Giáo án các môn lớp 5 - Tuần thứ 20

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần thứ 20

TẬP ĐỌC

Tiết 39: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

I-Mục tiêu:

-Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.

-Hiểu được nội dung : Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu , nghiêm minh , công bằng không vì tình riêng mà làm sai phép nước .( Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa )

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II-Chuẩn bị:

Bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc

III-Các hoạt động dạy học :

1.Bài cũ :Người công dân số Một .( t t )

Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi SGK .

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần thứ 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Từ:10/01/2011
đến 14/01/2011
Thứ hai, ngày 10 tháng 1 năm 2011
TẬP ĐỌC
Tiết 39: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I-Mục tiêu:
-Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.
-Hiểu được nội dung : Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu , nghiêm minh , công bằng không vì tình riêng mà làm sai phép nước .( Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa ) 
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc
III-Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :Người công dân số Một .( t t )
Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi SGK . 
2.Bài mới : Thái sư Trần Thủ Độ 
-HĐ 1: Luyện đọc 
Một HS đọc bài văn.
GV chia đoạn ( 3 đoạn ).
HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài ,( 2 lượt ) .GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai cho HS và giúp HS giải nghĩa từ: Thái sư , câu đương , kiệu , quân hiệu , xã tắc , Thượng phụ , tâu xằng.
HS luyện đọc theo cặp.
GV đọc toàn bài.
-HĐ 2:Tìm hiểu bài 
HS đọc thầm từng đoạn hoặc cả bài để trả lời các câu hỏi SGK:
+Khi có người xin chức câu đương , Trần Thủ Độ đã làm gì ? .
+Trước việc làm của người quân hiệu , Trần Thủ Độ xử lí ra sao ? 
+Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền Trần Thủ Độ nói thế nào ?
+Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào ?
Một vài HS nêu nội dung chính của bài .
-HĐ 3:Đọc diễn cảm 
 GV hướng dẫn HS giọng đọc toàn bài .
3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài, cả lớp ,GV nhận xét cách đọc.
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3: lời viên quan tâu với vua –tha thiết ; lời vua- chân thành, tin cậy; lời Trần Thủ Độ –trầm ngâm, thành thật.
G v đọc mẫu đoạn 3 . 
Học sinh đọc nhóm đôi .
Thi đọc diễn cảm .
-HĐ 4:Củng cố
HS nhắc lại nội dung bài.
3. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài :Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng . 
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
THỂ DỤC
Tiết 39: TUNG VÀ BẮT BÓNG TRÒ CHƠI" BÓNG CHUYỀN SÁU"
I.Mục tiêu:
- Thực hiện tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.
-Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ bóng để HS tập luyện.
III. Nội dung và Phương pháp lên lớp.
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
-HS chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập.
-Đứng quay mặt vào tâm vòng tròn, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
-Trò chơi "kết bạn".
B.Phần cơ bản.
-Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay.
-Các tổ tập theo khu vực đã quy định, HS tự ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, sau đó tập tung bóng bằng một tay và bắt bóng bàng hai tay. Tổ trưởng chỉ huy tổ của mình tập, GV đi lại quan sát và sửa sai hoặc nhắc nhở, giúp đỡ HS thực hiện chưa đúng. Lần cuối có thi đua giữa các tổ với nhau 1 lần, có thể chọn đại diện hoặc một số em lên thực hiện, GV biểu dương tổ có nhiều ngươi làm đúng.
-Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
-Vẫn theo hình thức chia như trên để tập luyện nhảy dây.
*Chọn một số em đại diện từng tổ lên nhảy tính số lần, tổ nào thắng được biểu dương.
-Chơi trò chơi "Bóng chuyền sáu".
-GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, quy định chơi. Chia các đội đều nhau. Cho HS di chuyển và băt bóng một số lân, rồi chơi thử 1 lần, sau đó chơi chính thức. Khi các em chơi, GV nhắc nhở các em đảm bảo an toàn trong khi chơi.
C.Phần kết thúc.
-Chạy chậm, thả lỏng tích cực kết hợp hít thở sâu.
-GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học.
-GV giao bài tập về nhà. Ôn động tác tung và bắt bóng.
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 96:LUYỆN TẬP
I-Mục tiêu:
Biết tính chu vi hình tròn , tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.
Cả lớp làm được bài tập 1( b,c), 2,3a.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ làm bài tập 
III -Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : Chu vi hình tròn.
Nêu qui tắc tính chu vi hình tròn .
Viết công thức tính chu vi hình tròn .
Tính chu vi hình tròn biết : d = 8cm .
 2.Bài mới: Luyện tập 
-HĐ 1:Hướng dẫn HS làm bài tập 
+Bài tập 1 (b,c) : 
Tính chu vi hình tròn có bán kính r =4,4 dm và r =2cm
HS nhắc lại cách tính chu vi hình tròn khi biết bán kính. 
Học sinh làm vở, , 2 em lên bảng làm . 
Lưu ý HS bài 1c : khi r là hỗn số có thể đổi hỗn số ra số thập phân hoặc phân số .
+Bài tập 2 : 
Tính bán kính , đường kính khi biết chu vi của nó:
GV hướng dẫn HS tìm đường kính, bán kính của hình tròn .
Học sinh làm vở ,2 HS làm bảng lớp.
+Bài tập 3a: 
( HS vận dụng công thức tính chu vi của hình tròn để tính ) .
Tính chu vi bánh xe khi biết đường kính xe đạp là 0, 65m .
C = 0,65 x 3,14 
HS làm vào vở. 1 HS làm bảng nhóm.
+Bt 3b :( dành cho học sinh khá , giỏi , nếu còn thời gian )
GV hướng dẫn cách làm , HS giải vào vở.
+Bài tập 4: Cho HS về nhà làm.
-HĐ 2: Củng cố
HS nhắc lại cách tính đường kính, bán kính của hình tròn khi biết chu vi.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị :Diện tích hình tròn 	
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC
Tiết 20 : EM YÊU QUÊ HƯƠNG ( tiếp theo )
I- Mục tiêu :
-Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương .
-Yêu mến ,tự hào về quê hương mình , mong muốn được góp phần xây dựng quê hương .
* Rèn kĩ năng sống cho học sinh:
- Kĩ năng xác định giá trị (yêu quê hương).
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán đánh giá những quan điểm, hành vi, việc làm khơng phù hợp với quê hương).
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin về truyền thống văn hĩa, truyền thống cách mạng về danh lam thắng cảnh, con người của quê hương.
- Kĩ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình.
II-Chuẩn bị:
Thẻ màu cho BT 2
III-Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
HS nêu ghi nhớ SGK.
HS nêu mình đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương.
2. Bài mới:
-HĐ 1:Bày tỏ thái độ (BT2)
GV lần lượt nêu từng ý kiến trong BT 2 SGK.
HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
GV mời một số HS giải thích lí do.Các HS khác nhận xét , bổ sung.
GV kết luận.
-HĐ 2:Xử lí tình huống (BT 3)
HS đọc 2 tình huống của BT3 SGK.
HS thảo luận 2 tình huống trên theo nhóm 4.
Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
GV kết luận cách xử lí 2 tình huống trên.
-HĐ 3 : Trình bày kết quả sưu tầm
HS trình bày kết quả sưu tầm được về các cảnh đẹp của quê hương và các bài thơ , bài hát về quê hương.
Hỏi HS : em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu quê hương ?
GV nhắc HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
3. Nhận xét , dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Ủy ban nhân dân xã (phường)em
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 11 tháng 1 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 39: MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÔNG DÂN
I-Mục tiêu :
Hiểu nghĩa của từ công dân ( BT1 ) , xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của B T 2 ; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh ( BT3,BT4 ) .
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị: 
Bảng phụlàm bài tập 2. 
III- Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ :Cách nối các vế câu ghép . 
Có mấy cách nối các vế câu ghép ? 
1HS đọc lại đoạn văn ở BT2 của tiết trước.
2.Bài mới :Mở rộng vốn từ công dân 
-HĐ 1:Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
+Bài tập 1 :Tìm dòng nêu đúng nghĩa của từ công dân 
HS làm việc cá nhân trả lời miệng.
+Bài tập 2 : Xếp những từ chứa tiếng công đã cho vào các nhóm thích hợp. 
Học sinh làm nhóm 4 .
Đại diện nhóm trình bày.Các nhóm khác nhận xét , bổ sung.
+Bài tập 3 : Tìm trong các từ B T 3 từ nào đồng nghĩa với công dân .
Học sinh tìm từ đồng nghĩa với từ công dân, tiếp nối nhau phát biểu.
 +Bài tập 4 : ( HS khá , giỏi) Có thể thay từ công dân bằng từ đồng nghĩa khác có được không ? vì sao ? ( không thể thay thế được ) 
-HĐ 2 :Củng cố
HS nhắc lại nghĩa của từ công dân.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV  ... học :
1. Kiểm tra bài cũ:
Nêu tên các châu lục và đại dương trên Trái Đất.
Nêu địa hình và khí hậu của châu Á.
 2.Bài mới :Châu Á ( tiếp theo )
-HĐ 1 :Dân số châu Á 
GV cho HS đọc bảng số liệu SGK.
 HS so sánh dân số châu Á với các châu lục khác .
 So sánh mật độ dân số châu Á với mật độ dân số châu phi .
 Dân số ở châu Á phải thực hiện yêu cầu gì mới có thể nâng cao chất lượng cuộc sống .( kế hoạch gia đình ) 
GV kết luận.
- HĐ 2 :Các dân tộc ở châu Á 
HS quan sát hình 4 SGK, trao đổi với bạn bên cạnh trả lời:
+Người dân châu Á có màu da như thế nào ?
+Em có biết vì sao người Bắc Á có nước da sáng màu còn người Nam Á có nước da sẫm màu ?
 + Các dân tộc châu Á có cách ăn mặc và phong tục tạp quán như thế nào ?( ăn mặt khác nhau ,tạp quán cũng khác nhau )
+ Dân cư châu Á tập trung nhiều ở vùng nào ?( đồng bằng )HS khá , giỏi giải thích vì sao dân cư châu Á lại tập trung nhiều ở đồng bằng.
-HĐ 3 : Hoạt động kinh tế của người dân châu Á 
 Quan sát hình 5 , thảo luận nhóm 4 các câu hỏi :
 +Ở châu Á ngành sản xuất nào chính ? ( nông nghiệp ) 
 + Các sản phẩm nông nghiệp chính là gì ? (lúa mì , lúa gạo , bông ,thịt sửa trâu , bò . ) 
 +Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở châu Á ? ( khai thác khoáng sản đặc biệt là dầu mỏ )
-HĐ 4: Khu vực Đông Nam Á
HS dựa vào hình 3 bài 17 và cho biết :
+Vị trí địa lí , khí hậu của khu vực Đông Nam Aù.
+Các đồng bằng của khu vực Đông Nam Á nằm chủ yếu ở đâu ?
+ Kể tên các ngành sản xuất có ở khu vực Đông Nam Á.
HS khá , giỏi giải thích vì sao Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo.
HS chỉ trên bản đồ vị trí của khu vực Đông Nam Á.
-HĐ 5:Củng cố
HS đọc ghi nhớ SGK.
3. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài :Các nước láng giềng của Việt Nam 
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 14 tháng 1 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
Tiết 40: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I-Mục tiêu:
-Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể . 
-Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/11 ( theo nhóm ) 
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
*Rèn kĩ năng sống cho học sinh:
-Hợp tác(ý thức tập thể, làm việc nhĩm, hồn thành chương trihf hoạt động).
-Thể hiện sự tự tin. -Đảm nhận trách nhiệm
II-Chuẩn bị: 
Bảng phụ làm bài tập 2 . 
III-Các hoạt động dạy học:
1. Bài mới :Lập chương trình hoạt động 
-HĐ 1 :Hướng dẫn học sinh luyện tập .
+Bài tập 1 : Học sinh đọc mẩu chuyện, trả lời câu hỏi : 
Các bạn trong lớp tổ chức liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì ?
Để tổ chức buổi liên hoan , cần làm những gì ? 
Lớp trưởng đã phân công như thế nào ? 
Hãy thuật lại diển biến buổi liên hoan .
Giáo viên kết luận chương trình hoạt động .	
+Bài tập 2 :Học sinh đọc yêu cầu 
GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của BT.
HS làm việc theo nhóm 4.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
G v kết luận cách lập chương trình hoạt động .
-HĐ 2:Củng cố 
HS nhắc lại cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động.
3. Nhận xét , dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.Chuẩn bị : Lập chương trình hoạt động
Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 100:GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT
I-Mục tiêu :
Bước đầu biết đọc , phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Hình 1 SGK
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại cách tính chu vi , diện tích hình tròn.
2.Bài mới:
-HĐ 1:Giới thiệu biểu đồ hình quạt
Ví dụ 1:
GV treo biểu đồ hình quạt như SGK.HS quan sát kĩ , nhận xét các đặc điểm :
+Biểu đồ có dạng hình tròn, được chia thành nhiều phần.
+Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng.
GV hướng dẫn HS đọc biểu đồ.
Ví dụ 2:Gv hướng dẫn HS đọc biểu đồ ở ví dụ 2.
-HĐ 2: Thực hành đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt 
+BT 1:GV hướng dẫn HS :Nhìn vào biểu đồ chỉ số phần trăm HS thích màu xanh. Tính số HS thích màu xanh theo tỉ số phần trăm khi biết tổng số HS của cả lớp.Tương tự với các câu còn lại.
HS làm bài , đọc kết quả.
+BT2: HS đọc yêu cầu , quan sát biểu đồ đã cho , đọc kết quả.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Chuẩnbị:Luyện tập về tính diện tích
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
KHOA HỌC
Tiết 40: NĂNG LƯỢNG
I-Mục tiêu:
Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng . Nêu được ví dụ. 
II- Chuẩn bị:
Nến ,diêm,ô tô chạy pin có đèn , còi . 
III-Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :Sự biến đổi hoá học 
- Biến đổi hoá học là gì ?
- Nêu ví dụ về sự biến đổi hoá học .
- Hãy lấy ví dụ chứng tỏ vai trò của ánh sáng trong biến đổi hóa học.
2.Bài mới :Năng lượng 
- HĐ 1 :Thí nghiệm 
Mục tiêu :Học sinh nêu được ví dụ hoặc thí nghiệm đơn giản về các vật có biến đổi vị trí , hình dạng ,nhiệt độ  nhờ được cung cấp năng lượng . 
 HS đọc phần thực hành trang 82.Làm việc theo nhóm 4, GV lưu ý HS trong mỗi thí nghiệm cần nêu rõ : 
 +Hiện tượng quan sát được. 
 +Vật bị biến đổi như thế nào ?
 +Nhờ đâu vật có sự biến đổi đó ? 
 Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét ,bổ sung. 
 * G V kết luận như S G K /82
 - HĐ 2 : Quan sát và thảo luận .
 Mục tiêu : H S nêu được một số ví dụ về hoạt động của con người , động vật , phương tiện ,máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó .
HS đọc câu hỏi trang 83, quan sát tranh 3,4,5 và tìm hiểu SGK ,trao đổi với bạn bên cạnh trả lời .
HS tiếp nối nhau phát biểu. - GV kết luận.
 -HĐ 3: Củng cố
HS đọc mục bạn cần biết trang 82,83.
3. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài : Năng lượng mặt trời 
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
KĨ THUẬT
Tiết 20: CHĂM SĨC GÀ
I- MỤC TIÊU:
 HS cần: 
 - Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sĩc gà.
 - Biết cách chăm sĩc gà.
 - Cĩ ý thức chăm sĩc bảo vệ gà.
II- CHUẨN BỊ:
 - Ảnh trong SGK, phiếu đánh giá kết quả học tập.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định:
2- Kiểm tra bài cũ: Nuơi dưỡng gà.
- GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời: Vì sao gà giị cần được ăn nhiều thức ăn cung cấp chất bột đường và đạm.
- GV nhận xét đánh giá.
3- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Muốn cho gà mau lớn và khoẻ mạnh, chúng ta cần phải biết cách chăm sĩc gà, đĩ là nội dung bài học hơm nay.
b- Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sĩc gà.
- GV nêu: Khi nuơi gà, ngồi việc cho gà ăn uống, ta cần tiến hành một số cơng việc như sưởi ấm cho gà mới nở, che nắng, chắn giĩ lùa...để giúp gà khơng bị rét hoặc nắng, nĩng. Tất cả những việc đĩ gọi là chăm sĩc gà.
- GV gọi HS đọc mục 1 SGK.
- Hỏi:
 + Chăm sĩc gà nhằm mục đich gì?
 + Nêu tác dụng của việc chăm sĩc gà?
- GV tĩm tắt: Gà cần ánh sáng, nhiệt độ, khơng khí, nước và các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Chăm sĩc tạo điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, khơng khí thích hợp cho gà sinh trưởng và phát triển. Chăm sĩc gà đầy đủ giúp gà khoẻ mạnh, mau lớn, cĩ sức chống bệnh tốt và gĩp phần nâng cao năng suất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chăm sĩc gà.
- Yêu cầu HS đọc thầm nội dung mục 2 SGK và trả lời câu hỏi.
 + Em hãy nêu tên các cộng việc chăm sĩc gà?
- GV ghi từng đề mục a, b, c, d.
- Hướng dẫn HS khai thác từng đề mục:
a) Sưởi ấm cho gà.
- Hỏi: Em hãy nêu vai trị của nhiệt độ đối với động vật?
- GV nhận xét, giải thích thêm: Nhiệt độ tác dụng đến sự lớn lên, sinh sản của động vật. Động vật cịn nhỏ cĩ khả năng chịu rét, chịu nĩng kém hơn động vật lớn.
- GV hỏi: 
 + Dựa vào hình 1, em hãy nêu dụng cụ dùng để sưởi ấm cho gà?
 + Vì sao cần phải sưởi ấm cho gà nhất là gà khơng cĩ mẹ?
- GV nhận xét và nêu một số cách sưởi ấm cho gà mới nở: dùng chụp sưởi, bĩng đèn, đốt bếp than (củi) quanh chuồng.
b) Chống nĩng, chống rét, phịng ẩm cho gà:
- GV yêu cầu HS đọc mục 2b và hỏi:
 + Nêu cách chống nĩng, chống rét, phịng ẩm cho gà?
 + Nêu cách chống nĩng, chống rét, phịng ẩm cho gà ở gia đình em?
IV- Củng cố, dặn dị:
- GV nhận xét tính thần thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị tiết sau: Vệ sinh phịng bệnh cho gà. 
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 20 MOT COT.doc