TOÁN
Tiết 116: Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh hệ thống hoá,củng cố kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật Và hình lập phương.
- Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan.
* K-G: BT2 cột 2,3. Bt3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Bảng phụ( BT2).
Tuần 24: Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2010 Chào cờ Đoàn đội tổ chức chào cờ Kĩ thuật GV Chuyên dạy Toán Tiết 116: Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Giúp học sinh hệ thống hoá,củng cố kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật Và hình lập phương. - Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan. * K-G: BT2 cột 2,3. Bt3. II. Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ( BT2). III. Các hoạt động dạy- học: A- Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu học sinh nêu quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - 2 học sinh trả lời. - Lớp nhận xét, bổ sung. B. Bài mới 1) Giới thiệu bài. 2) Luyện tập. *Bài 1: - Yêu cầu học sinh tự xác định yêu cầu, làm bài vào vở. - Giáo viên giúp học sinh yếu làm bài. - Giáo viên kiểm tra kết quả của học sinh yếu. - Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng. *TK: Củng cố về qui tắc tính Stp và V của hình lập phương. - 1 học sinh đọc đầu bài. - Học sinh làm bài cá nhân. - 1 học sinh chữa bài. - Lớp nhận xét, bổ sung. *Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống. - Yêu cầu học sinh tự vận dụng công thức làm bài vào vở bài tập. - Học sinh và giáo viên nhận xét, xác nhận kết quả, củng cố về quy tắc tính Sxq và thể tích của hình hộp chữ nhật. - 1 học sinh nêu yêu cầu bài. - Học sinh làm bài( học sinh yếu làm cột 1). - 3 học sinh chữa bài trên bảng phụ. - Học sinh nhắc lại. *Bài 3: K-G - Yêu cầu học sinh cả lớp làm bài vào vở. - Giáo viên giúp học sinh yếu phân tích yêu cầu, làm bài. - Giáo viên chấm một số bài, chữa bài chung cả lớp. Đáp số: 206 cm3 - 1 học sinh đọc đầu bài. - Học sinh tự làm bài. - 1 học sinh lên bảng chữa bài. C-Củng cố, dặn dò: - Khi tính Sxq và thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương ta cần lưu ý điều gì? - Yêu cầu học sinh nhắc lại công thức tính Sxq và V hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Nhắc học sinh về xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - Học sinh nêu. - 2 học sinh nhắc lại. Tập đọc Tiết 47: Luật tục xưa của người Ê - đê I- Mục tiêu: - Học sinh đọc đúng, đọc lưu loát toàn bài. Hiểu một số từ khó trong bài: + Học sinh hiểu ý nghĩa bài văn: Người Ê-đê từ xa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của bài văn. + Từ luật tục của người Ê-đê, học sinh hiểu: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo pháp luật. Kể được 1-2 luật ỏ nước ta. - Giáo dục học sinh ý thức luôn sống, làm việc theo pháp luật. II. Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc/sgk. III- Các hoạt động dạy học : A. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần và kết hợp trả lời câu hỏi. + Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? + Nêu ý nghĩa bài thơ? - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - 2 học sinh đọc bài. - Lớp theo dõi, nhận xét. B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài: ( Tranh vẽ/sgk) 2) Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài: - 1 học sinh nêu tên chủ điểm mới:Vì cuộc sống thanh bình. a)Luyện đọc: - Gọi 1 học sinh khá đọc bài, cả lớp đọc thầm chia đoạn. - Giáo viên nhận xét, hướng dẫn đọc nối tiếp theo đoạn. - Học sinh thực hiện yêu cầu. - Học sinh chia đoạn.( 4 đoạn) - Học sinh đọc tiếp nối đoạn( 2 lần) + Lần 1:Từng tốp học sinh nối nhau đọc 4 đoạn. Lớp quan sát kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi. + Lần 2: Học sinh đọc kết hợp giải nghĩa từ, đọc chú giải. - Giáo viên quan sát kết hợp giải nghĩa các từ được chú giải. Có thể giải thích thêm một số từ: - Giáo viên đọc diễn cảm bài. - Học sinh nghe, nắm bắt. - Học sinh đọc bài theo cặp (cả bài). - 2 học sinh đọc lại bài. b) Tìm hiểu bài: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm cả bài, thảo luận nhóm 4 các câu hỏi trong sgk. - Sau mỗi câu trả lời giáo viên nhận xét, chốt ý đúng, ghi tóm tắt lên bảng. + Người xưa đặt ra luật tục để làm gì? + Hãy kể tên một số luật của nước ta mà em biết? - Giáo viên nhận xét, bổ sung. - Nội dung bài tập đọc nói lên điều gì? - Giáo viên nhận xét, ghi bảng. c) Luyện đọc diễn cảm: - Yêu cầu nhóm 4 học sinh tiếp nối đọc bài. - Giáo viên nhận xét, hướng dẫn học sinh đọc bài trên bảng phụ( đoạn 2). - Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn trên bảng. - Cho học sinh đọc diễn cảm đoạn khác ở trong bài. - Cho học sinh đọc diễn cảm 1 đoạn tự chọn, cả bài. - Giáo viên quan sát, nhận xét, đánh giá chung.. - Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên. Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc, thảo luận và ghi kết quả ra nháp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng. - Học sinh nêu theo ý hiểu biết của mình. - Học sinh phát biểu - Học sinh nhắc lại. - Lớp quan sát, nêu cách đọc bài. - Học sinh quan sát. - Học sinh tiếp nối đọc diễn cảm đoạn trên bảng. - Lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc. - 2-3 học sinh đọc diễn cảm một đoạn khác trong bài, tự chọn. - Học sinh đọc diễn cảm theo đối tượng. - Lớp nhận xét, đánh giá. * Tổ chức cho học sinh đọc theo lối phân vai. - Giáo viên nhận xétc hung. - Học sinh đọc bài theo nhóm. - Học sinh quan sát, bình chọn nhóm bạn đọc hay nhất. C. Củng cố, dặn dò - Cho học sinh liên hệ bản thân luôn có ý thức sống và làm việc theo pháp luật. - Giáo viên tổng kết bài, nhận xét tiết học. - Nhắc học sinh về nhà luyện đọc, chuẩn bị bài sau. Buổi chiều Chính tả (nghe- viết) Tiết 24: Bài viết: Núi non hùng vĩ I. Mục tiêu: - Học sinh nắm chắc cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam ( chú ý nhóm tên người và tên địa lí vùng dân tộc thiểu số). - Nghe- viết chính xác, đẹp bài: Núi non hùng vĩ. - Mở rộng hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới. * K-G: Giải được câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử. II. Đồ dùng dạy- học: - Phiếu khổ to. III.Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ - 1 học sinh đọc cho 2 học sinh viết lại trên bảng lớp những danh từ riêng trong đoạn thơ: Cửa gió Tùng Chinh. - Giáo viên nhận xét, chốt từ đúng. B. Bài mới 1) Giới thiệu bài: 2) Hướng dẫn viết chính tả: - Giáo viên đọc đoạn viết. - Gọi học sinh đọc đoạn văn. - Đoạn văn miêu tả gì? - Tìm những từ khó, dễ viết sai và các tên địa lí? - Giáo viên nhận xét, đọc cho học sinh viết nháp: hiểm trở, lồ lộ; Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai. - Giáo viên nhận xét, chốt từ viết đúng. * Giáo viên đọc cho học sinh viết bài. - Giáo viên đọc lại bài viết. - Giáo viên chấm một số bài, nhận xét chung. 3) Hướng dẫn học sinh làm BT chính tả: Bài tập 2: - Cho học sinh làm bài theo nhóm 4. - Giáo viên phát phiếu cho các nhóm. - Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài tập 3: - Yêu cầu học sinh đánh số thứ tự ( 1, 2, 3, 4, 5) vào các câu đố, đọc thầm câu đó và giải đố( viết lần lượt, đúng thứ tự tên các nhân vật lịch sử vào giấy) - Giáo viên nhận xét, chốt câu trả lời đúng. - Yêu cầu cả lớp đọc thuộc lòng các câu đố. - 2 học sinh lên bảng, dưới lớp viết vào giấy nháp. - Lớp nhận xét. - Học sinh nghe, quan sát sgk. - 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm. - Miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giới nước ta và Trung Quốc. - Học sinh tự tìm, nêu. + HS luyện viết các từ khó - Học sinh viết nháp, 2 học sinh viết bảng lớp. - Học sinh nghe, viết bài. - Học sinh đổi vở, soát bài. - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. - Trao đổi, tìm các tên riêng trong đoạn thơ, viết vào giấy khổ to. - Các nhóm dán phiếu. Tên người, tên dân tộc Tên địa lí Đăm Săn, Y Sun Tây Nguyên Lơ Trang Lơng ( sông) Ba A- ma Dơ- hao Mơ- nông - 1 học sinh nêu, đọc nội dung bài. - Học sinh thảo luận nhóm đôi, viết câu trả lời ra giấy, trả lời. Câu đố Lời giải đố 1 Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo 2 Vua Quang Trung( Nguyễn Huệ) 3 Đinh Tiên Hoàng( Đinh Bộ Lĩnh) 4 Lý Thái Tổ( Lý Công Uẩn) 5 Lê Thánh Tông - Lớp đọc thuộc lòng và thi đọc thuộc lòng. C. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên tổng kết bài, nhận xét tiết học. - Nhắc học sinh về nhà viết lại tên 5 vị vua. chuẩn bị bài giờ sau. ------------------------------------------------------------------------- Toán(T) Tiết 70 Luyện tập thể tích hình hộp chữ nhật I- Mục tiêu: - Củng cố và hệ thống hoá kiến thức về thể tích của hình hộp chữ nhật. - Rèn kĩ năng tính và giải toán. - H ọc sinh tự giác làm bài. II- Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - 2 học sinh nhắc lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. - Giáo viên và học sinh nhận xét, đánh giá. B. Bài mới. 1) Giới thiệu bài. 2) Bài giảng. * Bài 1: Tính thể tích của hình hộp chữ nhật có: a) a = 5 cm; b = 3,5cm; c = 4cm b) a = 4 dm ; b = 22cm ; c = 3,2dm - Yêu cầu học sinh làm. - Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức. * Bài 2 : Tính thể tích của một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài là 3m, chiều rộng là 1,8m và chiều cao bằng chiều dài - Yêu cầu học sinh tự làm. - Giáo viên giúp học sinh yếu làm bài. - Học sinh và giáo viên nhận xét, chốt cách làm. *Bài 3: a) Em hãy vẽ một hình hộp chữ nhật có kích thước do em tự chọn sau đó kể tên các đỉnh, các cạnh, các mặt và tính thể tích của hình hộp chữ nhật đó. b) Nếu hình hộp em vừa vẽ có kích thước các cạnh đều là 3cm thì hình đó trở thành hình gì? Vì sao? - Giáo viên chấm một số bài, nhận xét. - Củng cố cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật, - Học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh tự làm bài tập( học sinh yếu làm 1 phần). - 2 học sinh chữa. - Lớp nhận xét. - Học sinh đọc đầu bài, xác định yêu cầu, làm bài. - 1 học sinh chữa bài. - Học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh tự làm bài tập. ( học sinh giỏi làm thêm phần b) - 2 học sinh chữa bài. C. Củng cố, dặn dò: - Học sinh nhắc lại kiến thức ôn tập. - Giáo viên tổng kết bài, nhận xét tiết học. - Nhắc học sinh về xem lại bài, chuẩn bị bài sau. HĐ NG lên lớp Tiết: 24 Văn nghệ mừng ngày 8-3 A- Mục tiêu - Giúp các đối tượng hiểu ý nghĩa ngày 8-3 - Hát đúng các bài hát về chủ đề. - Tuyển chọn tiết mục văn nghệ hay giới thiệu hát dới cờ. - GD tình yêu thương các mẹ, cô giáo... B- Các hoạt động dạy- học GV HS Hoạt động1: Nêu YC của buổi sinh hoạt Hoạt động 2: Tiến hành sinh hoạt - HS nhắc lại các bài hát về phụ nữ VN mà các em đã học. - ... ài là gì? - Chữ nào trong bài cần viết hoa? - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách trình bày đoạn văn xuôi. * Luyện viết chữ khó: - Giáo viên nhận xét, đọc cho học sinh viết các từ khó như: hửng nắng, áo choàng, dầm dề, cuốn phăng, choán ngợp, ngồn ngộn,... - Giáo viên cùng học sinh nhận xét, chốt từ viết đúng. - Cho học sinh phân biệt 2 kiểu chữ. * Học sinh nhìn chép bài theo 2 kiểu chữ. - Giáo viên quan sát, theo dõi, nhắc nhở học sinh chú ý viết bài đúng theo 2 kiểu chữ. - Giáo viên chấm, chữa bài cho học sinh. C. Củng cố, dặn dò. - Tuyên dương học sinh viết chữ đẹp. - Giáo viên nhận xột giờ học. - Nhắc học sinh về nhà luyên viết, chuẩn bị bài 15. - Học sinh nghe, nắm bắt. - 2 học sinh đọc lại. - Học sinh nêu nội dung bài. - Tất cả các chữ đầu câu. - Học sinh nhắc lại. - Học sinh đọc thầm lại bài, nêu các từ viết dễ lẫn. - Học sinh viết từ khó trong bài ra nháp, 2 học sinh viết bảng lớp. - Học sinh phân biệt. - Học sinh nhìn viết bài vào vở. - Học sinh đổi vở cho bạn quan sát, tham khảo. - Học sinh mượn vở bạn viết đẹp, tham khảo. __________________________________________ Khoa học Tiết 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện I. Mục tiêu: - Học sinh nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật, tránh gây hỏng đồ điện, đề phòng điện quá mạch gây chập và cháy đường dây, cháy nhà. - Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện. - Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng an toàn và tiết kiệm điện. II. Đồ dùng dạy học: - Đèn pin, đồng hồ, ôtô đồ chơi. - Cầu chì. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu học sinh nêu vai trò của cái ngắt điện. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - 1-2 học sinh nêu. - Lớp theo dõi, nhận xét. B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài. 2) Bài giảng. *HĐ1. Phòng tránh điện giật: + Mục tiêu: - Học sinh nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật. + Cách tiến hành: - Học sinh làm việc theo nhóm. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2 trong sgk, đọc mục: Bạn cần biết: - Học sinh thảo luận nhóm 4, báo cáo và bổ sung kết quả. - Những hành động nào dễ bị điện giật? - Học sinh thảo luận theo kiến thức thực tế, sách giáo khoa. - Học sinh suy nghĩ, trả lời. - Các biện pháp để phòng điện giật? - Lớp nhận xét, bổ sung. - Khi thấy người bị điện giật, ta phải làm gì? - Khi ở nhà và ở trường, ta cần phải làm gì để tránh bị điện giật? * Giáo viên nhận xét, kết luận: Cầm phích cắm điện bị ẩm ướt để cắm vào ổ điện hoặc tay ướt cắm phích điện cũng có thể bị giật. * HĐ2. Phòng tránh gây hỏng đồ điện: + Mục tiêu: - Học sinh nêu được một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện và đề phòng điện quá mạnh gây hoả hoạn. - Học sinh nêu được vai trò của công tơ điện. * Cách tiến hành: - Học sinh làm việc cá nhân. - Yêu cầu học sinh đọc thông tin để trả lời các câu hỏi trong sgk. - Học sinh đọc thầmasgk và trả lời câu hỏi. - Lớp nhận xét. - Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức. - Cho học sinh quan sát một vài dụng cụ và thiết bị điện có ghi số vôn. - Học sinh quan sát. - Cho học sinh quan sát cầu chì. * Giáo viên lưu ý học sinh: Khi dây chì bị cháy, phải mở cầu dao diện để ngắt điện, tìm xem có chỗ nào bị chập, sửa chỗ chập rồi thay cầu chì khác. Tuyệt đối không được thay dây chì bằng dây sắt hoặc đồng. * HĐ3. Tiết kiệm điện: + Mục tiêu: - Học sinh giải thích được lý do và các biện pháp tiết kiệm điện. + Cách tiến hành: - Yêu cầu học sinh báo cáo phiếu điều tra đã chuẩn bị từ tiết trước. - Yêu cầu học sinh làm việc nhóm đôi: - Vài học sinh nêu. - Các nhóm thảo luận, báo cáo và bổ sung. - Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm? - Nêu các biện pháp để tiết kiệm điện? * giáo viên chốt: Năng lượng điện không phải là nguồn năng lượng vô tận nên ta cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí. C. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên tổng kết bài, nhận xét tiết học. - Cho học sinh liên hệ thực tế: Em đã làm gì để an toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện? - Về nhà chuẩn bị bài Ôn tập. ------------------------------------------------------------------------- Hoạt động ngoài giờ lên lớp Học sinh thực hành giải toán qua mạng Internet -------------------------------------------------------------------------------------------------------Địa lí Tiết 24: Ôn tập I. Mục tiêu: - Học sinh xác định và mô tả được sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu á, châu Âu. - Biết hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học về châu á , châu Âu. + Biết so sánh ở mức độ đơn giản đẻ thấy được sự khác biệt giữa 2 châu lục. Điền đúng tên, vị trí (hoặc đọc đúng tên và chỉ đúng vị trí ) của 4 dãy núi : Hi- ma-lay- a, Trường Sơn , U –ran , An- pơ trên lược đồ khung hoặc bản đồ tự nhiên thế giới. - Học sinh có ý thức nhớ kiến thức. II.Đồ dùng dạy học: Phiếu HT vẽ lược đồ trống châu á, châu Âu . Bản đồ tự nhiên thế giới. III. Hoạt động dạy-học: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh điền trên bảng phụ: Nước Vị trí Thủ đô Điều kiện tự nhiên tài nguyên Sản phẩm chính của nông nghiệp và công nghiệp + Nga, Pháp - Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức. B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài. 2) Ôn tập. *HĐ 1: Phát phiếu học tập cho từng học sinh để điền vào lược đồ: + Tên châu á, châu Âu, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, ấn Độ Dương, Đại Tây Dương , Địa Trung Hải. + Tên 1 số dãy núi : Hi- ma- lay –a, Trường Sơn , U- ran, An- pơ. - Giáo viên giúp học sinh yếu làm bài. - Giáo viên nhận xét, củng cố kiến thức. *HĐ2 : Tổ chức trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi. - Giáo viên hướng dẫn trò chơi :( SGV tr 133 ), phổ biến luật chơi. - Giáo viên nhận xét chung. C. Củng cố, dặn dò : - Giáo viên tổng kết bài, nhận xét tiết học. - Nhắc học sinh về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - 2 học sinh trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Học sinh hoạt động cá nhân sau đó lên bảng trình bày kết quả. - Lớp nhận xét. - Học sinh tham gia chơi theo nhóm. - Lớp nhận xét, đánh giá. ________________________________ Khoa học Tiết 47: Lắp mạch điện đơn giản (tiếp) I. Mục tiêu: Đã ghi ở tiết trước. II. Đồ dùng dạy học: - Pin, dây đồng, bóng điện, vật bằng kim loại, vật bằng gỗ, nhựa III. Các hoạt động dạy – học : A. Kiểm tra: - Nêu điều kiện để tắp sáng đèn ? - 2 học sinh nêu. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài. 2) Các hoạt động dạy học. *HĐ1: Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện. + Mục tiêu: Học sinh làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện. + Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm 6. - Giáo viên quan sát, nhắc nhở chung. - Gọi đọi diện từng nhóm đưa ra kết luận. * Giáo viên nhận xét=> Kết luận: Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch đang hở thành mạch kín, vì vậy đèn sáng . - Các vật bằng cao su, sứ, nhựa,.. không cho dòng điện chạy qua nên mạch vẫn bị hở, vì vậy đèn không sáng. * Vậy: - Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì ? - Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua . - Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì ? - Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua. * Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức. * HĐ 2: Quan sát và thảo luận: + Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh kiến thức về mạch kín, mạch hở; về dẫn điện, về cách điện. - Học sinh hiểu vai trò của cái ngắt điện. + Cách tiến hành: - Giáo viên cho học sinh chỉ ra và quan sát một số cái ngắt điện. - Giáo viên quan sát, giúp học sinh. - Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức. - Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục Thực hành trang 96/sgk. - Đại diện từng nhóm đưa ra kết luận. - Học sinh tiếp nối trả lời. - Học sinh thảo luận về vai trò của cái ngắt điện . - Học sinh làm cái ngắt điện cho mạch điện mới lắp. C. Củng cố, dặn dò: - Củng cố về mạch kín, mạch hở, vật dẫn điện, vật cách điện, - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau. -- Kĩ Thuật Tiết 24: Lắp xe ben I. Mục tiêu: - Học sinh biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben. - Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben. II. Đồ dùng dạy – học: - Mẫu xe ben đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật- lớp 5. III.Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - Nêu quy trình lắp xe cần cẩu. - 2 học sinh nêu. - Học sinh và giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Bài mới. 1) Giới thiệu bài. 2) Bài giảng. * HĐ 1: Quan sát, nhận xét mẫu: - Để lắp được xe ben theo em cần phải lắp mấy bộ phận.Hãy kể tên những bộ phận đó? - Giáo viên nhận xét, chốt ý. * HĐ 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật: a. Hướng dẫn chọn các chi tiết. - Giáo viên nhận xét, bổ sung. b. Lắp từng bộ phận: *Lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H2- Sgk ) - Học sinh quan sát mẫu xe ben. - Học sinh nêu. - Học sinh lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết xếp vào hộp. - Để lắp khung sàn xe và các giá đỡ em cần phải chọn những chi tiết nào? - Giáo viên lắp các giá đỡ theo thứ tự, kết hợp phân tích, hướng dẫn chậm. - Học sinh trả lời. - Học sinh quan sát. * Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ(H3-Sgk ) - Để lắp được sàn ca bin và các thanh đỡ ngoài các chi tiết ở H2 em phải chọn thêm các chi tiết nào. - Giáo viên lắp tấm chữ L vào đầu của 2 thanh thẳng 11 lỗ cùng với thanh chữ U dài. - Học sinh trả lời. - Học sinh quan sát . *Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau (H4-Sgk) - Em hãy lắp bánh xe , trục dài, trục ngắn 1, vòng hãm vào thanh thẳng 7 lỗ theo đúng thứ tự . - Giáo viên nhận xét và hướng dẫn lắp tiếp . - Học sinh quan sát H4 trả lời và thực hiện lắp 1 trục trong hệ thống. *Lắp trục bánh xe trước (H5a-Sgk) , lắp ca bin (H5b-Sgk) - Giáo viên gọi học sinh lên lắp trục bánh xe trước, lắp ca bin. - Học sinh quan sát và nhận xét . c.Lắp ráp xe ben (H1-Sgk) - Giáo viên tiến hành lắp ráp xe ben theo các bước trong sgk , chú ý bước lắp ca bin. - Kiểm tra sản phẩm, kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe. d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. - Cách tiến hành như tiết trước( Lắp xe cần cẩu). C. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép một số bộ phận xe ben của học sinh. - Nhắc học sinh về xem lại bài, chuẩn bị tiết sau tiếp tục thực hành . ----------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: