Giáo án các môn khối 5 - Tuần 7 năm 2008

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 7 năm 2008

I- Mục tiêu: Giúp HS:

- Hiểu được những từ khó trong bài, hiểu ý nghĩa và nắm dược cách đọc diễn cảm toàn bài.

- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó; đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm toàn bài.

- Thêm yêu thiên nhiên, yêu con vật.

II- Đồ dùng dạy- học

- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

III- Hoạt động dạy- học

A- Kiểm tra bài cũ(3- 5')

- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít.

 

doc 68 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 7 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ hai ngày 20 tháng 10 năm 2008
Buổi sáng hoạt động tập thể
Chào cờ đầu tuần
__________________________________________
tập đọc
Tiết 13. Những người bạn tốt 
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu được những từ khó trong bài, hiểu ý nghĩa và nắm dược cách đọc diễn cảm toàn bài.
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó; đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm toàn bài.
- Thêm yêu thiên nhiên, yêu con vật.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. 
III- Hoạt động dạy- học 
A- Kiểm tra bài cũ(3- 5')
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít.
B- Bài mới 
1- Giới thiệu bài (1' )
2- Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
a)Luyện đọc (10-11')
- 1HSG đọc toàn bài, HS cả lớp theo dõi SGK.
- GV nêu cách chia đoạn bài văn. 
- HS đọc nối tiếp theo đoạn (2-3 lần). GV chỉnh sửa cách đọc đúng, phát âm, ngắt nghỉ hơi kết hợp tìm hiểu những từ ngữ khó trong bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1HSKG đọc toàn bài. GV đọc mẫu, cả lớp theo dõi SGK.
b)Tìm hiểu bài (9-10' )
- GV tổ chức cho HS đọc từng thầm từng đoạn, cả bài rồi trao đổi theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi cuối bài.
- HS báo cáo kết quả tìm hiểu bài. GV NX, giảng giải thêm, nêu câu hỏi bổ sung: 
	+ Những đồng tiền khắc hình 1 con cá heo cõng người trên lưng có ý nghĩa gì?
	+ Hãy nêu nội dung chính của bài?
- GV chốt nội dung, cho HS tự liên hệ (nêu những hiểu biết của em về cá heo).
- GV NX, giáo dục ý thức HS.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm (10-11')
- 1HS KG tìm giọng đọc của bài.
- HS đọc diễn cảm 3 đoạn của bài dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV treo bảng phụ có viết đoạn 3, HS tìm hiểu kĩ cách đọc.
- GV đọc mẫu, yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
3- Củng cố, dặn dò (2-3')
- HS nêu lại ý nghĩa của bài.
- GV NX tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
toán
Tiết 31. Luyện tập chung
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về quan hệ giữa 1 và ; và ; và . Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số. Giải bài toán có liên quan đến trung bình cộng.
- Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia phân số, kĩ năng giải toán, kĩ năng trình bày bài tìm x.
- Có ý thức học tốt môn học.
II- Đồ dùng
- Băng giấy kẻ bảng ở ví dụ 1.
- Một số bảng nhóm.
III- Hoạt động dạy học 
A- Kiểm tra bài cũ(4-5')
- HS làm lại bài tập 4 tiết luyện tập trước.
B- Bài mới 
1- Giới thiệu bài(1')
2- Thực hành
Bài 1(4-5')
- HS làm bài cá nhân, nêu câu trả lời và cách làm. Cả lớp và GV chốt kết quả đúng.
- GV củng cố về quan hệ giữa các số và phân số, giữa phân số với phân số đã cho.
Bài 2(8-9') 
- HS làm bài cá nhân, chữa bài. Cả lớp chốt bài làm đúng.
- GV củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính: Số hạng, số bị trừ, thừa số, số bị chia.
Bài 3(7-8')
- HS làm bài vào vở. GV chấm bài, củng cố dạng toán giải có liên quan đến trung bình cộng, rèn kĩ năng giải toán.
Bài 4 (9-10') 
- HS làm bài cá nhân (1HS thực hiện trên bảng nhóm). Cả lớp và GV chữa bài.
- GV củng cố bài bằng câu hỏi Tổng số tiền mua vải không thay đổi, khi giảm giá tiền của 1 m vải thì số vải mua được sẽ thay đổi như thế nào?
- HS KG nêu dạng toán (quan hệ tỉ lệ: Tăng- Giảm) 
*GV giao bài luyện thêm cho HSKG:
	Hiện nay tổng số tuổi của hai ông cháu là 72 tuổi; tuổi ông gấp 5 lần tuổi cháu. Hỏi khi ông gấp 9 lần tuổi cháu thì lúc đó cháu mấy tuổi?
- HS tự làm bài, chữa bài. GV chốt bài làm đúng, củng cố dạng toán.
3- Củng cố, dặn dò (1-2')
- GV NX tiết học. Dặn dò chuẩn bị bài sau.
____________________________________________________
Khoa học
Tiết 13. Phòng bệnh sốt xuất huyết
I- Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
- Tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết, nhận ra sự nguy hiểm của bệnh.
- Thực hiện cách diệt muỗi và cách phòng tránh không để muỗi đốt.
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II- Hoạt động dạy- học.
A- Kiểm tra bài cũ(3-4')
- Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét? 
- Bệnh sốt rét có nguy hiểm như thế nào? Lây truyền ra sao?
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài (1')
2- Hướng dẫn học tập
a)Hoạt động 1(13-14'): Thực hành làm bài tập trong SGK
*Mục tiêu: HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết. Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu từng HS đọc kĩ các thông tin trong SGK sau đó làm bài tập trang 28.
- Một số HS báo cáo kết quả trước lớp.
- GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi: Theo bạn, bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?
- Một số HS nêu câu trả lời. GV giảng giải thêm sau đó kết luận.
b)Hoạt động 2(13-14'): Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: Giúp HS biết thực hiện cách diệt muỗi và tránh không cho muỗi đốt. Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình 2,3,4 và trả lời các câu hỏi sau:
	+ Chỉ và nói nội dung của từng hình.
	+ Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
- GV yêu cầu HS thảo luận 2 câu hỏi trong SGK sau đó trả lời trước lớp.
- GV chốt nội dung cần nắm, HS đọc kết luận.
3- Củng cố, dặn dò(1- 2')
- HS nhắc lại nội dung chính của bài học.
- GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS chuẩn bị bài ở nhà.
_____________________________________________________
Buổi chiều đạo đức
Tiết 7. Nhớ ơn tổ tiên
I- Mục tiêu:Giúp HS biết:
- Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.
- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của mỗi gia đình, dòng họ.
- Biết ơn tổ tiên, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II- Tài liệu và phương tiện
- Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện nói về lòng biết ơn tổ tiên.
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ(3-4')
- Nêu những biểu hiện của người có chí?
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài(1') 
2- Hướng dẫn hoạt động.
a)Hoạt động 1(13-14'): Tìm hiểu nội dung truyện" Thăm mộ" 
*Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên.
*Cách tiến hành:
- 2HS đọc truyện Thăm mộ.
- HS thảo luận câu hỏi sau:
	+ Nhân ngày tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
- HS nêu câu trả lời. GV kết luận.
b)Hoạt động 2(8-9'): Làm bài tập 1 
*Mục tiêu: Giúp HS biết được những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
*Cách tiến hành:
- HS làm bài tập cá nhân sau đó trao đổi với bạn bên cạnh.
- 1,2 HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do.
- Cả lớp trao đổi, NX, bổ sung. GV kết luận.
c)Hoạt động 2(7-8'): Tự liên hệ 
*Mục tiêu: Giúp HS biết tự đánh giá bản thân qua đối chiếu với những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
*Cách tiến hành:
- HS làm bài tập cá nhân sau đó trao đổi trong nhóm nhỏ.
- Một số HS trình bày trước lớp. 
- GV NX khen những HS đã biết thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng các việc làm cụ thể thiết thực và nhắc nhở các HS khác học tập theo bạn.
3- Củng cố, dặn dò(2-3')
- 2HS đọc ghi mhớ trong SGK.
- GV NX tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài ở nhà.
_____________________________________________________
Rèn luyện bồi dưỡng tiếng việt
Luyện tập về từ đồng âm
I- Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố về từ đồng âm thông qua các bài tập.
- Rèn kĩ năng xác định từ đồng âm trong câu, phân biệt nghĩa từ đồng âm, đặt câu.
- Có ý thức dùng từ đồng âm trong giao tiếp.
II- Đồ dùng dạy-học
- Bảng phụ chép một số bài tập.
- Một số bảng nhóm.
III- Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài(1')
2- Thực hành
Bài 1(8-9'): Cho các câu sau:
a) Cho tôi mượn cái ca một tí.	 d) Đó là một ca sinh khó.
b) Sa uống hết cả ca nước.	 	 e) Họ đi làm ca đêm rồi.
c) Lan ca rất hay.
	Nghĩa của từ ca dưới đây phù hợp với nghĩa của từ ca trong câu nào ở trên? Chọn một trong các chữ a, b, c, d để ghi vào ô trống để trả lời:
+ Lượng chất lỏng được chứa trong một cái ca. Đây là nghĩa cuả từ ca trong câu....
+ Khoảng thời gian thực hiện một hoạt động lao động nghề nghiệp. Đây là nghĩa của từ ca trong câu....
+Trường hợp. Đây là nghĩa của từ ca trong câu....
+ Có nghĩa là hát. Đây là nghĩa của từ ca trong câu...
+ Đồ vật dùng để đựng nước uống. Đây là nghĩa của từ ca trong câu...
- GV treo bảng phụ chép đề bài, HS tự làm bài, nêu phương án chọn. Cả lớp và GV NX, chốt kết quả đúng. GV củng cố kiến thức về từ đồng âm. 
Bài 2 (9-10'): Đặt câu để phân biệt nghĩa của các từ đồng âm:
a)Từ "lồng"	(với 2 nghĩa)	
b)Từ "cô"	(với 2 nghĩa)	
c)Từ "ba" (với 3 nghĩa)	
- HS làm bài cá nhân, 3HS nỗi tiếp nhau làm trên bảng nhóm. Cả lớp NX, sửa chữa. 
- GV lưu ý HS cách dùng từ đặt câu, khuyến khích HSKG đặt câu đúng, có hình ảnh.
Bài 3(7-8'): Cho câu: "Họ đem cá về kho". Hãy nêu hai cách hiểu của câu trên.
- Nhiều HS nối tiếp nhau nêu ý hiểu của mình, GV chốt ý đúng, lưu ý các nghĩa của từ kho trong câu, rèn kĩ năng sử dụng từ đồng âm trong giao tiếp.
Bài 4(8-9'): Dành cho HSKG
	Nêu nghĩa của 3 từ ga đồng âm.
- HS suy nghĩ, làm việc cả lớp.
- GV rèn cách xác định nghĩa từ cho HS. Khuyến khích HS đặt câu có từ ga với 3 nghĩa trên.
3- Củng cố dăn dò(2-3')
- GV nhận xét tiết học, nhắc học sinh chuẩn bị bài sau.
_____________________________________________________
lịch sử
Tiết 7. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
I- Mục tiêu
- HS biết lãnh tụ Nguyễn ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập đảng Cộng sản Việt nam. Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu thời kì cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiếu thắng lợi to lớn.
- Biết vận dụng kiến thức trong bài để kể về nguyên nhân, diễn biến và kết quả của một sự kiện lịch sử.
- Biết ơn Nguyễn ái Quốc, người đã có công sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.
 II- Đồ dùng dạy- học
- Bản đồ Thế giới.
III- Hoạt động dạy- học
A- Kiểm tra bài cũ(3-4')
- Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài(1'): Giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ học tập cho HS.
2- Hướng dẫn học tập
a)Hoạt động 1( 9-10'' ): Nguyên nhân dẫn đến Hội nghị 3-2-1930
- HS đọc SGK, tìm hiểu về việc thành lập Đảng.
- HS nêu ý kiến. GV chốt lại và đưa câu hỏi:
	+ Tình hình nói trên đã đặt ra yêu cầu gì?
	+ Ai là người có thể làm được điều đó?
	+ Vì sao chỉ có lãnh tụ Nguyễn ái Quốc mới có thể thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam? (Dành cho HSKG)
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi. GV chốt ý, nhấn mạnh nguyên nhân dẫn đến Hội nghị.
b) Hoạt động 2(10-11'): Diễn biến của Hội nghị hợp nhất
- GV treo bản đồ lên bảng.
- HS đọc SGK, trình bày trong nhóm diễn biến của Hội nghị thành lập Đảng rồi c ... 1HS làm trên bảng nhóm). Cả lớp chốt bài làm đúng.
- GV củng cố bảng đơn vị đo khối lượng, rèn kĩ năng chuyển đổi.
Bài 3(7-8') 
- Thực hiện tương tự bài 2. Sau đó cho HS so sánh sự khác nhau giữa việc đổi đơn vị đo diện tích với đổi đơn vị đo độ dài.
Bài 4(7-8')
- HS làm bài vào vở. GV chấm, NX, chốt kết quả đúng. 
- GV củng cố dạng toán, rèn kĩ năng giải toán.
*GV giao bài luyện thêm cho HSKG:
	Ba người mua chung một tấm vải. Người thứ nhất mua tấm vải và thêm 5m. Người thứ hai mua tấm vải còn lại và thêm 2m. Người thứ ba mua 7m thì vừa hết. Hỏi tấm vải dài bao nhiêu mét?
- GV treo bảng phụ, HS tự làm bài. GV chốt dạng toán, rèn cách giải.
3- Củng cố, dặn dò(2-3')
- GV và HS hệ thống bài.
- GV NX tiết học, nhắc nhở HS học bài ở nhà, chuẩn bị bài sau.
__________________________________________________
Âm nhạc
Đồng chí An soạn và dạy.
__________________________________________________
 LUYệN Từ Và CÂU
Tiết 17. Đại từ
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu khái niệm đại từ.
- Có kĩ năng nhận biết được đại từ trong cách nói hàng ngày, trong văn bản; biết sử dụng đại từ thay thế cho danh từ bị trùng lặp trong một văn bản ngắn.
- Vận dụng kiến thức vào giao tiếp.
*HSKT nhận biết các đại từ trong văn bản, bước đầu biết sử dụng đại từ thay thế cho danh từ bị trùng lặp trong một văn bản ngắn.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bài tập 2,3 viết sẵn trên bảng phụ.
III- Hoạt động dạy- học 
A- Kiểm tra bài cũ(3-4')
- HS làm lại bài tập 4 của tiết Luyện từ và câu trước.
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài(1')
2- Phần Nhận xét(9-10')
Bài 1
- HS xác định yêu cầu của bài sau đó làm bài cá nhân.
- HS trả lời câu hỏi của bài tập trước lớp. Cả lớp và GV NX, chốt lời giải đúng.
- GV kết kuận.
Bài 2 
- HS đọc yêu cầu, thảo luận theo nhóm đôi.
- HS báo cáo kết quả. Cả lớp và GV NX, sửa chữa, chốt bài giải đúng.
- HS nêu ý hiểu về đại từ và tác dụng của việc dùng đại từ trong câu. GV chốt kiến thức về đại từ. 
3- Phần Ghi nhớ(3-4')
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- Mỗi HS đặt câu minh hoạ cho phần ghi nhớ.
- Một số HS nêu trước lớp. Cả lớp và GV NX, đánh giá.
3- Thực hành
Bài 1(3-4')
- HS nắm yêu cầu của đề bài sau đó suy nghĩ rồi phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV NX, bổ sung.
- GV củng cố về tác dụng của việc các từ đó trong đoạn thơ.
- 1HSG nêu nội dung đoạn thơ. GV chốt ý.
Bài 2(5-6')
- HS làm bài cá nhân, 1 HS làm trên bảng phụ.
- HS NX bài làm trên bảng. GV chốt bài làm đúng.
- 1HS nêu tác dụng của việc dùng đại từ.
Bài 3(6-7') 
- HS xác định yêu cầu của bài sau đó làm bài theo nhóm đôi. 
- Đại diện nhóm đọc đoạn văn hoàn chỉnh. Cả lớp và GV NX, kết luận lời giải đúng.
- HS viết bài vào vở
- HS NX sau khi dùng đại từ thay thế và trả lời xem chúng thay thế cho từ loại nào.
4- Củng cố, dặn dò(1-2')
- GV NX tiết học, nhắc HS chuẩn bị bài sau.
_________________________________________________
Buổi chiều Hoạt đông ngoài giờ lên lớp
Tổ chức hội thi "Chúng em với an toàn giao thông"
I- Mục tiêu 
- Tạo sân chơi trí tuệ cho HS nhằm giúp HS củng cố và nâng cao kiến thức về Luật giao thông đường bộ. 
- Rèn tính bạo dạn, tự nhiên, nhanh nhẹn khi tham gia cuộc thi.
- Có ý thức chấp hành và tuyên truyền mọi người cùng chấp hành Luật giao thông đường bộ.
II- Chuẩn bị
- Tổ chuyên môn kết hợp với nhà trường chuẩn bị nội dung hội thi.
II- Nội dung
	Bốn đội tham gia 3 vòng thi:
+ Vòng 1: Màn chào hỏi dưới hình thức tiểu phẩm.
+ Vòng 2: Thi hiểu biết (Trả lời câu hỏi).
+ Vòng 3: Thi hùng biện.
____________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 7 tháng 11 năm 2008
toán
Tiết 45. Luyện tập chung 
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố và rèn kĩ năng viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
- Có ý thức tự giác, tích cực học tập. 
*HSKT hoàn thành ít nhất bài 1,2,3.
II- Đồ dùng dạy-học
- Bảng phụ chép bài luyện thêm cho HSKG.
- Bảng nhóm.
III- Hoạt động dạy- học
1- Giới thiệu bài(1')
2- Thực hành
Bài 1(6-7') 
- HS tự làm bài. GV giúp HS còn lúng túng. 
- HS nối tiếp nhau nêu cách làm và kết quả. Cả lớp thống nhất kết quả đúng.
- GV củng cố về cấu tạo số thập phân, rèn kĩ năng chuyển đổi.
Bài 2(6-7')
- HS điền số và giải thích.
- GV thống nhất kết quả đúng, củng cố cách làm.
Bài 3(5-6')
- HS điền số và giải thích cách làm (1HS làm trên bảng nhóm). 
- GV chốt kết quả đúng, rèn kĩ năng chuyển đổi.
Bài 4(7-8')
- HS làm bài vào vở.
- GV chấm, chữa bài, củng cố cách làm.
Bài 5(6-7')
- GV hướng dẫn cách cân bằng cân đĩa, sau đó HS viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 a)1kg 800g = ... kg	b) 1kg 800g = ... g	
*GV giao bài luyện thêm cho HSKG:
	Một miếng đất hình bình hành cạnh đáy 25m. Người ta mở rộng cạnh đáy thêm 3m thì diện tích tăng thêm 51m2. Tính diện tích miếng dát lúc chưa mở rộng.
- GV treo bảng phụ, HS tự làm bài rồi chữa bài (nếu còn thời gian). GV chốt kết quả đúng, củng cố kiến thức có liên quan.
3- Củng cố, dặn dò(1-2')
- GV và HS hệ thống bài.
- GV NX tiết học, dặn dò về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
__________________________________________________________
Tập làm văn
Tiết 18. Luyện tập thuyết trình, tranh luận
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận.
- Rèn kĩ năng thuyết trình, tranh luận.
- Thêm yêu thích thể loại văn này.
*HSKT biết thuyết trình, tranh luận ở mức độ đơn giản.
II- Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ kẻ bảng hướng dẫn HS thực hiện bài tập 1.
III- Hoạt động dạy- học
A- Kiểm tra bài cũ(3-4')
- HS làm lại bài 3 tiết trước.
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài(1')
2- Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1(15-16')
- HS đọc nội dung bài tập 1.
- GV yêu cầu HS tóm tắt ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của các nhân vật theo nhóm đôi.
- HS trình bày kết quả thảo luận, GV ghi tóm tắt trên bảng phụ. 
- GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm 4: mỗi nhóm đóng vai một nhân vật, dựa vào ý kiến của nhân vật, mở rộng, phát triển lí lẽ và dẫn chứng để bênh vực cho ý kiến ấy.
- Mời các nhóm cử đại diện tranh luận trước lớp (bốc vai). Cả lớp và GV NX, bình chọn người tranh luận giỏi.
- GV ghi tóm tắt những ý kiến hay vào bảng tổng hợp ý kiến.
- GV chốt cách đưa ra lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận.
Bài tập 2(16-17'))
- HS nắm yêu cầu của bài. GV nhắc nhở HS trước khi làm bài.
- HS làm việc độc lập. GV giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Một số HS phát biểu ý kiến. HS khác NX, bổ sung. GV chốt ý kiến đúng. 
3- Củng cố, dặn dò(1-2')
- GV NX tiết học, khen ngợi những HS thuyết trình, tranh luận giỏi.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị ôn tập.
___________________________________________________
địa lí
Tiết 9. Các dân tộc. Sự phân bố dân cư
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết dựa vào bảng số liệu, lược đồ để thấy rõ đặc điểm về mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở nước ta. Nắm được một số đặc điểm về các dân tộc nước ta.
- Rèn kĩ năng làm việc với bảng số liệu, lược đồ. 
- Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng số liệu về mật độ dân số một số nước Châu á. 
III- Hoạt động dạy- học
A- Kiểm tra bài cũ(3-4')
- Năm 2004, số dân nước ta là bao nhiêu? Dân số nước ta đứng thứ mấy ở Đông Nam á?
- Dân số tăng nhanh gây ra những hậu quả gì?
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài(1')
2- Các dân tộc 
a) Hoạt động 1(7-8'): Làm việc cá nhân trên phiếu học tập
- HS dựa vào tranh ảnh, kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- 2 HS lên bảng chỉ bản đồ phân bố các dân tộc Kinh, dân tộc ít người.
- HS tự liên hệ về dân tộc em đang sinh sống.
3- Mật độ dân số
b) Hoạt động 2(9-10'): Làm việc cả lớp
- HS trả lời câu hỏi: Mật độ dân số là gì?
- GV giải thích thêm cách tính mật độ dân số.
- HS quan sát bảng mật độ dân số và trả lời câu hỏi mục 2 trong SGK.
- HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận về mật độ dân số ở nước ta.
- Yêu cầu HS liên hệ về mật độ dân số ở địa phương mình đang sống. GV cung cấp thêm.
4- Phân bố dân cư
c) Hoạt động 3(10-11'): Làm việc theo cặp.
- HS quan sát lược đồ mật độ dân số, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
- HS chỉ bản đồ những vùng đông dân, thưa dân.
- GVgiảng thêm về sự phân bố dân cư ở nước ta, một số biện pháp điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng.
- HS tự liên hệ nơi địa phương mình đang sống.
5- Củng cố, dặn dò(1-2')
- HS đọc kết luận SGK.
- GV NX tiết học, dặn dò HS học bài ở nhà.
	________________________________________________
Rèn luyện bồi dưỡng toán
Luyện viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
I- Mục tiêu : Giúp HS:
- Củng cố cách viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. 
- Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo.
- HS có ý thức ôn tập tốt.
II- Đồ dùng dạy-học
- Bảng phụ chép một số bài tập.
- Một số bảng nhóm.
III- Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài(1')
2-Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(8-9'): Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 45,6 tấn = ... tấn ... tạ	b) 2tấn 484kg =... tấn
 	 15,038kg = ...kg ... g	 	 1kg 724g =... kg
 	 3,6tạ =... kg	 	 200g =... kg
 	 1,9tấn =...kg	 	 3yến 4kg = ...yến 
- GV treo bảng phụ, HS tự làm bài, giải thích cách làm.
- GV rèn kĩ năng thực hiện.
Bài 2(8-9'): Viết các số đo sau đây dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lô-gam:
	3,489 tấn;	2,045 tấn;	7,4 tạ;	 4 kg 5hg	
- HS làm bài cá nhân, chữa bài.
- GV chốt kết quả đúng, củng cố cách viết.	 
Bài 3(6-7'): Một cửa hàng buổi sáng bán được 350kg gạo, buổi chiều bán được bằng số gạo buổi sáng bán được. Hỏi cả hai buổi sáng và chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu tấn gạo?
Bài 4(9-10'): Dành cho HSKG
	Có 9 quả cam nặng bằng nhau và 7 quả lê nặng bằng nhau, nhưng chưa biết một quả cam có nặng bằng một quả lê không. Mai đặt lên một đĩa cân 5 quả cam và 3 quả lê, đặt lên đĩa cân kia 4 quả cam và 4 quả lê thì cân thàng bằng. 
	Mai nói: mỗi quả cam nặng bằng một quả lê. Đố em biết Mai nói đúng hay sai? Vì sao?
- GV treo bảng phụ, HS suy nghĩ làm bài, nêu trả lời (nếu còn thời gian).
- GV chốt kết quả đúng.
3- Củng cố, dặn dò(2-3')
- GV và HS hệ thống bài.
- GV NX tiết học, nhắc nhở về nhà.
 _________________________________________________
Buổi chiều tin học
Đồng chí Vân soạn và dạy.
	_________________________________________________
Anh văn
Đồng chí Diệp soạn và dạy.
	_________________________________________________
kĩ thuật
Đồng chí Đào soạn và dạy.
____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 7+8+9.doc