Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học thứ 24

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học thứ 24

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I- Mục tiêu: Giúp HS:

- Hệ thống hóa, củng cố lại kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- Vận dụng công thức tính diện tích, thể tích để giải một số bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.

II- Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm, bút dạ

III- Các hoạt động dạy học

 

doc 29 trang Người đăng hang30 Lượt xem 444Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học thứ 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	tuần 24
 Thứ 2 ngày 14 tháng 2 năm 2011
Toán
luyện tập chung
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Hệ thống hóa, củng cố lại kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. 
- Vận dụng công thức tính diện tích, thể tích để giải một số bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm, bút dạ
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:3’ Nêu công thức tính Sxq, Stp và thểtích HHCN, HLP và đơn vị đo thể tích.
2. Bài mới: Giới thiệu bài(1 phút)
3. Thực hành:( 35 phút)
BT1: Gọi HS nêu yêu cầu
- YC HS nêu hướng giải
- Nhận xét ý kiến của HS
- GV chữa bài chung
BT2: Gọi HS nêu yêu cầu
- YC HS nêu cách tính Sxq và V hình hộp chữ nhật
- HD HS làm bài, đánh giá bài làm và thống nhất kết quả
BT3: Gọi HS đọc bài
- YC HS đọc và quan sát hình vẽ 
HD: V phần gỗ còn lại = V gỗ ban đầu – V gỗ HLP đã cắt
- Gọi một số HS đọc kết quả
- Chấm, chữa một số bài
*Củng cố công thức tính V HHCN, V HLP
4. Củng cố – dặn dò: 1’
-YC HS hệ thống lại kiến thức luyện tập
- Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập chung
- 1-2 HS nêu, HS khác nhận xét.
BT1:1 HS nêu y/c, nêu hướng giải
- Cả lớp thực hiện vào vở nháp, đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo, nhận xét 
- 1 vài HS nêu kết quả để thống nhất
- 1-2 HS nhắc lại công thức tính Stp, thể tích hình lập phương.
BT2: 1 HS đọc y/c, 
- 1HS nêu quy tắc tính Sxq, V HHCN 
- HS trao đổi với bạn làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng điền kết quả
BT3 1HS đọc nội dung BT
- Quan sát hình vẽ nhận biết cách làm
- làm bài vào vở
Bài giải
Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật là:
 9 6 5 = 270 (cm3)
 Thể tích của khối gỗ HLP cắte đi là:
 4 4 4 = 64 (cm3)
 Thể tích của phần gỗ còn lại là:
 270 – 64 = 206(cm3)
 Đáp số: 206 cm3 
*1–2 HS hệ thống lại những kiến thức 
Tập đọc
luật tục xưa của người ê- đê
I - Mục tiêu
- Học sinh đọc trôi chảy bài văn, diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản. 
- Hiểu nội dung bài: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. 
- Từ đó HS hiểu xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo pháp luật.
- Giáo dục học sinh yêu thích, tôn trọng phong tục tập quán của quê mình.
II- Chuẩn bị: Tranh SGK. 
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 4’Gọi HS đọc bài, nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 35’ Giới thiệu bài: 
* HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a)Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài
- HD Chia đoạn: 3 đoạn. 
+ Đ1 Về cách xử phạt. 	 + Đ2 Về tang chứng và nhân chứng. + Đ3 Về các tội.
- Cho đọc nối tiếp theo đoạn, 
(giải nghĩa từ, luyện đọc từ)
b) Tìm hiểu bài:
- YC HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Cho trả lời từng câu, nhận xét, bổ sung.
- GV giới thiệu cho HS biết thêm tên của một số luật của nước ta.
- GV chốt ý nghĩa: SGV
c) Luyện đọc diễn cảm
- Cho luyện đọc lại.
+ GV HD đọc một đoạn tiêu biểu.
“ Tội không hỏi mẹ cha.....cũng là có tội”
-
 Cho thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò:1’
+ Qua bài học em rút ra điều gì?
- Dặn HS về học bài và đọc trước bài Hộp thư mật.
- 3 HS đọc thuộc lòng bài: Chú đi tuần
- trả lời câu hỏi ghi trong bài.
- 1 HS khá đọc, lớp theo dõi.
- 3 HS đọc nối tiếp lần 1 
- Luyện từ khó đọc.
- 3 HS đọc nối tiếp lần 2 (giải nghĩa từ: SGK)
- HS luyện đọc cặp.
- 1 HS đọc bài trước lớp.
- Thảo luận theo bàn.
- Đại diện trả lời từng câu. nhận xét, bổ sung
- 3 HS nối tiếp nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài.
- HS luyện đọc đoạn tiêu biểu theo sự hướng dẫn của GV.
- 2- 3 HS thi đọc
- HS nêu ý kiến.
Thứ 3 ngày 15 tháng 2 nam 2011
Tập đọc
hộp thư mật
I - Mục tiêu: 
- HS đọc trôi chảy bài văn, đọc diễn cảm với giọng kể chuyện linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện: khi hồi hộp khi sung sướng, nhẹ nhàng
- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
- Giáo dục học sinh yêu quý cán bộ cách mạng.
II - Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, giáo án điện tử, ảnh chân dung Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 4’Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi
.
2. Bài mới: 35’
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc. 
b. HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài
*Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài
- Hướng dẫn chia đoạn đọc: 4 đoạn. 
- Đ1từ đầu đến đáp lại.	 - Đ2 tiếp đến bước chân. 
- Đ3 tiếp đến chỗ cũ.	 
- Đ4 còn lại.
- Cho đọc nối tiếp theo đoạn, 
(giải nghĩa từ, luyện đọc từ)
* Tìm hiểu bài:
- YC HS đọc trả lời câu hỏi SGK.
+ Chú Hai Long ra Phú Lâm làm gì? 
+ Hộp thư mật dùng để làm gì? 
+Người liên ... khéo léo như thế nào? 
+Qua những ....... chú Hai Long điều gì? - Hãy nêu .. Hai Long. Vì sao .. như vậy?
+ Hoạt động ...nghiệp bảo vệ Tổ quốc? * Rút ra nội dung, GV ghi bảng, 
* Luyện đọc diễn cảm
- Cho luyện đọc lại toàn bài
- GV hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài văn 
- GV chọn đoạn 1 hướng dẫn cả lớp đọc. GV đọc mẫu( đoạn Chú Hai Long phóng xe...Hai Long đáp lại).
- GV sửa sai cho HS. 
- GV nhận xét. 
 3. Củng cố - dặn dò:1’
Cho học sinh nêu ý nghĩa của bài. 
GV nhận xét giờ học. Chuẩn bị tiết sau: Phong cảnh đền Hùng
2-3 HS đọc bài Luật tục của người Ê-đê- trả lời câu hỏi của bài.
- 1 HS khá đọc, lớp theo dõi.
- 4 HS đọc nối tiếp lần 1 
- Luyện từ: chữ V, bu-gi, cần khởi động máy
- 4 HS đọc nối tiếp lần 2 (giải nghĩa từ: SGK)
- HS luyện đọc cặp.
- 2 HS đọc bài trước lớp.
- Thảo luận theo bàn.
- Đại diện trả lời từng câu, nhận xét, bổ sung
+Tìm hộp thư mật.
+Để chuyển .., quan trọng 
+Đặt hộp thư ở ... lại ít bị chú ý nhất.
+Tình yêu Tổ quốc ... chiến thắng.
 + Có ý..., kịp thời ngăn chặn, đối phó - HS nêu lại nội dung.
 - 4 HS luyện đọc lại bài
- HS luyện đọc diễn cảm.
- Một số HS thi đọc
- Cả lớp bình chọn nhóm đọc tốt nhất, hay nhất
1-2 HS nhắc lại ý nghĩa.
	Toán
luyện tập chung
I- Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
 - Tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
 - Tính thể tích hình lập phương, khối tạo thành từ các hình lập phương.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra: 4’Nêu lại cách tính tỉ số phần trăm ( 3 dạng ).
.
2. Bài mới: 35’Giới thiệu bài
. Thực hành:
BT1: Gọi HS nêu yêu cầu
- HD HS tự tính nhẩm 15% của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung trong SGK
- Nhận xét ý kiến của HS
- GV chữa bài chung
BT2: Gọi HS nêu yêu cầu
- YC HS tự làm rồi chữa bài
BT3: Gọi HS đọc bài
- YC HS đọc và quan sát hình vẽ 
- HD HS phân tích trên hình vẽ rồi trả lời câu hỏi
- Gọi một số HS đọc kết quả
*Củng cố công thức tính Stp HLP
3. Củng cố – dặn dò: 1’
- YC HS hệ thống lại kiến thức luyện tập
- Chuẩn bị tiết sau: Giới thiệu hình trụ, hình cầu.
- 1-2 HS nêu, HS khác nhận xét.
BT1( 124):1 HS đọc phần tính nhẩm của bạn Dung (SGK)
 - HS làm theo HD của GV
a) Nhận xét 17,5% = 10% + 5% + 2,5%
10% của 240 là 24
5% của 240 là 12
2,5% của 240 là 6
Vậy 17,5 % của 240 là 42
b) ...35% của 520 là 182
BT2: 1 HS đọc y/c, làm nháp, chữa bảng
 Bài giải
a) Tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé là . Như vậy tỉ số phần trăm thể tích của hình lập phương lớn và thể tích của hình lập phương bé là:
 3 : 2 = 1,5
 1,5 = 150%
b) Thể tích của hình lập phương lớn là:
 64 = 96 (cm3)
 Đáp số: a)150% b) 96cm3
BT3: 1HS đọc nội dung BT
- Quan sát hình vẽ nhận biết cách làm
- Trình bày kết quả:
 Đáp số:a) 24 HLP b) 56 cm2 
*1–2 HS hệ thống lại những kiến thức 
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: trật tự – an ninh
I. Mục tiêu:
- Mở rộng và hệ thống hóa các từ về trật tự – An ninh.
- Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ. Học sinh: SGK, từ điển.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Không
2. Bài mới: 39’Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b- Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu, hướng dẫn HS làm bài.
- GV phân tích loại bỏ đáp án a và c; khẳng định đáp án b là đúng.
Bài 2: Gọi HS đọc YC của bài.
- phát phiếu cho HS , YC HS làm bài theo cặp: 
- GV cho các nhóm đọc kết quả.
- Nhận xét, kết luận nhóm tìm đúng nhiều từ.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Giúp HS hiểu nghĩa của từ.
- HD HS làm việc theo nhóm
 - Nhận xét, chữa bài chung.
BT4: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gắn bảng phiếu kẻ sẵn bảng phân loại, nhắc HS đọc kĩ, tìm đúng các từ...
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài chung, hoàn chỉnh bài giải đúng.
3. Củng cố dặn dò:1’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn.
- Chuẩn bị cho bài tiếp theo.
2 HS đặt câu ghép có quan hệ tương phản sau đó phân tích các vế câu ghép.
Bài 1: 
- 1 HS đọc thành tiếng, HS tự làm bài.
- HS dùng bút chì khoanh tròn vào chữ cái trước dòng nêu đúng nghĩa của từ trật tự.(b)
Bài 2: 1 HS đọc to yêu cầu của bài 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận cùng làm bài. 1 HS làm bài trên bảng phụ.(cơ quan an ninh, bảo vệ an ninh giữ gìn an ninh... )
Bài 3: HS đọc yêu cầu BT
- Làm việc theo nhóm 4: 1-2 nhóm ghi vào bảng nhóm, gắn kết quả, trình bày
a. công an, đồn biên phòng, toà án, cơ quan an ninh, thẩm phán.
b. xét xử, bảo mật cảnh giác, giữ bí mật
- Nhận xét chốt lại những từ đúng.
BT4: HS đọc YC.
- Đọc lại bảng phân loại, làm bài cá nhân.
- 3 HS làm việc vào bảng nhóm: mỗi em thực hiện một phần của bài tập, gắn kết quả để các bạn khác nhận xét, chốt lại bài giải đúng.
Thứ 4 ngày 16 tháng 2 năm2011
Toán
giới thiệu hình trụ. giới thiệu hình cầu
I- Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Nhận dạng hình trụ, hình cầu.
- Xác định hình trụ, hình cầu .
II- Đồ dùng dạy học:
- Một số hộp có dạng hình trụ khác nhau.
- Một số đồ vật có dạng hình cầu.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS
2. Bài mới: 
 Giới thiệu bài(1 phút)
* Giới thiệu hình trụ
- GV đưa ra một số hộp có dạng hình trụ để giới thiệu
- Giới thiệu một số đặc điểm của hình trụ
- GV đưa ra hình vẽ một vài hộp không có dạng hình trụ để HS nhận biết đúng về hình trụ 
* Giới thiệu hình cầu
- GV đưa ra một số hộp có dạng hình cầu để giới thiệu
- GV đưa ra một vài đồ vật không có dạng hình cầu để HS nhận biết đúng về hình cầu
3. Thực hành:
BT1: Gọi HS nêu yêu cầu
- HD quan sá ... ?
Ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954
Ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Sông Bạch Đằng.
Bến Nhà Rồng.
Cây đa Tân Trào.
-GV cho HS trao đổi với bạn ngồi cạnh.
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-HS làm bài ra nháp.
-HS trình bày.
-HS khác nhận xét.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
-HS trình bày.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS làm rồi trao đổi với bạn.
-HS trình bày trước lớp.
3-Củng cố, dặn dò: 1’
	GV nhận xét giờ học, dặn HS về tích cực thực hành các nội dung đã học.
 Thứ 5 ngày 24 tháng 2 năm 2011
 Kể chuyện
 Vì muôn dân
I/ Mục tiêu.
1- Rèn kỹ năng nói:
Dựa vào lời kể của cô và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện bằng lời kể của mình.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa 
II/ Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ trong SGK phóng to.
III/ Các hoạt động dạy học
1-Kiểm tra bài cũ:4’
Cho HS kể lại một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết.
2- Dạy bài mới: 35’
 2.1-Giới thiệu bài:
 2.2-GV kể chuyện:
	-GV kể lần 1 và viết lên bảng những từ khó: tị hiềm, Quốc công Tiết chế, Chăm – pa, sát Thát, giải nghĩa cho HS hiểu. GV dán tờ giấy vẽ lược đồ quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện, chỉ lược đồ GT 3 nhân vật trong truyện.
-GV kể lần 2, Kết hợp chỉ 6 tranh minh hoạ.
2.3-Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Mời 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-Cho HS nêu nội dung chính của từng tranh.
a) KC theo nhóm:
-Cho HS kể chuyện trong nhóm 3 ( HS thay đổi nhau mỗi em kể 2 tranh, sau đó đổi lại )
-HS kể toàn bộ câu chuyện, cùng trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện
b) Thi KC trước lớp:
-Cho HS thi kể từng đoạn chuyện theo tranh trước lớp.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, đánh giá.
-Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
-HS nêu nội dung chính của từng tranh:
-HS kể chuyện trong nhóm lần lượt theo từng tranh.
-HS kể toàn bộ câu chuyện sau đó trao đổi với bạn trong nhóm về ý nghĩa câu chuyện.
-HS thi kể từng đoạn theo tranh trước lớp.
-Các HS khác NX bổ sung.
-HS thi kể chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
	3-Củng cố, dặn dò:1’
	-HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
-GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
	-Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Toán: trừ số đo thời gian
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS: 
-Biết cách thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.
-Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 4’
Cho HS làm vào bảng con BT 2 tiết trước.
2-Bài mới: 35’
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
	2.2-Kiến thức:
a) Ví dụ 1:
-GV nêu ví dụ.
+Muốn biết ô tô đó đi từ Huế đến Đà Nẵng hết bao nhiêu thời gian ta phải làm TN?
-GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính.
b) Ví dụ 2:
-GV nêu VD, hướng dẫn HS thực hiện.
-Cho HS thực hiện vào bảng con.
-Mời một HS lên bảng thực hiện. Lưu ý HS đổi 83 giây ra phút.
+Ta phải thực hiện phép trừ:
 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút = ?
-HS thực hiện: 15 giờ 55 phút
 13 giờ 10 phút
 2 giờ 45 phút
Vậy: 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút
 = 2 giờ 45 phút
-HS thực hiện: 
 3 phút 20 giây đổi thành 2 phút 80 giây 
 2 phút 45 giây 2 phút 45 giây
 0 phút 35 giây 
 Vậy: 3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây
 = 35 giây.
2.3-Luyện tập:
*Bài tập 1 (133): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào bảng con.
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 (133): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào nháp.
-Cho HS đổi nháp chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (133): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời một số HS lên bảng chữabài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
8 phút 13 giây
32 phút 47 giây
9 giờ 40 phút
*Kết quả:
20 ngày 4 giờ
10 ngày 22 giờ
4 năm 8 tháng
*Bài giải:
Người đó đi quãng đường AB hết thời gian là:
 8 giờ 30 phút – ( 6 giờ 45 phút + 15 phút)
 = 1 giờ 30 phút
 Đáp số: 1 giờ 30 phút.
3-Củng cố, dặn dò:1’ 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
Luyện từ và câu: liên kết các câu trong bài 
bằng cách thay thế từ ngữ
I/ Mục tiêu: 
	-Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
	-Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu.
II/ Các hoạt động dạy học:
 	1-Kiểm tra bài cũ 4’ Cho HS làm BT 2 (72) tiết trước.
2- Dạy bài mới: 35’
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 2.2.Phần nhận xét:
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. Cả lớp theo dõi.
-Cho HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
-Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2:
-Cho HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS suy nghĩ sau đó trao đổi với bạn.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
2.3.Ghi nhớ:
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
2.4. Luyện tâp:
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS TL nhóm 7, ghi KQ vào bảng nhóm.
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-HS làm bài cánhân. 2HS làm vào giấy khổ to lên dán trên bảng.
. HS phát biểu ý kiến.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Lời giải: 
Các từ chỉ Trần Quốc Tuấn trong 6 câu trên lần lượt là: Hưng Đạo Vương, Ông, vị Quốc công Tiết chế, Vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người.
*Lời giải:
Tuy nội dung 2 đoạn văn giống nhau nhưng cách diễn đạt ở đoạn 1 hay hơn vì từ ngữ được sử dụng linh hoạt hơn – tác giả đã sử dụng các từ ngữ khác nhau cùng chỉ một đối tượng nên tránh được sự lặp lại đơn điệu, nhàm chán và nặng nề như ở đoạn 2.
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
 *Lời giải:
-Từ anh (ở câu 2) thay cho Hai Long (ở câu 1)
-người liên lạc (câu 4) thay cho người đặt hộp thư (câu 2)
-Từ anh (câu 4) thay cho Hai Long ở câu 1.
-Từ đó (câu 5) thay cho những vật gợi ra hình chữ V (câu 4).
+) Việc thay thế các từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết câu.
*Lời giải:
-Nàng (câu 2) thay cho vợ An Tiêm (câu 1)
-chồng (câu 2) thay cho An Tiêm (câu 1)
3-Củng cố dặn dò: 1’Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. 
 -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và xem lại toàn bộ cách nối các
vế câu ghép bằng QHT, cách liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.
 Thứ 6 ngày 25 tháng 2 năm 2011
Thể dục
 bật cao
 Trò chơi “chuyển nhanh nhảy nhanh”
I/ Mục tiêu:
- Ôn tập hoặc kiểm tra bật cao. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật động tác.
II/ Địa điểm-Phương tiện.
 -Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
2-4 quả bóng truyền. 4 chiếc khăn làm vật chẩn trên cao.	
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
 Nội dung
1.Phần mở đầu.
-GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
-Xoay các khớp cổ chân đầu gối , hông , vai.
-Ôn bài thể dục một lần.
*Chơi trò chơi khởi động .( Meò đuổi chuột )
2.Phần cơ bản
*Ôn phối hợp chạy và bật nhảy-mang vác .
-Chia tổ tập luyện
- Thi đua giữa các tổ.
-Bật cao, phối hợp chạy đầ bật cao
- Chơi trò chơi “Chuyển nhanh, nhảy nhanh”
 -GV tổ chức cho HS chơi .
3 Phần kết thúc.
-Đứng theo hàng ngang vỗ tay và hát.
 -GV cùng học sinh hệ thống bài
-GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
Định lượng
6-10 phút
1-2 phút
1 phút
2-3 phút
18-22 phút
5-6 phút
3 phút
3 phút
6-8 phút
6-8 phút
4- 6 phút
1 –2 phút
1 phút
1 phút
 Phương pháp tổ chức
-ĐHNL.
GV @ * * * * * * *
 * * * * * * * 
-ĐHTC.
ĐHTL: GV
 Tổ 1 Tổ 2
* * * * * * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * * * * * *
-ĐHTL: GV
 * * * *
 * * * *
-ĐHKT:
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
Tập làm văn :
Tập viết đoạn đối thoại
I/ Mục tiêu:
	-Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ, biết viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch.
	-Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Tranh minh hoạ bài. Một số vật dụng để sắm vai diễn kịch.
	-Bút dạ, bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài: 2’ GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2-Hướng dẫn HS luyện tập: 37’
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS đọc bài 1.
-Cả lớp đọc thầm trích đoạn của truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
*Bài tập 2:
-Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 2. Cả lớp đọc thầm.
-GV nhắc HS:
+SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại giữa Trần Thủ Độ và phú nông. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời đối thoại (dựa theo 7 gợi ý) để hoàn chỉnh màn kịch.
+Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của hai nhân vật: Thái sư Trần Thủ Độ và phú nông. 
-Một HS đọc lại 7 gợi ý về lời đối thoại.
-HS viết bài vào bảng nhóm theo nhóm 4.
-GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS.
-Đại diện các nhóm lên đọc lời đối thoại của nhóm mình.
-Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm viết những lời đối thoại hợp lí, hay nhất.
*Bài tập 3:
-Một HS đọc yêu cầu của BT3.
-GV nhắc các nhóm có thể đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch.
-Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.
-HS đọc.
-HS nối tiếp đọc yêu cầu.
-HS nghe.
-HS viết theo nhóm 4.
-HS thi trình bày lời đối thoại.
-HS thực hiện như hướng dẫn của GV.
3-Củng cố, dặn dò: 1’ -GV nhận xét giờ học. 
 	 -Dặn HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý ; cả lớp chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật trong tiết TLV tới.
 Toán:
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
-Rèn luyện kĩ năng cộng và trừ số đo thời gian.
-Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ:4’ 
Cho HS nêu cách cộng và trừ số đo thời gian.
2-Bài mới:35’
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (134): Viết số thích hợp vào chỗ chấm
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào bảng con.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (134): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài. 
-Cho HS làm vào vở. 3 HS làm vào bảng nhóm.
-Mời HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét
*Bài tập 3 (134): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào nháp. Sau đó đổi nháp chám chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (134): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm lời giải.
-Mời đại diện 2 nhóm lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
288 giờ ; 81,6 giờ ; 108 giờ ; 30 phút
96 phút ; 135 phút ; 150 giây ; 265 giây.
*Kết quả:
15 năm 11 tháng
10 ngày 12 giờ
20 giờ 9 phút
*Kết quả:
1 năm 7 tháng
4 ngày 18 giờ
7 giờ 38 phút
*Bài giải:
Hai sự kiện đó cách nhau số năm là:
 1961 – 1492 = 469 (năm)
 Đáp số: 469 năm.
3-Củng cố, dặn dò: 1’
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 tuan 2425 co KNS.doc