Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 8 - Trường TH Trường Đông A

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 8 - Trường TH Trường Đông A

Tập đọc

 Tiết 14: TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ (trích)

I - Mục tiêu

- Đọc diễn cảm được toàn bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa bài thơ: Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thuỷ điệnsông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.

- Thuộc lòng 2 khổ thơ

*HS khá, giỏi: thuộc cả bài thơ và nêu được ý nghĩa của bài.

II- Đồ dùng dạy - học

 - Tranh minh hoạ SGK.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

 HS đọc truyện Những người bạn tốt, trả lời câu hỏi về bài đọc.

+Nhận xét.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc

- 1 HS dọc toàn bài

- 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ. GV sửa sai về lỗi phát âm ,cách ngắt nhịp, giọng đọc

- GV giải nghĩa thêm một số từ chưa có trong phần chú thích: cao nguyên (vùng đất rộng và cao, xung quanh có sườn dốc, bề mặt bằng phẳng hoặc lượn sóng); trăng chơi vơi (trăng một mình sáng tỏ giữa cảnh trời nước bao la)

- 1-2 HS đọc toàn bài .

- GV đọc diễn cảm bài thơ - giọng chậm rãi, ngân nga, thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà, mơ tưởng về tương lai tốt đẹp.

 

doc 30 trang Người đăng hang30 Lượt xem 570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 8 - Trường TH Trường Đông A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
8
Thứ hai, ngày 8 tháng 10 năm 2012
	Tập đọc
	Tiết 14: TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ (trích)
I - Mục tiêu 	
- Đọc diễn cảm được toàn bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa bài thơ: Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thuỷ điệnsông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.
- Thuộc lòng 2 khổ thơ
*HS khá, giỏi: thuộc cả bài thơ và nêu được ý nghĩa của bài.
II- Đồ dùng dạy - học
 - Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
 HS đọc truyện Những người bạn tốt, trả lời câu hỏi về bài đọc.
+Nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc 
- 1 HS dọc toàn bài 
- 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ. GV sửa sai về lỗi phát âm ,cách ngắt nhịp, giọng đọc 
- GV giải nghĩa thêm một số từ chưa có trong phần chú thích: cao nguyên (vùng đất rộng và cao, xung quanh có sườn dốc, bề mặt bằng phẳng hoặc lượn sóng); trăng chơi vơi (trăng một mình sáng tỏ giữa cảnh trời nước bao la)
- 1-2 HS đọc toàn bài .
- GV đọc diễn cảm bài thơ - giọng chậm rãi, ngân nga, thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà, mơ tưởng về tương lai tốt đẹp.
b) Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm bài và cho biết : 
- Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch, vừa sinh động trên công trường Sông Đà?
Với câu hỏi này, GV tách nhỏ thành 2 ý để HS dễ trả lời:
+ Những chi tiết nào trong bài thơ gợi hình ảnh đêm trăng trong bài rất tĩnh mịch?
(Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông/Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ/ Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ)
 + Những chi tiết nào trong bài thơ gợi hình ảnh đêm trăng trong bài rất tĩnh mịch vừa sinh động?
(Đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động vì có tiếng đàn của cô gái Nga, có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng và có những sự vật được tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hoá: công trường say ngủ; tháp khoan đang bận ngẫm nghĩ; xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ..)
 - Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà.
HS trả lời theo cảm nhận riêng. 
VD: + Câu thơ chỉ có tiếng đàn ngân nga/Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà gợi lên một hình ảnh đẹp, thể hiện sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông. Tiếng đàn ngân lên, lan toả..vào dòng sông lúc này như một “dòng trăng” lấp loáng
 + Khổ thơ cuối bài cũng gợi một hình ảnh thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên. Bằng bàn tay, khối óc diệu kì của mình, con người đã đem đến cho thiên nhiên gương mặt mới lạ đến ngỡ ngàng. Thiên nhiên thì mang lại cho con người nguồn tài nguyên quý giá, làm cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp hợn.
 - Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá?
Cả công trường say ngũ cạnh dòng sông/Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ/Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ/Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên/Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả.
GV giải thích hình ảnh Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên: Để tận dụng sức nước sông Đà chạy máy phát điện, con người đã đắp đập ngăn sông, tạo thành hồ nước mênh mông tựa biển giữa một vùng đất cao. Hình ảnh “Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên” nói lên sức mạnh kì diệu “dời non lấp biển” của con người. Bằng cách sử dụng từ “bỡ ngỡ”, tác giả gán cho biển tâm trạng như con người - ngạc nhiên vì sự xuất hiện lạ kì của mình giữa vùng đất cao.
c) Đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
 - 2 HS đọc nối tiếp lại bàI thơ. 
 - HS đọc diễn cảm khổ cuối. Chú ý nhấn giọng các từ ngữ nối liền, nằm bỡ ngỡ, chia, muôn ngả, lớn, đầu tiên.
 - HTL từng khổ và cả bài thơ. Thi đọc thuộc lòng
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
 - HS nhắc lại ý nghĩa của bài thơ.
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc thuộc lòng bài thơ cho người thân nghe. 
 -CB: Kì diệu rừng xanh. – Đọc bài nhiều lần và trả lời các câu hỏi sgk
-----------------------------------------------------
Toán 
Tiết 34: HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN. 
ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: 	
- Tên các hàng của số thập phân.
- Đọc, viết số thập phân, chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân.
- Rèn cho HS kĩ năng đọc, viết đúng số thập phân.
II. đồ dùng dạy học: 
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng đọc và thực hiện: 
8,56; 7,59; 0,8; 7,565; 21 =  ; =  
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2: Giới thiệu về các hàng, giá trị của các chữ số ở các hàng của số thập phân:
a. Giáo viên treo bảng phụ kẻ sẵn (SGK) lên bảng yêu cầu HS quan sát và nêu các hàng của phần nguyên, các hàng của phần thập phân trong số thập phân? Mỗi đơn vị của một hàng bằng bao nhiêu đơn vị của hàng thấp hơn liền sau và bằng một phần mấy đơn vị của hàng cao hơn liền trước.
- Từng HS quan sát và nêu, HS – Giáo viên nhận xét.
b. Giáo viên yêu cầu HS nêu được cấu tạo của từng phần trong các số thập phân: 375, 406; 0,1985 rồi đọc các số đó.
- Ví dụ: Số 375,406: phần nguyên gồm: 3 trăm, 7 chục, 5 đơn vị.
 phần thập phân gồm: 4 phần mười, 0 phần trăm, 6 phần nghìn.
Số thập phân 375,406 đọc là: ba trăm bảy mươi lăm phẩy bốn trăm linh sáu.
- Gọi HS nêu cách đọc, viết số thập phân.
- Giáo viên chốt lại, 1 số HS nêu lại cách đọc viết số thập phân (SGK-trang38).
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
- Cho HS làm miệng (đọc nối tiếp) và nêu
- HS, giáo viên nhận xét.
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài vào vở
- Sửa bài. Nhận xét
Bài làm: a. 5,9;	b. 24,18;	
Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò:
- HS nêu lại cách đọc, viết số thập phân.
- Nhận xét tiết học, 
Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Luyện tập – Xem trước BT1, BT2(3 phân số thứ 2, 3, 4); BT3
-----------------------------------------------------
Khoa học
TiẾT 13: PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
-Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
- Có ý thức trong việc không cho muỗi sinh sản và đốt người.
*KNS:
- Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin về tác nhân và con đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
- Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
II. Đồ dùng dạy - học.
- Thông tin và hình trong SGK.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
+ Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
+ Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người?
Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập trong SGK 
- Làm việc cá nhân: GV yêu cầu HS đọc kĩ thông tin, sau đó làm các bài tập trang 28 SGK.
- GV chỉ định một số HS nêu kết quả làm bài tập cá nhân.
- Đáp án:
 1 - b; 2 - b; 3 - a; 4 - b; 5 - b.
- Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi:
+ Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?
* Kết luận:
- Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút gây ra. Muỗi vằn là động vật trung gian truyền bệnh.
- Bệnh sốt xuất huyết có diễn biến ngắn, bệnh nặng có thể gây tử vong nhanh chóng trong vòng từ 3 đến 5 ngày. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị để chưa bệnh.
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận 
- GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình 2,3,4 trang 29 SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Chỉ và nói về nội dung từng hình.
+ Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
- GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi:
+ Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết.
+ Gia đình bạn thường sử dụng biện pháp nào để diệt muỗi và bọ gậy?
* Kết luận:
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi và diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt. Cần có thói quen ngủ màn kể cả ban ngày để tránh muỗi đốt.
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò 
 - Hệ thống bài. Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài sau : Phòng bệnh viêm não.
-------------------------------------------------------- 
Kể chuyện
Tiết 7: CÂY CỎ NƯỚC NAM
I. MỤC TIÊU: 
 - Dựa vào tranh minh hoạ (SGK) kể lại được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện .
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn , hiểu ý nghịa của câu chuyện .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, phóng to tranh (nếu có thể). 
- Anh hoặc vật thật – những bụi sâm nam, đinh lăng, cam thảo nam. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS kể lại câu chuyện trong tiết kể chuyện tuần trước. 
- GV nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: Cây cỏ nước Nam
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1: GV kể chuyện. 
Mục tiêu: Nắm được câu chuyện và biết kể lại câu chuyện. 
Tiến hành:
- GV kể chuyện lần 1, kể chậm rãi, từ tốn. 
- GV kể lần 2, kết hợp chỉ tranh minh hoạ. 
- GV viết lên bảng tên một số cây thuốc quý, giúp HS hiểu một số từ ngữ khó. 
c. Hoạt động 2: HS kể chuyện. 
Mục tiêu: HS biết kể toàn bộ câu chuyện và biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. 
Tiến hành:
- Gọi 3 HS lần lượt đọc 3 yêu cầu của bài tập SGK/68. 
- Kể chuyện theo nhóm đôi. 
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo tranh. 
- Thi kể toàn bộ câu chuyện. 
- Trao đổi với nhau về nội dung chính của từng bức tranh. 
- Trao đổi và rút ra ý nghĩa câu chuyện. 
- Gọi 2 HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. 
3. Củng cố- dặn dò:
- Gọi 1 HS nêu ý nghĩa câu chuyện. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
- Chuẩn bị: Ôn tập câu chuyện “Cây cỏ nước Nam”
- Chuẩn bị: Kể chuyện đã nghe đã đọc (tuần 8) – Đọc trước câu chuyện có nội dung bài học
--------------------------------------------------------------------------------------------- 
Thứ ba, ngày 9 tháng 10 năm 2012
Chính tả
Tiết 7: DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG
I - Mục tiêu
- Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm được vần thích hợp để điền vào cả 3 chỗ trống trong đoạn thơ (BT2); thực hiện được 2 trong 3 ý (a,b,c) của BT3.
II- Đồ dùng dạy - học
III. Các hoạt động dạy - học
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
 HS viết những từ chứa các nguyên âm đôi ưa, ươ trong 2 khổ thơ của Huy Cận - tiết Chính tả trước (lưa thưa, mưa, tưởng, tươi..) 
 Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết “Dòng kinh quê hương” 
 -GV đọc bài viết .
 - HS tìm hiểu nội dung bài viết .
 - HS luyện viết đúng những từ ngữ dễ viết sai: mái xuồng, giã bàng, ngưng lại, lảnh lót.
 - GV đọc cho HS viết bài.
 - HS đổi chéo để soát bài .
 - GV chấm 1 số bài . 
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. 
Bài tập 2
 - HS thảo lu ... g và trong học tập.
- Trình bày suy nghĩ ý tưởng.
II. Chuẩn bị: 
- 	Giáo viên + học sinh: Các tranh ảnh, bài báo về ngày giỗ Tổ Hùng Vương - Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện... về biết ơn tổ tiên. 
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Nhớ ơn tổ tiên (tiết 1) 
- Đọc ghi nhớ 
- Nhận xét, tuyên dương
3. bài mới: 
Giới thiệu:Nêu mục tiêu bài:“Nhớ ơn tổ tiên” 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày giỗ Tổ Hùng Vương (BT 4 SGK
Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình
1/ Các em có biết ngày 10/3 (âm lịch) là ngày gì không?
- Em biết gì về ngày giỗ Tổ Hùng Vương? Hãy tỏ những hiểu biết của mình bằng cách dán những hình, tranh ảnh đã thu thập được về ngày này lên tấm bìa và thuyết trình về ngày giỗ Tổ Hùng Vương cho các bạn nghe. 
- Nhận xét, tuyên dương
2/ Em nghĩ gì khi nghe, đọc các thông tin trên? 
- Việc nhân dân ta tiến hành giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 hàng năm thể hiện điều gì?
3/ Kết luận: các vua Hùng đã có công dựng nước. Ngày nay, cứ vào ngày 10/3 (âm lịch), nhân dân ta lại làm lễ giỗ Tổ Hùng Vương ở khắp nơi. Long trọng nhất là ở đền Hùng Vương. 
* Hoạt động 2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Phương pháp: Thuyết trình, đ. thoại 
1/ Mời các em lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.(học sinh nêu các anh chị đã học hết lớp 12, thi đỗ Đại học vv...)
2/ Chúc mừng và hỏi thêm. 
- Em có tự hào về các truyền thống đó không? Vì sao? 
- Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó? 
- Nhận xét, bổ sung 
 Với những gì các em đã trình bày thầy tin chắc các em là những người con, người cháu ngoan của gia đình, dòng họ mình.
* Hoạt động 3: Củng cố
Phương pháp: Trò chơi 
- Tìm ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề biết ơn tổ tiên. 
- Tuyên dương
5. Tổng kết - dặn dò:
- Chuẩn bị: “Tình bạn”
- Nhận xét tiết học 
-------------------------------------------------------- 
Toán
Tiết 37: SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: 
 - So sánh hai số thập phân.
 - Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại. 
 - BT cần làm: B1; B2. 
 - Giáo dục HS yêu thích môn học, vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Phấn màu - Bảng phụ. 
- Vở nháp, SGK, bảng con. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định : Hát
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét .	
	- GV nhận xét và cho điểm HS .
3. Bài mới : 
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau 
- GV nêu bài toán .
- Sợi dây thứ nhất dài 8,1m sợi dây thứ 2 dài 7,9m.Em hãy so sánh chiều dài của 2 sợi dây?
- HS trao đổi để tìm cách so sánh và trình bày cách so sánh của mình trước lớp .
- GV nhận xét các cách so sánh mà HS đưa ra, sau đó hướng dẫn HS làm theo cách của SGK 
- So sánh 8,1m và 7,9m 
	Ta có thể viết : 8,1m = 81dm
	 7,9m = 79dm 
	Ta có : 81dm > 79dm 
	Tức là 8,1m > 7,9m 
- GV hỏi : Biết 8,1m > 7,9m, em hãy so sánh 8,1 và 7,9 . HS nêu .
- Hãy so sánh phần nguyên của 8,1 và 7,9 .	
- Dựa vào kết quả so sánh trên, em hãy tìm mối liên hệ giữa việc so sánh phần nguyên của hai số thập phân với so sánh bản thân chúng .
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau.
- GV nêu đề toán .
- Cuộn dây thứ nhất dài 35,7m, cuộn dây thứ hai dài 35,698m. Hãy so sánh độ dài của hai cuộn dây .
- GV hỏi : Nếu sử dụng kết luận vừa tìm được về so sánh hai số thập phân thì có so sánh được 35,7m và 35,698m không ? Vì sao ?
- Vậy theo em, để so sánh được 35,7m và 35,698m ta nên làm theo cách nào ?
- GV nhận xét và giới thiệu cách so sánh như SGK .
- GV hỏi : Từ kết quả so sánh 35,7m>35,698m, em hãy so sánh 35,7 và 35,698 .
- Hãy so sánh hàng phần mười của 35,7 và 35,698 .
- Em hãy tìm mối liên hệ giữa kết quả so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau với kết quả so sánh hàng phần mười của hai số đó .
- GV nhắc lại kết luận trên .
- Nếu phần nguyên và hàng phần mười của hai số đều bằng nhau thì ta làm tiếp như thế nào ?
- GV yêu cầu HS mở SGK và đọc phần c) trong phần bài học.
C. Luyện tập - thực hành :
* Bài 1 .
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập .
a) 48,97 < 51,02 .
	b) 96,4 > 96,38 .
	c) 0,7 >0,65
	* Bài 2 .
- HS làm bài và sửa bài .
6,375 < 6,735 < 7,19 < 8,72 < 9,01 .
* Bài 3 .
- HS thực hiện tương tự bài 2 .
0,4 > 0,321 > 0,32 > 0,197 > 0,187
4. Củng cố : - HS nhắc cách so sánh hai số thập phân
- GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò : Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập – Xem trước bài tập BT1; BT2; BT3; BT4 (a) sgk/ 43
---------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 12 tháng 10 năm 2012
Tập làm văn
Tiết 15: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU: 
 - Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
 - Dựa vào dàn ý (thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
 - Giáo dục HS ý thức được trong việc miêu tả nét đặc sắc của cảnh, tả chân thực. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Giấy khổ to, bút dạ - Bảng phụ tóm tắt những gợi ý giúp học sinh lập dàn ý. 
- Một số tranh ảnh minh họa cảnh đẹp của đất nước. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định : Hát
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Gọi 3 HS đọc đoạn văn của mình .
	- Nhận xét, cho điểm từng HS .
3. Bài mới : 
* Hoạt động 1: Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp của địa phương.
- GV gợi ý
+ Dàn ý gồm mấy phần?
- 3 phần (MB - TB - KL)
+ Dựa trên những kết quả quan sát, lập dàn ý cho bài văn với đủ 3 phần.
- GV có thể yêu cầu HS tham khảo bài. 
+ Vịnh Hạ Long / 81,82: xây dựng dàn ý theo đặc điểm của cảnh.
+ Tây nguyên / 82,83: xây dựng dàn ý theo từng phần, từng bộ phận của cảnh.
- HS lập dàn ý trên nháp - giấy khổ to.
Ÿ GV nhận xét, bổ sung
* Hoạt động 2: Dựa theo dàn ý đã lập, viết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương
Bài 1 .
- HS đọc yêu cầu bài tập .
- GV cùng HS xây dựng dàn ý chung cho bài văn bằng hệ thống câu hỏi. GV ghi bảng .
- HS lập dàn ý cụ thể viết vào giấy khổ to .
- 2 HS trình bày trên bảng, 3 HS đọc dàn ý của mình cho cả lớp nhận xét .
+ Mở bài : Giới thiệu cảnh đẹp định tả, địa điểm của cảnh đẹp đó, giới thiệu được thời gian, địa điểm mà mình quan sát .
+ Thân bài : Tả những đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp, những chi tiết làm cho cảnh đẹp trở nên gần gũi, hấp dẫn người đẹp .
	Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo trình tự : từ xa đến gần, từ cao xuống thấp.
+ Kết bài : nêu cảm xúc của mình với cảnh đẹp quê hương .
Bài 2 .
- HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập .
- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn .
- GV gợi ý .
	+ Các em chỉ cần tả một đoạn của phần thân bài. Đoạn văn này chỉ cần tả một đặc điểm hay một bộ phận của cảnh. Câu mở đoạn cần nêu được ý của đoạn. Các câu thân đoạn phải có sự liên kết giữa các ý, các chi tiết định miêu tả. Câu kết đoạn thể hiện đựơc tình cảm, cảm xúc của mình .
- Nhận xét và cho điểm từng HS viết đạt yêu cầu
4. Củng cố : 
- GV Tổng kết, nhận xét tiết học . 
5. Dặn dò : 
Về nhà viết đoạn thân bài trong bài văn miêu tả cảnh đẹp địa phương .
Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh (Dựng đoạn mở bài, kết bài)
--------------------------------------------------- 
TOÁN
Tiết 38: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Biết: 
 - So sánh hai số thập phân.
- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
- BT cần làm: B1; B2; B3; B4 (a)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Phấn màu - Bảng phụ thẻ đúng - sai. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định : Hát
2. Kiểm tra bài cũ :
- Bốc thăm số hiệu bất kì lên trả lời
1/ Muốn so sánh 2 số thập phân ta làm như thế nào? Cho VD (học sinh so sánh). 
2/ Nếu so sánh hai số thập phân mà phần nguyên bằng nhau ta làm như thế nào?
- GV nhận xét và cho điểm HS .
3. Bài mới : 
* Hoạt động 1: Ôn tập củng cố kiến thức về so sánh hai số thập phân, xếp thứ tự đã xác định.
Bài 1.
- HS đọc đề toán, nêu cách làm và làm bài .
- Bài này có liên quan đến kiến thức nào?
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc so sánh.
- Sửa trên bảng lớp bằng trò chơi “hãy chọn dấu đúng”.
- So sánh 2 số thập phân
84,2 > 84,19 47,5 = 47,500
6,843 89,6
* Hoạt động 2: Ôn tập củng cố về xếp thứ tự.
Bài 2 .
- Để làm được bài toán này, ta phải nắm kiến thức nào?
- HS tự làm .
- Sửa bài: Bằng trò chơi đưa số về đúng vị trí(viết số vào bảng, 2 dãy thi đua tiếp sức đưa số về đúng thứ tự.
4,23 < 4,32 < 5,3 < 5,7 < 6,02 .
* Hoạt động 3: Tìm số đúng
Bài 3 .
- GV gợi mở để HS trả lời
- Nhận xét xem x đứng hàng nào trong số 9,7 x 8? 
- Vậy x tương ứng với số nào của số 9,718? 
- Vậy để 9,7 x 8 < 9,718 x phải như thế nào? 
- x là giá trị nào? Để tương ứng? 
- Sửa bài “Hãy chọn số đúng”
Bài 4 .
- x nhận những giá trị nào? 
- Ta có thể căn cứ vào đâu để tìm x?
- Vậy x nhận giá trị nào?
- HS tự nêu bài tập rồi làm và sửa bài .
4. Củng cố : 
- Nhắc lại nội dung luyện tập
- Thi đua 2 dãy: 
* Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn: 42,518 ; ; 45,5 ; 42,358 ; 
5. Dặn dò : 
	- GV nhận xét tiết học. 
	- Chuẩn bị: “Luyện tập chung” – Xem trước bài tập 1,2,3 sgk/43
------------------------------------------------------------ 
Âm nhạc
TIẾT 9 Học hát : NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA
I.Mục tiêu: 
HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài Những bông hoa những bài ca . 
Trình bày bài hát Những bông hoa những bài ca kết hợp gõ đệm theo phách và gõ đệm với hai âm sắc. Trình bày bài hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Góp phần giáo dục HS thêm yêu mến mái trường và các thầy cô giáo 
II.Chuẩn bị của giáo viên: 
Nhạc cụ quen dùng, băng đĩa nhạc
Tranh ảnh minh hoạ bài Những bông hoa những bài ca
III.Hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Dạy bài hát : Những bông hoa những bài ca 
- Giới thiệu bài hát, nội dung bài hát 
- Cho HS nghe băng
- Hướng dẫn HS đọc lời ca
Dạy hát từng câu(bài chia thành 8 câu để tập cho HS) 
Cho HS hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát 
GV sửa cho HS nếu hát chưa đúng, nhận xét .
 Hoạt động 2: 
Hát kết hợp vận động phụ hoạ 
Hát kết hợp vỗ gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca
Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
Hướng dẫn HS vừa đứng hát vừa nhún chân nhịp nhàng 
GV chỉ định từng nhóm lên trình bày bài hát kết hợp gõ đệm hai âm sắc
Củng cố – dặn dò
Củng cố bằng cách hỏi tên bài hátvừa học, tên tác giả. Cả lớp đứng hát và vỗ tay theo nhịp, phách 
GV nhận xét ,dặn dò 
----------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 8 mot cot.doc