Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 27

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 27

ÔN TẬP BÀI HÁT: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA

ÔN TẬP TĐN SỐ 8

( GV chuyên dạy)

Tiết 3: Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

Giúp HS:

- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.

- Thực hành tính vận tốc theo các đơn đo vị khác nhau.

II. ĐỒ DÙNG.

 - SGK, Bảng phụ trình bày bảng của bài tập 2.

 

doc 38 trang Người đăng hang30 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Ngày soạn: 24/02/2011 Ngày giảng: Thứ hai 28/02/2011
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Âm nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA 
ÔN TẬP TĐN SỐ 8
( GV chuyên dạy)
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
Giúp HS:
- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn đo vị khác nhau.
II. ĐỒ DÙNG.
	- SGK, Bảng phụ trình bày bảng của bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
1. KTBC
- Cho HS viết công thức và nhắc lại quy tắc tính vận tốc
2. Luyện tập
* Bài 1: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài, 
- Yêu cầu HS neu cách làm.
+ Gọi HS khác nhận xét bài bạn.
+ GV nhận xét ,chữa bài (nếu cần)
- Hỏi :Đơn vị của vận tốc là gì?
- Hỏi :Có thể tính vận tốc bằng m/giây được không? Tính bằng cách nào?
- Yêu cầu HS về nhà tính bằng đơn vị m/giây, so sánh cách tính bằng đơn vị nào tiện hơn?
-Hỏi :Vận tốc đà điểu 1050m/phút cho biết điều gì?
* Bài 2: 
- Gọi HS đọc Yêu cầu đề bài
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS giải thích mẫu.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở.
- Chữa bài:
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
+ Gọi HS khác nhận xét và chứa bài vào vở.
+ HS khác chưã bài vào vở.
+ GV nhận xét ,chữa bài. 
- Hỏi :Vận tốc 35m/giây cho biết điều gì ?
* Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài,tự làm bài vào vở.
- Hỏi : Đề bài hỏi gì?
- Hỏi : Muốn tìm được vận tốc của ôtô ta làm như thế nào?
 - Hỏi :Quãng đường người đó đi ôtô tính bằng cách nào?
- Hỏi: Thời gian đi bằng ôtô là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS làm bản phụ ;Hs dưới lớp làm bài voà vở.
- Chữa bài:
+ Gọi HS nhận xét bài bạn.
+ HS khác chưac bài vào vở.
+GV nhận xét kết quả.
* Bài 4: (Nếu hết TG GV hướng dẫn về nhà)
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài; 2HS lên bảng làm bài;1HS tính vận tốc bằng km/giờ;1 HS tính vận tốc bằng m/phút.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính và công thức tính vận tốc.
- Hỏi :Muốn đổi đơn vị vận tốc từ km/phút ra km/giờ ta làm như thế nào?
- Hỏi :Vận tốc của một chuyển động cho biết điều gì?
3. Củng cố dặn dò
- NX tiết học và dặn HS xem trước bài mới
3’
32’
6’
8’
8’
8’
1’
- HS đọc đề bài. 
- Lấy quãng đường chia cho thời gian.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS khác làm bài ra vở.
Bài giải :
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050 (m/phút)
Đáp số: 1050 m/phút
- m/phút
- HS suy nghĩ.
- 1 phút đà điểu chạy được 1050 mét.
- HS đọc đề bài, giải thích mẫu, tính và điền vận tốc vào ô trống còn lại trong bảng.
Vì 130 :4 =32,5(km/giờ)
Nên điền được 32,5 km/giờ vào cột đầu tiên(dòng cuối )
- HS làm bài.
Đáp số: 
a) 49 km/giờ
b) 35m/giây
c) 78m/phút
- Trong 1 giây đi được quãng đường là 35 m.
- HS đọc.
- Tính vận tốc ôtô.
- Lấy quãng đường ôtô đi chia cho thời gian đi hết quãng đường đó.
- SAB- Sđi bộ :
 25 – 5 = 20(km)
- Nửa giờ = o,5 giờ
- HS làm bài.
Bài giải:
Quàng đường đi bằng ôtô là:
 25 – 5 = 20(km)
Vận tốc của ôtô là:
 20 : 0,5 = 40(km/giờ)
 Đáp số: 40 km/giờ
- HS đọc
- HS thực hiện yêu cầu.
- Tính Vận tốc ca-nô.
Bài giải:
Thời gian đi của ca-nô là:
7 giờ 45 phút -6 giờ 30 phút = 
1 giờ 15 phút 
1 giờ 15 phút =1,25 giờ
Vận tốc của ca-nô là:
30000 : 75 = 400 (m/phút)
 Đáp số: 400 m/phút
- Lấy vân tốc nhân với 60.
- Quãng đường mà chuyển động đó đi được trong một đơn vị thời gian.
Tiết 4: Đạo đức
EM YÊU HOÀ BÌNH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết :
- Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hàng ngày.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình 
- Yêu hoà bình và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân những nơi có chiến tranh
- Tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân thế giới 
- Điều 38 công ước quốc tế về quyền trẻ em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
1. Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được : bài tập 4 SGK
+ Mục tiêu: HS biết được các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân VN và nhân dân thế giới
+ cách tiến hành 
- HS giới thiệu trước lớp các tranh ảnh , bài báo, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được 
- GV nhận xét có thể giới thiệu thêm một số tranh ảnh 
KL: Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước trên thế giới đã tiến hành nhioêù hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức 
2. Hoạt động 2: Vẽ : Cây hoà bình
+ Mục tiêu: Củng cố lại nhận thức về giá trị của hoà bình và những việc làm để bảo vệ hoà bình 
+ cách tiến hành
- GV chia nhóm và hướng dẫn vẽ cây hoà bình ra giấy khổ to
- Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm các ứng sử thể hiện tình yêu hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày
Hoa , quả và lá là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em và mọi người
- Các nhóm vẽ
- Đại diện nhóm giới thiệu về tranh của mình, các nhóm khác nhận xét 
- KL: Hoà bình mang lại hạnh phúc cho mọi người . Song để có hoà bình, mỗi người trong chuíng ta phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cuộc sống hằng ngày và ứng sử hằng ngày. Đồng thời cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh
3. Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ về chủ đề Em yêu hoà bình
+ Mục tiêu: Củng cố bài 
+ cách tiến hành:
- HS treo tranh vẽ đã chuẩn bị trước lớp
- Lớp xem tranh và bình luận
- HS trình bày bài hát hoặc bài thơ về chủ đề em yêu hoà bình 
- GV nhận xét 
* Củng cố dặn dò
- NX tiết học và dặn HS xem trước bài mới
10’
12’
12’
1’
- Hs trình bày 
- Các nhóm vẽ “Cây hòa bình”
- Đại diện nhóm trình bày: Giới thiệu cây hòa bình của nhóm mình 
- HS trình bày tranh của mình đã vẽ 
- Hs trình bày bài hát hay bài thơ 
******************************************************
Ngày soạn: 25/02/2011 Ngày giảng: Thứ ba 01/03/2011
Tiết 1: Toán
QUÃNG ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU 
Giúp HS:
- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
- Thực hành tính quãng đường.
II. ĐỒ DÙNG
	- SGK; bảng phụ viết sẵn Bài toán 1, Bài toán 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
1. Kiểm tra bài cũ
- Cho hs chữa bài tập 2 trong VBT
- NX bài làm
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Bài mới
a)Bài toán 1: (GV treo bảng phụ Bài toán 1)
- Gọi 1 HS đọc đề BT 1 trong SGK trang 140.
- Hỏi:BT hỏi gì?
- Gọi 1 HS lên bảng làm;cả lớp làm ra nháp 
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn;GV nhận xét.
- Hỏi:Tại sao lại lấy 42,5 x 4 =?
- GV ghi : 42,5 x 4 = 170(km)
 v x t = s
- Hỏi:Từ cách làm trên để tính quãng đường ôtô đi được ta làm như thế nào?
- Hỏi:Muốn tính quãng đường ta làm thế nào?
- GV ghi bảng: s = v x t
- Yêu cầu HS lên bảng hoàn thành công thức tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian
- Gọi HS nhắc lại cách tính quãng đường .
b) Bài toán 2:(GV treo bảng phụ Bài toán 1)
- Gọi HS đọc đề BT.
- Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để giải BT.
- Gọi 1 HS lên làm bài ở bảng.HS dưới lớp làm nháp.
- Gọi 1 HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét.
- GV lưu ý HS có thể đổi số đo thời gian dưới dạng phấn số.
- Hỏi:2 giờ 30 phút bằng bao nhiêu giờ ?
- Hỏi:Quàng đường người đi xe đạp đi được là bao nhiêu?
- Có thể làm cả hai cách ,nhưng lưu ý nếu vận tốc là km/giờ thì thời gian phảiv tính bằng giờ và quãng đường khi đó tính bằng km.Trong trường hợp bài này,bắt buộc phải đổi số đo thời gian ra đơn vị là giờ,không phải là phút.
- Yêu cầu một vài Hs nhắc lại cách tìm quãng đường.
2.3. Thực hành –Luyện tâp
Bài 1: 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Chữa bài:
+ Gọi HS đọc bài làm của mình.
+ HS nhận xét ,chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét ,chữa bài (nếu cần)
- Gọi 1 HS nêu cách tính quãng đường và công thức tính quãng đường .
* Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Hỏi:Có nhận xét gì về số đo thời gian và vận tốc trong BT này?
- Hỏi: Vậy có thể thay các số đo đã cho vào công thức tính ngay chưa? trước hết phải làm gì? 
- Cách bạn vừa trình bầy là cách đổi số đo thời gian, ai có cách làm khác?
- Yêu cầu HS làm vào vở (1 cách);2 HS lên bảng làm 2 cách.
- Chữa bài:
+ Gọi HS khác nhận xét bài của bạn.
+ HS khác chưã bài vào vở.
+ GV nhận xét ,chữa bài. 
- Hỏi :Hãy giải thích cách đổi 12,6km/giờ = 0,21 km/phút ?
- Hỏi : Khi tính quãng đường ,ta cần lưu ý điều gì về đơn vị thời gian trong số đo thời gian và số đo vận tốc?
* Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hỏi:BT yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở ,1 HS làm bảng phụ
- GV chú ý giúp HS còn yếu đổi số đo thời gian và tính.
- Chữa bài:
+ Gọi HS nhận xét bài bạn.
+ HS khác chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét chữa bài.
- Lưu ý HS khi đổi số đo thời gian ,nếu kết quả là số thập phân vo hạn thì ta nên đổi về dạng phân số để được kết quả cu\hính xác.
- Yêu cầu HS nêu cách tính và công thức tính quãng đường .
- GV nhận xét tiết học.
3. Củng cố dặn dò
- Cho hs nhắc lại cách tính quãng đường
- NX tiết học, giao BTVN.
3’
32’
1’
7’
5’
19’
5’
6’
8’
1’
- Chữa bài tập
- HS đọc.
- Tính quãng đường ôtô đi.
- HS làm bài
- HS nhận xét.
- Vì vận tốc ôtô cho biết trung bình cứ 1 giờ ôtô đi được 42,5km mà ôtô đã đi 4 giờ.
- Lấy quáng đường ôtô đi được trong 1 giờ (hay vận tốc của ôtô) nhân với thời gian đi.
- Lấy vận tốc nhân với thời gian.
- HS ghi vở : s = v x t
s: Quãng đường tính bằng ki-lô-mét hoặc mét; v: tính bằng km/giờ hoặc m/phút hoặc m/giây; t: tính bằng giờ hoặc phút hoặc giây.
- Một vài HS nhắc lại.
- HS đọc 
- HS làm bài.
Bài giải:
 2 giờ 30 phút =2,5 giờ
Quàng đường người đó đi được là:
 12 x 2,5 = 30(km)
 Đáp số: 30km
- HS nhận xét.
- 5/2 giờ.
- 12 x 5 = 30 (km)
 2
- HS nhắc lại.
- HS làm bài.
Bài giải :
Quãng đường mà ôtô đi trong 3 giờ là:
 15,2 x 3 = 45,6(km)
 Đáp số: 45,6 km
- HS nêu lại. s = v x t
- HS đọc.
- Số đo thời gian được tính bằng phút và vận tốc tính bằng km/phút.
- Đổi 15 phút ra giờ hoặc là đổi vận tốc ra đơn vị km/phút.
- HS làm bài.
Cách 1:
 Đổi 15 phút = 0,25 giờ 
Quãng đường mà người đi xe đạp đã đi là:
 12,6 x 0,25 = 3,15(km)
Đáp số: 3,15km
Cách 2:
 Đổi 12,6 km/giờ = 0,21 km/phút 
Quãng đường mà người đi xe đạp là:
 0,21 x 15 = 3,15(km)
 Đáp số: 3,15km
- Vì 1 giờ bằng 60 phút mà 1 giờ người đó đi được quãng đường là:12,6km nên 1 phút người đó đi được quãng đường là:12,6 : 60 =0,21km,nói cách khác vận tốc là 0,21km/phút
- Số đo thời  ... , cuối cùng ngoài ra, mặt khác...
10’
- 1 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm
- HS làm việc cá nhân hoặc làm việc theo cặp.
- HS nhìn bảng chỉ rõ mối quan hệ in đậm có tác dụng gì.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét
3. Ghi nhớ
- Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK
3’
- 2 HS đọc
4. Luyện tập
HĐ1: Cho HS làm BT1
- Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc bài Qua những mùa hoa.
- GV giao việc:
 • Các em tự đọc thầm lại bài văn.
 • Tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong 3 câu đoạn văn đầu hoặc 4 đoạn văn cuối.
- Cho HS làm bài. GV phát bút dạ và phiếu cho một vài HS.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/ Từ ngữ có tác dụng nối trong 3 đoạn đầu:
 • Đoạn 1: nhưng nối câu 3 với câu 2
 • Đoạn 2: vì thế nối câu 4 với câu 3
 • Đoạn 3:nhưng nối câu 6 với câu 5, nối đoạn 3 với đoạn 2. Từ rồi nối câu 7 với câu 6.
b/ Từ ngữ có trong 4 đoạn cuối
 • Đoạn 4: đến nối câu 8 với câu 7, nối đoạn 4 với đoạn 3.
 • Đoạn 5: đến nối câu 11 với câu 9, 10; từ sang, đến nối câu 12 với câu 9, 10, 11.
 • Đoạn 6: nhưng nối câu 13 với câu 12, nối đoạn 6 với đoạn 5, mãi đến nối câu 14 với câu 13.
 • Đoạn 7: đến khi nối câu 15 với câu 14, nối đoạn 7 với đoạn 6, rồi nối câu 16 với câu15.
HĐ2: Cho HS làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc mẩu chuyện vui.
- GV giao việc
 • Mỗi HS đọc lại mẩu chuyện vui.
 • Tìm chỗ dùng từ sai để nối.
 • Chữa lại chỗ sai cho đúng.
- Cho HS làm bài. 
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
 • Thay từ nhưng bằng vậy hoặc vậy thì, nếu thế thì, nếu vậy thì.
18’
- 2 HS nối tiếp nhau đọc
- HS làm việc cá nhân.
- Những HS được phát phiếu làm BT vào phiếu.
- Những HS làm bài tập vào phiếu lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS chép lời giải đúng vào vở hoặc vở bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- 1 HS lên làm trên bảng, HS còn lại làm bài trong VBT.
- Lớp nhận xét bài của bạn trên bảng.
5. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học để biết dùng từ ngữ khi viết câu, đoạn, bài tạo nên những đoạn, bài viết có liên kết chặt chẽ.
1’
**************************************************
Soạn ngày: 01/03/2011 Giảng ngày: Thứ sáu 04/03/2011
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Biết tính thời gian của một chuyển động.
- Củng cố mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ ghi BT 1; SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
1. Kiểm tra bài cũ
Gọi 1 vài HS nhắc lại công thức tính thời gian của một chuyển động.
- Gọi một vài Hs trình bầy cách rút ra công thức tính vận tốc ,quãng đường từ công thức tính thời gian và giải thích.
- Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét ,đánh giá.
2. Thực hành –Luyện tập
* Bài 1: (Treo bảng phụ)
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Gọi 1 HS lên làm bảng phụ;HS dưới lớp làm vào vở(không cần kẻ bảng),viết ngay vào sách nếu dụng một lần;viết theo thứ tự đó vào vở theo các cột.Hoặc trình bầy dạng:“Nếu ...thì...”
- Yêu cầu HS khá giỏi ở mối trường hợp phải đổi ra cách gọi thời gian thông thường. 
 - Chữa bài:
+ Gọi HS đọc bài làm và giải thích cách làm cảu mình.
+ HS nhận xét và chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét, đánh giá.
* Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS gạch 1 gạch dưới yêu tố đề bài cho biết,2 gạch dưới yếu tố cần tìm.
- Gọi 1 HS làm bảng phụ; HS còn lại làm vào vở
- Chữa bài:
+ Gọi HS đọc bài làm.
+ HS nhận xét và chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét, đánh giá.
- Hỏi: Tại sao phải đổi 1,08m ra 108cm ?
- Nếu Hs chỉ tìm ra1 cách;GV có thể gợi ý HS làm theo cách 2.
- Hỏi: 12cm/phút bằng bao nhiêu m/phút ?
- Yêu cầu Hs giải thióch cách đổi.
- Lưu ý Hs khi làm bài ,quãng đường và vận tốc cần tính theo cùng một đơn vị độ dài.
* Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hỏi: Đề bài hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở,1 HS làm bảng phụ.
- Hỏi: Dựa vào đâu để xác định đơn vị của thời gian?
- Lưu ý :Khi tính xong kết quả cần phải ghi tên đơn vị thời gian chính xác vào kết quả.
*Bài 4: (Nếu hết thời gian hướng dẫn về nhà)
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- BT này tương tự như BT2.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm theo 2 cách ,dưới lớp làm vở 1 cách (về nhà trình bầy cách còn lại).
- Chữa bài:
+ Gọi HS đọc bài làm.
+ HS nhận xét và chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu HS nêu lại cách tìm và công thức tính thời gian của chuyển động đều.
- Hỏi: Khi tính thời gian của chuyển động đều cần lưu ý điều gì ?
3. Củng cố dặn dò
- NX tiết học.
- Giao bài tập về nhà.
3’
32’
6’
8’
10’
7’
1’
- HS nêu lại.
- t = s : v à s = v x t à 
- HS đọc đề .
- Hs làm bài.
a) Nếu đi 261km với vận tốc 60km/giờ thì hết thời gian là:
261 : 60 = 4,35(giờ)
(b);(c);(d) trình bầy tương tự.
 Đáp số: 
a) 4,35 giờ
 b) 2giờ
 c) 6 giờ 
 d) 2,4 giờ
- HS đọc đề bài.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS làm bài.
Bài giải:
 Đổi 1,08m = 108 cm
Thời gian con ốc bò đoạn đường đó là:
 108 : 12 = 9(phút)
 Đáp số: 9 phút
- Vì đơn vị vận tốc là cm/phút.
- Đổi đơn vị vận tốc ra m/phút.
0,12m/phút.
- 1 phút đi được 12 cm hay 0,12m nên vận tốc là:0,12m/phút.
- HS đọc đề bài.
- Tính thời gian đại bàng bay được 72km
- HS làm bài.
Trình bầy tương tự bài 1 .
Đáp số: 11 giờ 15 phút 
- HS đọc đề 
- HS làm bài.
Cách 1:
 10,5km = 10500m
Thay vào công thức tính được đáp số là: 25 phút
Cách 2:
 Đổi 420m/phút = 0,42km/phút
- HS nêu lại.
- Cần phải ghi tên đơn vị thời gian chính xác vào kết quả.
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
Tiết 2: Tập làm văn
TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
- HS viết được một bài văn tử cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ đặt câu đúng. Câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II. ĐỒ DỤNG DẠY – HỌC
- Giấy kiểm tra hoặc vở. Tranh vẽ hoặc chùm ảnh có chụp một số loại cây, trái theo đề bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
 1. Giới thiệu bài
 ở tiết Tập làm văn trước, cô đã dặn các em về nhà đọc 5 đề bài văn và chọn 1 trong 5 đề đó. Trong tiết Tập làm văn hôm nay các em sẽ viết một bài văn hoàn chỉnh cho đề bài minh đã chọn
1’
- HS lắng nghe.
2. Hướng dẫn HS làm bài
- Cho HS đọc đề bài và Gợi ý.
- GV hỏi HS về chuẩn bị bài của mình.
- GV có thể dán lên bảng lớp tranh, ảnh đã chuẩn bị hoặc đặt các cây, trái lên vị trí trong lớp mà HS dễ quan sát.
3’
- 2 HS nối tiếp nhau đọc.
- Cả lớp đọc thầm lại.
- Một số HS trình bày ý kiến về đề mình đã chọn.
3. HS làm bài
- GV lưu ý các em về cách trình bày bài văn, cách dùng từ, đặt câu và cần tránh một số lỗi chính tả các em còn mắc phải ở bài Tập làm văn hôm trước.
- GV thu bài khi hết giời.
30’
- HS chú ý lắng nghe.
- HS làm bài.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc, học thuộc lòng các bài thơ 
1’
Tiết 3: Mĩ thuật
VẼ TRANH
ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG
(GV chuyên dạy)
Tiết 4: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
 1. Rèn kĩ năng nói:
- Kể một câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc về một kỉ niệm với thầy, cô giáo. Biết sắp xếp các sự kiện thành một câu chuyện.
- Lời kể rõ ràng, tự nhiên. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
 2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn
II. ĐỒ DỤNG DẠY – HỌC
- Bảng lớp viết 2 đề bài của tiết Kể chuyện.
- Một số tranh ảnh phục vụ yêu cầu của đề bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy 
TL
Hoạt động của trò 
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 3 HS.
- GV nhận xét, cho điểm.
3’
- 2 HS lần lượt kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
 Trong tiết Kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện có thực về truyền thống tôn sự trọng đạo của người Việt Nam hoặc những câu chuyện về những kỉ niệm của các em với thầy giáo, cô giáo
32’
1’
- HS lắng nghe
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu
- Cho HS đọc 2 đề bài GV đã ghi trên bảng lớp.
- GV dùng phấn màu gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong để bài.
Đề 1: Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta.
Để 2:: Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em đối với thầy cô.
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK
- GV cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
- Cho HS lập dàn ý của câu chuyện.
7’
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
- 2 HS lần lượt đọc gợi ý trong SGK.
- Một số HS lần lượt giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
- HS lập nhanh dàn ý bằng cạch gạch dòng các ý.
3. HS kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện
HĐ1: Kể chuyện theo nhóm
HĐ2: Cho HS thi kể trước lớp
- GV nhận xét + khen những HS có câu chuyện hay, kể hấp dẫn và nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện.
23’
- Từng cặp HS dựa vào dàn ý đã lập kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa.
- Đại diện các nhóm thi kể. Mỗi em kể xong sẽ trình bày ý nghĩa của câu chuyện.
- Lớp nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân, xem trước yêu cầu và tranh minh hoạ tiết Kể chuyện tuần 29.
1’
- Nghe cô nhận xét tiết học.
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
Tiết 5: Hoạt động tập thể
NHẬN XÉT TUẦN
I. NHẬN XÉT TUẦN 27
1. Đạo đức:
- Nhìn chung, các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, không đánh cãi chửi nhau. Tuy nhiên trong tuần vẫn còn hiện tượng 1số bạn nói năng chưa hay, chưa thể hiện được lòng kính trọng người lớn tuổi. 
2. Học tập
	- Trong tuần này không còn hiện tượng đi học muộn; nề nếp học tập rất tốt, trong lớp các em chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. ốpàn thành BTVN trước khi lên lớp
	- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em quên đồ dùng học tập, khăn quàng. 
3. Thể dục.
	- Lớp hăng hái học các giờ thể dục chính khóa. Thực hiện tập thể dục giữa giờ tương đối đều và đẹp.
- Các em vệ sinh rất sạch sẽ, gọn gàng. Trong tuần không có buổi nào trực nhật bẩn. Tuần này việc vệ sinh trường lớp rất tốt.
5. Sh đội : Lớp tham gia sinh hoạt đội đầy đủ, hiệu quả
II . PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN TỚI
- Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần.
- Thực hiện rèn chữ giữ vở.
- Tiếp tục học tập chào mừng ngày 8/3 và 26/3.
- Ôn tập tốt chuẩn bị cho kiểm tra giữa HKII.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuan 27).doc