Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 19 - Trường TH Trần Quốc Toản

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 19 - Trường TH Trần Quốc Toản

Luyện tập đọc:

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I.Mục tiêu:

-Đọc trôi chảy,diễn cảm toàn bài với ngữ điệu các câu kể,câu hỏi,câu khiến,câu cảm.Đọc phân vai theo đoạn kịch.

-Nắm chắc nội dung của bài

-Giáo dục tính tự học.

II.Lên lớp:

1.Luyện đọc

-1 H đọc toàn bộ đoạn kịch,H nối tiếp đọc đoạn kịch,T sữa sai các lỗi phát âm khó,dễ nhầm lẫn như phắc-tuya, Sa-lu-xơ Lô-ba.Lưu ý các câu "Vậy anh vào Sài Gònnày làm gì?" với giọng ngạc nhiên.

-H luyện đọc nhóm đôi dể sữa lỗi cho nhau.

-Các nhóm thi đọc trước lớp,nhận xét,T nhận xét chung.

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 19 - Trường TH Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
(Từ ngày 18/01/2010 đến ngày 22/01/2010
 ***********************
Thứ/ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Thứ hai
(chiều)
(18/01)
1
2
3
4
Luyện tập đọc
Kỹ thuật
Luyện lịch sử
Chào cờ
Người công dân số Một
Nuôi dưỡng gà
Chữa bài kiểm tra.
Thứ ba
(sáng)
(19/01)
1
2
3
4
Toán
Chính tả
LTVC
Lịch sử
Luyện tập
(N-V): Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
Câu ghép
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Thứ ba
(chiều)
(19/01)
1
2
3
Luyện toán 
Luyện tập viết
Thể dục
Diện tích hình thang
Tuần 19
Bài 37
Thứ năm
(21/01)
(chiều)
1
2
3
L khoa học
Luyện LTVC
Mỹ thuật
Luyện bài tuần 19
Ôn tập
GVCT
Thứ sáu
(sáng)
(22/01)
1
2
3
4
Toán
LTVC
Tập làm văn
Địa lý
Chu vi hình tròn
Cách nối các vế câu ghép
Luyện tập tả người
Châu Á
Thứ sáu
(Chiều)
 (22/01)
1
2
3
 Luyện TLV
Luyện toán
Sinh hoạt
Luyện tập tả người(Tả hoạt động)
Luyện tập 
Lớp
 Cam Tuyền, ngày 16 tháng 01 năm 2010
 	 Phạm Thị Hoài
 Ngày soạn:16/01/2010
Ngày giảng:Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm2010
Buổi chiều:
Tiết 1: Luyện tập đọc:
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I.Mục tiêu:
-Đọc trôi chảy,diễn cảm toàn bài với ngữ điệu các câu kể,câu hỏi,câu khiến,câu cảm...Đọc phân vai theo đoạn kịch.
-Nắm chắc nội dung của bài
-Giáo dục tính tự học.
II.Lên lớp:
1.Luyện đọc
-1 H đọc toàn bộ đoạn kịch,H nối tiếp đọc đoạn kịch,T sữa sai các lỗi phát âm khó,dễ nhầm lẫn như phắc-tuya, Sa-lu-xơ Lô-ba...Lưu ý các câu "Vậy anh vào Sài Gònnày làm gì?" với giọng ngạc nhiên...
-H luyện đọc nhóm đôi dể sữa lỗi cho nhau.
-Các nhóm thi đọc trước lớp,nhận xét,T nhận xét chung.
2.Ôn nội dung bài
-T nêu lần lượt các câu hỏi H trả lời,H khác nhận xét bổ sung
-Nêu lại nội dung bài.
-Em học tập được những gì qua bài học này?
3.Luyện đọc diễn cảm.
-H nối tiếp nhau đọc phân vai trong nhóm, sau đó các nhóm thi đọc trước lớp.T nhận xét tuyên dương nhóm đọc tốt.
4.Củng cố dặn dò
-T nhận xét tiết học,về nhà tiếp tục luyện đọc tiếp nhất Hiếu.
-Chuẩn bị bài sau.
......................................................................
Tiết 2: Kĩ thuật:
NUÔI DƯỠNG GÀ
I.Mục tiêu 
HS cần phải:
- Biết được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- Biết cách cho gà ăn, uống. Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn,uống ở gia đình hoặc địa phương.
- Có ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc gà.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Hình ảnh minh hoạ cho bài học theo nội dung SGK 
- Phiếu đánh giá kết quả học tập
III Lên lớp:Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học 
*Hoạt động 1. Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà
- GV nêu khái niệm: Công việc cho gà ăn, uống được gọi chung là nuôi dưỡng.
Để giúp HS hiểu rõ khái niệm trên, GV có thể nêu một số ví dụ về công việc nuôi dưỡng trong thực tế chăn nuôi gà ở gia đình, địa phương như cho gà ăn những thức ăn gì? Ăn vào lúc nào? Lượng thức ăn cho gà ăn hàng ngày ra sao? Cho gà uống nước vào lúc nào? Cho ăn, uống như thế nào?
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 (SGK). Sau đó, đặt câu hỏi và gợi ý, dẫn dắt để HS nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.	
- Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1: Nuôi dưỡng gà gồm hai công việc chủ yếu là cho gà ăn và cho gà uống nhằm cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà. Nuôi dưỡng hợp lý sẽ giúp gà khoẻ mạnh, lớn nhanh, sinh sản tốt. Muốn nuôi gà đạt năng suất cao phải cho gà ăn, uống đủ chất, đủ lượng, hợp vệ sinh.
*Hoạt động 2. Tìm hiểu cách cho gà ăn, uống
a) Cách cho gà ăn
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2a (SGK).
- HS nêu cách cho gà ăn ở từng thời kì sinh trưởng (gà con mới nở, gà giò, gà đẻ trứng). HS nêu cách cho ăn ở gia đình hoặc địa phương và so sánh với cách cho gà ăn trong bài học.
- HS nhớ lại những kiến thức đã học ở bài 20 để trả lời các câu hỏi trong mục 2a (SGK).
- Nhận xét và giải thích:
+ Chất bột đường, chất đạm có tác dụng chủ yếu trong việc cung cấp năng lượng hoạt động và tạo thịt, mỡ. Gà giò lớn nhanh, hoạt dộng nhiều nên cần nhiều năng lượng và chất đạm. Do vậy, cần phải cho gà giò ăn nhiều thức ăn cung cấp chất bột đường và thức ăn cung cấp chất đạm.
+ Chất đạm, chất khoáng là những chất dinh dưỡng chủ yếu tham gia toạ thành trứng gà. Vì vậy, cần cho gà đẻ ăn các thức ăn chứa nhiều chất đạm như giun đất, côn trùng(cào cào, châu chấu, mối), cua, ốc đập nhỏ, cá băm nhỏ, bột đỗ tương.; thức ăn chứa nhiều chất khoáng như vỏ trứng, vỏ sò, vỏ hến được sấy khô, nghiền nhỏ và thức ăn chứa nhiều vi-ta-min như rau muống, bắp cải, .rửa sạch thái nhỏ.
- Tóm tắt cách cho gà ăn theo nội dung SGK.
b) Cách cho gà uống
- HS nhớ lại và nêu vai trò của nước đối với đời sống động vật (môn Khoa học lớp 4).
- Nhận xét và giải thích: Nước là một trong những thành phần chủ yếu cấu tạo nên cơ thể động vật. Nhờ có nước mà cơ thể động vật hấp thu được các chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần thiếtt cho sự sống. Nowcs còn có tác dụng thải các chất thừa, chất độc hại trong cơ thể. Động vật khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau.
- HS nêu sự cần thiết phải thường xuyên cung cấp đủ nước sạch cho gà.
- HS đọc mục 2b và nêu cách cho gà uống.
- Nhận xét và nêu tóm tắt cách cho gà uống nước theo SGK.
Lưu ý HS: Dùng nước sạch như nước máy, nước giếng cho vào máng uống để cung cấp nước cho gà và đảm bảo nước luôn sạch sẽ. Máng uống phải luôn có đầy đủ nước.
Kết luận hoạt động 2: Khi nuôi gà phải cho gà ăn, uống đủ lượng, đủ chất và hợp vệ sinh bằng cách cho gà ăn nhiều loại thức ăn phù hợp với nhu càu về dinh dưỡng ở từng thời kỳ sinh trưởng của gà và thường xuyên cung cấp đủ nươCách sử dụng cho gà uống. Thức ăn, nước uống dùng để nuôi gà phải sạch sẽ, không bị ôi mốc và được đựng trong máng sạch.
*Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập
- Dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài đánh giá kết qủa học tập của HS.
- HS báo cáo két quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
IV. Nhận xét dặn dò:
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
- Hướng dẫn HS đọc trước bài “ Chăm sóc gà”
............................................................................
Tiết 3: 	 Luyện lịch sử:
CHỮA BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
I.Mục tiêu:
-Biết được bài làm của mình đúng sai như thế nào.
-Giáo dục HS yêu thích môn học.
II.Chuẩn bị : Nội dung bài kiểm tra.
III. Lên lớp
1.Bài cũ: H nêu đề bài lịch sử đã kiểm tra học kỳ I 
2. Bài mới: T nêu mục đích của tiết học.
HD học sinh chữa bài kiểm tra của mình theo lần lượt từng câu:
Câu 1:
Khoanh vào chữ trước ý đúng.
-Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác khoáng sản, mở mang đường sá, xây dựng nhà máy, lập các đồn điền... nhằm mục đích:
A. Nâng cao đời sống cho nhân dân VN
B.Làm cho kinh tế VN phát triển.
C. Cướp bóc tài nguyên,khoáng sản, bóc lột nhân công
D. Hai bên Pháp -Việt cùng có lợi.
Câu 2:Khoanh tròn vào chữ đặt trước ý đúng nhất.
Vào đầu TK XX trong xã hội Việt Nam xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới.
A.Trí thức,viên chức, nhân dân, nhà buôn.
B.Viên chức, tư sản, trí thức, địa chủ. 
C. Công nhân, tiểu tư sản,nhân dân, nhà buôn.
D.Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức.
Câu 3:Em hãy điền những nội dung cần thiết vào chỗ chấm cho phù hợp khi nói về hội nghi thành lập Đáng Cộng Sản VN.
a. Địa điểm......Hồng Công(TQ).
b. Người chủ trì...Nguyễn Ái Quốc.
c. Kết quả của hội nghị.(Cách Mạng VN có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, đưa cuộ đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn..).
Câu 4: Sau Cách Mạng tháng Tám nhân dân ta đã làm gì để chống lại giặc đói và giặc dốt.(Lập hũ gạo cứu đói, đề ra ngày đồng tâm, nhân dân cả nước 10 ngày nhịn ăn 1 bữa dành gạo cho dân nghèo, đẩy mạnh tăng gia sản xuất,chia ruộng đát cho dân nghèo..Để chóng giặc dốt nhân dân ta mở nhiều trường học, trẻ em nghèo được cắp sách tới trường...)
3.Củng cố dặn dò:
T nhận xét tiết học, về nhà chuẩn bị bài cho học kỳ II
.....................................................................
	Ngày soạn: 017/01/2010
	Ngày giảng:Thứ 3 ngày 19/01/2010
	Tiết 1:	 Toán:	 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang. Bài tập cần làm bài 1,3a.
II. Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ:3 H lên bảng làm bài 1b,bài 2b và bài 3/93-94.
 T cùng H chữa bài ghi điểm.
2.Bài mới:
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề
*Hoạt động 2: Học sinh làm bài 
Bài 1:
HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang.
Củng cố kĩ năng tính toán trên cácsố tự nhiên, phân số và số thập phân.
HS tự làm bài
HS đọc kết quả
GV đánh giá bài làm
Bài 3:Làm bài b.
Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ kết hợp với sử dụng công thức tính diện tích hình thang.
Rèn kĩ năng ước lượng để giải bài toán về diện tích.
GV yêu cầu mỗi HS quan sát và tự giải bài toán.
GV đánh giá bài làm của HS.
*Hoạt động 3: Giáo viên chấm bài 
- GV chấm một số bài 
- Chữa bài nếu cần 
*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
-Về nhà chuẩn bị tiết sau luyện tập tiếp.
-Nhận xét tiết học.
..........................................................................
 Tiết 2:	Chính tả: 
NƯỚC NHÀ YÊU NGUYỄN TRUNG TRỰC
I. Mục tiêu: 
-Nghe - viết đúng chính tả bài “Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực”
-Luyện viết đúng những từ ngữ có âm đầu r /d /gi hoặc âm chính o / ô dễ viết lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ
II. Đồ dùng dạy học: 
Bút dạ, giấy khổ to ghi nội dung bài tập 2, 3
III. Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:Kiểm tra sách giáo khoa,đồ dùng học tập cho học kỳ II
2. Bài mới: 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài - ghi đề 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả 
a) Hướng dẫn HS nghe - viết:
GV đọc bài chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
HS đọc thầm đoạn văn, chú ý từ ngữ có âm, vần, thanh dễ viết sai
GV cho HS viết bài chính tả; chấm chữa 1 số bài; nêu nhận xét chung. 
b.)Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2: 
HS đọc thầm nội dung bài tập
GV chia lớp thành 4 nhóm
Phát bút dạ mời các nhóm thi tiếp sức
HS điền chữ cái cuối cùng 
Đại diện nhóm đọc lại bài thơ đã điền chữ hoàn chỉnh
HS và GV nhận xét kết quả bài làm cùa mỗi nhóm
Bài 3:
GV hướng dẫn
HS làm tương tự bài 2
3. Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học
Ghi nhớ các từ ngữ đã luyện viết chính tả. 
............................................................................
 	Tiết 3:	 Luyện từ và câu: 
CÂU GHÉP
I. Mục tiêu:
-Nắm sơ khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản.(ND ghi nhớ)
-Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế  ... ............................
 Ngày soạn:21/01/2010
	Ngày giảng:Thứ sáu ngày 22 tháng 01 năm 2010
Tiết 1: Toán:	 
CHU VI HÌNH TRÒN
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết quy tắc, công thức tính chuvi hình tròn.Biết vận dụng để tính chu vi hình tròn.
-Bài tập cần làm BT1(a,b),bài 2c,bài 3.
 II. Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: 
2 H lên bảng làm bài 2,3/96-97
T cùng H chữa bài ghi điểm.
2.Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu – ghi đề
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
1. Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn.
GV giới thiệu công thức tính chu vi hình trònnhư SGK.
- Tính theo đường kính: C= d X 3,14
- Tính theo bán kính: C= r X 2 X 3,14
 -Cho HS thực hành vận dụng công thức tính các ví dụ 1 và 2 - GV nhận xét, kết luận.
HS nêu cách tính chu vi hình tròn.
2. Thực hành.
Bài 1: 	Vận dụng trực tiếp công thức tinh chu vi hình tròn
	Củng cố kĩ năng làm tính nhân các số thập phân
	HS tự làm
	HS đọc kết quả
	GV nhận xét, kết luận
Bài 2: Làm bài c.Tương tự bài 1
Bài 3: HS vận dụng công thức tính chu vi hình tròn
 Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
HS nêu lại cách tính chu vi hình tròn.
Về nhà chuẩn bị tiết sau luyện tập.
Nhận xét tiết học.
.............................................................................
 Tiết 2:	 Luyện từ và câu: 	
CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
I. Mục tiêu: 
-Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng các quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối(ND ghi nhớ)
-Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn(BT1,mục III):viết được đoạn văn theo yêu cầu của bài 2.
 II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, SGK.
III. Hoạt động dạy học: 
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về câu ghép trong tiết LTVC trước.
GV nhận xét, ghi điểm.
 Hoạt động 2:Bài mới:
	* Giới thiệu bài
* Phần nhận xét.
2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu BT1, 2
Cả lớp theo dõi SGK
HS đọc lại các câu văn, đoạn văn, dùng bút chì gạch chéo để phân tách 2 vế câu ghép; gạch dưới những từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu.
GV dán giấy đã viết sẵn 4 câu ghép
Mỗi em phân tích 1 câu
Cả lớp nhận xét, bổ sung chốt lại lời giải đúng.
* Phần ghi nhớ.
HS đọc nội dung ghi nhớ SGK
* Phần luyện tập
Bài 1: 
HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tạp
Cả lớp đọc thầm lại các câu văn, tự làm bài
HS phát biểu ý kiến, Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Các câu ghép và vế câu
Cách nối các vế câu
Đoạn a có 1 câu ghép với 4 vế câu
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị câm lăng (2 trạng ngữ) thì tinh thần ấy lại sôi nổi, / nó kết thành... to lớn,/nó lướt qua... khó khăn,/ nó nhấn chìm... lũ cướp nước.
4 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế câu có dấu phẩu (từ Thì nối trạng ngữ với các vế câu)
Bài 2:
HS đọc yêu cầu bài 2
GV nhắc HS chú ý: Đoạn văn tả ngoại hình một người bạn, phải có ít nhất 1 câu ghép. Các em hãy viết đoạn văn một cách tự nhiên; sau đó kiểm tra, nếu thấy trong đoạn chưa có câu ghép thì sửa lại.
GV mời 1, 2 em lên làm mẫu
HS viết đoạn văn
Nhiều HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học
HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách nối các vế câu ghép
..............................................................................
Tiết 3: 	 Tập làm văn: 
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
 (Dựng đoạn kết bài)
 I. Mục tiêu: 
 -Nhận biết được hai kiểu kết bài(mở rộng và không mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong SGK(BT1)
-Viết được hai đoạn kết bài theo yêu cầu của BT2
II. Đồ dùng dạy- học:
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
HS đọc các đoạn mở bài đã được viết lại
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài	
* GV giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài 1:
HS đọc nội dung bài tập
Cả lớp đọc thầm lại hai đoạn văn, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
HS nối tiếp nhau phát biểu - chỉ ra sự khác nhau của kết bài 1 và kết bài b
GV nhận xét, kết luận.
Bài 2:
GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài
 HS nói tên đề bài đã chọn
HS viết đoạn kết bài
HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. Mỗi em đều nói rõ đoạn kết bài của mình viết theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng
Cả lớp và GV nhận xét, góp ý.
GV mời những HS làm bài trên giấy, lên dán bài lên bảng lớp
GV và cả lớp cùng phân tích, nhận xét đoạn viết.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học
HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu bài trong bài văn tả người
......................................................................
Tiết 4: Địa lý: 
CHÂU Á
 I. Mục tiêu: HS biết:
-Nhớ tên các châu lục, đại dương trên thế giới:
-Nêu được vị trí địa lý, giới hạn của Châu Á.
-Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Á.
-Sử dụng quả địa cầu, bản đồ,lược đồ để nhận biết vị trí địa lí,giới hạn lãnh thổ châu Á.
-Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, caonguyên, đồng bằng ,sông lớn của Châu Á trên bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học:
-Bản đồ tự nhiên Châu Á
-Quả địa cầu
-Tranh ảnh về một số cảnh thiên nhiên của Châu Á.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: làm việc theo nhóm
HS quan sát hình SGK 
Đọc đủ tên 6 châu lục và 4 đại dương
Nhận biết chung về Châu Á
Nhận xét giới hạn các phía của Châu Á
Nhận xét vị trí địa lý của Châu Á
Đại diện nhóm trình bày
GV nhận xét kết luận: Châu Á nằm ở bán cầu Bắc; có ba phía giáp biển và đại dương.
Hoạt động 2: làm việc theo cặp
HS dựa vào bảng số liệu về diện tích các Châu để nhận biết Châu Á có diện tích như thế nào ? (lớn nhất thế giới)
Các nhóm thảo luận
Đại diện nhóm trình bày
GV kết luận: Châu Á có diện tích lớn nhất trong các Châu kục trên thế giới
2. Đặc điểm tự nhiên.
Hoạt động 3: làm việc cá nhân
HS quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi
Châu á có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp
Hoạt động 4: Làm việc cá nhân
HS nhận biết kí hiệu núi, đồng bằng vằng ghi lại trên giấy; đọc thầm tê các dãy núi, đồng bằng
HS lên đọc tên các dãy núi, đồng bằng
GV nhận xét và bổ sung thêm về tự nhiên Châu Á
GV kết luận: Châu Á có nhiều dãy núi và đồng bằng lớn. Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích.
3. Củng cố-dặn dò.
Châu Á có nhiều khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, than, quặng sắt, quặng kim loại màu.
Lãnh thổ Châu Á rộng lớn nên có nhiều cảnh quan thiên nhiên khác nhau.
.....................................................................
Buổi chiều:
Tiết 1:	 Luyện tập làm văn:
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (TẢ HOẠT ĐỘNG)
I.Mục tiêu:
-Củng cố cách làm văn tả người đang hoạt động.
-Luyện tập làm dàn ý nhanh, viết 1 bài văn hoàn chỉnh về tả người đang hoạt động 1 cách gãy gọn, đủ ý, bộc lộ được cảm xúc khi quan sát, miêu tả.
-Giáo dục tình yêu đối với con người.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi đề bài:
Hãy tả người đang làm việc gây cho em nhiều bất ngờ, lí thú.
III. Lên lớp:
1. Kiểm tra:
H nêu cấu tạo của bài văn tả người. Những lưu ý khi tả hoạt động.
Bài mới:
-T nêu đề bài(Bảng phụ). H đọc lại
a) HD phân tích đề, gạch chân từ quan trọng.
b) Lập dàn ý:
-Mở bài: Gới thiệu đối tượng miêu tả: là ai? Đang làm gì?
-Thân bài:Tả đặc điểm của người trong hoạt động:
+Hình dáng chung.
+Những chi tiết cụ thể trong hoạt động
+Những thói quen trong hoạt động đó.
Chú ý trình tự miêu tả: Từ xa đến gần, theo diễn biến của hoạt động.
-Kết bài: Cảm nghĩ của em về người và việc vừa tả
c) Viết bài:
-Thực hành viết bài vào vở rồi trình bày, cả lớp nhận xét.
-T chấm 1 số bài, nhận xét sửa sai cho HS.
3. Củng cố dặn dò:
T đọc 1 số bài làm tốt và nhận xét giờ học. 
Dặn về nhà hoàn chỉnh bài và tập viết bài.
......................................................................
Tiết 2:	 Luyện toán:
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
-Củng cố kiến thức về tính diện tích hình tam giác và diện tích hình thang.
-Giải được bài toán có liên quan
-Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II.Chuẩn bị:Nội dung bài tập, bảng con.
III. Lên lớp:
1.Bài cũ :
-H nêu công thức tính diện tích hình tam giác và diện tích hình thang.
2. HD học sinh làm một số bài tập sau:
Bài 1: Tính diện tích hình tam giác
a.Có độ dài đáy 7cm, và chiều cao 9cm
b.Có độ dài đáy 0,8cm và chiều cao 5dm
	c,Có độ dài đáy 3,7dm và chiều cao 4,5dm
	d, Có độ dài đáy và chiều cao 
 Bài 2: Tính diện tích hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là:
a = 9,2 m; b = 6,8m ; h = 10,5m
a = ; b = ; h = 	
Aa
Ba
	Bài 3: Cho biết diện tích của hình chữ nhật ABCD là 2400 cm2 (hình vẽ). Tính diện tích hình tam giác MDC.
Ma
Ca
D
Bài giải:
Ciều rộng hình chữ nhật là:15 + 25 = 40 (cm)
Chiều dài hình chữ nhật là:
2400 : 40 = 60 (cm)
Diện tích hình tam giác MDC là:
60 x 25 : 2 = 750(cm2)
Đáp số: 750 cm2
Bài 4: Một thửa ruộg hình thang có đáy lớn 120 m, đáy bé bằng đáy lớn.Đáy bé dài hơn chiều cao 5m. Trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 64,5 kg thóc. Tính số kg thóc thu được trên thửa ruộng đó.
*T yêu cầu H vận dụng công thức tính diện tích hình thang để tính
-Tìm độ dài đáy bé,chiều cao của thửa ruộng hình thang.
-Tính S của thửa ruộng
-Từ đó tính số kg thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó:
Bài giải:
Độ dài đáy bé của thửa ruộng là:120 x 2 : 3 = 80(m)
Chiều cao của thửa ruộng là:80 – 5 = 75 (m)
Diện tích của thửa ruộng là: (120 + 80) x 75 : 2 = 7500(m2)
Số kg thóc thu hoạch được là:7500 : 100 x 64,5 = 4837,5 (kg)
ĐS:4837,5 kg
T cùng H chữa bài thống nhất kết quả.
3.Củng cố dặn dò: T nhận xét tiết học, về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau:
.......................................................................
Tiết 3:	 	 Sinh hoạt:
LỚP
I.Mục tiêu:
-Sơ kết học kì I, nêu kế hoạc học kì II.
-Giáo dục ý thức phấn đấu cho HS.
I. Lên lớp:
1. Kết quả học kì I:
- Về học tập: (Sổ điểm) T đọc điểm tổng kết học kì I các môn .
-Về lao động: Đã hoàn thành công trình măng non do Đội phát động, làm tốt vệ sinh khu vực được phân công được tuyên dương trước cờ.
-Các nề nếp khác: Thực hiện tốt.
 -Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
-Kết quả khen thưởng: 8 em đạt giỏi, 7 em đạt tiên tiến, lớp tiên tiến xuất sắc.
-Vở sạch chữ đẹp: chưa đạt.
2. Kế hoạch học kì 2:
- Đẩy mạnh công tác tự học bài ở nhà trước khi đến lớp để đưa chất lượng học tập cao hơn học kỳ I, cuối năm đạt 65,9% học sinh được khen thưởng.
-Gữ vững nề nếp, tăng cường công tác học tập, chú ý khâu vệ sinh cá nhân, cố gắng thu nộp đủ trong tháng 1, nghỉ tết đúng quy định.
-Cố gắng đạt vở sạch chữ đẹp vào cuối học kì 2, chú ý kèm cặp các bạn yếu (HS phân công). 
-Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi môn TV để dự thi cấp tỉnh đạt giải.
3.Sinh hoạt văn nghệ:
.....................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5tuan 19CKT.doc