Giáo án các môn lớp 5 - Tuần lễ 34

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần lễ 34

ĐẠO ĐỨC

Tiết : 34

DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG.(TT)

 - GV thường xuyên nhắc nhở hs thực hiện tốt về An toàn giao thông : Không đùa giỡn trên đường, không chạy xe hàng 2, hàng 3, khi qua đường phải quan sát, đi đúng phần đường của mình.

 - Thực hiện tốt việc vệ sinh thân thể : Cắt ngắn móng tay, móng chân, thường xuyên tắm gội và thay quần áo, đầu tóc phải gọn gàng, sạch sẽ.

 - Nên ăn chín, uống nước đã đun sôi để nguội, không ăn thức ăn đã ôi thiu, ăn rau sống phải rửa sạch bằng nước muối để đề phòng 1 số bệnh về đường tiêu hóa.

 - Không được sử dụng các chất gây nghiện, các chất kích thích : Không hút thuốc lá, không uống rượu bia, không tiêm chích ma túy. Vì tiêm chích ma túy là con đường dẫn đến HIV/AIDS.

 - Giáo dục hs lòng biết ơn thầy cô, thương yêu và kính trọng ông bà, cha mẹ, lễ phép với người già và yêu thương em nhỏ.

 - Nhắc nhở hs luôn yêu quê hương đất nước, yêu các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh để bảo vệ đất nước.

 - Giáo dục hs về truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. Cần giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.

 - Luôn bảo vệ và chăm sóc cây xanh ngoài sân trường và cả trong lớp học.

 - Không nên ăn quà bánh bán ngoài đường vì không hợp vệ sinh và phòng tránh các bệnh do bánh kẹo gây ra.

 - Không vức rác bừa bãi, coi rác như kẻ thù, gặp rác phải lượm bỏ vào thùng rác, đổ rác đúng nơi quy định.

 - Thường xuyện làm vệ sinh sân trường và trong lớp học. Đi đại tiện và tiểu tiện đúng nơi quy định.

 

doc 30 trang Người đăng hang30 Lượt xem 446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần lễ 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 34
(Từ ngày 30/4/2012 – 04/5/2012)
---š-µ-œ---
THỨ
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI HỌC
HAI
30/4/2012
Đạo đức
34
Dành cho địa phương
Tập đọc
67
Lớp học trên đường
Toán
166
Luyện tập
Lịch sử
34
Ôn tập học kì II
Chào cờ
BA
01/5/2012
Chính tả
34
Nhớ - viết : Sang năm con lên bảy
Toán
167
Luyện tập
LTVC
67
Mở rộng vốn từ : Quyền và bổn phận
Kể chuyện
34
Kể chuyện được chứng kiến, tham gia
TƯ
02/5/2012
Tập đọc
68
Nếu trái đất thiếu trẻ em
Toán
168
Ôn tập về biểu đồ
Khoa học
67
Tác động của con người đối với môi trường không khí và nước
Tập làm văn
67
Trả bài văn tả cảnh
NĂM
03/5/2012
Toán
169
Luyện tập chung
Kĩ thuật
34
Lắp ghép mô hình tự chọn
LTVC
68
Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang)
Nhạc
34
Ôn tập
SÁU
04/5/2012
Địa lí
34
Ôn tập học kì II
Toán
170
Luyện tập chung
Khoa học
68
Một số biện pháp bảo vệ môi trường
Tập làm văn
68
Trả bài văn tả người
SHTT
34
Sinh hoạt tập thể tuần 34
DUYỆT CỦA BGH
HIỆU TRƯỞNG
KHỐI TRƯỞNG 
Thứ hai, ngày 30 tháng 04 năm 2012
ĐẠO ĐỨC
Tiết : 34
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG.(TT)
 - GV thường xuyên nhắc nhở hs thực hiện tốt về An toàn giao thông : Không đùa giỡn trên đường, không chạy xe hàng 2, hàng 3, khi qua đường phải quan sát, đi đúng phần đường của mình.
 - Thực hiện tốt việc vệ sinh thân thể : Cắt ngắn móng tay, móng chân, thường xuyên tắm gội và thay quần áo, đầu tóc phải gọn gàng, sạch sẽ.
 - Nên ăn chín, uống nước đã đun sôi để nguội, không ăn thức ăn đã ôi thiu, ăn rau sống phải rửa sạch bằng nước muối để đề phòng 1 số bệnh về đường tiêu hóa.
 - Không được sử dụng các chất gây nghiện, các chất kích thích : Không hút thuốc lá, không uống rượu bia, không tiêm chích ma túy. Vì tiêm chích ma túy là con đường dẫn đến HIV/AIDS.
 - Giáo dục hs lòng biết ơn thầy cô, thương yêu và kính trọng ông bà, cha mẹ, lễ phép với người già và yêu thương em nhỏ.
 - Nhắc nhở hs luôn yêu quê hương đất nước, yêu các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh để bảo vệ đất nước.
 - Giáo dục hs về truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. Cần giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
 - Luôn bảo vệ và chăm sóc cây xanh ngoài sân trường và cả trong lớp học.
 - Không nên ăn quà bánh bán ngoài đường vì không hợp vệ sinh và phòng tránh các bệnh do bánh kẹo gây ra.
 - Không vức rác bừa bãi, coi rác như kẻ thù, gặp rác phải lượm bỏ vào thùng rác, đổ rác đúng nơi quy định.
 - Thường xuyện làm vệ sinh sân trường và trong lớp học. Đi đại tiện và tiểu tiện đúng nơi quy định.
------------------------------------------------
TẬP ĐỌC 
Tiết : 67
LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG.
I. Mục tiêu:
	- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài
	- Hiểu nội dung: Sự quan tâm đến trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
	- HS khá, giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (câu hỏi 4)
II. Chuẩn bị:
+ GV: -	Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	 -	Hai tập truyện Không gia đình
	 -	Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. 
+ PP: Đàm thoại, giảng giải, .
+ HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động:
 HĐ
CBLL
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Ổn định: 2’
2. KTBC: 5’
3. Bài mới: 28’
H.động 1: 5’ 
H.động 2: 15’ 
H.động 3: 8’ 
4. Củng cố.. dặn dò: 5’
Giáo viên kiểm tra 2, 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy, trả lời các câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
-*** Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát minh hoạ Lớp học trên đường. 
Giáo viên ghi bảng các tên riêng nước ngoài.
***Yêu cầu 1, 2 học sinh đọc toàn bài.
Yêu cầu học sinh chia bài thành 3 đoạn.
1 học sinh đọc thành tiếng các từ ngữ được chú giải trong bài.
Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu.
Giáo viên mời 1 học sinh đọc lại chú giải 1. 
***Giới thiệu 2 tập truyện “Không gia đình” một tác phẩm hấp dẫn, được trẻ em và người lớn trên toàn thế giới yêu thích; yêu cầu các em về nhà tìm đọc truyện.
Giáo viên đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm.
Học sinh trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài đọc dựa theo những câu hỏi trong SGK.
Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 1.
	+	Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?
1 học sinh đọc câu hỏi 2.
	+	Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
Giáo viên giảng thêm: 
	Giấy viết là mặt đất, bút là những chiếc que dùng để vạch chữ trên đất.
	+	Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau thế nào?
Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm lại truyện, suy nghĩ, tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học?
Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
***Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách đọc diễn cảm bài văn.
Chú ý đoạn văn sau:
Giáo viên đọc mẫu đoạn văn.
***Giáo viên hỏi học sinh về nội dung, ý nghĩa của truyện.
Giáo viên nhận xét.
Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; đọc trước bài thơ Nếu trái đất thiếu trẻ con.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời câu hỏi.
Học sinh nói về tranh.
Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi.
Học sinh cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh 1 lượt.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
Đoạn 1: 	Từ đầu đến “Không phải ngày một ngày hai mà đọc được”.
Đoạn 2:	Tiếp theo đến “Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi”.
Đoạn 3:	Phần còn lại.
Xuất xứ mẫu chuyện.
Cả lớp đọc thầm.
	+	Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm ăn.
Cả lớp đọc lướt bài văn.
	+	Lớp học rất đặc biệt.
	+	Có sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặc được trên đường.
	+	Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Có trí nhớ tốt hơn Re-mi, không quên những cái đã vào đầu. Có lúc được thầy khen sẽ biết đọc trước Rê-mi.
	+	Rê-mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca-pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó, quyết chí học. kết quả, Rê-mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, trong khi Ca-pi chỉ biết “viết” tên mình bằng cách rút những chữ gỗ.
	+	Lúc nào túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp nên chẳng bao lâu đã thuộc tất cả các chữ cái.
	+	Bị thầy chê trách, “Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi”, từ đó, không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được.
	+	Khi thầy hỏi có thích học hát không, đã trả lời: Đấy là điều con thích nhất 
Học sinh phát biểu tự do.
	+	Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.
	+	Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập.
	+	Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành.
Cụ Vi-ta-li hỏi tôi: //
- Bây giờ / con có muốn học nhạc không? //
- Đây là điều con thích nhất. // Nghe thầy hát, / có lúc con muốn cười, / có lúc lại muốn khóc. // Có lúc tự nhiên con nhớ đến mẹ con / và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà. //
	Bằng một giọng cảm động, / thầy bảo tôi: //
- Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn. //
Nhiều học sinh luyện đọc từng đoạn, cả bài.
Truyện ca ngợi sự quan tâm giáo dục trẻ của cụ già nhân hậu Vi-ta-li và khao khát học tập, hiểu biết của cậu bé nghèo Rê-mi.
Học sinh nhận xét.
--------------------------------------
LỊCH SỬ (T34)
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:
- Nắm được một số sự kiện, nhận vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:
+ Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 2-09-1945 Bác Hồ độc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thức thắng lợi cuộc kháng chiến.
+ Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tarnh ph1 hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập. 
+Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
+ HS: Nội dung ôn tập.
III. Các hoạt động:
 HĐ
CBLL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định: 2’
2. KTBC: 5’
3. Bài mới: 28’
vH.động 1: 10’ 
vH.động 2: 10’
vH.động 3: 8’ 
4. Củng cố.. dặn dò: 5’
Nêu những mốc thời gian quan trọng trong quá trình xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình?
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình ra đời có ý nghĩa gì?
® Giáo viên nhận xét bài cũ.
***Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay.
Nêu các sự kiện tiêu biểu nhất.
Hãy nêu các thời kì lịch sử đã học?
***Tìm hiểu nội dung từng thời kì lịch sử.
Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kì.
Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận.
+ Nội dung chính của từng thời kì.
+ Các niên đại quan trọng.
+ Các sự kiện lịch sử chính.
® Giáo viên kết luận.
***Phân tích ý nghĩa lịch sử.
Hãy phân tích ý nghĩa của 2 sự kiện trọng đại cách mạng tháng 8 1945 và đại thắng mùa xuân 1975.
®*** Giáo viên nhận xét + chốt.
Từ sau 1975, cả nước ta cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH.
Từ 1986 đến nay, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tiến hành công cuộc đổi mới thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước nhà tiến vào giai đoạn CNH – HĐH đất nước.
Học bài.
Chuẩn bị: “Ôn tập thi HKII”.
Nhận xét tiết học. 
Hát 
Học sinh nêu (2 em).
Học sinh nêu 4 thời kì:
+ Từ 1858 đến 1930
+ Từ 1930 đến 1945
+ Từ 1945 đến 1954
+ Từ 1954 đến 1975
Chia lớp làm 4 nhóm, bốc thăm nội dung thảo luận.
Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả học tập.
+ Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 2-09-1945 Bác Hồ độc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thức thắng lợi cuộc kháng chiến.
+ Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tarnh ph1 hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất
Thảo luận nhóm đôi trình bày ý nghĩa lịch sử của 2 sự kiện.
Cách mạng tháng 8 1945 và đại t ... ’
vH.động 3: 8’ 
4. Củng cố.. dặn dò: 5’
- Cho hs hát.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
- GV nhận xét và đánh giá.
GTB : “Ôn tập cuối năm”.
***BT1 : GV gọi một số hs lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ Thế giới.
- Gọi hs nhận xét.
- GV nhận xét và bổ sung.
*BT2a : GV tổ chức cho hs chơi trò chơi : “Đối đáp nhanh”.
- GV hd hs cách chơi : chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội 8 em, 1 em của đội A đọc tên nước thì 1 em ở đội B đọc tên châu lục tương ứng và ngược lại. Đội nào trả lời sai thì đội đó thua.
- Gọi hs nhận xét.
- GV nhận xét và tuyên dương.
*BT2b : GV cho hs thảo luận nhóm. GV phát phiếu in sẵn mẫu bảng ở câu 2b và phát cho từng nhóm. Cho các nhóm làm vào phiếu trong thời gian (15 phút).
- ***Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Gọi hs nhận xét.
- GV nhận xét và bổ sung.
- Liên hệ – gd hs.
- Nhận xét chung tiết học.
- Học bài, chuẩn bị thi cuối học kì II.
- HS hát.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS hs lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ Thế giới.
- HS nhận xét.
- HS chú ý nghe.
- HS chơi trò chơi theo hd của GV.
Tên nước
Thuộc châu lục
Trung Quốc
Ai Cập
Hoa Kì
LB Nga
Ô-xtrây-li-a
Pháp
Lào
Cam-pu-chia
- Châu Á.
- Châu Phi
- Châu Mĩ
- Châu Âu
Châu Đại Dương
- Châu Âu.
- Châu Á.
- Châu Á.
- HS nhận xét.
- HS chú ý nghe.
- HS nhận phiếu, chia nhóm thảo luận và điền vào phiếu in sẵn.
- HS cử đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS nhận xét.
- HS chú ý nghe.
---------------------------------
TOÁN
 Tiết 170
LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
- Rèn kĩ năng tính diện tích, diện tích xung quanh, thể tích của một số hình.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
+ HS: SGK, VBT, xem trước bài.
III. Các hoạt động:
 HĐ
CBLL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định: 2’
2. KTBC: 5’
3. Bài mới: 28’
H.động 1: 10’ 
H.động 2: 10’ 
H.động 3: 8’ 
4. Củng cố.. dặn dò: 5’
Học sinh nhắc lại một số công thức tính diện tích, chu vi.
Luyện tập chung.® Ghi tựa.
***Yêu cầu học sinh đọc bài 1.
- Tự làm rồi nêu kết quả
- Nhận xét.
***Yêu cầu học sinh đọc bài 2.
- Tự làm rồi nêu kết quả
- Nhận xét.
***Yêu cầu học sinh đọc bài 3.
- Tự làm rồi sửa bài
- Nhận xét.
Nhắc lại nội dung ôn tập.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
Hát 
- Kêt quả:
a) 23905; b); c) 4,7; 
d)3 giờ 15 phút
- Nhận xét.
- Kêt quả:
a) x=50; b) x=10 ; c)x=1,4; d)x=4 
- Nhận xét.
- Kêt quả:
Bài giải
Số kg đường bán ngày đầu:
2400:10035=840(kg)
Số kg đường bán ngày thứ hai:
2400:10040=960(kg)
Số kg đường bán 2 ngày đầu:
840+960=1800(kg)
Số kg đường bán ngày thứ ba:
2400-1800=600(kg)
Đs: 600kg
- Nhận xét.
------------------------------
KHOA HỌC
Tiết 68
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
- Thực hiện một số biện pháp bảo vệ mội trường
II. Chuẩn bị:
GV: - Hình vẽ trong SGK trang 130, 131.
 - Sưu tầm những hình ảnh và thông tin về các biện pháp bảo vệ 
 môi trường. 
HS: - Giấy khổ to, băng dính hoặc hồ dán, SGK. 
Phương pháp: Quan sát, thảo luận
III. Các hoạt động:
 HĐ
CBLL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định: 2’
2. KTBC: 5’
3. Bài mới: 28’
H.động 1: 10’ 
H.động 2: 10’ 
H.động 3: 8’ 
4. Củng cố.. dặn dò: 5’
Học sinh tự đặt câu hỏi, mời bạn khác trả lời
® Giáo viên nhận xét.
- Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
***Quan sát và thảo luận.
Mỗi hình, Giáo viên gọi học sinh trình bày.
Hình
Ghi chú
1
Mọi người trong đó có chúng ta phải luôn ý thức giữ vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường sạch sẽ.
2
Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có nước ta đã có luật bảo vệ rừng, khuyến khích trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
3
Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nghiêm ngặt việc xử lí nước thải bằng cách để nước bẩn chảy vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận xử lí nước thải. Sau đó, chất thải được đưa ra ngoài biển khơi hoặc chôn xuống đất.
4
Loài linh dương này đã có lúc chỉ còn 3 con hoang dã vì bị săn bắn hết. Ngày nay, nhờ Quỹ bảo vệ thiên nhiên hoang dã thế giới đã có trên 800 con được bảo vệ và sống trong trạng thái hoang dã.
5
Để chống việc mưa lớn có thề trôi đất ở những sườn núi dốc, người ta đã làm ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang vừa giúp giữ đất, vừa giúp giữ nước để trồng trọt.
6
Những con bọ này chuyên ăn các loại rầy hại lúa. Việc sử dụng biện pháp sinh học để tiêu diệt sâu hại lúa cũng nhằm góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sự cân bằng hệ sinh thái trên đồng ruộng.
***Yêu cầu cả lớp thảo luận xem trong các biện pháp bảo vệ môi trường, biện pháp nào ở mức độ: thế giới, quôc gia, cộng đồng và gia đình.
Phiếu học tập
 Các biện pháp bảo vệ môi trường
 Ai thực hiện
Thế giới
Quốc gia
Cộng đồng
Gia đình
Mọi người trong đó có chúng ta phải luôn có ý thức giữ vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường sạch sẽ.
x
x
Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có nước ta đã có luật bảo vệ rừng, khuyến khích trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
x
Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nghiêm ngặt việc xử lí nước thải bằng cách để nước bẩn chảy vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận xử lí nước thải. Sau đó, chất thải được đưa ra ngoài biển khơi hoặc chôn xuống đất.
x
x
Loài linh dương này đã có lúc chỉ còn 3 con hoang dã vì bị săn bắn hết. Ngày nay, nhờ Quỹ bảo vệ thiên nhiên hoang dã thế giới đã có trên 800 con được bảo vệ và sống trong trạng thái hoang dã.
x
Để chống việc mưa lớn có thể rửa trôi đất ở những sườn núi đốc, người ta đã làm ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang vừa giúp
giữ đất, vừa giúp giữ nước để trồng trọt.
x
x
Những con bọ này chuyên ăn các loại rầy hại lúa. Việc sử dụng biện pháp sinh học để tiêu diệt sâu hại lúa cũng nhằm góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sự cân bằng hệ sinh thái trên đồng ruộng.
x
x
***Giáo viên cho học sinh thảo luận câu hỏi.
Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
® Giáo viên kết luận:
Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới.
Giáo viên đánh giá kết quả, tuyên dương nhóm làm tốt.
***Đọc lại toàn bộ nội dung ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Ôn tập môi trường và tài nguyên”.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh làm việc cá nhân, quan sát các hình vả đọc ghi chú xem mỗi ghi chú ứng với hình nào.
Học sinh trả lời.
Nhóm trưởng điều khiển sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.
Từng cá nhân tập thuyết trình.
Các nhóm treo sản phẩm và cử người lên thuyết trình trước lớp.
----------------------------
TẬP LÀM VĂN
Tiết 68
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI.
I. Mục tiêu: 
- Biết rút kinh nhiệm về cách viết bài văn tả người, nhận biết và sửa được lỗi trong bài, viết lại một đoạn văn cho đúng và hay hơn
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ ghi các đề bài của tiết Viết bài văn tả cảnh (tuần 32, tr.175) ; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, đoạn, ý  cần chữa chung trước lớp. Phấn màu.
+ HS: Vở
III. Các hoạt động:
 HĐ
CBLL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định: 2’
2. KTBC: 5’
3. Bài mới: 28’
H.động 1: 10’ 
H.động 2: 10’
H.động 3: 8’ 
4. Củng cố.. dặn dò: 5’
	Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết Trả bài văn tả người
***Giáo viên nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
a) Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn các đề bài của tiết Viết bài văn tả người một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý 
b) Nhận xét về kết quả làm bài:
* Những ưu điểm chính:
	+	Xác định đề: đúng nội dung, yêu cầu 
	+	Bố cục (đầy đủ, hợp lí), ý (đủ, phong phú, mới, lạ), diễn đạt (mạch lạc, trong sáng).
Có thể nêu một số ví dụ cụ thể kèm tên học sinh.
* Những thiếu sót, hạn chế. Nêu một vài ví dụ cụ thể, tránh nêu tên học sinh.
c) Thông báo điểm số cụ thể (số điểm giỏi, khá, trung bình, chưa đạt).
***Hướng dẫn học sinh chữa bài.
Giáo viên trả lời cho từng học sinh.
a) Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình.
b) Hướng dẫn chữa lỗi chung.
Giáo viên chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
Giáo viên chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai). Học sinh chép bài chữa vào vở.
c) Hướng dẫn chữa lỗi trong bài.
Giáo viên theo dõi, kiểm tra học sinh làm việc.
 ***Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
***Giáo viên đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của một số học sinh.
Giáo viên nhận tiết học, biểu dương những học sinh viết bài đạt điểm cao và những học sinh đã tham gia chữa bài tốt. Yêu cầu những học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn để nhận đánh giá tốt hơn.
 Hát 
Học sinh xem lại bài viết của mình, tự đánh giá ưu, khuyết điểm của bài dựa theo hướng dẫn.
Một số học sinh lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp.
Học sinh cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
Đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, đọc những chỗ thầy (cô) chỉ lỗi trong bài, sử lỗi vào lề vở hoặc dưới bài viết.
Đổi bài làm cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi.
Học sinh trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, rút kinh nghiệm cho mình.
Mỗi học sinh chọn một đoạn trong bài của mình viết lại theo cách hay hơn. Khi viết, tránh những lỗi diễn đạt đã phạm phải.
----------------------------
SINH HOAÏT TAÄP THEÅ TUAÀN 34
1. Nhận xét tuần qua:
2. Phương hướng:
- Nhắc nhỡ học sinh đi học đều đúng giờ.
- Nhắv nhỡ các em ăn mặc đồng phục đúng qui định.
- Nhắc nhỡ hs giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh lớp học, 
trường học.
- Chăm sóc cây xanh, châu kiểng trong lớp học.
- Nhắc nhỡ hs học bài và làm bài đầy đủ, trước khi đến 
Lớp mang đầy đủ dụng cụ học tập.
- Nhắc nhỡ hs mang dép, mang khăn quàng khi đến lớp.
- Giáo dục không chữi thề, nói tục, đánh lộn.
- Giáo dục an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng 
tránh tai nạn thương tích học đường.
- Nhắc hs tham gia phong trào phân loại rác.
- Tham gia cuộc thi “Ý tưởng trẻ thơ”; phòng chống SDD trẻ em
- Phụ đạo học sinh yếu.
- Vận động đọc sách thư viện và bảo quản sách.
3. Văn nghệ, trò chơi, chạy tiếp sức .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 tuan 34.doc