Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 9, 10

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 9, 10

I - MỤC TIÊU:

 Học bài xong bài này, HS biết:

- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.

- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.

- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.

II – CHUẨN BỊ:

Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời: Mộng Lân

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp

* Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em.

* Cách tiến hành

1. Cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết.

2. Cả lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:

- Bài hát nói lên điều gì?

- Lớp chúng ta có vui như vậy không?

- Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè?

- Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em có biết điều đó từ đâu?

3. GV kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có

doc 63 trang Người đăng huong21 Lượt xem 898Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 9, 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
	Thứ hai ngày tháng năm 
Tiết 1.
Đạo đức:
 Tình bạn (Tiết 1)
I - Mục tiêu:
	Học bài xong bài này, HS biết:
- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II – Chuẩn bị:
Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời: Mộng Lân
III - Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
* Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em.
* Cách tiến hành
1. Cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết.
2. Cả lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:
- Bài hát nói lên điều gì?
- Lớp chúng ta có vui như vậy không?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè?
- Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em có biết điều đó từ đâu?
3. GV kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn.
* Mục tiêu: HS hiểu được bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn.
 * Cách tiến hành
1. GV đọc một lần truyện Đôi bạn
2. GV mời một số HS lên đóng vai theo nội dung truyện
3. Cả lớp thảo luận theo các câu hỏi ở trang 17, SGK.
4. GV kết luận: Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
Hoạt động 3: làm bài tập 2 SGK
* Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè.
* Cách tiến hành
1. HS làm bài tập 2 (làm việc cá nhân).
2. HS trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
3. GV mời một số HS trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 Chú ý: Sau mỗi tình huống, GV nêu yêu cầu HS tự liên hệ (Em đã làm được như vậy đối với bạn bè trong các tình huống tương tự chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể)
4. GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống:
	Tình huống (a): Chúc mừng ban.
	Tình huống (b): An ủi, động viên, giúp đỡ bạn
	Tình huống (c): Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn
	Tình huống (d): Khuyên ngăn bạn không nên sa vào những việc làm không tốt.
	Tình huống (đ): Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm.
	Tình huống (e): Nhờ bạn bè, thầy cô giáo hoặc người lớn khuyên ngăn bạn 
Hoạt động 4: Củng cố
* Mục tiêu: Giúp HS biết được các biểu hiện của tình bạn đẹp.
* Cách tiến hành 
1. GV yêu cầu mỗi HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp
2. GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng
3. GV kết luận
Các biểu hiện của tình bạn đẹp là: tôn trọng, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ vui buồn cùng nhau,
4. HS liên hệ những tình bạn trong lớp, trong trừơng hợp mà em biết.
5. GV yêu cầu một vài HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động tiếp nối
	1. Sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, về chủ đề Tình Bạn.
	2. Đối xử tốt với bạn xung quanh.
Tiết 2.
Tập đọc:
Cái gì quý nhất
I- Mục tiêu:
 1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo)
 2. Nắm được vấn đề tranh luận (cái gì là quý nhất?) và ý được khẳng định trong bài (Người lao động là quý nhất)
II - đồ dùng dạy – học:
 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 iii - các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1:
 - Kiểm tra bài cũ
 HS đọc thuộc những câu thơ các em thích trong bài thơ Trước cổng trời, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
 - Giới thiệu bài
 Trong cuộc sống, có những vấn đề cần trao đổi, tranh luận để tìm ra câu trả lời. Cái gì quý nhất trên đời là vấn đề nhiều HS từng tranh cãi. Các em hãy cùng đọc bài Cái gì quý nhất để biết ý kiến riêng của ba bạn Hùng, Quý, Nam và ý kiến phân giải của thầy giáo.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc
 Chia bài làm 3 phần để luyện đọc như sau:
 + Phần 1 gồm đoạn 1 và đoạn 2 (từ Một hôm..đến sống được không?)
 + Phần 2 gồm các đoạn 3, 4, 5 (từ Quý và Nam đến phân giải )
 + Phần 3 (phần còn lại)
 - 3 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa lỗi, lưu ý nhấn giọng những câu khẳng định và giọng của nhân vật.
 - HS luyện đọc theo cặp .
 - 1, 2 HS đọc toàn bài .
 - GV đọc mẫu .
b) Tìm hiểu bài
 - HS đọc thầm bài và cho biết:
 - Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì? (HS phát biểu. GV ghi tóm tắt. Hùng: lúa gạo; Quý : vàng; Nam: thì giờ)
 - Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình? HS nêu lí lẽ của từng bạn, chú ý chuyển câu hỏi thành câu khẳng định. GV ghi bảng tóm tắt.
 Hùng: lúa gạo nuôi sống con người.
 Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
 Nam: có thì giời mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
 - Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất? HS nêu lí lẽ của thầy giáo. GV nhấn mạnh cách lập luận có tình có lí của thầy giáo:
 +Khẳng định cái đúng của ba HS (lập luận có tình – tôn trọng ý kiến người đối thoại): Lúa gạo, vàng, thì giờ đều quý, nhưng chưa phải là quý nhất.
 + Nêu ra ý kiến mới sâu sắc hơn (lập luận có lí): Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Vì vậy, người lao dộng là quý nhất.
 - Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên gọi đó.
(Có thể đặt tên cho bài văn là Cuộc tranh luận thú vị vì bài văn thuật lại cuộc tranh luận thú vị giữa ba bạn nhỏ./ có thể đặt tên cho bài văn là Ai có lí? Vì bài văn cuối cùng đến được một kết luận giàu sức thuyết phục: Người lao động là đáng quý nhất./ )
c). Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
 - GV mời 5 HS đọc lại bài văn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Hùng, Quý, Nam, thầy giáo); giúp HS thể hiện đúng giọng đọc của từng nhân vật.
 - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài theo cách phân vai. chọn đoạn tranh luận của ba bạn. Chú ý: kéo dài giọng hoặc nhấn giọng (tự nhiên) những từ quan trọng trong ý kiến của từng nhân vật để góp phần diễn tả rõ nội dung và bộc lộc thái độ. VD: Hùng nói : “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”
 Quý và Nam cho là rất có lí. Nhưng đi đươc mơi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!”
Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc!”
 - Chú ý đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật; diễn tả giọng tranh luận sôi nổi của Hùng, Quý, Nam; lời giảng giải ôn tồn, chân tình, giàu sức thuyết phục của thầy giáo.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
 GV nhận xét tiết học. Nhắc HS ghi nhớ cách nêu lí lẽ, thuyết phục người khác khi tranh luận của các nhân vật trong truyện để thực hành thuyết trình, tranh luận trong tiết TLV tới.
Tiết 3.
Toán:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
	Giúp HS :
 - Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.
 - Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân .
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Ôn cách viết đơn vị đo dộ dài dưới dạng số thập phân
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập, nêu cách làm
 HS tự làm bài rồi chữa bài.
	a) 35m 23cm = m = 35,23m;
	b) 51dm 3cm = dm = 51,3dm;
	c) 14m 7cm = m = 14,07m.
Bài 2: GV nêu bài mẫu: Viết số thập phân thích hợp vao chỗ chấm: 315cm =  m. Sau đó cho HS thảo luận trong bàn rồi tự làm, có thể phân tích: 315cm lớn hơn 300cm mà 300cm = 3m.
 Có thể viết 315cm = 300cm + 15cm = 3m 15cm = m = 3,15m.
 Vậy 315cm = 3,15m.
 Gọi HS nêu cách làm và kết quả các phần còn lại.
	234cm = 2,34m
	506cm = 5,06m
	34dm = 3,4m
Bài 3: HS tự làm và thống nhất kết quả.
 GV chữa chung
	a) 3km 245m = 3,245km
	b) 5km 34m = 5,034km;
	c) 307m = 0,307km.
Bài 4: HS thảo luận cách làm phần a), b).
	a) 12,44m = m = 12m 44cm;
	b) 7,4dm = dm = 7dm 4cm;
 GV gợi ý HS làm phần c), d):
c) 3,45km = km = 3km 450m = 3450m;
d) 34,3km = km = 34km 300m = 34300m.
Hoạt động 2: Củng cố - Dặn dò: 
 GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà làm lại bài tập trong SGK.
Tiết 4.
Khoa học:
thái độ đối với người nhiễm HIV/ AIDS
I - Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có khả năng:
 - Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
 - Có thái độ không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình họ.
II - đồ dùng dạy – học:
 - Hình trang 36,37 SGK 
 - 5 tấm bìa cho hoạt động đóngvai “Tôi bị nhiễm HIV”
 - Giấy và bút màu.
III - Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: trò chơi tiếp sức“HIv lây truyền hoặc không lây truyền qua.”
* Mục tiêu: HS xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV
*Chuẩn bị: GV chuẩn bị:
a) Bộ thẻ các hành vi
Ngồi học cùng bàn
Bơi ở bể bơi (hồ bơi) công cộng
Uống chung li nước
Dùng chung bơm kim tiêm không khử trùng
Dùng chung dao cạo
Khoác vai
Dùng chung khăn tắm
Mặc chung quần áo
Băng bó vết thương chảy máu mà không dùng găng tay cao su bảo vệ
ôm
Cùng chơi bi
Cầm tay
Bị muỗi đốt
Nằm ngủ bên cạnh
Sử dụng nhà vệ sinh công cộng
Xăm mình chung dụng cụ không khử trùng
Ăn cơm cùng mâm
Nói chuyện, an ủi bệnh nhân AIDS
Truyền máu (mà không biết rõ nguồn gốc máu
Nghịch ngợm bơm kim tiêm đã sử dụng
b) Kẻ sẵn trên bảng hoặc trên giấy khổ to 2 bảngcó nội dung giống nhau như sau:
 Bảng “hiv lây truyền hoặc không lây truyền qua”
Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV
Các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
 - GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 9 hoặc 10 HS tham gia chơi.
 - HS 2 đội đứng xếp hàng dọc trước bảng. Cạnh mỗi đội có một hộp đựng các tấm phiếu bằng nhau, có nội dung . Trên bảng treo sẵn hoặc kẻ sẵn 2 bảng “HIV lây truyền hoặc không lây truyền”, mỗi đội gắn vào 1 bảng.
 - Khi GV hô “bắt đầu”: NGười thứ nhất của mỗi đội rút ra một phiếu bất kì, đọc nội dung phiếu rồi đi nhanh, gắn tấm phiếu đó lên cột tương ứng trên bảng của nhóm mình. Người thứ nhất gắn xong rồi đi xuống, người thứ hai lại làm tiếp các bước như người thứ nhất và tiếp đến là người thứ ba,
 - Đội nào gắn xong các phiếu trước và đúng là thắng cuộc.
Bước 2: Tiến hành chơi
 Các đội cử đại diện lên chơi: Lần lượt từng người tham gia chơi của mỗi đội lên dán các tấm phiếu mình rút được vào cột tương ứng trên bảng.
Bước 3: Cùng kiểm tra
 - GV cùng HS không tham gia chơi kiểm tra lại từng tấm phiếu hành vi của các bạn đã dán vào mỗi cột xem đã đúng chưa.
 - GV yêu cầu các đội g ... .
III. Nội dung và phương pháp:
1. Phần m ở đầu:
	- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
	- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên.
	- Đứng thành 3, 4 hàng ngang hoặc vòng tròn sau đó GV hoặc cán sự điều khiển cho lớp khởi động các khớp.
	- Trò chơi “Đứng ngồi theo hiệu lệnh”.
2. Phần cơ bản:
	- Ôn 3 động tác vươn thở, tay và chân: 1 – 2 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 8 nhịp. 
GV cho HS ôn lại 3 động tác 1 – 2 lần, mỗi lần 2 8 nhịp. GV có thể chia tổ cho các em tự ôn tập, cuối cùng dành thời gian cho các tổ báo cáo kết quả ôn tập.
	Trong quá trình HS tập GV chỉ dẫn thường xuyên và sửa sai chung cho cả lớp hoặc trực tiếp cho một số HS và thi đua xem tổ (hoặc cá nhân) nào tập đúng nhất.
	- Học động tác vặn mình: 3 – 4 lần, mỗi lần 2 8 nhịp. 
GV nêu tên động tác, sâu đó vừa phân tích kĩ thuật động tác vừa làm mẫu và cho HS tập theo. Lần đầu nên thực hiện chậm từng nhịp để HS nắm được phương hướng và biên độ động tác. Lần tiếp theo, GV hô nhịp chậm cho HS tập, Sau mỗi lần GV nhận xét uốn nắn sửa sai động tác rồi cho các em tập tiếp.
	- Ôn 4 động tác thể dục đã học: 3 – 4 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
	Trong quá trình HS tập GV chỉ dẫn thường xuyên và sửa sai chung cho cả lớp hoặc trực tiếp cho một số HS và thi đua xem tổ (hoặc cá nhân) nào tập đúng nhất.
- Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”.
GV nhắc lại cách chơi, cho HS chơi thử 1 – 2 lần, sau đó chơi chính thức 3 hoặc 5 lần những người thua cuộc phải nhảy cò cò xung quanh các bạn.
3. Phần kết thúc:
	- HS tập tại chỗ làm một số động tác thả lỏng, rủ chân, tay, thân lắc vai,  .
	- GV cùng HS hệ thống bài.
	- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài tập và giao bài về nhà.
 Thứ sáu ngày tháng năm 
Tiết1: 
Tập làm văn:
Ôn tập giữa học kì i
I - Mục tiêu:
 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.
 2. Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong ba chủ điểm: Việt Nam – Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên nhằm trau dồi kĩ năng cảm thụ văn học.
II - đồ dùng dạy – học:
 Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1)
iii - các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 2:
 - GV ghi lên bảng tên 4 bài văn: Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Một chuyên gia máy xúc, Kì diệu rừng xanh, Đất cà Mau.
 - HS làm việc độc lập : Mỗi em chọn một bài văn, ghi lại chi tiết mình thích nhất trong bài, suy nghĩ để giải thích lí do vì sao mình thích nhất chi tiết đó. GV khuyến khích HS nói thêm nhiều hơn 1 chi tiết, đọc nhiều hơn một bài.
 - HS tiếp nối nhau nói chi tiết mình thích trong mỗi bài văn, giải thích lí do VD: Cả lớp và GV nhận xét, khe ngợi những HS tìm được chi tiết hay, giải thích được lí do mình thích.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
 GV nhận xét tiết học và dặn HS :
 - Mỗi em tự ôn lại từ ngữ đã học trong các chủ điểm để chuẩn bị cho tiết 4.
 - Các nhóm chuẩn bị trang phục đơn giản để diễn một trong 2 đoạn của vở kịch Lòng dân (tiết 5).
Tiết 2.
Địa lí:
Nông Nghiệp
I - Mục tiêu:
	Học xong bài này, HS biết: 
 - Biết ngành trồng trọt có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi đang ngày càng phát triển.
 - Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo được trồng nhiều nhất.
 - Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta.
II - Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ kinh tế Việt Nam.
 - Tranh ảnh về các vùng trông lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả ở nước ta.
III - Các hoạt động dạy - học:
1. Ngành trồng trọt.
Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
 - GV nêu câu hỏi: Dựa vào mục 1 trong SGK, hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
 - GV tóm tắt:
 + Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
 + ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi. 
Hoạt động 2: (làm việc theo cặp)
Bước 1: HS quan sát hình 1 và chuẩn bị trả lời các câu hỏi của mục 1 trong SGK.
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 Kết luận: Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo là nhiều nhất, các cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều.
 - GV nêu câu hỏi: Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng? (vì nước ta có khí hậu nhiệt đới)
 - GV nêu câu hỏi: Nước ta đã đạt được thành tựu gì trong việc trồng lúa gạo? (đủ ăn, dư gạo xuất khẩu).
 - GV tóm tắt: Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (chỉ đứng sau Thái Lan)
Hoạt động 3: (làm việc theo cặp) 
Bước 1: HS quan sát hình 1, kết hợp với vốn hiểu biết, chuẩn bị trả lời câu hỏi cuối mục 1 trong SGK.
Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vùng phân bố của một số cây trồng chủ yếu của nước ta.
Kết luận:
 + Cây lúa gạo được trồng nhiều ở các đồng bằng, nhiều nhất là đồng bằng Nam Bộ.
 + Cây công nghiệp lâu năm trồng nhiều ở vùng núi, Vùng núi phía Bắc trồng nhiều chè: Tây Nguyên trồng nhiều cà phê, cao su, hồ tiêu.
 + Cây ăn quả trồng nhiều ở đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc.
 - GV tổ chức thêm một số hoạt động:
 + GV hướng dẫn HS xem tranh, ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả của nước ta và xác định trên bản đồ vị trí (tương đối) của các địa điểm đó.
 + Nếu có điều kiện, GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức, điền tên các cây trồng 
vào bản đồ trống hoặc gắn các bức tranh (hoặc ảnh) về các cây trồng vào bản đồ Việt Nam.
 + HS thi kể các loại cây trồng ở địa phương mình.
2. Ngành chăn nuôi
Hoạt động 4: (làm việc cả lớp) 
 GV hỏi: Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng? (do nguồn thức ăn chăn nuôi ngày càng đảm bảo: ngô, khoai, sắn, thức ăn chế biến sẵn và nhu cầu thịt, trứng, sữa của nhân dân ngày càng nhiều đã thúc đẩy ngành chăn nuôi ngày càng phát triển)
 - HS trả lời câu hỏi của mục 2 trong SGK:
 + Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng núi
 + Lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng.
Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò.
 GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
Tiết 3: Toán:
Tổng nhiều số thập phân
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết tính tổng nhiều số thập phân (tương tự như tính tổng hai số thập phân).
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính nhanh.
II. Các hoạt động dạy- học . 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự tính tổng nhiều số thập phân.
 a. GV nêu ví dụ (như SGK) rồi viết ở trên bảng một tổng các số thập phân: 
27,5 + 36,75 + 14,5 = ? (l)
 - Hướng dẫn HS:
 Tự đặt tính (viết lần lượt các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau).
 Tự tính (cộng từ phải sang trái như cộng các số tự nhiên, viết dấu phẩy của tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng).
 - GV gọi HS nêu bài toán rồi tự giải và chữa bài (như SGK).
Hoạt động 2: Thực hành.
 GV hướng dẫn HS tự làm các bài tập rồi chữa bài.
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài
 - Khi chữa bài, GV nên khuyến khích HS nêu cách tính tổng nhiều số thập phân
Bài 2: Hướng dẫn HS tính ( a + b ) + c và a + ( b + c )
 So sánh và rút ra nhận xét
 Nêu tính chất kết hợp của phép cộng
Bài 3: HS tự làm bài rồi chữa bài
 Sau khi chữa bài, GV gọi vài HS nêu cách làm: Đã sử dụng tính chất nào của phép cộng để làm ? ( giao hoán , kết hợp )
 Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
 Về làm bài tập trong SGK.
Tiết 4: 
Mĩ thuật:
Vẽ trang trí: Trang trí đối xứng qua trục
I - Mục tiêu
 - HS nắm được cách trang trí đối xứng qua trục.
 - HS vẽ được bài trang trí đối xứng qua trục
 - HS yêu thích vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí.
II - Chuẩn bị: Vở thực hành, Bút chì, thước kẻ, màu vẽ.
III - Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
 GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang trí đối xứng có dạng hình tròn, hình vuông,... ở trang 32
 + Các phần của hoạ tiết ở hai bên trục giống nhau, bằng trục và được vẽ cùng màu.
 + Có thể trang trí đối xứng qua một, hai hoặc nhiều trục.
Hoạt động 2: Cách trang trí đối xứng
 GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ phác lên bảng để HS nhận ra các bước trang trí đối xứng.
Hoạt động 3: Thực hành
 - HS vẽ vào vở thực hành.
 - GV gợi ý HS:
 + Kẻ các đường trục
 + Tìm các hình mảng và hoạ tiết.
 + Cách vẽ hoạ tiết đối xứng quan trục.
 + Tìm, vẽ màu hoạ tiết và nền (có đậm, có nhạt).
 - Đối với HS còn lúng túng. GV cho sử dụng một số hoạ tiết đã chuẩn bị và gây gợi ý các em cách sắp xếp đối xứng qua trục.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
 - GV cùng HS chọn một số bài trang trí đẹp và chưa đẹp ; treo, đính lên bảng và gợi ý để HS nhận xét, xếp loại bài.
 - GV tóm tắt và động viên, khích lệ những HS hoàn thành bài vẽ, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.
Dặn dò : Sưu tầm trang ảnh về đề tài ngày nhà giáo Việt Nam.
Tiết 5.
Thể dục:
Trò chơi: chạy nhanh theo số.
I. Mục tiêu:
	- Học trò chơi: “Chạy nhanh theo số”. Yêu cầu nắm được cách chơi.
	- Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân và vặn mình của bài thể dục phát triển chung.
II. Địa điểm và phương tiện: 
	- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
	- Phương tiện: Chuẩn bị một còi, kẻ sân chơi.
III. Nội dung và phương pháp:
1. Phần m ở đầu:
	- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
	- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh nơi tập.
	- Đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong, khởi động các khớp và trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”.
2. Phần cơ bản:
	- Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân và vặn mình của bài thể dục phát triển chung.
	GV cùng HS nhắc lại cách tập động tác vươn thở (bằng lời), tập 1-2 lần, mỗi lần 2 8 nhịp. Sau đó lặp lại cách dạy như vậy đối với động tác tay, chân và vặn mình. Trước khi ôn động tác chân, GV cho ôn lại một hai lần động tác vươn thở và tay. Làm như vậy đối với động tác vặn mình. Sau khi ôn động tác văn mình, GV ôn lại 4 động tác 1 – 2 lần, mỗi lần 2 8 nhịp. GV có thể chia tổ cho các em tự ôn tập, cuối cùng dành thời gian cho các tổ báo cáo kết quả ôn tập.
	Trong quá trình HS tập GV chỉ dẫn thường xuyên và sửa sai chung cho cả lớp hoặc trực tiếp cho một số HS và thi đua xem tổ (hoặc cá nhân) nào tập đúng nhất.
- Học trò chơi “Chạy nhanh theo số”.
	GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi, sau đó tổ choc cho HS chơi thử 1 – 2 lần rồi mới chơi chính thức. GV nhắc trong khi chơi không nên quá vội vàng 
3. Phần kết thúc:
	- HS tập tại chỗ làm một số động tác thả lỏng, rủ chân , tay, gập thân lắc vai,  .
	- GV cùng HS hệ thống bài.
	- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài tập và giao bài về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 T910.doc