Giáo án các môn khối 5 - Tuần 5 (chuẩn)

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 5 (chuẩn)

I. Mục đích yêu cầu:

-Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn .

-Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.

(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.)

II/Đồ dùng dạy học

- GV: Tranh phóng to (SGK) - Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình.

- HS : Vẽ tranh (SGK). Sưu tầm tranh ảnh.

III/Hoạt động dạy học

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1117Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 5 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY
MÔN
BÀI
Thứ 
Hai 
19/09
Tập đọc
Toán
Địa lí
Mĩ thuật
Tuần 5
Một chuyên gia máy xúc
Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài 
Vùng biển nước ta
Tập năn tạo dáng.
Thứ 
Ba
20/09
Đạo đức 
Toán
Thể dục 
L từ và câu
Khoa học 
Có chí thì nên (tiết 1)
Oân tập : Bảng đơn vị đo khối lượng 
 Đội hình đội ngũ .Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức”
Mở rộng vốn từ - Hòa bình 
TH: Nói “không”! Đối với các chất gây nghiện
Thứ 
Tư
21/09
Tập đọc
Toán
Chính tả
Kể chuyện 
Kĩ thuật 
Ê- mi - li con
Luyện tập
 (Nghe viết )Một chuyên gia máy xúc
Kể chuyện đã nghe hoặc đã đọc 
Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống
Thứ 
Năm 
22/09
Tập làm văn 
Toán 
Lịch sử 
Hát
L.Từ và câu 
Luyện tập báo cáo thống kê 
Đề- ca- mét vuông . Héc- tô- mét vuông 
Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
Học hát : Hãy giữ cho em bầu trời xanh
Từ đồng âm
Thứ 
Sáu 
23/09
Toán 
Tập làm văn 
Khoa học 
Thể dục 
SHL 
Mi- li- mét vuông . Bảng đơn vị đo diện tích
Trả bài văn tả cảnh.
TH:Nói“không”Đối với các chất gây nghiện (tt)
Đội hình đội ngũ .Trò chơi “Nhảy đúng nhảy nhanh”
Ngày soạn :11- 09 - 2011
Ngày dạy : Thứ hai, 19 -09 – 2011
Tập đọc
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC 
I. Mục đích yêu cầu: 
-Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn .
-Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.
(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.)
II/Đồ dùng dạy học 
- 	GV: Tranh phóng to (SGK) - Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình. 
- 	HS : Vẽ tranh (SGK). Sưu tầm tranh ảnh.
III/Hoạt động dạy học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Bài ca về trái đất
- Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ và bốc thăm trả lời câu hỏi.
- Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
- Giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh, có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn trên sóng.
- Bài thơ muốn nói với em điều gì?
- Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi.
Ÿ Giáo viên cho điểm, nhận xét
- Học sinh nhận xét 
2. Giới thiệu bài mới: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
1 HS đọc toàn bài 
- Chia4 đoạn:
Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn 
HS đọc nối tiếp nhau 
HS đọc theo cặp 
1 HS đọc toàn bài 
Ÿ Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài toàn bài
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 
- Hoạt động nhóm, lớp
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- Học sinh đọc đoạn 1
+ Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
- Dự kiến: Công trường, tình bạn giữa những người lao động. 
+ Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý ?
- Học sinh tả lại dáng vẻ của A-lếch-xây bằng tranh.
- Học sinh nêu nghĩa từ chất phác.
+ Vì sao người ngoại quốc này khiến anh phải chú ý đặc biệt?
Học sinh nêu lên thái độ, tình cảm của nhân vật: Có vóc dáng cao lớn đặc biệt , vẻ mặt chất phác 
- Học sinh gạch dưới những ý cần trả lời
+ Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
- ánh mắt, nụ cười, lời đối thoại như quen thân
+ Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao ?
+ Cái cánh tay của người ngoại quốc
+ Lời nói: tôi  anh
+ Ăn mặc
+ Những chi tiết đó nói lên điều gì?
 Thân mật, thân thiết, giản dị, gần gũi. Tình hữ nghị
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2
- Tình cảm thân mật thể hiện tình hữu nghị giữa Nga và Việt Nam
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễncảm, rút đại ý. 
- Hoạt động nhóm, cá nhân, cả lớp
- Rèn đọc diễn cảm
- Học sinh lần lượt đọc từng đoạn
- Rèn đọc câu văn dài “ Aùnh nắng  êm dịu”
- Nêu cách đọc - Nhấn giọng từ trong đoạn
Ánh nắng ban mai nhạt loãng/ rải trên vùng đất đỏ công trường/ tạo nên một hòa sắc êm dịu.//
_Học sinh lần lượt đọc diễn cảm câu, đoạn, cả bài
- Cả tổ cử đại diện thi đọc diễn cảm
-Nêu đại ý
- Cả tổ thi đua nêu lên đại ý 
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Ca ngợi tình hữu nghị, hợp tác của nhân dân ta và nhân dân các nước.
3/Củng cố dặn dò 
Cho HS Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất 
- Học sinh thi đua đọc diễn cảm (2 dãy)
- Đọc diễn cảm
- Chuẩn bị: “ Ê-mi-li con”
- Nhận xét tiết học 
Toán
ÔN TẬP :BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI 
I. Mục tiêu: 
-Biết tên gọi , kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng. 
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan, nhanh, chính xác. 
II/Đồ dùng dạy học 
- 	GV: Phấn màu - bảng phụ 
III/Hoạt động dạy học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
- Kiểm tra các dạng toán về tỉ lệ vừa học. 
- 2 học sinh 
- Học sinh sửa bài 3, 4/23 (SGK)
- Lần lượt HS nêu tóm tắt - sửa bài 
- Lớp nhận xét 
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
2. Giới thiệu bài mới: Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hình thành bảng đơn vị đo độ dài
- Hoạt động cá nhân 
Ÿ Bài 1: 
- Giáo viên gợi mở. Học sinh tự đặt câu hỏi. Học sinh trả lời. Giáo viên ghi kết quả. 
- Học sinh lần lượt lên bảng ghi kết quả.
- Học sinh kết luận mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền nhau. 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Lần lượt đọc mối quan hệ từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. 
* Hoạt động 2: Luyện tập 
Ÿ Bài 2: 
- Giáo viên gợi mở để học sinh tìm phương pháp đổi. 
- Học sinh đọc đề 
- Xác định dạng 
Ÿ Giáo viên chốt ý. 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài - nêu cách chuyển đổi. 
Ÿ Bài 3: Tương tự bài tập 2
- Học sinh đọc đề 
- Học sinh nêu dạng đổi 
- Học sinh làm bài 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Học sinh sửa bài 
4km37m = 4 037m ..
- Lớp nhận xét 
* Hoạt động 3: 
- Hoạt động cá nhân 
Ÿ Bài 4:
HN - ĐN : 791km 
ĐN – Tp HCM :dài hơn144 km 
- Học sinh đọc đề 
- Phân tích đề 
- Tóm tắt 
- Học sinh giải và sửa bài
3/Củng cố dặn dò 
- Hoạt động cá nhân 
- Nhắc lại kiến thức vừa học 
- Thi đua ai nhanh hơn 
- Tổ chức thi đua: 
82km3m = ..m 
5 008m = ..km.m
- Học sinh làm ra nháp 
- Chuẩn bị: “Ôn bảng đơn vị đo khối lượng” 
- Nhận xét tiết học 
Địa lí 
VÙNG BIỂN NƯỚC TA 
I. Mục tiêu: 
Nêu được một số đặc điểm và vai trò của của biển nước ta:
+Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của biển đông.
+Ở vùng biển nước ta không bao giờ đóng băng.
Biển có vai trò điều hoà khí hậu là đường giao thông quan trọng nguồn cung cấp tài nguyên to 
Chỉ trên bản đồ (lược đồ) vùng biển nước ta và một số điểm du lịch, bãi tắm biển nổi tiếng: Hạ long , Nha Trang, vũng Tàu.
HS khá giỏi biết được những thuận lợi khó khăn của người dân vùng biển .thuận lợi khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế ; khó khăn : thiên tai.
II/Đồ dùng dạy học 
GV Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á - Bản đồ tự nhiên VN - Tranh ảnh về những khu du lịch biển.
III./Hoạt động dạy học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: “Sông ngòi”
- Học sinh trình bày
- Hỏi học sinh một số kiến thức và kiểm tra một số kỹ năng.
+ Đặc điểm sông ngòi VN
+ Chỉ vị trí các con sông lớn
+ Nêu vai trò của sông ngòi
Ÿ Giáo viên nhận xét. Đánh giá
2. Giới thiệu bài mới: Vùng biển nước ta
1. Vùng biển nước ta
* Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
- Hoạt động lớp 
_Gv vừa chỉ vùng biển nước ta(trên Bản đồ VN trong khu vực ĐNA hoặc H 1 ) vừa nói vùng biển nước ta rộng và thuộc Biển Đông 
- Theo dõi 
- Dựa vào hình 1, hãy cho biết vùng biển nước ta giáp với các vùng biển của những nước nào?
- Trung Quốc, Phi-li-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Cam-pu-chia, Thái Lan
® Kết luận : Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông .
2. Đặc điểm của vùng biển nước ta
* Hoạt động 2: (làm việc cá nhân)
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng sau:
- Học sinh đọc SGK và làm vào phiếu 
Đặc điểm của biển nước ta
Ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất (tích cực, tiêu cực)
Nước không bao giờ đóng băng
Miền Bắc và miền Trung hay có bão
Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống 
3. Vai trò của biển
* Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm)
- Hoạt động nhóm
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta
- Học sinh dựa và vốn hiểu biết và SGK, thảo luận và trình bày 
- Học sinh khác bổ sung
- Giáo viên chốt ý : Biển điều hòa khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát .
3/Củng cố dặn dò 
- Chuẩn bị: “Đất và rừng “
- Nhận xét tiết học 
Mĩ thuật 
TẬP NĂN TẠO DÁNG
I- MỤC TIÊU
- Hiểu hình dáng, đặc điểm của con vật trong các hoạt động.
- Biết cách nặn con vật
	- HS biết cách nặn và nặn được con vật theoý thích.
 - HS cĩ ý thức chăm sĩc, bảo vệ các con vật.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
: - Sưu tầm tranh ảnh về các con vật
 - Bài nặn của HS năm trước
- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài mới.
HĐI: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:
- GV treo tranh ảnh 1 số con vật, đặt câu hỏi:
+ Con vật trong tranh cĩ tên gọi là gì?
+ Con vật cĩ những bộ phận nào?
+ Hình dáng khi chạy nhảy... cĩ thay đổi khơng?
+ Kể thêm 1 số con vật mà em biết?...
- GV cho xem bài nặn của HS năm trước. 
- GV gợi ý HS chọn con vật để nặn.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách nặn:
- GV  ... diện từ đồng âm trong lời ăn tiếng nói hằng ngày - Nhận biết từ đồng âm 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Ÿ Bài 1: 
- 2 học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Học sinh làm bài
- Học sinh nêu lên
Ÿ Bài 2: 
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2
- Học sinh làm bài
- Học sinh sửa bài 
Ÿ Giáo viên chốt lại. 
- Học sinh lần lượt đọc tiếp nối bài đặt câu
- Cả lớp nhận xét 
3/Củng cố dặn dò 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đoán hình nền để nêu lên từ đồng âm 
- Tranh 1: Học sinh nhìn tranh để đặt câu có từ đồng âm
Xe chở đường chạy trên đường.
- Tranh 2: Nhìn tranh để điền từ đồng âm
Con mực; lọ mực ...
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Hữu nghị” 
- Nhận xét tiết học 
Ngày soạn :11 - 09 - 2011
Ngày dạy : Thứ sáu , 23 -09 – 2011
Toán
MILIMÉT VUÔNG - BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH 
I. Mục tiêu: 
Biết tên gọi , kí hiệu và quan hệ, độ lớn của milimét vuông: 
	-Biết mối quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông, 
Biết tên gọi kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
II. /Đồ dùng dạy học 
GV: Bảng đơn vị đo diện tích chưa ghi chữ và số , bảng phụ , bảng nhóm 
III/Hoạt động dạy học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1 Bài cũ: Dam2, hm2
- Học sinh nêu lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề. Vận dụng làm bài tập.
- 2 học sinh 
- HS sửa bài 2, 4 / 28, 29 (SGK)
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm
- Lớp nhận xét
2 Giới thiệu bài mới: Milimét vuông - Bảng đơn vị đo diện tích
* Hoạt động 1: 
- Hướng dẫn học sinh nắm được tên gọi, ky hiệu, độ lớn của milimét vuông. Quan hệ giữa milimét vuông và xăngtimét vuông. 
- Hoạt động cá nhân
1-Giới thiệu đơn vịđo diện tích milimét vuông:
- Học sinh nêu lên những đôn vị đo diện tích đã học
cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2
milimét vuông
a) Hình thành biểu tượng milimét vuông inhHin
- Milimét vuông là gì?
-  diện tích hình vuông có cạnh là 1 milimét
- Học sinh tự ghi cách viết tắt: 
- milimét vuông viết tắt là mm2
- Hãy nêu mối quan hệ giữa cm2 và mm2. 
- Học sinh giới thiệu mối quan hệ giữa cm2 và mm2. 
- Đại diện trình bày mối quan hệ giữa cm2 - mm2 và mm2 - cm2. 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Dán kết quả lên bảng
1cm2 = 100mm2
1mm2 = cm2
* Hoạt động 2: 
- Hoạt động cá nhân 
- Giáo viên hỏi học sinh trả lời điền bảng đã kẻ sẵn. 
1 dam2 = ? m2
1 m2 = mấy phần dam2
- Học sinh hình thành bảng đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé và ngược lại. 
- Gọi 2 học sinh lên bảng, vừa đọc, vừa đính từng đơn vị vào bảng từ lớn đến bé và ngược lại. 
- Mỗi đơn vị đo diện tích gấp mấy lần đơn vị bé hơn tiếp liền ?
-Mỗi đơn vị đo diện tích kém mấy lần đơn vị lớn hơn tiếp liền ?
- Học sinh nêu lên mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liền nhau.
- Lần lượt học sinh đọc bảng đơn vị đo diện tích. 
* Hoạt động 3:
Ÿ Bài 1:
- Học sinh đọc đề 
- Học sinh làm bài 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Học sinh sửa bài (đổi vở) 
Ÿ Bài 2:
- Học sinh đọc đề - Xác định dạng 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách đổi 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài (đổi vở) 
5 cm2 = .. mm2
12 m2 9 dm2 =  dm2
2010 m2 =  dam2 .. m2
GV nhận xét 
3/.Củng cố dặn dò 
- Học sinh nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé và ngược lại. 
- Học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề nhau. 
- Làm bài nhà 
- Chuẩn bị: Luyện tập 
- Nhận xét tiết học
Tập làm văn 
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH 
I. Mục đích yêu cầu: 
-Biết rút kinh nghịêm khi viết bài văn tả cảnh ( về ý , bố cục, dùng từ, dặt câu . ..) nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa lỗi.
-Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học và say mê sáng tạo. 
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: Bảng phụ ghi các đề kiểm tra viết, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý
III./Hoạt động dạy học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm
- Học sinh đọc bảng thống kê 
2. Giới thiệu bài mới: 
* Hoạt động 1: Nhận xét bài làm của lớp 
- Hoạt động lớp 
- Giáo viên nhận xét chung về kết quả làm bài của lớp 
- Đọc lại đề bài
+ Ưu điểm: Xác định đúng đề, kiểu bài, bố cục hợp lý, ý rõ ràng diễn đạt mạch lạc.
+ Thiếu sót: Viết câu dài, chưa biết dùng dấu ngắt câu. Viết sai lỗi chính tả khá nhiều.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi của bản thân trong bài viết. 
- Giáo viên trả bài cho học sinh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi
- Học sinh đọc lời nhận xét của thầy cô, học sinh tự sử lỗi sai. Tự xác định lỗi sai về mặt nào (chính tả, câu, từ, diễn đạt, ý)
- Giáo viên theo dõi, nhắc nhở các em
- Lần lượt học sinh đọc lên câu văn, đoạn văn đã sửa xong 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Lớp nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi chung
- Học sinh theo dõi câu văn sai hoặc đoạn văn sai
- Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh tìm ra lỗi sai
- Xác định sai về mặt nào
- Một số HS lên bảng lần lựơt từng đôi 
- Học sinh đọc lên
- Cả lớp nhận xét
3/Củng cố dặn dò 
- Hoạt động lớp
- Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn hay
- Học sinh trao đổi tìm ra cái hay, cái đáng học và rút ra kinh nghiệm cho mình
- Giáo viên đọc những đoạn văn, bài hay có ý riêng, sáng tạo 
- Chuẩn bị: Luyện tập làm đơn 
- Nhận xét tiết học 
Khoa học 
THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG !”
ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
I. Mục tiêu: 
Nêu được một số tác hại của rượu, bia, thuốc là và ma tuý.
Từ chối sử dụng rượu bia, thuốc lá , ma tuý.
-Giáo dục học sinh không sử dụng các chất gây nghiện để bảo vệ sức khoẻ và tránh lãng phí. 
II/Đồ dùng dạy học 
GV+ Các hình ảnh trong SGK trang 19	
+ Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý sưu tầm được 
+ Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
Bảng nhóm , bảng phụ 
III/Hoạt động dạy học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Thực hành: Nói “Không !” Đối với các chất gây nghiện 
- Người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc những bệnh ung thư nào?
- Ung thư phổi, miệng, họng, thực quản, tụy, thận, bàng quan...
- Nêu tác hại của rượu, bia, đối với tim mạch?
- Tim to, rối loạn nhịp tim ...
- Nêu tác hại của ma túy đối với cộng đồng và xã hội?
- XH phải tốn tiền nuôi và chạy chữa cho người nghiện, sức lao động của cộng đồng suy yếu, các tội phạm hình sự gia tăng...
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm
2. Giới thiệu bài mới: 
Thực hành: Nói “Không !” đối với các chất gây nghiện (tt)
* Hoạt động 1: Trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm” 
- Hoạt động cả lớp, cá nhân 
GV hướng dẫn HS chơi 
- Nêu luật chơi.
- Học sinh thực hành chơi
-Dự kiến:
+ Có em cố gắng không chạm vào ghế
+ Có em cố ý đẩy bạn ngã vào ghế
+ Có em cảnh giác, né tránh bạn đã bị chạm vào ghế ...
- Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận
+ Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế?
- Rất lo sợ
+ Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế?
- Vì sợ bị điện giật chết
+ Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế?
- Chỉ vì tò mò xem nó nguy hiểm đến mức nào.
+ Tại sao khi bị xô đẩy có bạn cố gắng tránh né để không ngã vào ghế?
- Vì biết nó nguy hiểm cho bản thân.
* Hoạt động 2: Đóng vai
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Học sinh thảo luận, trả lời. 
- Giáo viên nêu vấn đề: Khi chúng ta từ chối ai đó một đều gì, các em sẽ nói những gì?
Dự kiến: 
+ Hãy nói rõ rằng mình không muốn làm việc đó.
+ Giải thích lí do khiến bạn quyết định như vậy 
+ Nếu vẫn cố tình lôi kéo, tìm cách bỏ đi khỏi nơi đó 
- Giáo viên chia lớp thành 3 
- Các nhóm nhận tình huống, HS nhận vai
+ Tình huống 1: Lân cố rủ Hùng hút thuốc ® nếu là Hùng bạn sẽ ứng sử như thế nào?
- Các vai hội ý về cách thể hiện, các bạn khác cũng có thể đóng góp ý kiến 
+ Tình huống 2: Trong sinh nhật, một số anh lớn hơn ép Minh uống bia ® nếu là Minh, bạn sẽ ứng sử như thế nào?
+ Tình huống 3: Tư bị một nhóm thanh niên dụ dỗ và ép hút thử hê-rô-in. Nếu là Tư, bạn sẽ ứng sử như thế nào?
- Các nhóm đóng vai theo tình huống nêu trên.
3/Củng cố dặn dò 
Ÿ Giáo viên kết luận: chúng ta có quyền tự bảo vệ và được bảo vệ ® phải tôn trọng quyền đó của người khác. Cần có cách từ chối riêng để nói “Không !” với rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- Xem lại bài + học ghi nhớ 
- Chuẩn bị:”Dùng thuốc an toàn “
- Nhận xét tiết học 
Thể dục 
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
TRÒ CHƠI : “ NHẢY ĐÚNG NHẢY NHANH”
SINH HOẠT LỚP.
I/Nhận định tuần qua: 
	1/Đạo đức : Tốt 
2/Học tập: Còn nhiều em chưa học bài và làm bài. 
	3/ Vệ sinh : Tốt .
	4/ Hoạt động khác : Còn rất nhiều em chưa đóng các khoản đóng .
	II/ Phương hướng tuần tới:
	1/Đạo đức: Vâng lời ông bà , cha mẹ , thầy cô . Không nói tục chửi thề , thực hiện nội quy nhà trrường ,
2/Học tập: Học bài và làm bài trước khi đến lớp. Tiếp tục thực hiện truy bài đầu giờ và đôi bạn học tập . Rèn chữ viết .
	3/ Vệ sinh :Vệ sinh lớp học , sân trường , vệ sinh cá nhân rửa tay thường xuyên phòng chống cúm AH1N , trực vệ sinh theo lịch .
4/ Hoạt động khác: Đóng các khoản đóng nhà trường quy định .
DUYỆT TỔ KHỐI 
DUYỆT BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an HuuHanh TUAN 5 CKTKN GD.doc