập phân, cách đọc, viết số thập phân.
-Giáo dục tính chính xác.
II.Chuẩn bị:
Vở bài tập toán.
III.Lên lớp
1. Bài cũ:
-T đọc số TP, yêu cầu HS viết vào bảng con,
-T viết số TP, yêu cầu HS đọc.
2. Bài mới:HD HS luyện tập:
Bài 1:Viết thành số thập phân:
a.5 cm =m =... m b)9g =kg =... kg c) 5 =... 
...
Bài 2:Gạch dưới phần thập phân của mỗi số TP:
2,56 8,125 69,05 0,07 0,001
Bài 3:Thêm dấu phẩy để cĩ số TPvới phần nguyên gồm 3chữ số:
5972; 60508; 20075; 2001
Bài 4:Chuyển số TP thành PSTP:
 a)0,5 =.... b) 0,4 =... c) 0,92=......
3. Củng cố dặn dị:
-T nhận xét giờ học. Dặn về nhà hoàn thành các BT khác ở vở BT
Tiết 3:	 Sinh hoạt
LỚP
I. Mục tiêu:
-Tổng kết đợt thi đua chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam.
-Nêu kế hoạch tuần tới.
- Có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập.
III.Lên lớp:
1.Lớp trưởng tổng kết đợt thi đua.
2. Ý kiến của các thành viên trong lớp.
3.Chọn cá nhân xuất sắc, điển hình trong phong trào thi đua để nêu gương trước lớp, trước cờ.
4.Kế hoach tuần tới:
-Tiếp tục thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
-Tiếp tục tiến hành trang trí lớp học.
-Tiếp tục rèn chữ giữ vở.
-Hoàn thành công tác thu nộp.
-Học tốt các chuyên hiệu Đội.
-Lao động vệ sinh trường lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5tuan 7CKT.doc