Giáo án các môn khối 5 - Tuần 10

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 10

I. Mục tiêu

 - Đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học trong 9 tuần , tốc độ khoảng 100 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn dễ nhớ ; thuộc 2,3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

 - Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm VN- Tổ Quốc em, cánh chim hoà bình, con người với thiên nhiên, theo mẫu trong SGK.

 - HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn ; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

 - Giáo dục HS yêu thích môn học.

 II. Đồ dùng dạy học

- Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc

- Phiếu kẻ bảng ở bài tập 2

 

doc 34 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1049Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÒCH BAÙO GIAÛNG
* Tuaàn CM thöù : 10 * Khoái lôùp : 5
Thöù, ngaøy
Tieát trong ngaøy
Tieát chöông trình
Moân
Teân baøi daïy
Thöù hai
17/10/2011
1
10
 CC
2
19
TÑ
OÂn taäp GHKI (Tieát 1)
3
46
T
Luyeän taäp chung
4
10
LS
Baùc Hoà ñoïc Tuyeân ngoân Ñoäc laäp
5
10
ÑÑ
Tình baïn (Tieát 2)
Thöù ba
18/10/2011
1
TD
2
47
T
KTÑK GHKI 
3
10
KT
Baøy, doïn böõa aên trong gia ñình
4
19
LTVC
OÂn taäp GHKI (Tieát 2)
5
19
KH
Phoøng traùnh tai naïn giao thoâng ñöôøng boä
Thöù tö
19/10/2011
1
H
2
10
CT
OÂn taäp GHKI (Tieát 3)
3
20
TÑ
OÂn taäp GHKI (Tieát 4)
4
48
T
Coäng hai soá thaäp phaân
5
10
ÑL
Noâng nghieäp
Thöù naêm
20/10/2011
1
TD
2
49
T
Luyeän taäp
3
20
LTVC
OÂn taäp GHKI (Tieát 5)
4
19
TLV
OÂn taäp GHKI (Tieát 6)
5
10
KC
KTÑK GHKI (Ñoïc)
Thöù saùu
21/10/2011
1
MT
2
50
T
Toång nhieàu soá thaäp phaân
3
20
TLV
KTÑK GHKI (Vieát)
4
20
KH
OÂn taäp : Con ngöôøi vaø söùc khoûe
5
10
SH
Ngày dạy : 17/10/2011
 Tập đọc 
Ôn tập (tiết 1)
I. Mục tiêu
 - Đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học trong 9 tuần , tốc độ khoảng 100 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn dễ nhớ ; thuộc 2,3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm VN- Tổ Quốc em, cánh chim hoà bình, con người với thiên nhiên, theo mẫu trong SGK.
 - HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn ; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học. 
 II. Đồ dùng dạy học
Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc
Phiếu kẻ bảng ở bài tập 2
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Giới thiệu bài:( 1p)
- Nêu mục đích tiết học và cách gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- GV cho điểm 
 B. Hướng dẫn làm bài tập(30p)
 Bài 2(cá nhân)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
H: Em đã được học những chủ điểm nào?
H: Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của các bài thơ ấy ?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- HS lên bảng làm , lớp nhận xét 
GV nhận xét kết luận lời giải đúng
- HS lần lượt lên bốc thăm
- HS đọc
+ VN- tổ quốc em; Cánh chim hoà bình; Con người với thiên nhiên
+ Sắc màu em yêu của Phạm Hổ
+ Bài a về trái đất của Định Hải
+ Ê-mi-li con của Tố Hữu
+ Tiếng đàn ba- la-lai- ca trên sông Đà của Quang Huy
+ Trước cổng trời của Nguyễn Đình Ánh
Chủ điểm
tên bài
tác giả
nội dung
VN- Tổ quốc em
Sắc màu em yêu
Phạm Đình Ân
Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật con người trên đất nước VN
Cánh chim hoà bình
Bài ca về trái đất
Định Hải
Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn trái đất bình yên không có chiến tranh
Ê-mi-li con
Tố Hữu
Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu trước bộ quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh XL của Mĩ ở VN
Con người với thiên nhiên
Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà
Quang Huy
Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp
Trước cổng trời
Nguyễn Đình Ánh
Vẻ đẹp hùng vĩ nên thơ của một vùng cao.
C. Củng cố dặn dò (3p)
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị kiểm tra tiếp lần sau
Ngày dạy : 17/10/2011
 Toán :Tiết 46
Luyện tập chung
Mục tiêu Giúp HS:
Biết chuyển các phân số thập phân thành số thập phân 
So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
Giải bài toán có liên quan đến “ rút về đơn vị” hoặc “ tìm tỉ số”
Giáo dục HS yêu thích môn học.
Đồ dùng dạy- học 
Bảng phụ; bảng con; bảng nhóm
Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ(5phút)
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới (30phút)
2.1.Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu: Trong tiết học này các em cùng ôn tập về chuyển các phân số thành số thập phân, đọc, viết và so sánh số thập phân, giải bài toán có liên quan.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1( nhóm 4)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV chỉ từng số thập phân vừa viết được và yêu cầu HS đọc.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2( nhóm đôi)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài theo cặp đôi 
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả bài làm.
- GV yêu cầu HS giải thích rõ vì sao các số đo trên đều bằng 11,02km.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi1 HS đọc bài làm trước lớp rồi nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4( Lớp)
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Biết giá tiền của một hộp đồ dùng không dổi, khi ta gấp số hộp đồ dùng cần mua lên một số lần thì số tiền phải trả sẽ thay đổi như thế nào?
- Có thể dùng những cách nào để giải bài toán này?
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài theo 2 cách trên.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét bài làm của HS, sau đó yêu cầu 2 HS vừa lên bảng nêu rõ đâu là bước “rút về đơn vị” , đâu là bước “tìm tỉ số” trong Bài giải của mình.
- GV cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò(5phút)
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
* Điền dấu ( ; =)
a. 124 tạ < 12,5 tấn 
 452g < 3,9kg 
b. 0,5tấn > 302 kg 
 0,34 tấn = 340 kg 
- HS nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài bạn làm.
- HS đọc các số thập phân viết được.
- HS chuyển các số đo về dạng số thập phân có đơn vị là ki-lô-mét và rút ra kết luận.
- 1 HS báo cáo kết quả trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
Vậy các số đo ở b,c d bằng 11,02km
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 1 HS đọc bài làm trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- Bài toán cho biết mua 12 hộp đồ dùng hết 180000 đồng.
- Bài toán hỏi: Mua 36 hộp đồ dùng như thế thì hết bao nhiêu tiền?
- Biết giá tiền của một hộp đồ dùng không dổi, khi ta gấp số hộp đồ dùng cần mua bao nhiêu lần thì số tiền phải trả sẽ gấp lên bấy nhiêu lần.
- Có thể dùng 2 cách để giải bài toán.
* Cách 1 : Rút về đơn vị
* Cách 2 : Tìm tỉ số
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS nhận xét.
- HS lần lượt nêu : 
* Bước tìm giá tiền của 1 hộp đồ dùng là bước “rút về đơn vị”
* Bước tìm số lần 36 hộp gấp 12 hộp là bước “tìm tỉ số”.
Ngày dạy : 18/10/2011
 Toán : Tiết 47
Kiểm tra giữa học kỳ I
Ngày dạy : 18/10/2011
 Luyện từ và câu 
Ôn tập (tiết 3)
I. Mục tiêu
 - Kiểm tra đọc lấy điểm
 - Tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2).
 - HS khá, giỏi nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn (BT2).
II. Đồ dùng dạy học
 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Giới thiệu bài
nêu mục tiêu của tiết học
 2.Kiểm tra đọc
tiến hành tương tự tiết 1
 3. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 2(nhóm đôi)
- Trong các bài tập đọc đã học bài nào là văn miêu tả?
- HS nêu yêu cầu
- Cho HS làm bài 
- Gọi HS trình bày bài của mình đã làm
- GV nhận xét 
 3. Củng cố dặn dò(3p)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ôn lại danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ...gắn với 3 chủ điểm đã học.
+ Quang cảnh làng mạc ngày mùa
+ Một chuyên gia máy xúc
+ kì diệu rừng xanh
+ Đất cà Mau
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài vào vở
- HS trình bày 
Ngày dạy : 20/10/2011
 Kể chuyện
Ôn tập (tiết 4)
I. Mục tiêu
- Lập được bảng từ ngữ từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) gắn với các chủ điểm đã học trong tuần đầu lớp 5
- Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu ở BT2.
- Giáo dục HS có ý thức ôn tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học
- Bút dạ và một số tờ giấy khổ to kẻ bảng từ ngữ ở bài tập 1, 2.
III. Các hoạt động dạy học
 1. Giới thiệu bài: nêu mục đích yêu cầu bài học
 2. Hướng dẫn giải bài tập
 Bài tập 1(nhóm)
 - GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập
- HS làm việc theo nhóm
- Phát phiếu học tập và bút dạ cho một nhóm yêu cầu viết vào giấy để dán lên bảng
- Gọi nhóm khác bổ xung
Việt nam Tổ quốc em
Cánh chim hoà bình
Con người với thiên nhiên
Danh từ
Tổ quốc, đất nước, giang sơn, quốc gia, nước non, quê hương, quê mẹ, đồng bào, nông dân, công nhân... 
Hoà bình, trái đất, mặt đất, cuộc sống, tương lai, niềm vui, hữu nghị, sự hợp tác, niềm mơ ước...
Bầu trời, biển cả, sông ngòi, kênh rạch, mương máng, núi rừng, núi đồi, đồng ruộng, nương rẫy, vườn tược
Động từ, tính từ
Bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, kiến thiết, khôi phục, vẻ vang, giàu đẹp, cần cù, anh dũng, kiên cường, bất khuất...
Hợp tác, bình yên, thanh bình, thái bình, tự do, hạnh phúc, hân hoan, vui vầy, sum họp, đoàn kết, hữu nghị..
Bao la, vời vợi, mênh mông, bát ngát, xanh biếc cuồn cuộn, hùng vĩ, tươi đẹp, khắc nghiệt, lao động, chinh phục, tô điểm
Thành ngữ tục ngữ
Quê cha đất tổ, quê hương bản quán, chôn rau cắt rốn, giang sơn gấm vóc, non xanh nước biếc, yêu nước thương nòi, chịu thương chịu khó, muôn người như một, chim việt đậu cành nam, đất lành chim đậu, uống nước nhớ nguồn...
Bốn biển một nhà, vui như mở hội, kề vai sát cánh, chung lưng đấu cật, chung tay góp sức, chia ngọt sẻ bùi
Lên thác xuống ghềnh, góp gió thành bão, muôn hình muôn vẻ, thẳng cánh cò bay, cày sâu cuốc bẫm, chân lấm tay bùn, chân cứng đá mềm, bão táp mưa sa, nắng chóng trưa mưa chóng tối, chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm
Bài 2(nhóm)
- GV tổ chức cho HS làm bài tương tự bài 1
bảo vệ
bình yên
đoàn kết
bạn bè
mênh mông
Từ đồng nghĩa
giữ gìn
bình an, yên bình, thanh bình, 
yên ổn
kết đoàn, liên kết
liên hiệp
bạn hữu
bầu bạn
bè bạn
bao la
bát ngát
mênh mông
Từ trái nghĩa
phá hoại
tàn phá
tàn hại
phá huỷ
huỷ hoại
huỷ diệt
bất ổn
náo động
náo loạn
chia rẽ
phân tán
thù địch
kẻ thù
kẻ địch
chật chội
chật hẹp
toen hoẻn
3. Củng cố dặn dò (3p)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ ngữ thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được
Ngày dạy : 19/10/2011
 Tập đọc
	Ôn tập (tiết 5)
I.Mục tiêu
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc và học thuộc lòng
- Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch lòng đân và bước đầu có giọng đọc phù hợp.
- HS khá, giỏi đọc thể hiện được tính cách của các nhân vật trong vở kịch.
- Giáo dục HS yêu thích môn học 
II. Đồ dùng dạy học
Phiếu viết t ... ong SGK
+ Thu dọn sau bữa ăn được thực hiện khi nào?
- Khi bữa ăn đã kết thúc 
+ Mục đích của việc thu dọn sau bữa ăn là gì?
- Làm cho nơi ăn uống của gia đình sạch sẽ, gọn gàng sau bữa ăn
- GV hướng dẫn HS cách thu dọn sau bữa ăn 
- HS quan sát 
Lưu ý : 
+ Công việc thu dọn sau bữa ăn được thực hiện ngay sau khi mọi người trong gia đình đã ăn xong 
+ Không thu dọn khi có người còn đang ăn hoặc cũng không để qua bữa ăn quá lâu mới dọn 
+ Khi cất thức ăn vào tủ lạnh, thức ăn phải được đậy kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy 
- HS lắng nghe 
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình bày, dọn bữa ăn.
- HS lắng nghe 
Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập 
- GV sử dụng phiếu học tập bằng hình thức trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS
Hoạt động cá nhân , lớp
- HS tự đánh giá sản phẩm đạt yêu cầu 
+ Dụng cụ ăn uống và dụng cụ bày món ăn phải khô ráo, hợp vệ sinh 
+ Các món ăn sắp xếp hợp lí, thuận tiện cho mọi người ăn uống 
Hoạt động 4: Củng cố 
- GV hình thành ghi nhớ 
+ Hãy nêu tác dụng của việc bày, dọn bữa ăn trong gia đình 
4. Tổng kết- dặn dò:
- Chuẩn bị: “Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống “
- Nhận xét tiết học 
 Hoạt động cá nhân , lớp
- HS nhắc lại .
- HS nêu 
- Lắng nghe
Ngày dạy : 18/10/2011 
 Khoa học	
BÀI 19: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN 
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Yêu cầu
	- HS nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ
II. Chuẩn bị
- Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông.
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định
2. Bài cũ: Phòng tránh bị xâm hại.
- Câu hỏi:
+ Nêu một số quy tắc an toàn cá nhân?
+ Nêu những người em có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ khi bị xâm hại?
GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới
v	Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông 
 - Chia nhóm, yêu cầu các nhóm, quan sát hình 1, 2 , 3, 4 trang 40 SGK, chỉ ra những vi phạm của người tham gia giao thông trong từng hình
- GV chốt: Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do lỗi tại người tham gia giao thông không chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ (vỉa hè bị lấn chiếm, đi không đúng phần đường quy định, xe chở hàng cồng kềnh).
v Hoạt động 2: Tìm hiểu việc thực hiện an toàn giao thông
Yêu cầu HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình 5, 6, 7 trang 41 SGK và nêu những việc cần làm đối với người tham gia giao thông được thể hiện qua hình.
GV yêu cầu HS nêu các biện pháp an toàn giao thông.
- GV chốt: Để thực hiện tốt an toàn giao thông, chúng ta cần tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ, một số biển báo giao thông, đi đúng phần đường của mình, không chạy xe hàng đôi, hàng ba, không đùa giỡn khi tham gia giao thông và cần đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy
v	Hoạt động 3: Trưng bày tranh ảnh 
- GV trưng bày tranh ảnh tài liệu sưu tầm về tình hình giao thông hiện nay ở địa phương
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt an toàn giao thông
4. Tổng kết - dặn dò
Xem lại bài 
Chuẩn bị: Ôn tập: Con người và sức khỏe.
Nhận xét tiết học.
2 HS trả lời 
- HS hỏi và trả lời nhau theo gợi ý: 
+Chỉ ra vi phạm của người tham gia giao thông?
+Tại sao có vi phạm đó?
+Điều gì có thể xảy ra đối với người tham gia giao thông?
- Đại diện nhóm lên đặt câu hỏi và chỉ các bạn trong nhóm khác trả lời.
- HS làm việc theo cặp
+H5 : Thể hiện việc HS được học về Luật Giao thông đường bộ
+H6: Một bạn đi xe đạp sát lề đường bên phải và có đội mũ bảo hiểm
+H7: Những người đi xe máy đi đúng phần đường quy định 
- HS trình bày trước lớp
Ngày dạy : 20/10/2011 
 Khoa học	
Tiết 20: ÔN TẬP
 CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE 
I. Yêu cầu
Ôn tập kiến thức về:
- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ ở tuổi dậy thì
- Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/AIDS
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh, sơ đồ trong SGK
III. Các hoạt động 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định
2. Bài cũ
- Câu hỏi: Nêu các việc làm thực hiện an toàn giao thông
- GV nhận xét, đánh giá
3. Ôn tập
v	Hoạt động 1: Vẽ sơ đồ tuổi dậy thì
GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm vẽ lại sơ đồ và đánh dấu giai đoạn dậy thì ở con gái và con trai 
- GV yêu cầu HS chọn đáp án đúng cho bài tập 2, 3
GV chốt: Nữ dậy thì sớm hơn nam, tuổi dậy thì là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội. Ở tuổi này các em cần ăn uống đủ chất, học tập và vui chơi, giải trí lành mạnh, tham gia thể dục thể thao và giữ gìn vệ sinh cơ thể.
v Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Hướng dẫn HS tham khảo sơ đồ cách phòng bệnh viêm gan A ở trang 43/ SGK.
Phân công các nhóm: chọn một bệnh để vẽ sơ đồ về cách phòng tránh bệnh đó.
- GV chốt và chọn sơ đồ hay nhất.
4. Tổng kết – dặn dò
Chuẩn bị:“Ôn tập: Con người và sức khỏe (tiết 2)
Nhận xét tiết học 
- 2 HS nêu
Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp.
HS làm việc nhóm	
Đại diện 3 nhóm trình bày sơ đồ trước lớp
Lớp nhận xét, bổ sung.
Ví dụ:	 20 tuổi
 ¬ ¬
Mới sinh 10 Dậy thì 15 Trưởng thành	 
Sơ đồ đối với nữ
	 20 tuổi
 ¬ ¬ 
Mới sinh 13 Dậy thì 17 Trưởng thành
Sơ đồ đối với nam
- 2 HS đọc và nêu đáp án: 2-d, 3-c
- Các nhóm thi vẽ sơ đồ, nhóm hoàn thành trước và có sơ đồ đúng là nhóm thắng cuộc 
+Nhóm 1: Bệnh sốt rét.
+Nhóm 2: Bệnh sốt xuất huyết.
+Nhóm 3: Bệnh viêm não.
+Nhóm 4: Cách phòng tránh nhiễm HIV/ AIDS
Các nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Các nhóm khác nhận xét góp ý 
 Ngày dạy : 17/10/2011 
 Lịch sử
 Bài 10: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập
I.Mục tiêu:
- Tường thuật lại cuộc mít tinh ngày 2-9-1945 tại Quãng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Ho Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập:
+ Ngày 2-9-1945, nhân dân Hà Nội tập trung tại Quãng trường Ba Đình, tại buổi lễ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa. Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên chính phủ lâm thời. Đến chiều, buổi lễ kết thúc.
Ghi nhớ: đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
II. Đồ dùng;
Hình minh hoạ SGK.
Phiếu học tập cho hs. Thông tin thêm.
III. Hoạt động dạy và học
Nội dung 
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A Kiểm tra.
B. Bài mới.
Hoạt động 1. Quang cảnh Hà Nội ngày 2-9 -1945
Hoạt động 2.
Diễn biến buổi lễ tuyên ngôn độc lập.
Hoạt động 3.
Nội dung chính của bản tuyên ngôn độc lập.
Hoạt động 4.
Ý nghĩa lịch sử của sự kiện ngày 2-9-1945.
C. Củng cố 
 dặn dò.
Gọi hs nêu: Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa tháng tám có ý nghĩa gì trong lịch sử dân tộc?
Nghe và đánh giá.
Cho hs đọc sgk và quan sát tranh ảnh để miêu tả quang cảnh Hà Nội ngày 2-9-1945.
Cho hs tả trước lớp.
Nghe và nhận xét.
Kết luận: Hà Nội tưng bừng cờ và hoa. Đồng bào Hà Nội không kể già trẻ trai gái, mọi người đều xuống đường hướng về Ba Đình chờ buổi lễ. Đội danh dự đứng nghiêm trang bên lễ đài mới dựng.
Cho hs đọc sgk và thảo luận nhóm các câu hỏi:
Buổi lễ diễn ra như thế nào? 
Các sự việc chính nào đã diễn ra trong buổi lễ?
Buổi lễ kết thúc ra sao?
Cho hs trình bày diễn biến của buổi lễ trước lớp.
Nhân dân Hà Nội tập trung tại quảng trường Ba Đình, tại buổi lễ, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VNDCCH.. Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên Chính phủ lâm thời
Gọi hs đọc đoạn trích của bản tuyên ngôn độc lập.
Cho hs trao đổi và nêu nội dung chính của bản tuyên ngôn độc lập.
Cuối bản tuyên ngôn độc lập Bác Hồ thay mặt nhân dân tuyên bố điều gì?
Cho hs nêu ý kiến
 Kết luận: Bản tuyên ngôn độc lập khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc.
 Nêu quyết tâm giữ vững quyền độc lập tự do.
Cho hs thảo luận rút ra ý nghĩa cuả sự kiện.
Gọi hs nêu ý kiến .
Nghe và bổ sung .
Sự kiện Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945, đã khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc ta. Kết thúc hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp. Khai sinh ra nước VN Dân chủ Cộng hoà. Khẳng định ý chí kiên cường bất khuất trong đâú tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc.
Cho hs đọc bài học.
Gọi hs trả lời các câu hỏi:
Ngày 2-9-1945 là ngày kỉ niệm gì của dân tộc.
Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác trong ngày 2/9 năm ấy?
Cho hs chuẩn bị bài ôn tập hoàn thành bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1958 đến 1945.
Thời
 gian
Sự kiện 
tiêu biểu
Các nhân vật lịch sử tiêu biểu
Nhận xét tiết học.
2 hs trả lời.
Nghe và nhận xét.
Đọc sgk, quan sát ảnh.
Miêu tả trước lớp.
Nghe và nhận xét, bổ sung,
Nghe.
đọc, thảo luận và nêu ý kiến.
Nghe và bổ sung.
Trình bày diễn biến.
Đọc đoạn trích bản tuyên ngôn.
Thực hiện theo yêu cầu.
Nêu ý kiến.
Nghe và nhận xét , bổ sung.
Nghe .
Thảo luận và nêu ý kiến .
Nghe và bổ sung.
Nghe và nhắc lại.
Đọc nội dung bài.
Trả lời.
Nêu.
Nghe.
Nghe và quan sát.
Sinh hoạt chủ nhiệm
Lớp 5D – tuần 10
Mục tiêu:
Học sinh năm được nội dung chủ đề tuần: Truyền thống nhà trường
Học sinh biết tự nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nội dung thi đua của bản thân, của tổ, của lớp.
Thông qua chủ đề tuần để giáo dục ý thức học tập và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
Học sinh ham thích và tự giác tham gia các hoạt động
Chuẩn bị:
Phiếu tự nhận xét cá nhân
Bảng thi đua các tổ; Bảng đăng kí thi đua; Ngôi sao
Một số hình ảnh về ngày 20-11
Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định: hát tập thể
Hoạt động 1: cá nhân “Nhận xét – đánh giá việc thực hiện nội dung thi đua trong tuần”
Phát phiếu tự nhận xét, đánh giá
Hướng dẫn học sinh thực hiện trên phiếu
Theo dõi học sinh thực hiện
Tổng kết, khen thưởng tổ xuất sắc và cá nhân điển hình
Trò chơi “Đố bạn”
Hoạt động 2: hoạt động tập thể
Tổ chức cho học sinh trình bày các nội dung mình đã tìm hiểu được về ngày 20-11
Gv chốt, liên hệ thực tế
Cho hs xem một số hình ảnh và tư liệu về ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục tư tưởng
Văn nghệ
Hoạt động 3: hoạt động nhóm
Phát động phong trào “Kính yêu thầy giáo, cô giáo”
Làm báo tường chào mừng ngày 20-11
Bảo vệ môi trường
Rèn chữ giữ vở
Tìm hiểu về quyền trẻ em
Gv chốt
Chúc mừng sinh nhật các bạn trong tuần 10
Lớp chúng mình
Cá nhân thực hiện trên phiếu
Tổ trưởng tóm tắt thành tích của tổ mình, chọn cá nhân điển hình
Lớp trưởng tổng hợp thành tích của cả lớp
Hs tham gia trò chơi
Mỗi hs lên trình bày những việc mình đã tìm hiểu được
Hs xem tranh và nghe thông tin
Hát 
Các nhóm thảo luận và đăng kí thi đua
Các tổ đăng kí cho lớp trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an L5 Tuan 10 chuan Vang Cong Liet.doc