Giáo án các môn lớp 5 - Tuần lễ 20

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần lễ 20

Tập đọc

Tiết 39: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

I-Mục tiêu:

-Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.

-Hiểu được nội dung: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng không vì tình riêng mà làm sai phép nước. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II-Chuẩn bị:

Bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc

III-Các hoạt động dạy học :

1.Bài cũ :Người công dân số Một .(tt)

Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi SGK.

2.Bài mới : Thái sư Trần Thủ Độ

-HĐ 1: Luyện đọc

Một HS đọc bài văn.

GV chia đoạn (3 đoạn).

HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài ,(2 lượt ).GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai cho HS và giúp HS giải nghĩa từ: Thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, xã tắc, Thượng phụ, tâu xằng.

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 386Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần lễ 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
20
Thứ hai, ngày 7 tháng 1 năm 2013
Tập đọc
Tiết 39: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I-Mục tiêu:
-Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.
-Hiểu được nội dung: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng không vì tình riêng mà làm sai phép nước. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa) 
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc
III-Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :Người công dân số Một .(tt)
Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi SGK. 
2.Bài mới : Thái sư Trần Thủ Độ 
-HĐ 1: Luyện đọc 
Một HS đọc bài văn.
GV chia đoạn (3 đoạn).
HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài ,(2 lượt ).GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai cho HS và giúp HS giải nghĩa từ: Thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, xã tắc, Thượng phụ, tâu xằng.
HS luyện đọc theo cặp.
GV đọc toàn bài.
-HĐ 2: Tìm hiểu bài 
HS đọc thầm từng đoạn hoặc cả bài để trả lời các câu hỏi SGK:
+Khi có người xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
+Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao? 
+Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền Trần Thủ Độ nói thế nào?
+Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?
Một vài HS nêu nội dung chính của bài.
-HĐ 3: Đọc diễn cảm 
 GV hướng dẫn HS giọng đọc toàn bài.
3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài, cả lớp, GV nhận xét cách đọc.
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3: lời viên quan tâu với vua – tha thiết; lời vua- chân thành, tin cậy; lời Trần Thủ Độ – trầm ngâm, thành thật.
Gv đọc mẫu đoạn 3. 
Học sinh đọc nhóm đôi.
Thi đọc diễn cảm.
-HĐ 4: Củng cố
HS nhắc lại nội dung bài.
3. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng. (đọc trước bài và trả lời các câu hỏi sgk)
--------------------------------------------------- 
Toán
Tiết 95: CHU VI HÌNH TRÒN
I- Mục tiêu :
Biết quy tắc tính chu vi hình tròn và vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn .
Cả lớp làm được bài tập 1 (a,b), 2c,3.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị: 
Bộ đồ dùng dạy toán 5 
HS chuẩn bị : Com pa , thước kẻ . 
Bảng phụ làm bài tập 
III -Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ : Hình tròn .Đường tròn .
Nêu các yếu tố của hình tròn .(các bán kính đều bằng nhau , đường kính gấp 2 lần bán kính ) 
 Vẽ 1 hình tròn có tâm O , bán kính 3cm vào vở nháp.
 2. Bài mới: Chu vi hình tròn .
-HĐ 1:Giới thiệu công thức tính chu vi .
 Tính chu vi hình tròn như SGKtrang 97. (Tính thông qua đường kính và bán kính.)
 Lấy một hình tròn có bán kính 2 cm , ta đánh dấu 1 điểm A trên đường tròn. 
Đặt điểm A trùng với vạch 0 trên 1 cái thước có vạch chia cm và mm .Ta cho hình tròn lăn 1 vòng trên thước đó thì thấy rằng điểm A lăn đến vi trí điểm B nằm giữa vị trí 12,5cm và 12,6 cm trên thước .Độ dài của đường tròn bán kính 2 cm chính là độ dài của đoạn thẳng AB .
Độ dài của đường tròn chính là chu vi của hình tròn .
Vậy hình tròn bán kính 2cm có chu vi trong khoảng 12,5cm đến 12,6 cm .
Trong toán học , người ta tính chu vi hình tròn có đường kính 4cm bằng cách : nhân đường kính 4cm với 3,14:
 4 x 3,14= 12,56( cm) 
GV kết luận : 
Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân với 3,14 .
Công thức : C= d x 3, 14 ( C là chu vi , d là đường kính ) 
Hoặc : C = r x 2 x 3,14 ( r là bán kính hình tròn ) 
GV hướng dẫn HS vận dụng công thức để tính ví dụ 1, 2.
-HĐ 2: Thực hành 
+Bài tập 1 a,b: HS tính chu vi hình tròn có đường kính d =0,6 cm và d= 2,5 dm.
HS nhắc lại cách tính chu vi hình tròn khi đã biết đường kính.
Học sinh làm bài tập vào vở ,2 em lên bảng . 
- Cả lớp,GV nhận xét .
+Bài tập 2 c:
 Tính chu vi hình tròn có r =m 
HS nhắc lại cách tính chu vi hình tròn khi đã biết bán kính.
HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
+Bài tập 3 : Một bánh xe ô tô có đường kính là 0,75m .Tính chu vi của bánh xe đó.
HS đọc đề , suy nghĩ và làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
-HĐ 3:Củng cố 
Nêu qui tắc , công thức tính chu vi hình tròn .
3. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Học bài, làm bài tập1c , 2a, b vào vở .
Chuẩn bị :Luyện tập - Bài tập cần làm 1(a, b), 2, 3(a) / 99
------------------------------------------------------------ 
Khoa học
Tiết 39: SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC (tt)
I- Mục tiêu :
Nêu được một số ví dụ về sự biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
*Rèn kĩ năng sống cho học sinh:
- Kĩ năng quản lí thời gian trong qu trình tiến hnh thí nghiệm
- Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy ra trong khi tiến hnh thí nghiệm (của trị chơi)
II-Chuẩn bị:
HS: Một mảnh giấy, diêm và nến, một que tăm, chanh.
III-Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ :Sự biến đổi hoá học
 Thế nào là sự biến đổi hoá học? 
 Nêu ví dụ về sự biến đổi hoá học.
2. Bài mới: Sự biến đổi hoá học (tt)
-HĐ 1: Trò chơi “Bức thư bí mật”
HS đọc phần chuẩn bị và cách tiến hành trong trò chơi trang 80.
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi theo nhóm 4, đọc kĩ thí nghiệm trang 80. Các nhóm viết thư của nhóm mình cho nhóm khác một cách bí mật.
Khi các nhóm đã viết và gửi bức thư đến nhóm mình gửi, GV cho 2 HS hơ bức thư và đọc lên nội dung bức thư nhóm mình nhận được.
 GV kết luận: Sự biến đổi hoá học xảy ra dưới tác động của nhiệt.
-HĐ 2: Vai trò của ánh sáng trong biến đổi hóa học
HS đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi trong BT 1 và 2 trang 80, 81 SGK theo nhóm đôi.
Một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 GV kết luận: sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
-HĐ 3: Củng cố 
HS nhắc lại sự biến đổi hóa học.
3.Nhận xét, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài :Năng lượng (quan sát các thí nghiêm và tìm hiểu trước câu hỏi sgk)
------------------------------------------------------------ 
Kể chuyện
Tiết 20: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I-Mục tiêu:
Kể lại được câu chuyện đã nghe đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II-Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : Kể chuyện chiếc đồng hồ.
Học sinh kể chuyện, nêu ý nghĩa câu chuyện 
2.Bài mới : Kể chuyện đã nghe, đã đọc
-HĐ 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện 
Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
Học sinh đọc gợi ý 1, 2, 3 và trả lời câu hỏi: 
Thế nào là sống và làm việc theo pháp luật?
HS tiếp nối nhau nêu tên câu chuyện mình sẽ kể.
-HĐ 2: Học sinh thực hành kể chuyện 
HS đọc lại gợi ý 2.
GV nhắc lại dàn ý câu chuyện.
Học sinh kể theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Thi kể trước lớp, nêu ý nghĩa câu chuyện.
Chọn học sinh kể hay nhất.
-HĐ 3:Củng cố
Nhắc lại thế nào là sống và làm việc theo pháp luật.
3. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS tập kể chuyện ở nhà.
Chuẩn bị : Kể chyện được chứng kiến hoặc tham gia. (Tìm hiểu câu chuyện theo yêu cầu của đề bài)
------------------------------------------------------------ 
Thứ ba, ngày 8 tháng 1 năm 2013
Luyện từ và câu
Tiết 38: CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
I-Mục tiêu : 
 -Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng các quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối ( nội dung ghi nhớ ) .
 -Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn ( BT1 , mục III) , viết được đoạn văn theo yêu cầu của bài tập 2 . 
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ làm bài tập 2. 
III- Các hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ :Câu ghép . 
 Thế nào là câu ghép ? - Đặt câu ghép . 
 Nêu miệng bài tập 3 
2. Bài mới :Cách nối các vế câu ghép .
-HĐ 1: Hướng dẫn HS phần Nhận xét : 
Học sinh đọc bài tập 1, 2 của phần nhận xét .
HS đọc lại câu văn, đoạn văn. Xác định 2 vế của câu ghép , gạch dưới những từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu.
2 HS làm ở bảng phụ. Cả lớp, GV nhận xét.
Hỏi HS :Từ kết quả phân tích trên , các em thấy các vế của câu ghép được nối với nhau theo mấy cách ? HS trả lời , GV nhận xét.
Một số HS đọc ghi nhớ SGK.
-HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện tập
 + Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu và nội dung của BT1 . 
 Tìm câu ghép và các vế câu ghép đó được nối với nhau bằng cách nào.
 HS trao đổi với bạn bên cạnh làm bài , nêu miệng kết quả.Cả lớp,GV nhận xét.
+Bài tập 2 : HS viết đoạn văn từ 3 -5 câu tả ngoại hình người bạn , có ít nhất 1 câu ghép . 
 HS viết đoạn văn vào vở, 1 HS viết bảng phụ.
 HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn và cho biết các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào . Cả lớp ,GV nhận xét . 
-HĐ 3:Củng cố
Vài HS nhắc lại nội dung ghi nhớ SGK.
3. Nhận xét ,dặn dò:
GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị : Mở rộng vốn từ Công dân. – Xem trước các bài tập sgk
--------------------------------------------------- 
Chính tả
Tiết 20: CÁNH CAM LẠC MẸ
I- Mục tiêu:
 - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ. Làm được bài tập 2b.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II – Chuẩn bị:
 Bảng phụ làm bài tập 2.
III-Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
Hsviết bảng con từ: trong xanh, dành dụm
2. Bài mới : Cánh cam lạc mẹ 
-HĐ 1: Hướng dẫn HS nghe- viết chính tả
GV đọc bài Cánh cam lạc mẹ.
HS nêu nội dung bài thơ.
GV nhắc HS chú ý cách trình bày, những từ ngữ dễ viết sai.
HS viết bảng con các từ khó: xô vào, khản đặc, râm ran, xén tóc.
Giáo viên đọc cho HS viết bài .
HS bắt lỗi, GV chấm một số vở, nhận xét.
-HĐ 2: Học sinh làm bài tập
 Bài tập2b : HS đọc yêu cầu của BT.Tìm o hay ô (thêm dấu thanh thích hợp) với mỗi ô trống trong bài Cánh rừng mùa đông.
HS làm vào vở nháp, 1 HS làm bảng phụ.
HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
-HĐ 3: Củng cố 
Khen những HS viết tốt.
3. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS sửa lỗi hoàn chỉnh. 
- Chuẩn bị bài : Trí dũng song toàn (viết trước các từ khó ở nhà và chuẩn bị các bài tập trong sgk)
------------------------------------------------------------ 
Lịch sử
Tiết 19: CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
I- Mục tiêu:
-Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ .
- Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ .
Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch : tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai .
II- Chuẩn bị :
Bản đồ hành chính Việt Nam .
III- Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : 
2. Bài mới : Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ .
- HĐ 1 : Tập đoàn cứ điểm Điệ ...  bài tập sgk)
--------------------------------------------------------------------------- 
Toán
Tiết 98: LUYỆN TẬP
I-Mục tiêu:
Biết tính diện tích hình tròn khi biết :
-Bán kính của hình tròn . 
-Chu vi của hình tròn .
Cả lớp làm được bài tập 1, 2.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II- Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ : Diện tích hình tròn 
Học sinh sửa bài tập 1c, 2c , gv chấm một số vở.
Viết công thức tính diện tích hình tròn 
Nêu qui tắc tính diện tích hình tròn 
 2.Bài mới: Luyện tập
-HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 
+Bài tập 1 : 
Tính diện tích hình tròn có bán kính r: 
a/ r = 6 cm b/ r = 0,35 dm 
HS nhắc lại công thức tính diện tích hình tròn.
 Học sinh làm vở, 2 em lên bảng 
+Bài tập 2: 
Tính diện tích hình tròn biết chu vi C = 6,28 cm.
GV hướng dẫn HS tìm bán kính từ công thức tính chu vi : r x 2x 3, 14 = C 
	HS làm vào vở, 1HS làm bảng lớp.	
	Bài tập 3: (dành cho học sinh khá giỏi, nếu còn thời gian).
Học sinh đọc đề, nêu cách giải .
1 em làm bảng phụ, lớp làm vở, nhận xét.
-HĐ 2: Củng cố 
Nêu cách tính bán kính hình tròn.
Thi đua làm toán: 
Tính bán kính hình tròn biết C = 20cm r = 20 : 2 : 3,14 = 0, 314 cm) 
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Luyện tập chung (xem trước bài tập 1, 2, 3 sgk)
---------------------------------------------------------------
Đạo đức
Tiết 20: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (tiếp theo)
I-Mục tiêu : 
Học sinh :
-Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
-Yêu mến ,tự hàovề quê hương mình , mong muốn được góp phần xây dựng quê hương .Học sinh khá giỏi: biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương .
* Rèn kĩ năng sống cho học sinh:
- Kĩ năng xác định gi trị (yêu quê hương).
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán đánh giá những quan điểm, hnh vi, việc lm khơng ph hợp với quê hương).
- Kĩ năng tìm kiếm v xử lí thơng tin về truyền thống văn hóa, truyền thống cch mạng về danh lam thắng cảnh, con người của quê hương.
- Kĩ năng trình by những hiểu biết của bản thn về quê hương mình.
II-Chuẩn bị:
Thẻ màu cho BT 2
III-Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
HS nêu ghi nhớ SGK.
HS nêu mình đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương.
2. Bài mới:
-HĐ 1:Bày tỏ thái độ (BT2)
GV lần lượt nêu từng ý kiến trong BT 2 SGK.
HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
GV mời một số HS giải thích lí do.Các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV kết luận.
-HĐ 2:Xử lí tình huống (BT 3)
HS đọc 2 tình huống của BT3 SGK.
HS thảo luận 2 tình huống trên theo nhóm 4.
Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
GV kết luận cách xử lí 2 tình huống trên.
-HĐ 3 : Trình bày kết quả sưu tầm
HS trình bày kết quả sưu tầm được về các cảnh đẹp của quê hương và các bài thơ , bài hát về quê hương.
Hỏi HS: em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu quê hương?
GV nhắc HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
3. Nhận xét , dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ủy ban nhân dân xã (phường)em. (Về tìm hiểu các hoạt động và công việc của ủy ban nhân dân xã Trường Tây và các bài tập trong sách giáo khoa)
-------------------------------------------------------- 
Địa lí
Tiết 20: CHÂU Á (tiếp theo)
 I-Mục tiêu :
-Nêu được một số đặc điểm về dân cư của châu Á.
-Nêu một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu Á.
-Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á.
Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Á. 
II- chuẩn bị :
Bản đồ tự nhiên châu A
Bản đồ các nước châu A 
III-Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ:
Nêu tên các châu lục và đại dương trên Trái Đất.
Nêu địa hình và khí hậu của châu Á.
 2.Bài mới :Châu Á (tiếp theo )
-HĐ 1 :Dân số châu Á 
GV cho HS đọc bảng số liệu SGK.
 HS so sánh dân số châu Á với các châu lục khác.
 So sánh mật độ dân số châu Á với mật độ dân số châu phi.
 Dân số ở châu Á phải thực hiện yêu cầu gì mới có thể nâng cao chất lượng cuộc sống. (kế hoạch gia đình ) 
GV kết luận.
- HĐ 2: Các dân tộc ở châu Á 
HS quan sát hình 4 SGK, trao đổi với bạn bên cạnh trả lời:
+Người dân châu Á có màu da như thế nào ?
+Em có biết vì sao người Bắc Á có nước da sáng màu còn người Nam Á có nước da sẫm màu ?
 + Các dân tộc châu Á có cách ăn mặc và phong tục tạp quán như thế nào? (ăn mặt khác nhau ,tạp quán cũng khác nhau)
+ Dân cư châu Á tập trung nhiều ở vùng nào? (đồng bằng) HS khá, giỏi giải thích vì sao dân cư châu Á lại tập trung nhiều ở đồng bằng.
-HĐ 3 : Hoạt động kinh tế của người dân châu Á 
 Quan sát hình 5, thao luận nhóm 4 các câu hỏi:
 +Ở châu Á ngành sản xuất nào chính? ( nông nghiệp ) 
 + Các sản phẩm nông nghiệp chính là gì? (lúa mì, lúa gạo, bông, thịt sửa trâu, bò.) 
 +Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở châu Á? (khai thác khoáng sản đặc biệt là dầu mỏ)
-HĐ 4: Khu vực Đông Nam Á
HS dựa vao hình 3 bài 17 và cho biết:
+Vị trí địa lí, khí hậu của khu vực Đông Nam A.
+Các đồng bằng của khu vực Đông Nam Á nằm chủ yếu ở đâu?
+ Ke tên các ngành sản xuất có ở khu vực Đông Nam Á.
HS khá, giỏi giải thích vì sao Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo.
HS chỉ trên bản đồ vị trí của khu vực Đông Nam Á.
-HĐ 5:Củng cố
HS đọc ghi nhớ SGK.
3. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. 
 - Chuẩn bị bài :Các nước láng giềng của Việt Nam (đọc trước bài và trả lời các câu hỏi sau bài)
-------------------------------------------------------- 
Thứ sáu, ngày 11 tháng 1 năm 2013
Tập làm văn
Tiết 40: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I-Mục tiêu:
-Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể. 
-Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/11 (theo nhóm) 
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
*Rèn kĩ năng sống cho học sinh:
-Hợp tác (ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động).
-Thể hiện sự tự tin. 
-Đảm nhận trách nhiệm
II-Chuẩn bị: 
Bảng phụ làm bài tập 2. 
III-Các hoạt động dạy học:
1. Bài mới :Lập chương trình hoạt động 
-HĐ 1 : Hướng dẫn học sinh luyện tập.
+Bài tập 1: Học sinh đọc mẩu chuyện, trả lời câu hỏi: 
Các bạn trong lớp tổ chức liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?
Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm những gì? 
Lớp trưởng đã phân công như thế nào? 
Hãy thuật lại diển biến buổi liên hoan.
Giáo viên kết luận chương trình hoạt động.	
+Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu 
GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của BT.
HS làm việc theo nhóm 4.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
G v kết luận cách lập chương trình hoạt động.
-HĐ 2: Củng cố 
HS nhắc lại cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động.
3. Nhận xét , dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Lập chương trình hoạt động (xem trước các yêu cầu của bài trong sgk)
--------------------------------------------------- 
Toán
Tiết 99: LUYỆN TẬP CHUNG
I- Mục tiêu:
-Biết tính chu vi, diện tích hình tròn và vận dụng để giải các bài toán liên quan đến chu vi, diện tích của hình tròn.
Cả lớp làm được bài tập 1, 2, 3.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị : 
Bảng phụ làm bài tập 3 
III - Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ :Luyện tập 
Nêu qui tắc tính chu vi hình tròn.
Nêu qui tắc tính bán kính hình tròn.
Tính bán kính hình tròn, biết: C = 20cm( r = 20 : 2 : 3, 14 = 0,314) 
 2.Bài mới: Luyện tập chung 
-HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
+Bài tập 1: 
Tính độ dài của sợi dây thép được uốn như hình SGK / 100 
GV hướng dẫn HS độ dài sợi dây thép chính là tổng chu vi của các hình tròn có bán kính 7 cm và 10 cm . 
HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
+Bài tập 2: Học sinh đọc đề, phân tích đề.
GV hướng dẫn HS tính chu vi hình tròn nhỏ, bán kính hình tròn lớn và chu vi hình tròn lớn ,sau đó tìm chu vi hình tròn lớn dài hơn chu vi hình tròn bé bao nhiêu cm.
HS làm bài vào vở nháp, 1 HS làm bảng lớp.
+Bài tập 3: HS đọc đề, quan sát hình vẽ.
GV hướng dẫn để HS nhận ra diện tích hình đã cho là tổng diện tích hình chữ nhật và hai nửa hình tròn.
HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- HĐ 2: Củng cố
HS nhắc lại cách tính chu vi, diện tích hình tròn.
3. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài : Giới thiệu biểu đồ hình quạt (xem trước bài tập 1, 2 sgk)
------------------------------------------------------------ 
Âm nhạc
Tiết: 20 - Ôn tập bài hát HÁT MỪNG
- TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 5
I. MỤC TIÊU
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Hát kết hợp vận động phụ họa .
-Đọc nhạc ghép lời bài TĐN Số 5
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
-Nhạc cụ gõ, đệm ( song loan, thanh phách, trống nhỏ..)
-Một vài động tác vận động phụ hoạ theo nội dung của bài. 
-Bài TĐN số 5 của BGD.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1. Ổn định tổ chức 
- Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn 
2. Kiểm tra bài cũ
-Kiểm tra đan xen trong lúc ôn tập 
3. Bài mới 
- Hoạt động 1 : Ôn tập bài Hát mừng. 
- GV đệm đàn hoặc mở băng nghe lại giai điệu bài hát bài hát, sau đó hỏi HS nhận biết tên bài hát ? tên tác giả bài hát ?
- Hướng dẫn HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức:hát tập thể, hát lĩnh xướng và hoà giọng, tổ, nhóm, cá nhân..
-HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca. 
- Hoạt động 2 : Hát kết hợp vân động phụ hoạ.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vài động tác vận động phụ hoạ và gợi ý các em tự nghĩ ra vài động tác vận động phụ hoạ cho bài hát.
 - Mời HS lên biểu diễn trước lớp (hát kết hợp vận động phụ hoạ hoặc hát kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ).
- GV nhận xét 
- Hoạt động 3 : Học bài TĐN số 5
- GV treo bài TĐN số 5 lên bảng HS quan sát và trả lời 
- Bài nhịp gì ? Gồm có những nốt gì ? Có hình nốt nào?
- Hướng dẫn HS luyện đọc cao độ bài TĐN 
- GV hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu bài TĐN số 5 kết hợp vỗ hoặc gõ đệm theo tiết tấu.
- Hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp ghép lời ca bài TĐN số 5.
- Chia lớp thành 2 nửa 1 nửa đọc nhạc 1 nửa hát lời sau đó đổi lại kết hợp gõ đệm 1 trong 3 cách 
- GV nhận xét 
4. củng cố 
- GV đệm đàn HS hát lại bài hát đã ôn hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- HS đọc nhạc hát lời kết hợp gõ đệm bài TĐN số 5 một lần.
5. Nhận xét - Dặn dò 
- Tuyên dương tổ, nhóm, cá nhân thể hiện tốt tiết học. 
- Động viên nhắc nhở những em chưa tập trung.
- Về nhà ôn lại bài hát vừa ôn, tập đọc bài TĐN số 5 kết hợp gõ đệm theo phách và chép bài TĐN số 5 vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 20 20122013 MOT COT.doc