Giáo án các môn khối 5 - Tuần 10 đến tuần 12

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 10 đến tuần 12

I- Mục tiêu: Giúp HS:

- Ôn tập tập đọc và học thuộc lòng. Luyện tập về lập bảng thống kê các bài tập đọc đã học trong 3 chủ điểm.

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu và đọc diễn cảm.

- Có thái độ tích cực ôn tập.

*HSKT đọc đúng, biết ngắt nghỉ đúng; biết lập bảng thống kê.

II- Đồ dùng dạy- học

- Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9; 6 phiếu ghi tên các bài có yêu cầu học thuộc lòng để HS bốc thăm thi đọc thuộc lòng cả bài hay một đoạn, khổ thơ yêu thích.

- Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở bài tập 1.

 

doc 61 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1108Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 10 đến tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Thứ hai ngày 10 tháng 11 năm 2008
Buổi sáng hoạt động tập thể
Chào cờ đầu tuần
__________________________________________
Tiếng việt
Ôn tập giữa kì I (tiết 1) 
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn tập tập đọc và học thuộc lòng. Luyện tập về lập bảng thống kê các bài tập đọc đã học trong 3 chủ điểm.
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu và đọc diễn cảm.
- Có thái độ tích cực ôn tập.
*HSKT đọc đúng, biết ngắt nghỉ đúng; biết lập bảng thống kê.
II- Đồ dùng dạy- học
- Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9; 6 phiếu ghi tên các bài có yêu cầu học thuộc lòng để HS bốc thăm thi đọc thuộc lòng cả bài hay một đoạn, khổ thơ yêu thích.
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở bài tập 1. 
III- Hoạt động dạy- học 
1- Giới thiệu bài (1' )
2- Ôn tập đọc và học thuộc lòng (20-22')
- GV yêu cầu 7-8 HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm, được xem lại bài trong khoảng thời gian 1-2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. GV chú ý rèn kĩ năng đọc cho HS.
- GV đặt câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- Cả lớp và GV NX, đánh giá.
Bài tập 2 (13-15')
- HS đọc yêu cầu của bài. GV hướng dẫn HS thực hiện.
- HS làm việc theo nhóm đôi, 1 nhóm trình bày trên bảng phụ.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV NX, bổ sung.
- Chữa bài làm trên bảng phụ. 1 HS nhìn bảng đọc lại kết quả.
3- Củng cố, dặn dò (1-2')
- GV NX tiết học, dặn dò HS về nhà tích cực ôn tập.
______________________________________________________
toán
Tiết 46. Luyện tập chung
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về chuyển phân số thập phân thành số thập phân; so sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau; giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
- Rèn kĩ năng đọc và so sánh số thập phân, kĩ năng giải toán.
- Có ý thức học tốt môn học.
*HSKT hoàn thành bài 1,2; phân tích được yêu cầu bài 4.
II- Đồ dùng dạy-học
- Bảng phụ chép bài luyện thêm cho HSKG.
- Một số bảng nhóm.
III- Hoạt động dạy học 
A- Kiểm tra bài cũ(4-5')
- HS làm lại bài tập 3, 4 tiết luyện tập trước.
B- Bài mới 
1- Giới thiệu bài(1')
2- Thực hành
Bài 1(9-10')
- HS tự làm và chữa bài.
- GV củng cố về cấu tạo số thập phân, đọc số thập phân, rèn cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
Bài 2(9-10') 
- HS làm bài cá nhân rồi chữa bài.
- GV củng cố cách viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân (các cách viết khác nhau của cùng một số đo độ dài).
Bài 3(6-7')
- HS điền kết quả, giải thích cách làm (1số HS làm trên bảng nhóm).
- GV củng cố cách viết.
Bài 4 (9-10')
- HS làm bài vào vở. GV chấm bài, khuyến khích HSKG làm theo 2 cách. 
- GV củng cố dạng toán, phương pháp giải.
*GV giao bài luyện thêm cho HSKG:
	An và Bình được thưởng 18 900 đồng. Biết rằng phần thưởng của An bằng phần thưởng của Bình. Hỏi mỗi người được thưởng bao nhiêu tiền?
- GV treo bảng phụ, HS tự làm bài. GV chốt dạng toán, rèn kĩ năng giải.
3- Củng cố, dặn dò (1-2')
- Hệ thống bài.
- GV NX tiết học. Dặn dò chuẩn bị bài sau.
________________________________________________
Khoa học
Tiết 19. Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
I- Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và một số biện pháp an toàn giao thông.
- Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.
II- Đồ dùng dạy- học
- Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông.
III- Hoạt động dạy- học
A- Kiểm tra bài cũ(3-4')
- Nêu những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại? 
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài (1')
2- Hướng dẫn học tập
a)Hoạt động 1(10-15'): Quan sát và thảo luận.
*Mục tiêu: HS nhận ra được những việc làm vi phạm luật giao thông của người tham gia giao thông trong hình; nêu được hậu quả có thể xảy ra của những sai phạm đó.
*Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp: quan sát hình trang 40, phát hiện, chỉ ra những việc làm vi phạm, tự đặt câu hỏi để nêu được hậu quả có thể xảy ra của những sai phạm đó.
- Đại diện một số cặp lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn trong cặp khác trả lời.
- GV NX, bổ sung và kết luận.
b)Hoạt động 2(10-12'): Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp an toàn giao thông.
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu làm việc theo cặp: quan sát các hình trang 41, phát hiện những việc làm đối với người tham gia giao thông được thể hiện qua hình.
- Một số HS trình bày kết quả thảo luận. HS khác NX, bổ sung.
- GV yêu cầu mỗi HS đưa ra 1 biện pháp an toàn giao thông. GV ghi tóm tắt những ý kiến đúng và kết luận.
3- Củng cố, dặn dò(2-3')
- GV chốt nội dung bài. HS đọc mục Bạn cần biết SGK.
- GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS chuẩn bị bài ở nhà.
________________________________________________
Buổi chiều đạo đức
Tiết 10. Tình bạn (tiếp theo)
I- Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II- Tài liệu và phương tiện
- Đồ dùng để hoá trang đóng vai, các bài hát, thơ, truyện về chủ đề Tình bạn.
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ(3-4')
- Nêu các biểu hiện của tình bạn đẹp.
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài(1') 
2- Hướng dẫn học tập
a)Hoạt động 1(12-15'): Đóng vai (Bài tập 1- SGK) 
*Mục tiêu: HS biết ứng xử phù hợp trong các tình huống bạn mình làm điều sai.
*Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống của bài tập.
- Các nhóm thảo luận và đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- GV tổ chức cho HS thảo luận cả lớp về cách ứng xử của bạn khi đóng vai, thái độ của em khi được bạn khuyên ngăn.
- GV kết luận.
b)Hoạt động 2(7-8'): Tự liên hệ 
*Mục tiêu: HS biết tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè.
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tự liên hệ: HS làm việc cá nhân sau đố trao đổi theo nhóm đôi.
- Một số Hổttình bày trước lớp. Cả lớp NX.
- GV kết luận.
c)Hoạt động 3(7-8'): HS hát, kể chuyện, đọc thơ, ca dao tục ngữ về chủ đề Tình bạn
*Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
*Cách tiến hành:
- HS tự xung phong thực hiện.
- GV NX và giới thiệu thêm cho HS.
3- Củng cố, dặn dò(1-2')
- GV NX tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài ở nhà.
_________________________________________________
Tiếng việt
Ôn tập giữa kì I (tiết 2) 
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn tập tập đọc và học thuộc lòng. Nghe- viết đúng đoạn văn Nỗi niềm giữ nước giữ rừng.
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc diễn cảm; kĩ năng viết đúng, đẹp.
- Có thái độ tích cực ôn tập.
*HSKT đọc, viết đúng văn bản.
II- Đồ dùng dạy- học
- Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9; 6 phiếu ghi tên các bài có yêu cầu học thuộc lòng để HS bốc thăm thi đọc thuộc lòng cả bài hay một đoạn, khổ thơ yêu thích.
III- Hoạt động dạy- học 
1- Giới thiệu bài (1' )
2- Ôn tập đọc và học thuộc lòng (19-20')
- GV thực hiện tương tự tiết 1.
3- Nghe- viết chính tả
- HS đọc bài viết. 
- GV giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó và hiểu nội dung đoạn văn.
- HS tập viết các tên riêng, các từ dễ viết sai chính tả.
- GV đọc cho HS viết bài, sau đó soát lỗi.
- GV chấm bài, NX, yêu cầu HS chữa lỗi.
3- Củng cố, dặn dò (1-2')
- GV NX tiết học, dặn dò HS về nhà tích cực ôn tập.
________________________________________________
lịch sử
Tiết 10. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập
I- Mục tiêu: HS nắm được:
- Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc 
Tuyên ngôn độc lập. Nắm được ý nghĩa của sự kiện lịch sử này. Biết được ngày 2-9-1945 trở thành ngày Quốc khánh của nước ta.
- Biết vận dụng kiến thức trong bài để thuật lại diễn biến của ngày lễ Tuyên ngôn độc lập.
- Tự hào về ngày Quốc khánh của nước ta.
 II- Đồ dùng dạy- học
- Tranh ảnh tư liệu về ngày 2-9-1945.
III- Hoạt động dạy- học
A- Kiểm tra bài cũ(3-4')
- Nêu ý lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài(1'): Giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ học tập cho HS.
2- Hướng dẫn học tập
a)Hoạt động 1( 7-8' ): Ngày 2-9-1945 ở Thủ đô Hà Nội
- HS đọc SGK kết hợp quan sát các tranh ảnh về ngày 2-9-1945, tìm hiểu về không khí tưng bừng của ngày hội.
- HS nêu ý kiến. GV kết luận.
b) Hoạt động 2(10-11'): Lễ Tuyên bố độc lập
- HS trao đổi theo nhóm đôi tiến trình của buổi lễ và nội dung của bản Tuyên ngôn độc lập.
- Các nhóm trình bày từng ý, nhóm khác NX, bổ sung. GV chốt ý.
- HS nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh của Bác trong lễ tuyên bố độc lập.
c) Hoạt động 3(8-9'): Kết quả và ý nghĩa
- HS thảo luận nhóm đôi ý nghĩa của ngày 2-9-1945. 
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV NX, chốt ý.
- GV cho HS liên hệ:
+ Ngày 2-9 hàng năm đã trở thành ngày ngày lễ gì của dân tộc?
	+ Kển tên các công trình, những việc làm thể hiện lòng biết ơn Bác?
- GV nhấn mạnh nội dung cần nắm, HS đọc kết luận SGK.
3 - Củng cố, dặn dò(1-2')
- GV tổng kết giờ học, dặn dò về nhà.
__________________________________________________________________
Thứ ba ngày 11 tháng 11 năm 2008
Buổi sáng toán
Tiết 47. Ôn tập giữa kì I 
I- Mục tiêu
- Giúp HS củng cố kiến thức về số thập phân; giá trị theo vị trí của chữ số trong số thập phân; so sánh số thập phân; viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- Rèn kĩ năng đọc, viết các số thập phân; kĩ năng giải toán; thực hành chuyển đổi đơn vị đo.
- HS tự giác, tích cực học tập.
*HSKT hoàn thành bài 1, 1/3 bài 2 và bài 3.
II-Hoạt động dạy- học
1- Giới thiệu bài(1')
2-Hướng dẫn ôn tập
Bài 1(7-8'): Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Số Một chục, hai phần trăm, bốn phần mười, bảy đơn vị viết như sau:
A. 107,42	B. 17,402	C. 107,42 	D. 17,42 
b) Viết dưới dạng số thập phân được:
A. 1,2	B. 12,0	C. 0,12	D. 1,02
c) Số lớn nhất trong các số 8,09 ; 8,89 ; 7,99 ; 8,9 là:
A. 8,09	B. 7,99	C. 8,99	D. 8,9
- GV treo bảng phụ, HS tự làm bài, nêu kết quả.
- GV củng cố kiến thức về số thập phân.
Bài 2(9-10'): Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
6m 25cm = ... m	2kg 550g = ... kg	5m2 25dm2 = ... m2
5,55km = ... m	3,52tấn = ... kg	18ha = ... km2
25mm = ... m	52dag = ... kg	2,5dm2 = ... cm2
Bài 3(6-7'): Mai mua 12 quyển vở hết 18 000 đồng. Hỏi nếu Mai muốn mua 60 quyển vở như thế thì phải trả thêm bao nhiêu tiền?
- HS làm bài cá nhân rồi chữa bài. 
- Cả lớp và GV chốt bài làm đúng, củng cố dạng toán.
Bài 4(8-9'): Tính diện tích của khu đất hình chữ nhật có kích thước ghi trên hình vẽ dưới đây:
	 250m
- GV treo bảng phụ, HS tự làm bài. 	 40 ... thực hiện phép nhân.
Bài 2(6-7'): Tính nhẩm:
a) 3,45 10 	b) 3,5 0,1
 	 2,17 100 	 	 21,7 0.01
 	 5,38 1000 	 53,8 0,001
- GV treo bảng phụ chép bài tập, HS làm miệng giải thích cách làm.
- GV củng cố cách nhân nhẩm.
Bài 3(8-9'): Tính bằng cách thuận tiện:
a) 5,67 2,5 0,4	b) 1,47 3,6 + 1,47 6,4
 0,25 0,68 40	 25,8 1,02 - 25,8 1,01
- HS làm bài cá nhân (1số HS thực hiện trên bảng nhóm), cả lớp chữa bài.
- GV củng cố các tính chất có liên quan, rèn kĩ năng nhân nhẩm.
Bài 4(7-8'): Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 12,5m, chiều rộng kém chiều dài 2,3m. Tính chu vi và diện tích mảnh đất đó.
- HS làm bài cá nhân, chữa bài.
- GV chốt bài làm đúng, củng cố cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, rèn kĩ năng giải toán.
Bài 5(5-6'): Dành cho HSKG.
	Tính nhanh:
	(7,5 + 18,3 + 26,4 18,3) (47 11 - 4700 0,1 - 47)
- GV treo bảng phụ, HS tự làm bài, chữa bài.
- GV chốt bài làm đúng, củng cố tính chất có liên quan.
3- Củng cố, dặn dò(2-3')
- GV và HS hệ thống bài.
- GV NX tiết học, nhắc nhở về nhà.
__________________________________________________ 
khoa học
Tiết 24. Đồng và hợp kim của đồng
I- Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
- Nắm được một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng; các dụng cụ, máy móc, đồ dùng dược làm bằng đồng và hợp kim của đồng và cách bảo quản chúng.
- Rèn kĩ năng quan sát để phát hiện một vài tính chất của đồng.
- Có ý thức bảo quản các đồ dùng, dụng cụ bằng đồng.
II- Đồ dùng dạy- học
- Một số đoạn dây đồng; một số đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng.
III- Hoạt động dạy- học
A- Kiểm tra bài cũ(3-4')
- Nêu một số tính chất của sắt, gang, thép? 
- Nêu cách bảo quản một số đồ dùng bằng gang, thép?
B- Bài mới 
1- Giới thiệu bài(1')
2- Hướng dẫn học tập
a)Hoạt động 1(7-8'): Làm việc với vật thật
*Mục tiêu: Quan sát và phát hiện một số tính chất của đồng.
*Cách tiến hành: 
- GV cho HS hoạt động theo nhóm 4: Quan sát các đoạn dây đồng được đem đến lớp và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của đoạn dây đồng.
- Các nhóm làm việc theo hướng dẫn.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác bổ sung. GV kết luận. 
b)Hoạt động 2(9-10'): Làm việc với SGK
*Mục tiêu: HS nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng. 
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc theo chỉ dẫn trong trang 50 SGK và ghi lại các câu trả lời vào giấy nháp. 
- Một số HS trình bày bài làm của mình. HS khác NX, góp ý kiến.
- GV kết luận. 
c)Hoạt động 3(8-9'): Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: HS kể được tên một số đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng; nêu được cách bảo quản chúng.
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS:
	+ Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng trong các hình trang 50, 51 SGK.
	+ Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
	+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng trong gia đình.
- GV kết luận. HS đọc mục Bạn cần biết SGK.
3- Củng cố, dặn dò(1-2')
- GV NX tiết học, dặn dò HS học và chuẩn bị bài sau.
________________________________________________
thực hành kiến thức đã học
Môn: Khoa học, Địa lí, Lịch sử, Kĩ thuật
I- Mục tiêu
- Giúp HS thực hành các kiến thức đã học thông qua hệ thống bài tập.
- Rèn kĩ năng chỉ bản đồ, vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài.
- HS tích cực, tự giác học tập.
II- Đồ dùng dạy- học
- Lược đồ Nông nghiệp Việt Nam.
- Vở bài tập Kĩ thuật.
III- Hoạt động dạy- học
1- Giới thiệu bài(1')
2- Thực hành
- Môn Địa lí (6-7'): HS thực hành chỉ bản đồ những nơi có ngành lâm nghiệp và thuỷ sản phát triển ở nước ta.
- Môn Khoa học (7-8'): HS trao đổi, thảo luận về đặc điểm, tính chất của các kim loại đã học.
- Môn Lịch sử (8-9'): HS chơi trò chơi Đúng- sai (GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi về nội dung bài 12).
- Môn Kĩ thuật (6-7'): HS làm bài tập thực hành trong vở bài tập in.
3- Củng cố, dặn dò(1-2')
- GV NX tiết học, nhắc nhở HS học ở nhà.
__________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 28 tháng 11 năm 2008
toán
Tiết 60. Luyện tập 
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố và rèn kĩ năng nhân một số thập phân với một số thập phân. Bước đầu sử dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
- Có ý thức tự giác, tích cực học tập. 
*HSKT hoàn thành bài tập 1.
II- Đồ dùng dạy-học
- Bảng phụ chép bài luyện thêm cho HSKG.
- Bảng nhóm kẻ bảng ở bài 1.
III- Hoạt động dạy- học
1- Giới thiệu bài(1')
2- Thực hành
Bài 1(13-14') 
a) HS tự làm bài và chữa bài (1 vài HS làm trên bảng nhóm đã chuẩn bị). 
- HS KG tự rút ra NX sau khi thực hành tính. Cả lớp thống nhất kết quả đúng.
- GV hướng dẫn để HS tự nêu được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân và nêu được: (a + b) c = a (b c)
- HS nêu tính chất kết hợp của phép nhân các số tự nhiên, các phân số, các số thập phân để tự HS nêu được NX: Phép nhân các số tự nhiên, các phân số, các số thập phân đếu có tính chất kết hợp.
b) HS tự làm phần b rồi chữa bài. GV yêu cầu HS giải thích đã sử dụng tính chất kết hợp như thế nào trong từng bài tập cụ thể.
Bài 2(9-11')
- HS tự làm bài và chữa bài. GV yêu cầu HSKG nêu NX sau khi thực hành tính.
- GV thống nhất kết quả đúng, củng cố cách làm.
Bài 3(9-10')
- HS làm bài vào vở (1HS làm trên bảng nhóm).
- GV chấm, chữa bài, củng cố cách làm, rèn kĩ năng giải toán.
*GV giao bài luyện thêm cho HSKG:
	Tính giá trị của biểu thức sau, biết biểu thức có 20 số:
	S = 49,8 - 2,6 + 48,5 - 3,9 + 47,2 - 5,2 + ... + 39,4 - 13 + 38,1 -14,3
- GV treo bảng phụ, GV hướng dẫn HS sắp xếp lại biểu thức trên thành 10 hiệu, mỗi hiệu bằng 35,5 sau đó tính giá trị của biểu thức.
3- Củng cố, dặn dò(1-2')
- GV và HS hệ thống bài.
- GV NX tiết học, dặn dò về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
__________________________________________________________
Tập làm văn
Tiết 24. Luyện tập tả người
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của 2 nhân vật qua 2 bài văn mẫu. Hiểu được khi quan sát, khi viết một bài văn tả người, phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết tiêu biểu, nổi bật, gây ấn tượng.
- Rèn kĩ năng vận dụng những hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp.
- Thêm yêu người lao động, người thân.
*HSKT hoàn thành bài tập 1.
II- Đồ dùng dạy học
- VBT Tiếng Việt 5.
- Bảng phụ ghi đặc điểm ngoại hình của người bà (BT1); những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc.
III- Hoạt động dạy- học
A- Kiểm tra bài cũ(4-5')
- HS đọc dàn ý chi tiết của bài văn tả một người trong gia đình.
- Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước.
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài(1')
2- Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1(13-14')
- HS đọc nội dung bài Bà tôi, trao đổi theo nhóm đôi, ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà trong đoạn văn.
- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, cả lớp và GV NX, bổ sung.
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn đặc điểm ngoại hình của người bà. 1 HS đọc.
- GV chốt về cách quan sát, chọn lọc chi tiết và tác dụng của việc làm đó qua bài văn.
- GV cho HS tự liên hệ về tình cảm đối với ông bà qua bài văn.
Bài tập 2(15-16')
- HS nắm yêu cầu của bài, sau đó hoạt động cá nhân theo yêu cầu của đề bài.
- Một số HS phát biểu ý kiến. HS khác NX, bổ sung.
- GV chốt ý kiến đúng. Cho HS tự liên hệ, giáo dục ý thức HS.
3- Củng cố, dặn dò(1-2')
- HS nêu tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
- GV NX tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bà sau.
_________________________________________________
địa lí
Tiết 12. Công nghiệp
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được vai trò của công nghiệp và thủ công nghiệp; các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp ở nước ta, một số sản phẩm của một số ngành công nghiệp.
- Rèn kĩ năng làm việc với bản đồ. 
- Có ý thức quý trọng những con người lao động và sản phẩm lao động.
II- Đồ dùng dạy- học
- Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III- Hoạt động dạy- học
A- Kiểm tra bài cũ(3-4')
- Nêu tình hình phát triển và phân bố của lâm nghiệp?
- Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản?
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài(1')
2- Các ngành công nghiệp 
a) Hoạt động 1(10-12'): Làm việc theo cặp
- HS làm các bài tập mục 1 trong SGK.
- HS trình bày kết quả. GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- HS quan sát tranh các ngành công nghiệp và một số sản phẩm của chúng, HSG kết luận.
- HS nêu vai trò của ngành công nghiệp đối với đời sống và sản xuất.
- HS tự liên hệ ở địa phương em đang sinh sống.
3- Nghề thủ công
b) Hoạt động 2(6-7'): Làm việc cả lớp
- HS trả lời câu hỏi ở mục 2. HS khác NX, bổ sung, GV kết luận.
- HS quan sát tranh một số ngành thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng.
c) Hoạt động 3(9-10'): Làm việc cá nhân
- HS dựa vào SGK nêu vai trò và đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta.
- HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- HS chỉ bản đồ những địa phương có nghề thủ công nổi tiếng.
- GV kết luận.
- HS tự liên hệ nơi địa phương mình đang sống (Có những nghề thủ công gì, sản phẩm của chúng có giá trị như thế nào).
- GV NX, bổ sung, giáo dục ý thức HS.
5- Củng cố, dặn dò(1-2')
- GV chốt nội dung bài, HS đọc kết luận SGK.
- GV NX tiết học, dặn dò HS học bài ở nhà.
	______________________________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt Đội
I- Mục tiêu 
- Kiểm điểm công tác Đội viên. HS nắm được phương hướng thi đua đợt tới.
- Thi đua hát múa về chủ điểm tháng 11 Biết ơn thầy cô. 
- HS có ý thức thực hiện đúng điều lệ Đội viên.
II- Nội dung
1- ổn định tổ chức lớp
2- Nội dung sinh hoạt 
- GV cho HS hát bài truyền thống.
- Chào cờ.
- Chi đội trưởng nhận xét ưu, khuyết điểm trong tuần.
- Chị phụ trách bổ sung từng mặt.
- Bàn phương hướng tuần sau.
- Phát động thi đua đợt 2. 
3- Chị phụ trách tổ chức cho HS hát, múa theo chủ điểm.
- Chị phụ trách yêu cầu các đội viên kể tên các bài hát thuộc chủ điểm. 
- Tổ chức cho HS thi đua hát, múa các bài hát đó.
4- Nhận xét, dặn dò (1- 2’)
- Chị phụ trách nhận xét giờ học.
- Dặn HS thực hiện theo chủ điểm.
______________________________________________
Buổi chiều 	 	 tin học
Đồng chí Tuấn soạn và dạy.
______________________________________________
Anh văn
Đồng chí Diệp soạn và dạy.
 _______________________________________________
kĩ thuật
Đồng chí Hợp soạn và dạy.
__________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an t10-t12.doc