Giáo án các môn phụ lớp 5 tuần 10

Giáo án các môn phụ lớp 5 tuần 10

Tuần 10 Kĩ thuật (tiết 19)

MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN

VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU :

 - Biết đặc điểm , cách sử dụng , bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình .

 - Có ý thức bảo quản , giữ gìn vệ sinh , an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun , nấu , ăn uống .

 - Yêu thích tìm hiểu về việc nấu ăn .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Một số dụng cụ đun , nấu , ăn uống thường dùng trong gia đình .

 - Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường .

 - Một số loại phiếu học tập .

 

doc 12 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1150Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn phụ lớp 5 tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Kĩ thuật (tiết 19)
MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN 
VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU :
	- Biết đặc điểm , cách sử dụng , bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình .
	- Có ý thức bảo quản , giữ gìn vệ sinh , an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun , nấu , ăn uống .
	- Yêu thích tìm hiểu về việc nấu ăn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số dụng cụ đun , nấu , ăn uống thường dùng trong gia đình .
	- Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường .
	- Một số loại phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Cắt , khâu , thêu túi xách tay đơn giản (tt) .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
5’
Hoạt động 1 : Xác định các dụng cụ đun , nấu , ăn uống thông thường trong gia đình .
MT : Giúp HS nhận diện được các dụng cụ nấu ăn trong nhà .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Đặt câu hỏi gợi ý để HS kể tên các dụng cụ thường dùng để đun , nấu , ăn uống trong gia đình .
- Ghi tên các dụng cụ lên bảng theo từng nhóm .
- Nhận xét , nhắc lại tên các dụng cụ .
Hoạt động lớp .
20’
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm , cách sử dụng , bảo quản một số dụng cụ đun , nấu , ăn uống trong gia đình .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm , cách sử dụng , bảo quản một số dụng cụ đun , nấu , ăn uống trong gia đình .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Sử dụng tranh minh họa để kết luận từng nội dung theo SGK .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm đọc SGK , thảo luận , ghi kết quả vào phiếu học tập .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
 4. Củng cố : (3’) 
	- GV dùng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS .
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu về việc nấu ăn .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS sưu tầm tranh , ảnh về các thực phẩm thường được dùng trong nấu ăn hàng ngày để học tốt bài sau .
Tuần 10 Kĩ thuật (tiết 20)
CHUẨN BỊ NẤU ĂN
I. MỤC TIÊU :
	- Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn .
	- Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn .
	- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh , ảnh một số loại thực phẩm thông thường .
	- Một số loại rau xanh , củ quả còn tươi .
	- Dao thái , dao gọt .
	- Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Chuẩn bị nấu ăn .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
10’
Hoạt động 1 : Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn .
MT : Giúp HS nắm một số việc cần làm để chuẩn bị nấu ăn .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Nhận xét , tóm tắt nội dung chính HĐ1 : Tất cả các nguyên liệu được sử dụng trong nấu ăn được gọi chung là thực phẩm . Trước khi nấu ăn , cần chọn thực phẩm , sơ chế nhằm có được thực phẩm tươi , ngon , sạch .
Hoạt động lớp .
- Đọc SGK , nêu tên các công việc chuẩn bị để nấu ăn .
15’
Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số công việc chuẩn bị nấu ăn .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm một số công việc chuẩn bị nấu ăn .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
a) Tìm hiểu cách chọn thực phẩm :
- Nhận xét , tóm tắt nội dung chính về chọn thực phẩm theo SGK .
- Hướng dẫn cách chọn một số loại thực phẩm thông thường kết hợp minh họa .
b) Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm :
- Tóm tắt các ý trả lời của HS : Trước khi chế biến một món ăn , ta thường loại bỏ những phần không ăn được và làm sạch thực phẩm . Ngoài ra , tùy loại thực phẩm mà cắt , thái , tẩm , ướp  
- Đặt các câu hỏi để HS nêu cách sơ chế một số loại thực phẩm thông thường :
+ Ở gia đình em thường sơ chế rau cải như thế nào trước khi nấu ?
+ Theo em , cách sơ chế rau xanh có gì giống và khác so với cách sơ chế các loại củ , quả ?
+ Ở gia đình em thường sơ chế cá như thế nào ?
+ Qua quan sát thực tế , em hãy nêu cách sơ chế tôm .
- Tóm tắt nội dung chính HĐ2 : Muốn có bữa ăn ngon , đủ lượng , đủ chất , đảm bảo vệ sinh ; cần biết cách chọn thực phẩm tươi , ngon và sơ chế thực phẩm . Cách lựa chọn , sơ chế thực phẩm tùy thuộc vào loại thực phẩm và yêu cầu việc chế biến món ăn .
- Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc nội dung I SGK để trả lời các câu hỏi ở mục này .
- Đọc nội dung mục II SGK để trả lời các câu hỏi mục này .
- Các nhóm nêu mục đích việc sơ chế thực phẩm vào phiếu học tập .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình .
 4. Củng cố : (3’) 
	- Gọi HS trả lời câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của các em .
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Đọc trước bài học sau .
Mĩ thuật (tiết 10)
Vẽ trang trí : TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC
I. MỤC TIÊU :
	- Nắm được cách trang trí đối xứng qua trục .
	- Vẽ được bài trang trí đối xứng qua trục .
	- Yêu thích vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	- SGK , SGV .
	- Một số bài vẽ trang trí đối xứng qua trục của HS lớp trước .
	- Một số bài trang trí đối xứng .
	- Giấy vẽ , màu vẽ  
 2. Học sinh :
	- SGK .
	- Vở Tập vẽ .
	- Bút chì , thước kẻ , màu vẽ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Thường thức mĩ thuật : Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ VN .
	- Nhận xét bài vẽ kì trước .
 3. Bài mới : (27’) Vẽ trang trí : Trang trí đối xứng qua trục .
 a) Giới thiệu bài : 
	Lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn , phù hợp nội dung . 
 b) Các hoạt động :
5’
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét .
MT : Giúp HS nêu được các đặc điểm của mẫu .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK , gợi ý để các em thấy được :
+ Các phần của họa tiết 2 bên trục giống và bằng nhau được vẽ cùng màu 
+ Có thể trang trí đối xứng qua một , hai hoặc nhiều trục .
- Tóm tắt : Trang trí đối xứng tạo cho hình được trang trí có vẻ đẹp cân đối . Khi trang trí hình vuông , hình tròn , đường diềm  cần kẻ trục đối xứng để vẽ họa tiết cho đều .
Hoạt động lớp .
- Theo dõi .
5’
Hoạt động 2 : Cách trang trí đối xứng .
MT : Giúp HS nắm cách trang trí đối xứng .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Vẽ phác lên bảng để HS nhận ra các bước trang trí đối xứng .
- Tóm tắt , bổ sung để các em nắm chắc kiến thức .
Hoạt động lớp .
- Nêu các bước trang trí đối xứng .
10’
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS trang trí hoàn chỉnh bài vẽ của mình .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Gợi ý HS : 
+ Kẻ các đường trục .
+ Tìm các hình mảng và họa tiết .
+ Cách vẽ họa tiết đối xứng qua trục .
+ Tìm , vẽ màu họa tiết và nền có đậm , có nhạt .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Vẽ trang trí vào vở .
5’
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá .
MT : Giúp HS đánh giá được bài vẽ của mình và của bạn .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Chọn một số bài trang trí đẹp và chưa đẹp để gợi ý HS nhận xét , xếp loại .
- Tóm tắt , động viên , khích lệ những em hoàn thành bài vẽ ; khen những em có bài vẽ đẹp .
Hoạt động lớp .
- Xếp loại bài theo ý thích .
 4. Củng cố : (3’)
	- Đánh giá , nhận xét .
	- Giáo dục HS yêu thích vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Sưu tầm tranh , ảnh về đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam .
Tuần 10 Âm nhạc (tiết 10)
Ôn tập bài hát : NHỮNG BÔNG HOA , NHỮNG BÀI CA
Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS ôn bài hát Những bông hoa , những bài ca ; biết một số nhạc cụ nước ngoài .
	- Hát thuộc lời ca , đúng giai điệu , thể hiện tình cảm tươi vui , náo nức của bài hát ; tập trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc . Nhận biết được hình dáng , nghe được âm sắc một số nhạc cụ nước ngoài : Flute , Clarinette , Trompette , Saxophone .
	- Thêm kính trọng , biết ơn thầy cô giáo .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên : 
	- Tập trước vài động tác phụ họa cho bài hát .
	- Thu vào bộ nhớ đàn Organ âm sắc của 4 nhạc cụ : Flute , Clarinette , Trompette , Saxophone .
 2. Học sinh : 
	- SGK .
	- Nhạc cụ gõ . 
	- Tự nghĩ ra vài động tác phụ họa cho bài hát .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Học bài hát : Những bông hoa , những bài ca .
	- Vài em hát lại bài hát .
 3. Bài mới : (27’) Ôn tập bài hát : Những bông hoa , những bài ca .
	Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
13’
Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát Những bông hoa , những bài ca .
MT : Giúp HS hát đúng giai điệu , lời ca bài hát kết hợp vận động phụ họa .
PP : Đàm thoại , thực hành , giảng giải 
- Cho HS hát ôn luyện bài hát với những phương pháp thường dùng .
Hoạt động lớp .
- Thể hiện vài động tác phụ họa cho bài hát .
13’
Hoạt động 2 : Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài .
MT : Giúp HS nhận biết được hình dáng , nghe được âm sắc một số nhạc cụ nước ngoài .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Cho HS xem tranh , ảnh để nhận biết 4 nhạc cụ trong SGK .
- Cho HS nghe để làm quen với âm sắc 4 nhạc cụ đó bằng đàn Organ .
- Cho HS nghe bài hát Những bông hoa , những bài ca thể hiện bằng âm sắc các loại kèn .
- Gợi ý HS nêu cảm nhận về âm sắc 4 loại nhạc cụ được giới thiệu .
Hoạt động lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Biểu diễn lại bài hát bằng hình thực tốp ca .
	- Giáo dục HS thêm kính trọng , biết ơn thầy cô giáo .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	-Ôn lại bài hát ở nhà .
Thể dục (tiết 19)
ĐỘNG TÁC VẶN MÌNH
TRÒ CHƠI “AI NHANH VÀ KHÉP HƠN”
I. MỤC TIÊU :
	- Học động tác vặn mình . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác .
	- Trò chơi Ai nhanh và khéo hơn . Yêu cầu chơi đúng luật , tự giác , tích cực .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , bóng , kẻ sân .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
5’
Mở đầu : 
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Tập hợp lớp , phổ biến nhiệm vụ , yêu cầu bài học : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên : 1 phút .
- Đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong để khởi động các khớp : 2 – 3 phút .
- Chơi trò chơi Đứng ngồi theo hiệu lệnh : 1 – 2 phút 
20’
Cơ bản : 
MT : Giúp HS thực hiện được động tác vặn mình và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Oân 3 động tác vươn thở , tay , chân : 1 – 2 lần .
- Lần 1 : Làm mẫu và hô nhịp cho cả lớp tập .
- Quan sát , sửa sai cho HS .
b) Học động tác vặn mình : 3 – 4 lần .
- Nêu tên động tác , sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích động tác để HS tập theo .
c) Oân 4 động tác đã học : 3 – 4 lần .
- Chia nhóm để HS tự ôn luyện .
- Nhận xét , sửa sai cho các nhóm .
d) Trò chơi “Ai nhanh và khép hơn ” : 4 – 5 phút .
- Nêu tên trò chơi , tập họp HS theo đội hình chơi , giải thích cách chơi và quy định chơi .
- Quan sát , nhận xét , biểu dương .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Lần 2 : Cán sự làm mẫu và hô nhịp cho lớp tập .
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình tập luyện .
- Chơi thử 1 – 2 lần .
- Chơi chính thức 1 – 3 lần .
5’
Phần kết thúc : 
MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Đàm thoại , giảng giải .
- Hệ thống bài : 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Chơi trò chơi thả lỏng : 2 phút .
Thể dục (tiết 20)
TRÒ CHƠI “CHẠY NHANH THEO SỐ”
I. MỤC TIÊU : 
	- Chơi trò chơi Chạy nhanh theo số . Yêu cầu nắm được cách chơi .
	- Oân 4 động tác vươn thở , tay , chân , vặn mình của bài TD . Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , kẻ sân .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
5’
Mở đầu : 
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Tập hợp lớp , phổ biến nhiệm vụ , yêu cầu bài học : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên : 1 – 2 phút .
- Đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong rồi khởi động các khớp : 1 – 2 phút .
- Chơi trò chơi Đứng ngồi theo hiệu lệnh : 1 – 2 phút .
- Kiểm tra bài cũ : 1 – 2 phút .
20’
Cơ bản : 
MT : Giúp HS thực hiện được 4 động tác vươn thở , tay , chân ,vặn mình và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Oân 4 động tác vươn thở , tay , chân , vặn mình : 14 – 16 phút .
- Nhắc lại cách tập từng động tác .
- Quan sát , sửa sai cho các tổ .
b) Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số” : 6 - 8 phút .
- Nêu tên trò chơi , tập họp HS theo đội hình chơi , giải thích cách chơi và quy định chơi .
- Quan sát , nhận xét , biểu dương .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Tập lại mỗi động tác 2 lần .
- Các tổ tự ôn luyện .
- Chơi thử 1 – 2 lần .
- Chơi chính thức .
5’
Phần kết thúc : 
MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Đàm thoại , giảng giải .
- Hệ thống bài : 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Tập tại chỗ một số động tác thả lỏng : 2 phút .

Tài liệu đính kèm:

  • doct10.doc