Giáo án các môn khối 5 - Tuần 13 đến tuần 15

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 13 đến tuần 15

I-Mục tiêu: Giúp HS:

- Nắm được cách đọc diễn cảm toàn bài, hiểu nội dung, ý nghĩa truyện.

- Rèn kĩ năng đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó, đọc lưu loát và diễn cảm toàn bài.

- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

*HSKT đọc đúng văn bản.

II- Đồ dùng dạy- học

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.

III- Hoạt động dạy- học

 

doc 63 trang Người đăng huong21 Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 13 đến tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ hai ngày 1 tháng 12 năm 2008
Buổi sáng hoạt động tập thể
Chào cờ đầu tuần
__________________________________________
tập đọc
Tiết 25. Người gác rừng tí hon 
I-Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được cách đọc diễn cảm toàn bài, hiểu nội dung, ý nghĩa truyện.
- Rèn kĩ năng đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó, đọc lưu loát và diễn cảm toàn bài.
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
*HSKT đọc đúng văn bản.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc. 
III- Hoạt động dạy- học 
A- Kiểm tra bài cũ(4-5') 
- 2HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi về nội dung bài Hành trình của bầy ong.
B- Bài mới 
1- Giới thiệu bài (1' )
2- Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài
a)Luyện đọc (10-11')
- 1HSG đọc toàn bài, HS cả lớp theo dõi SGK.
- GV chia đoạn bài văn (3đoạn).
- HS đọc nối tiếp theo đoạn. GV kết hợp chỉnh sửa cách đọc đúng, phát âm, ngắt nghỉ hơi kết hợp tìm hiểu những từ ngữ khó trong bài.
- HS luyện đọc theo cặp. 1HS đọc toàn bài. 
- GV đọc mẫu, HS theo dõi phát hiện cách đọc diễn cảm (giọng đọc, chỗ nhấn giọng).
b)Tìm hiểu bài (9-10' )
- GV tổ chức hướng dẫn cho HS đọc thầm từng đoạn, cả bài rồi trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK. GV chốt ý đúng, giảng giải thêm.
- 1HSKG nêu ý nghĩa của truyện. GV chốt, cho HS tự liên hệ (em học tập ở bạn nhỏ điều gì), giáo dục ý thức HS.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm (10-11')
- 1HS đọc tiếp nối diễn cảm 3 đoạn của bài dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV treo bảng phụ có viết đoạn 3, hướng dẫn HS đọc diễn cảm. HSG đọc mẫu.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- 2 HS thi đọc diễn cảm. Cả lớp và GV NX, bình chọn.
3- Củng cố, dặn dò (1-2')
- 1HS nhắc lại ý nghĩa của truyện.
- GV NX tiết học, dặn dò HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
	_________________________________________________
toán
Tiết 61. Luyện tập chung
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố và rèn luyện kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân. Bước đầu biết nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
- Cẩn thận, khoa học trong tính toán.
*HSKT hoàn thành bài tập 1,2.
II- Đồ dùng dạy-học
- Bảng phụ chép bài luyện thêm cho HSKG.
- Một số bảng nhóm.
III- Hoạt động dạy học 
A- Kiểm tra bài cũ(4-5')
- Nêu tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
- Nêu quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000, ...; với 0,1; 0,01; 0,001; ...
B- Bài mới 
1- Giới thiệu bài (1')
2- Thực hành
Bài 1 (7-8')
- HS tự làm bài sau đó đổi vở kiểm tra, chữa chéo cho nhau.
- Một vài HSTB nêu cách làm và kết quả từng trường hợp, HS khác NX, GV kết luận.
- GV củng cố quy tắc cộng, trừ, nhân hai số thập phân. 
Bài 2 (6-7') 
- HS làm miệng.
- GV chốt kết quả đúng, củng cố quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000; ...; nhân nhẩm với 0,1; 0,01; 0,001; ...
Bài 3 (7-8')
- HS làm bài vào vở.
- GV chấm bài, NX, củng cố dạng toán và rèn kĩ năng giải toán.
Bài 4 (8-9')
a) GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Từ kết quả tính, HS tự rút ra được NX:
	(a + b) c = a c + b c hoặc a c + b c = (a + b) c
b) HS tự tính rồi chữa bài. GV chốt kết quả đúng, củng cố quy tắc nhân một tổng với một số.
*GV giao bài luyện thêm cho HSKG:
	Tính giá trị của biểu thức sau:
- GV treo bảng phụ, HS tự làm bài, chữa bài. GV chốt kết quả đúng, củng cố tính chất có liện quan.
4- Củng cố, dặn dò (1-2')
- Hệ thống dạng bài tập.
- GV NX tiết học. Dặn dò chuẩn bị bài sau.
___________________________________________________
Khoa học
Tiết 25. Nhôm
I- Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nắm nguồn gốc và tính chất của nhôm. Nắm được cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm có trong gia đình.
- Rèn kĩ năng quan sát để phát hiện một vài tính chất của nhôm, kĩ năng nhận biết các 
dụng cụ, đồ dùng được làm bằng nhôm.
- Có ý thức bảo quản đồ dùng, dụng cụ bằng nhôm.
II- Đồ dùng dạy- học
- Một số đồ dùng, tranh ảnh về nhôm.
III- Hoạt động dạy- học
A- Kiểm tra bài cũ(3-4')
- Nêu nguồn gốc, tính chất của đồng và hợp kim của đồng?
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài (1')
2- Hướng dẫn học tập
a)Hoạt động1(8-9'): Làm việc với các thông tin, tranh ảnh, đồ vật sưu tầm được
*Mục tiêu: HS kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm.
*Cách tiến hành:
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm mình giới thiệu các thông tin và tranh ảnh về nhôm và một số đồ dùng được làm bằng nhôm.
- Đại diện từng nhóm giới thiệu trước lớp, HS và GV NX.
- GV kết luận.
b)Hoạt động 2(9-10'): Làm việc với vật thật
*Mục tiêu: HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của nhôm.
*Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn các nhóm làm việc: nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát thìa nhôm hoặc đồ dùng khác bằng nhôm và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của các đồ dùng bằng nhôm đó.
- Một số HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Nhóm khác bổ sung.
- GV chốt ý đúng sau đó kết luận.
c) Hoạt động 3(7-8'): Làm việc với SGK
*Mục tiêu: HS nêu được nguồn gốc và một số tính chất của nhôm, cách bảo quản một số đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm.
*Cách tiến hành:
- HS làm việc theo yêu cầu ở mục thực hành SGK và ghi lại kết quả vào giấy nháp.
- Một số HS trình bày bài làm của mình, các HS khác góp ý.
- GV kết luận.
3- Củng cố, dặn dò(1- 2')
- GV chốt kiến thức cần nắm. HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK.
- GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS chuẩn bị bài ở nhà.
_______________________________________________________
Buổi chiều đạo đức
Tiết 13. Kính già, yêu trẻ (tiếp)
I- Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và xã hội quan tâm, chăm sóc.
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trong, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ.
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối vời người già và các em nhỏ.
II- Tài liệu và phương tiện
- Đố dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1.
III- Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài(1') 
2- Hướng dẫn học tập
a)Hoạt động 1(10-13'): Đóng vai (bài 2 SGK)
*Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
*Cách tiến hành:
- GV chia HS thành các nhóm và phân công các nhóm xử lí, đóng vai một tình huống.
- Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống và chuẩn bị đóng vai.
- 3 nhóm đại diện lên thể hiện. Các nhóm khác thảo luận, NX.
- GV kết luận.
b)Hoạt động 2(8-9'): Làm bài tập 3,4 SGK 
*Mục tiêu: HS nhận biết được những tổ chức và những ngày dành cho người già, em nhỏ.
*Cách tiến hành:
- HS làm việc theo nhóm. 
- Đại diện một số nhóm trình bày ý kiến. Các HS khác NX, bổ sung.
- GV kết luận.
c) Hoạt động 3 (6-7'): Tìm hiểu về truyền thống kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc
*Mục tiêu: HS biết được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là luôn quan tâm chăm sóc người già, em nhỏ.
*Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS (đã cho HS chuẩn bị ở nhà).
- HS làm việc theo nhóm. 
- Đại diện một số nhóm trình bày ý kiến. Các HS khác NX, bổ sung.
- GV kết luận.
- GV yêu cầu HS tự liên hệ: Em đã làm gì để thể hiện lòng kính già yêu trẻ? GV giáo dục ý thức HS.
3- Củng cố, dặn dò(1-2')
- GV NX tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài ở nhà.
______________________________________________________
Rèn luyện bồi dưỡng tiếng việt
Luyện tập về quan hệ từ
I- Mục tiêu 
- Củng cố kiến thức về quan hệ từ.
- Rèn kĩ năng nhận biết quan hệ từ và sử dụng quan hệ từ đúng.
- HS có ý thức lựa chọn quan hệ từ phù hợp để giao tiếp. 
*HSKT hoàn thành bài tập 1,2.
II- Đồ dùng dạy-học
- Bảng phụ chép một số bài tập.
- Một số bảng nhóm.
III- Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài(1')
2- Thực hành
Bài 1(5-7’): Tìm các quan hệ từ trong câu văn sau và cho biết quan hệ từ nối những từ ngữ nào trong câu:
"Bác Tâm, bác Thư đang chăm chú làm việc. Bác đi một đôi găng tay bằng sợi rất
dày. Vì thế, tay bác y như tay người khổng lồ trong câu truyện thần thoại ấy."
- GV treo bảng phụ, HS làm bài cá nhân sau đó báo cáo kết quả.
- GV rèn kĩ năng nhận biết các quan hệ từ và củng cố tác dụng của chúng.	
Bài 2(9-11'): Chọn quan hệ từ hay cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống:
a) Bé là niềm hạnh phúc ... cả gia đình.
b) Hàng tuần tôi về nhà ... mẹ lên thăm tôi.
c) Một làn gió nhẹ thổi qua ... tóc Lan vương vào má.
d) ... thiếu hiểu biết ... nhiều người đã dùng mìn đánh cá.
e).... dùng mìn đánh cá .. sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
g) ... họ làm hại các loài vật sống dưới nước ... làm ô nhiễm môi trường.
h) .... Nhà nước cần triệt để cấm đánh bắt cá bằng mìn.
- HS làm bài theo nhóm đôi sau đó báo cáo kết quả.
- GV củng cố kiến thức về quan hệ từ, cách dùng quan hệ từ thích hợp và tác dụng của chúng.
Bài 3(5-7’): Chữa những câu sau thành đúng:
a) Trời mưa mà đường trơn.
b) Vì gặp nhiều khó khăn nên bạn Hùng vẫn đạt danh hiệu học sinh giỏi.
- HS làm bài cá nhân (1HS thực hiện trên bảng nhóm).
- GV củng cố cách dùng quan hệ từ đúng.
Bài 4(8-9'): Dành cho HSKG.
Điền tiếp vế câu thích hợp:
a) Tôi về nhà và .... 	d) Tôi về nhà nhưng ....
b) Tôi về nhà rồi .... 	e) Tôi về nhà mà ....
c) Tôi về nhà còn ....	 	g) Tôi về nhà hoặc ....
- GV treo bảng phụ, HS làm bài cá nhân (1HS làm trên bảng nhóm).
- GV củng cố cách điền vế câu thích hợp với quan hệ từ đã dùng.
- Khuyến khích HSKG nêu ý nghĩa giữa vế câu thứ nhất với vế câu thứ hai đã điền, từ đó có ý thức dùng quan hệ từ đúng.
3- Củng cố dăn dò(2-3')
- GV và HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học, nhắc học sinh vận dụng kiến thức vào giao tiếp.
_____________________________________________________
lịch sử
Tiết 13. "Thà hi sinh tất cả,
chứ nhất định không chịu mất nước"
I- Mục tiêu: Học xong bài này, HS nắm được:
- Ngày 19-12-1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
- Dựa vào kiến thức đã học để thuật lại tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân ta trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
- Khâm phục tinh thần quả cảm của quân dân ta, tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc.
II- Đồ dùng dạy- học
- Tranh ảnh tư liệu về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến (nếu có).
- Sưu tầm tư liệu về những ngày đầu kháng chiến ở địa phương.
III- Hoạt động dạy- học
A- Kiểm tra bài cũ (3-4')
- Nêu ý nghĩa lịch sử ngày 2-9-1945?
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài(1'): Giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ học tập cho HS.
2- Hướng dẫn học tập
a)Hoạt động 1( 5-6' ): Thực dân Pháp quay lại xâm lược ... g toán
Luyện tập về phép chia số thập phân
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về phép chia số thập phân.
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia.
- Cẩn thận, khoa học trong tính toán.
*HSKT làm bài theo khả năng.
II- Đồ dùng dạy-học
- Bảng phụ chép một số bài tập. Một số bảng nhóm.
III- Hoạt động dạy- học
1- Giới thiệu bài(1')
2- Thực hành
Bài 1(10-11'): Tính:
a) 65,6 : 32	 b) 338 : 65	 c) 30,24 : 4,8	 d) 12 : 6,25
- GV treo bảng phụ, HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV chốt bài làm đúng, rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân.
Bài 2(11-12'):Tìm x:
a) 186 : x = 3720	b) x 2,72 = 9,52 4,08
 x 4,5 - 27,24 = 35,82	 (x - 7,02) 3,8 = 19
- HS làm bài cá nhân, chữa bài.
- GV củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính, rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân.
Bài 3(7-8'): Một tấm bìa hình chữ nhật có chu vi 180cm. Chiểu dài hơn chiều rộng 8,4cm. Tính diện tích tấm bìa đó?
- HS làm bài cá nhân, chữa bài.
- GV chốt bài làm đúng, củng cố dạng toán, rèn kĩ năng giải toán.
Bài 4(5-6'): Dành cho HS KG
	Tìm hai số biết tổng hai số bằng thương hai số đó và bằng 0,25.
- GV treo bảng phụ, HS làm bài cá nhân, chữa bài. 
- GV chốt bài làm đúng, củng cố dạng toán.
3- Củng cố, dặn dò(1-2')
- GV và HS hệ thống bài.
- GV NX tiết học, nhắc nhở về nhà.
	___________________________________________________
rèn luyện bồi dưỡng tiếng việt
Luyện tập tả người (Tả hoạt động)
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết sắp xếp ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn đang ngồi viết chính tả. Biết chuyển các ý thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của bạn đó.
- Rèn kĩ năng sắp xếp ý hợp lôgíc, kĩ năng viết đoạn văn.
- Tự giác, tích cực làm bài.
*HSKT viết được đoạn văn (3-5 câu) hoạt động theo yêu cầu của bài tập.
II- Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm.
- Bảng phụ chép bài tập 1.
III- Hoạt động dạy- học
1- Giới thiệu bài(1')
2- Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(9-10’): Xếp các ý dưới đây phù hợp trình tự tả một bạn đang ngồi viết chính tả.
Nghe cô giáo đọc.
Nắn nót viết.
Ngồi ngay ngắn.
Dòng chữ hiện lên dòng kẻ.
Cách để vở.
Soát lỗi.
Tay cầm bút.
- GV đưa bảng phụ chép bài tập, HS tự làm bài, thông báo kết quả.
- GV chốt bài làm đúng, nhấn mạnh các ý để viết đoạn văn tả hoạt động của một bạn đang ngồi viết chính tả.
Bài 2(17-18’): Dựa theo các ý ở bài tạp 1, hãy viết một đoạn văn tả một bạn đang ngồi viết chính tả.
- HS làm bài (một số HS viết trên bảng nhóm). GV nhắc HS diễn đạt các ý theo suy nghĩ khác nhau.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn viết, Cả lớp và GV chỉnh sửa, góp ý cho đoạn văn hoàn thiện hơn. GV đánh giá sự sáng tạo của HS.
3- Củng cố, dặn dò (1-2’)
- GV NX tiết học, dặn dò về nhà hoàn thành đoạn viết.
____________________________________________________
thực hành kiến thức đã học
Môn: Khoa học, Địa lí, Lịch sử, Kĩ thuật
I- Mục tiêu
- Giúp HS thực hành các kiến thức đã học thông qua hệ thống bài tập.
- Rèn kĩ năng chỉ bản đồ, vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài.
- HS tích cực, tự giác học tập.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bản đồ Giao thông Việt Nam.
- Vở bài tập Khoa học.
III- Hoạt động dạy- học
1- Giới thiệu bài(1')
2- Thực hành
- Môn Địa lí (6-7'): HS thực hành chỉ bản đồ một số tuyến đường giao thông, các sân bay quốc tế và các cảng biển lớn.
- Môn Khoa học (7-8'): HS thục hành làm các bài tập của bài 29,30.
- Môn Lịch sử (8-9'): HS chơi trò chơi Hái hoa dân chủ ( GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi về
nội dung bài 15.
- Môn Kĩ thuật (6-7'): HS trao đổi về lợi ích của việc nuôi gà.
3- Củng cố, dặn dò(1-2')
- GV NX tiết học, nhắc nhở HS học ở nhà.
________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 19 tháng 12 năm 2008
toán
Tiết 75. Giải toán về tỉ số phần trăm 
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số, vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Rèn kĩ năng tìm tỉ số phần trăm.
- Có ý thức tự giác, tích cực học tập. 
*HSKT nắm được cách tìm tỉ số phần trăm của hai số, hoàn thành bài tập 1,2.
II- Đồ dùng dạy-học
- Bảng nhóm.
III- Hoạt động dạy- học
A- Kiểm tra bài cũ(3-4'): Viết theo mẫu bài tập 1 trang 74: 
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài(1')
2- Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm(13-14')
a) Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600.
- GV nêu VD1, HS làm việc cá nhân:
	+ Viết tỉ số của số HS nữ và số HS toàn trường.
	+ Thực hiện phép chia: 315 : 600.
+ Nhân với 100 và chia cho 100.
- GV nêu cách tính gọn như trong SGK.
- Qua VD, HS nêu quy tắc tìm tỉ số phần trăm của 2 số. Vài HS nhắc lại.
b) áp dụng giải bài toán có nội dung tìm tỉ số phần trăm.
- GV nêu bài toán trong SGK. HS tự giải.
- GV thống nhất cách trình bày như trong SGK.
3- Thực hành
Bài 1(4-5') 
- HS tự làm sau đó chữa bài.
- GV củng cố cách viết tỉ số phần trăm.
Bài 2(7-8')
- GV cho HS tự tìm hiểu mẫu sau đó làm bài.
- GV củng cố quy tắc tìm tỉ số phần trăm của hai số.
Bài 3(6-7')
- HS làm bài vào vở theo bài tập mẫu.
- GV chấm, chữa bài, củng cố cách tìm tỉ số phần trăm của hai số, rèn kĩ năng giải toán.
3- Củng cố, dặn dò(1-2')
- HS nêu lại quy tắc.
- GV NX tiết học, dặn dò về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 _____________________________________________________
Tập làm văn
Tiết 30. Luyện tập tả người
(Tả hoạt động)
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói. Biết chuyển một phần dàn ý thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của một em bé.
- Rèn kĩ năng lập dàn ý, viết đoạn văn .
- Thêm yêu các em nhỏ.
*HSKT viết được 3-4 câu văn tả hoạt động theo yêu cầu của bài tập.
II- Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm.
- Một số tranh ảnh về các em nhỏ kháu khỉnh ở độ tuổi này.
III- Hoạt động dạy- học
A- Kiểm tra bài cũ(4-5')
- GV chấm đoạn văn tả hoạt động của một người (tiết TLV trước).
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài(1')
2- Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(15-17')
- GV giúp HS nắm yêu cầu của đề
- Kiểm tra kết quả quan sát của HS, giới thiệu thêm tranh, ảnh em bé đã sưu tầm.
- HS lập dàn ý sau đó trình bày trước lớp (1,2 HS làm trên bảng nhóm).
- Cả lớp và GV NX hoàn thiện dàn ý.
Bài 2 (13-15')
- GV đọc cho HS tham khảo bài văn Em Trung của tôi, nhắc HS chú ý khi tả hoạt động.
- HS làm bài, GV khuyến khích HSKG viết đoạn văn hay, có hình ảnh. 
- HS đọc đoạn viết trước lớp. Cả lớp và GV NX, GV chấm điểm một số đoạn văn hay, có sáng tạo, viết tự nhiên.
3- Củng cố, dặn dò(1-2')
- GV NX tiết học.
- Dặn HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại, chuẩn bị bài sau.
______________________________________________________
địa lí
Tiết 15. Thương mại và du lịch
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết sơ lược về các khái niệm: thương mại, nội thương, ngoại thương; thấy được vai trò của ngành thương mại trong đời sống và sản xuất. Nắm được cấc mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta. Các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch nước ta.
- Rèn kĩ năng làm việc với bản đồ. 
- Có ý thức tìm hiểu về các ngành thương mại và du lịch nước ta.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bản đồ Hành chính Việt Nam.
- Tranh ảnh sưu tầm được về chợ lớn, trung tâm thương mại, về ngành du lịch nước ta.
III- Hoạt động dạy- học
A- Kiểm tra bài cũ(3-4')
- HS lên bảng chỉ lược đồ quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam, các sân bay quốc tế ở Việt Nam?
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài(1')
2- Hoạt động thương mại(13-15') 
- HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi sau:
+ Thương mại gồm những hoạt động nào?
+ Những địa phương nào có ngành thương mại phát triển nhất cả nước?
+ Nêu vai trò của ngành thương mại?
+ Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu của nước ta?
- HS nêu nội dung hình 1,2 SGK và trả lời các câu hỏi trên. GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- HS chỉ bản đồ các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước, GV rèn kĩ năng chỉ bản đồ cho HS.
- GV kết luận về hoạt động thương mại.
3- Ngành du lịch(12-13')
- HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi mục 2 (HS hoạt đông nhóm đôi) và cho biết:
+ Vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ra tăng lên?
+ Kể tên các trung tâm du lịch lớn nhất nước ta?
- HS trả lời câu hỏi. HS khác NX, bổ sung, GV kết luận.
- HS chỉ trên bản đồ các trung tâm du lịch lớn ở nước ta.
4- Củng cố, dặn dò(1-2')
- GV chốt nội dung bài, HS đọc kết luận SGK.
- GV NX tiết học, dặn dò HS học bài ở nhà.
______________________________________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I- Mục tiêu
- Kiểm điểm, đánh giá công tác tuần 15, đề ra phương hướng cho tuần 16.
- Rèn kĩ năng hoạt động tập thể, rèn tính tự quản cho HS.
- Có ý thức trung thực, phê và tự phê tốt.
II- Hoạt động lên lớp
1- Kiểm điểm công tác tuần 15(14-15')
- Lớp trưởng NX, kiểm điểm nề nếp tuần 15.
- Các cá nhân nêu ý kiến bổ sung.
- GV nêu ý kiến bổ sung, kết luận.
- Bình bầu thi đua, tuyên dương những HS đạt điểm cao, những HS có tiến bộ vượt bậc về học tập, tu dường dậo đức trong tuần.
2- Phương hướng tuần 16(3-5')
- Lớp trưởng nêu phương hướng tuần 16. GV nêu bổ sung.
4- Sinh hoạt văn nghệ(9-10')
- Lớp phó văn nghệ điều khiển cả lớp ôn hai bài hát mới.
5- GV NX, dặn dò(1-2')
____________________________________________________
Buổi chiều Anh văn
Đồng chí Diệp soạn và dạy.
____________________________________________________
Tin học
Đồng chí Vân soạn và dạy.
__________________________________________________________
Thể dục
Đồng chí soạn và dạy.
________________________________________________________________________
Hoạt đông ngoài giờ lên lớp
Sinh hoạt theo chủ điểm " Em yêu đất nước Việt Nam"
I- Mục tiêu
- Có hiểu biết về tình yêu quê hương đất nước. 
- Kể được những việc làm thể hiện tình yêu quê hương đất nước.
- Thêm yêu quê hương đất nước Việt Nam.
II- Hoạt động dạy- học
1- Giới thiệu bài (1')
2- Tổ chức hoạt động
a) Hoạt động 1 (5-7'): Thi kể về những tấm gương yêu nước
- GV tổ chức cho HS thi kể về những tấm gương có các việc làm thể hiện tình yêu quê hương đất nước xưa và nay. GV giới thiệu thêm, giáo dục ý thức HS.
b) Hoạt động 2 (25-30'): Thi hát những bài hát về chủ đề Em yêu đất nước Việt Nam
- Từng nhóm HS thảo luận tìm bài hát, đại diện nhóm nêu trước lớp. Cả lớp và GVNX, chốt bài hát đúng chủ đề.
- HS thi biểu diễn với các hình thức khác nhau. Cả lớp và GV NX, bình chọn cá nhân, tập thể hát tốt, biểu diễn hay.
3- Củng cố, dặn dò(1-2')
- GV NX tiết học, nhắc nhở HS tiếp tục hát và sưu tầm những bài hát thuộc chủ điểm đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an t13-t15.doc